Cách chọn hướng lỗ thu chim nhà yến thuận theo tự nhiên.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chọn hướng miệng hang nhà yến khoa học nhất.
Chọn hướng miệng hang nhà yến khoa học nhất.
Xin chào các anh chị, tiếp tục với chủ để chia sẽ những kiến thức cá nhân về nghề nuôi chim yến. Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị cách chọn hướng lỗ thu chim (miệng hang nhà yến) một cách mang tính khoa học và thuận theo tự nhiên.

Từ trước đến nay Lộc Bụt vẫn chia sẻ là việc xác định miệng hang là thông qua quan sát hướng bay của chim yến (mỗi vùng miền khác nhau thì hướng bay của chim yến sẽ khác nhau).

Việc lựa chọn hướng miệng lỗ cho nhà yến là cả một nghệ thuật trong dẫn dụ nuôi chim yến, chứ không đơn giản là xác định máy móc mà không có nghiên cứu và phân tích.

Trước khi đi vào nói về miệng hang khi xây dựng nhà yến, chúng ta hãy cùng bàn luận một tí về vấn đề điều kiện tự nhiên mang tính khoa học.

Từ nhỏ đến lớn chúng ta được học rằng mặt trời mọc ở hướng đông và mặt trời lặn ở hướng tây. Tuy nhiên, điều này không đúng hoàn toàn nó phụ thuộc vào vị trí chúng ta đang đứng (đứng ở bắc bán cầu, đứng ở đường xích đạo hay đứng ở nam bán cầu).

Việt Nam nằm ở Bắc Bán Cầu. Vị trí mọc và lặn của mặt trời trong năm không cố định mà thay đổi theo chu kỳ: Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí và mặt trời chỉ mọc và lặn đúng Đông, Tây vào Xuân Phân và Thu Phân mà thôi. Những ngày Hạ Chí (21/22/06) thì mặt trời mọc ở Đông Bắc và lặn ở Tây Bắc. Những ngày Đông Chí (21 hoặc 22/12) thì Mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam.

Nói xuân phân, hạ chí, thu phân... nhiều khi chúng ta khó hình dung. Giờ nói một cách đơn giản hơn là vào mùa đông mặt trời có thiên hướng trếch về hướng Nam, còn về mùa hè có xu hướng trách về hướng Bắc.

Trong những tài liệu về kỹ thuật xây dựng nhà yến người ta luôn khuyên là nên xây dựng nhà yến theo hướng Đông Tây để giảm bớt bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ đó giảm nhiệt và bức xạ nhiệt bên trong nhà yến. Nhà yến quay theo hướng đông tây mà miệng lỗ chính cũng để theo hướng đông hoặc tây thì lượng ánh sáng vào nhà yến khá lớn (khó khăn trong việc tiêu sáng nhà yến). Chính vì thế chúng ta có thể chọn hướng lỗ thu chim quay về hướng nam hoặc bắc. Hiện nay, để tối ưu trong việc thu hút chim, những ngôi nhà yến thường mở hai miệng lỗ thu chim quay theo hai hướng kề nhau (có một lỗ chính và một lỗ phụ, có kích thước sẽ chênh lệch một tí)(Ví dụ hướng tây nam hoặc tây bắc hoặc đông nam hoặc đông bắc, không nên để hai miệng hang đối nhau ví dụ một lỗ hướng tây, một lỗ hướng đông hoặc 1 lỗ hướng nam và 1 lỗ hướng bắc).

Theo chia sẽ của một số anh chị có kinh nghiệm trong nghề nuôi chim yến, các nhà mở lỗ theo hướng Tây chim có xu hướng ở tầng trên, các nhà mở lổ theo hướng Đông chim có xu hướng ngược lại. Ngoài ra nếu mở lỗ theo hướng Đông hoặc Tây thì trong nhà chim sẽ tồn tại nhiều khu vực chim ở không thuận theo tự nhiên mà phải dụ dỗ lôi cuốn bằng âm dẫn. Còn mở lỗ chim theo hướng Nam hoặc hướng Bắc, tùy điều kiện từng nhà mà ta chọn 1 trong 2 (chủ yếu phụ thuộc vào hướng đất, hướng bay của chim và hướng gió). Nếu mở lỗ hướng Nam thì khi vào mùa đông mặt trời thiên về phương Nam, nhà chim sẽ gần giống với trường hợp như mở lỗ chim về hướng Đông chim có xu hướng ở các tầng dưới. Rồi vào mùa hè mặt trời thiên về phương Bắc, với nhà chim có lỗ hướng Nam, chim có xu hướng ở các tầng trên. Như vậy trong một năm dụ chim, mùa đông ta dụ chim xuống tầng dưới một cách tự nhiên tự nguyện, còn mùa hè ta dụ chim ở tầng trên cũng một cách tự nguyện tự nhiên như vậy chim ở trong nhà yến sẽ đều hơn (một mùa dụ chim xuống dưới, một mùa dụ chim ở trên).

Một ví dụ khu vực Đông Nam Bộ đa số là gió thổi theo hướng Nam hoặc Tây Nam, nếu để miệng lỗ phía bắc chim bay vào lỗ dễ hơn nhất là khi có gió mạnh. Tuy nhiên hướng này có nhược điểm là vào mùa lạnh bị gió lùa vào nhà thông qua lỗ gọi.

Ví dụ cụ thể về hướng gió khi chim bay vào miệng lỗ cho anh chị dễ hình dung. Nếu gió thổi mạnh từ Nam qua Bắc thì hướng miệng hang Bắc chim yến sẽ dễ vào hơn là vào miệng hang phía Nam. Khi chim bay cùng chiều gió vận tốc bay sẽ rất nhanh, mà miệng lỗ thì nhỏ, không gian bên trong nhà yến cũng nhỏ, chim yến rất khó giảm tốc độ. Còn với việc bay ngược chiều gió chim yến có thể dùng sức cánh để điều tiết được tốc độ bay và khi gần đến miệng hang được chuồng cu che chắn hướng gió nên nó bay vào rât dễ.


Có thể bạn quan tâm

Tiếng chim yến non đòi ăn gọi bố mẹ rỏ ràng nhất tự nhiên nhất.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tiếng chim yến non rỏ ràng nhất.
Tiếng chim yến non rỏ ràng nhất.
Chủ đề âm thanh chim yến có rất nhiều anh chị quan tâm, để có thể phân biệt được cáng tiếng chim yến chúng ta phải cần có thời gian quan sát và nghe thực tế thì mới có thể phân biệt được.

Sau một khoảng thời gian nuôi yến Lộc Bụt cũng đã có thể phân biệt được một số âm cơ bản mà chim yến phát ra trong nhà yến và ngoài nhà yến (như chim yến đuổi nhau, tiếng chim yến non đòi ăn, tiếng chim yến mẹ gọi con, tiếng chim yến định vị, tiếng chim yến giao phối, tiếng kêu cứu sos của chim yến....).

Nói thật nếu chưa nuôi chim yến hoặc mới nuôi chim yến (chưa được nghe thực tế thì anh chị rất khó phân biệt được những âm này).

Thời gian tới khi có điều kiện Lộc Bụt sẽ chia sẻ từng loại âm cho các anh chị tham khảo, đặc biệt là các anh chị chưa có điều kiện nghe nhiều hoặc những âm chị đang muốn tìm hiểu về nghề nuôi chim yến.

Sau đây là tiếng con chim yến non đòi ăn, gọi bố mẹ (video Lộc Bụt lấy trên inernet thì nó khá rỏ ràng, nghe không có tạp âm và rất chân thực. Đây cùng là một cách mà các nhà âm yến học đùng để thu âm tiếng chim yến non, họ bắt riêng từng con chim yến khi thu âm sẽ được một âm chuẩn, ít tạp âm và là âm đơn để dễ phối âm.

Âm này thực sự rất quen thuộc, nó đươc phối rất nhiều trong âm ru (tiếng chim yến non).




Có thể bạn quan tâm

Ống đối lưu không khí trong nhà yến nên đặt thế nào.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Đối lưu không khí nhà yến.
Đối lưu không khí nhà yến (nguồn hình ảnh internet).
Vấn đề đối lưu không khí nhà yến đã được Lộc Bụt chia sẽ trong những bài viết trước khá chi tiết và đầy đủ, anh chị nào quan tâm có thể tham khảo lại:
  1. Tầm quan trọng của đối lưu không khí trong nhà yến.
  2. Phương pháp đối lưu không khí cho nhà yến thành công.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều anh chị chưa tìm ra nên hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ lại những ý chính.

Để tìm kiếm chủ đề trong website Lộc Bụt anh chị có thể sử dụng công cụ search trên web https://www.locbut.com hoặc sử dụng công cụ search google (đối với công cụ search google anh chị có thể nhật cú pháp "từ loa cần tìm + Lộc Bụt" ví dụ anh chị muốn tìm hiểu về kỹ thuật xây dựng nhà yến trên google thì anh chị nhập từ khóa "kỹ thuật xây dựng nhà yến lộc bụt".

Quay lại với câu hỏi "Đối lưu không khí trong nhà yến nên đặt bao nhiêu hàng ống, cách ván làm tổ bao nhiêu, cách sàn nhà yến bao nhiêu, mỗi ống cách nhau bao nhiêu".

  • Ống đối lưu hàng dưới (từ sàn lên) đặt trên tường cách sàn khoảng 1m có co và nối một ống dài từ 30 đến 50 cm (mục đích để giảm sáng).
  • Ống đối lưu hàng trên đặt trên tường cách thanh làm tổ khoảng 60 đến 80 cm, có lắp co và ống nối dài xuống 30 đến 50 cm.
  • Ống cách ống khoảng 1m.

Đặc biệt là túy mỗi giai đoạn phát triển của chim yến và từng điều kiện thời tiết mà nên tính toán bít bớt hoặc mở ống thông gió.

Hiện nay, đa số các nhà yến sử dụng lấy gió trực tiếp.

Với sự phát triển của kỹ thuật xây dựng nhà yến và các thiết bị hỗ trợ. Ngoài việc sử dụng hệ thống thông gió hai hàng (rất nhiều nhà yến đang sử dụng) thì có những phương pháp đối lưu không khí không cần đến ống thông gió (thời gian tới sẽ chia sẻ phương pháp này).


Có thể bạn quan tâm

Mỗi sàn nhà yến nên có ít nhất một phòng vip giúp dẫn dụ chim hiệu quả.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Phòng vip trong nhà yến.
Phòng vip trong nhà yến.
Chắc chắn có rất nhiều anh chị hoạt động trong nghề xây dựng nhà yến và dẫn dụ chim yến đều biết đến phòng vip dẫn dụ chim yến. Tuy nhiên, Lộc Bụt cũng muốn chia sẽ lên đây để anh chị nào mới tìm hiểu có thể tham khảo về phòng vip trong nhà yến.

Phòng vip trong nhà yến nó cũng giống như thuật ngữ phòng master trong xây dựng nhà ở. Một cái phòng nó hội đủ nhiều yếu tố để khi vào phòng, ngủ lại có cảm giác thoải mái, thư giản.

Yếu tố phòng vip trong nhà yến là do con người tạo ra dựa trên những tập tính sinh học của chim yến.

Phòng vip trong xây dựng nhà yến phải hội đủ của nhiều yếu tố âm, ẩm, nhiệt, mùi, ánh sáng.

Nếu nhà yến có thiết kế phòng vip thì đa số đó là phòng cuối cùng trong nhà yến hoặc phòng cuối đường bay của chim yến nơi đó có cường độ ánh sáng hầu như tối hoàn toàn, chim yến sẽ không nhìn thấy được mà chúng chỉ dựa vào định vị và cảm giác.

Phòng vip phải được thiết kế tốt để đảm bảo duy trì ổn định mức nhiệt độ và độ âm (nhiệt độ từ 27 đến 29 độ C và độ ẩm 75 đến 85%). Yếu tố ổn định nhiệt độ và độ ẩm trong phòng vip là rất quan trọng. (chính vì thế trong những bài viết trước đây Lộc Bụt luôn nói rằng nếu mỗi tầng chỉ dùng 1 cảm biến độ ẩm thì nên lắp ở phòng cuối cùng trong mỗi tầng nhà, anh chị nào quan tâm có thể xem lại bài viết "vị trí đặt cảm biên độ ẩm nhà yến".

Phòng vip nên được bố trí hệ thống loa nhiều hơn các phòng khác, vì ở môi trường hầu như tối chim yến sẽ nghe được nhiều âm thanh phát ra thì chúng sẽ có cảm giác đồng loại của chúng đang ở đâu nhiều. Nếu được thì có thể đi một đường dây riêng cho phòng vip để có được âm thanh tốt nhất. (nhân tiện nói đến số lượng loa trong phòng vip thì Lộc Bụt cũng nhớ đến là có anh chị hỏi là nên lắp bao nhiêu loa trong một nhà yến, cái này thì tùy vào công suất amply và cách bố trí loa của anh chị, còn theo quan sát nhiều nhà yến thì thấy thế này, cứ chổ nào có loa thì hầu như sau một thời gian sẽ có một đống phân chim ở đó).

Trong phòng vip thì yếu tố mùi cũng được xem trọng (vấn đề này Lộc Bụt không giám bàn vì hiện nay có rất nhiều trường phái về cách sử dụng mùi trong nhà yến). Tuy nhiên, với quan điểm cá nhân của Lộc Bụt thì trong phòng vip thường có nhiều phân chim yến nhất. (Lộc Bụt từ trước đến nay chỉ dùng phân chim yến tự nhiên tạo mùi).

Theo Lộc Bụt thì mỗi tầng nên có ít nhất 1 phòng vip để gia tăng khả năng dẫn dụ chim yến.

Chúc anh chị thành công.



Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện khởi nghiệp thành công từ nghề dẫn dụ chim yến tai Kontun.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Câu chuyện khởi nghiệp từ nuôi chim yến ở komtum.
Khởi nghiệp một trong những câu nói đang được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, có nhiều câu chuyện tấm gương khởi nghiệp bắt đầu chỉ từ một ý tưởng, một niềm đam mê... Lộc Bụt rất thích một câu nói "Ước mơ chỉ là mơ ước", không ai đánh thuế ước mơ cả vì vậy hãy ước mơ đi nhưng ước mơ phải cụ thể và có khả năng thực hiện dựa trên chính khả năng của mình, bây giờ lớn rồi đừng như con nít hôm nay ước mơ cái này, ngày mai ước mơ cái khác.

Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi bạn thực sự quan tâm đến nó, suy nghĩ về nó và hành động để thực hiện ước mơ.

Hôm nay, tình cờ đọc được một bài báo về câu chuyện khởi nghiệp thành công trong nghề xây dựng và dẫn dụ chim yến trên báo diễn đàn doanh nhân nên cũng có ý định chia sẻ lên website để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.

Với khát vọng tạo nên một thương hiệu mang “hơi thở” núi rừng Kon Tum, Đặng Xuân Hùng và Đinh Xuân Tâm chấp nhận bị gọi là “khùng”, dồn thời gian, tiền bạc và tâm huyết nuôi loài chim được ví như lộc trời - chim yến.

1. Bài báo nghề nuôi chim yến "5 ăn 5 thua" trên báo Sài Gòn Giải Phóng vẫn còn văng vẵng trong những người nuôi chim yến và trong nhiều người đọc bài viết này cũng cảm giác sợ khi nghe nó. Anh chị nào chưa nghe thì có thể nghe lại nhé.


Nếu thực sự nghề dẫn dụ nuôi chim yến này là 5 ăn 5 thua thì tại sao chúng ta không tự gia tăng nó lên thành 8 ăn 2 thua, hay 10 ăn 0 thua. Khi bắt đầu một thứ gì đó chắc chắn sẽ có những người nói tốt ủng hộ và cũng có người bàn lùi (nói không tốt) và Anh Đặng Xuân Hùng (người khởi nghiệp thành công từ nghề nuôi chim yến) cũng vậy. Tuy nhiên, những điều đó không làm lung lây ý trí khởi nghiệp của anh, anh chia sẻ "để nuôi yến thành công, vốn đầu tư là một chuyện, ăn nhau là ở tinh thần ham học hỏi, nắm bắt kỹ thuật và một chút may mắn nữa".

Khởi nghiệp các anh chị có thể đi một mình hoặc anh chị có thể kiếm thêm bạn đồng hành. Khi đi một mình anh chị sẽ có cảm giác đơn độc, khi gặp phải khó khăn thì không biết giải bày, tâm sự với ai nếu không vượt qua nãn và có thể bỏ cuộc. Còn có bạn đồng hành (có thể là người cùng trí hướng, cùng góp vốn đầu tư hoặc thậm chí đơn giản là người con, người vợ cùng trí hướng) thì bạn sẽ bớt đơn độc và cảm giác an toàn hơn khi bước tiếp con đường. Vì vậy, khi xây dựng website https://www.locbut.com, Lộc Bụt cũng mong muốn mang đến cho anh chị một cài gì đó cơ bản nhất về nghề dẫn dụ nuôi chim yến.

Kể ra ông trời cũng khéo sắp đặt, Đặng Xuân Hùng thì bộc trực, quyết liệt và hào sảng, đôi khi cách nói chuyện "thẳng ruột ngựa" của anh dễ gây cảm giác hơi… bốc đồng; trong khi đó, Đinh Xuân Tâm thì chỉn chu, cẩn thận và điềm đạm. Hai con người, hai tính cách ngỡ như trái ngược ấy lại tâm đầu ý hợp trong "chuyện làm ăn", và chẳng bao lâu sau, cả hai phát hiện rằng, hóa ra "chúng ta" có khá nhiều điểm chung, ít nhất là sự đam mê nuôi yến, sự quyết liệt, bài bản trong công việc và cả một chút… máu liều. Không ít người ở Kon Tum đã và đang nuôi yến. Người ta truyền tai nhau rằng, việc đầu tư xây nhà nuôi yến chứa đựng rủi ro cao bởi vì xây nhà xong chưa chắc yến đã vào, vào chưa chắc đã ở, ở chưa chắc đã làm tổ hoặc làm tổ ít, từng có những dự án thất bại, qua cả năm trời mà chỉ lơ thơ dăm ba cặp yến tìm về. Trong bối cảnh ấy, việc đổ tiền nuôi yến rõ ràng là liều - Đinh Xuân Tâm nhớ lại.

Có một điều may mắn là, Đặng Xuân Hùng từng sinh sống mấy năm ở Khánh Hòa - vùng đất có truyền thống làm nghề khai thác tổ yến trên đảo trước đây, và nuôi yến nhà sau này. Khi ấy, dù không nghĩ rằng sau này chính mình sẽ nuôi yến, nhưng do yêu thích mà Hùng đã bỏ nhiều công sức, thời gian tìm hiểu về chim yến, nên anh khá am hiểu tập tính và môi trường sinh sống của chúng.

Năm 2018, bằng kinh nghiệm của mình, Đặng Xuân Hùng lờ mờ đoán được rằng, khu đất rộng cả mấy héc ta ở tổ dân phố 1, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum của gia đình có thể làm nhà nuôi yến được, bởi ở đây thoáng đãng, sát cánh đồng nên không ảnh hưởng đến những nhà xung quanh, lại có ao hồ. Đặc biệt hơn cả, vào những buổi chiều cho cá ăn, Hùng phát hiện có những cánh yến lượn lờ, chấp chới trên mái nhà. Vì vậy, sau nhiều đêm dài trăn trở, suy nghĩ, bàn bạc, tranh luận, Đặng Xuân Hùng và Đinh Xuân Tâm quyết định khởi đầu "cuộc phiêu lưu" mới: nuôi yến.

Chúng tôi quyết định đi tìm thuê các chuyên gia giỏi về khảo sát, xác định vùng hoạt động của chim yến. Hàng tháng trời quan sát bằng mắt thường, sau đó là sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thử âm trong các buổi chiều, từ 16h-18h (là khung giờ chim kiếm ăn về). Kết quả thử mỗi ngày (lượng chim, hướng chim bay) đều được quan sát và ghi lại cụ thể làm cơ sở để đánh giá - Đặng Xuân Hùng kể. Sau thời gian dài nghiên cứu, xác minh thực tế, các chuyên gia đã khẳng định có thể xây dựng nhà nuôi yến ở 2 vị trí, tại khu rừng cao su ở xã Đăk Cấm (thành phố Kon Tum), và tại khu vườn của gia đình Đặng Xuân Hùng (ở tổ dân phố 1, phường Ngô Mây), bởi nơi đây nằm trúng luồng chim yến từ Khánh Hòa lên, từ Lào sang.

Ngay lập tức ý tưởng được triển khai với sự bài bản hiếm thấy. Cả hai chạy đôn chạy đáo hoàn tất các thủ tục, từ rà soát quy hoạch, khai báo với phòng chức năng đến xin phép xây dựng, tìm đầu mối cung ứng nguyên vật liệu đạt chuẩn, mua sắm trang thiết bị… " Đã làm là phải bài bản, đàng hoàng, không thì thôi" - Hùng từng đốp chát lại một người bạn khi người này cho rằng đang làm việc thừa, vì "bao nhiêu người làm rồi, có ai kỹ như vậy đâu". Xét cho cùng đây cũng là điều nên làm, vì nguồn vốn đầu tư không hề ít. Chi phí cho khu nhà nuôi yến ở tổ dân phố 1, phường Ngô Mây (xây nhà, mua sắm trang thiết bị…) hết khoảng 1,3 tỷ đồng; chi phí cho khu nhà nuôi yến ở xã Đăk Cấm cũng xấp xỉ, chưa biết kết quả thế nào, đầu tư ban đầu mất đứt 2,5 tỷ đồng, phần lớn là vốn vay ngân hàng, nên chẳng dại gì mà làm kiểu chụp giật. (Lộc Bụt không khuyến khích vay ngân hàng xây dựng nuôi chim yến như 2 anh trên đây nhé, vì nuôi chim yến cần đòi hỏi thời gian dài để thu hồi vốn, đừng đem tiền vay ngắn hạn đi đầu tư cho một tài sản dài hạn, anh chị có thể đổ nợ vì nó).

Bắt tay vào làm rồi mới thấy, nuôi yến khó thật. Có người nói, nuôi chim yến dễ vì không cần phải lo lắng về việc lựa chọn con giống, cũng không cần phải lo lắng về nguồn thức ăn cho chim vì sáng sớm chúng bay ra khỏi tổ đi kiếm ăn, chiều tối mới trở về. Nhưng trên thực tế, nếu muốn thành công, phải tuân thủ những quy trình kỹ thuật khắt khe. Trước hết là trong xây dựng và lắp đặt thiết bị. Muốn thu hút chim yến về ở nhiều và nhanh, nhà nuôi yến phải đảm bảo các yêu cầu sau “mưa không ồn, nắng không nóng, thoáng không khí, không lọt sáng, ngăn phòng hợp lý, tạo đường bay độc lập”. Nếu không đáp ứng được các điều kiện trên, yến có về thì cũng sẽ đi. Ở tỉnh ta, đặc thù khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, nên nhà nuôi yến còn phải lắp đặt hệ thống sưởi khi thời tiết lạnh, hệ thống làm mát khi thời tiết nóng, luôn đảm bảo nhiệt độ trong nhà yến từ 27-30 độ C, độ ẩm từ 65% - 80%. Vì vậy, trong nhà yến còn phải lắp đặt hệ thống giám sát nhiệt độ và độ ẩm không khí. Xây dựng xong nhà nuôi, lắp đặt hoàn tất trang thiết bị, bật loa lên, cả 2 bỏ ăn bỏ ngủ thấp thỏm rình coi yến có về không. (Lưu ý thêm với anh chị là trước khi lắp thiết bị nhà yến thì nên khử mùi nhà yến cho tốt nhé, anh chị quan tâm có thể xem bài viết "Khử mùi nhà yến hiệu quả".

Khi những cặp yến đầu tiên lượn vòng trên nóc nhà rồi theo "cửa" chui vào, chúng tôi mừng đến phát khóc, sau đó, yến về ngày một nhiều, chưa đầy năm đã được hàng ngàn cặp, và may mắn thay, đúng 1 năm sau, chúng tôi đã được thu hoạch mẻ đầu tiên - Hùng hào hứng. Theo giải thích của anh, gọi là may mắn vì không phải ai nuôi yến cũng thành công, hoặc nếu thành công thì cũng phải vài ba năm sau mới được thu hoạch.

3. Trong căn nhà gỗ nhỏ xinh được bọc kính dày xung quanh, chị Hồng (vợ Đặng Xuân Hùng) đang tỉ mẩn dùng nhíp nhặt nhạnh từng mảnh tạp chất, lông chim li ti trong tổ yến. Có lẽ đây là công việc đòi hỏi sự cẩn thận, dẻo dai và kiên nhẫn nhất mà tôi từng biết. Dụng cụ để làm sạch tổ yến thô cũng khá đơn giản, gồm thau sạch màu trắng hoặc màu nhạt để dễ thấy lông lẫn trong tổ yến; nhíp gắp; rây sạch, có lỗ nhỏ; muỗng; đĩa hay chén để đựng yến sạch. Chăm chú gắp từng mẩu tạp chất màu đen nổi lên giữa nền trắng của tổ yến, chị Hồng cho biết, việc thu hoạch tổ yến cũng có mùa, người nuôi phải tránh thời gian chim yến làm tổ và sinh sản (khoảng tháng chạp năm trước đến hết tháng giêng năm sau). Vì vậy, người nuôi thường thu hoạch tổ yến ở 3 thời điểm: trước khi chim đẻ trứng; khi chim yến đẻ được 2 quả trứng; sau khi chim yến đã rời tổ. Việc thu hoạch ở mỗi thời điểm đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Theo chị Hồng, hiện nay, mỗi tháng 2 nhà yến cho thu hoạch khoảng 5-6 kg, đáng mừng là sản lượng đang tăng dần bởi đàn chim đã “an cư lạc nghiệp” và sinh sản không ngừng.

Qua câu chuyện khởi nghiệp thành công từ nghề dẫn dụ nuôi chim yến chúng ta thấy được rằng:
  • Mọi câu chuyện khởi nghiệp đều bắt đầu từ ước mơ, niềm đam mê. Ngày nào cũng suy nghĩ tìm tòi học hỏi, trau dồi kiến thức và quyết tâm thực hiện nó.
  • Vị trí xây dựng nhà yến quan trọng đến nhường nào (nó quyết định không hề nhỏ trong thành công trong nghề).
  • Lưu ý, suy nghĩ thật kỉ nếu có ý định dùng tiền vay ngân hàng để đầu tư nhà yến (thứ nhất vay ngăn hàng là những khoản vay ngắn hạn có lại suất, còn đầu tư nhà yến là đầu tư dài hạn. Rất nhiều người điêu đứng vì đem tiền vay ngắn hạn đi đầu tư tài sản dài hạn (áp lực trả lãi và gốc trong khi đầu tư nhà yến có thu hoạch phải tính trên năm).
  • Đi một mình thì cô đơn, không có ai tâm sự đồng hành.
  • Đi cùng bạn đồng hàng phải cùng trí hướng, cùng khát khao hướng đến đích.
  • Thành công không đến với những kẻ lười biếng, thành công đến từ kiến thức và tinh thần ham học hỏi, giám nghĩ giám làm.


Có thể bạn quan tâm

Mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nóng bức.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và sự ngột ngạt trong nhà yến.
Mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và sự ngột ngạt trong nhà yến.
Chim yến là một loài chim tuyệt vời (tuyệt vời vì nó mang lại cho chúng ta giá trị kinh tế rất cao).Khi tìm hiểu càng sâu về nghề nuôi chim yến các anh chị càng hiểu rỏ hơn về nhiều điều không chỉ ở lĩnh vực dẫn dụ chim yến mà cả trong đời sống xã hội.

Việc mỗi người khi nhìn thấy một thông tin sẽ có những cách phản ứng và lĩnh hội khác nhau. Có người đọc suy ngẫm, đặt ra những câu hỏi tại sao và tìm kiếm câu trả lời. Còn có người sẽ không quan tâm phớt lờ hoặc phân vân.

Lộc Bụt có một câu chuyện muốn kể cho anh chị trước khi đi vào chủ để chính bài viết nhé: Chắc chắn những anh chị đọc bài viết này, ít nhiều anh chị đã có con và có rất nhiều anh chị có những đứa con rất thông minh (mỗi người sẽ giỏi ở mỗi lĩnh vực khác nhau, không ai hoàn hảo 100%, có người giỏi về toán học, có người giỏi về tự nhiên, ...). Những đứa trẻ nhỏ khi đứng trước một sự vât hiện tượng mới lạ nó thường hỏi cha mẹ (tại sao như thế này, tại sao như thế kia...) và có những câu hỏi mà chính cha mẹ của chúng còn không biết câu trả lời (đôi khi làm cho bạn cảm giác bực mình). Nhưng những đứa trẻ như vậy lại là những đứa trẻ thông minh, nó mong muốn tìm tòi và hiểu về thế giới về những gì xung quanh chúng. Dần dần từ từ đã tạo ra trong đầu chúng một kho tàng kiến thức đồ sộ từ những lần tích góp nhỏ nhỏ đó.

Thêm một câu chuyện khác, anh chị khi xem thời sự hoặc đọc báo chắc chắn sẽ nghe nói đến nền công nghiệp 4.0 và dữ liệu lớn (Big Data). Để có được Big Data không phải là một sớm một chiều và không bổng dưng sáng ngũ dậy có một nguồn dữ liệu lớn mà nó là một quá trình tích lũy dữ liệu từ nhỏ, từ cái cơ bản nhất để hình thành nên cái lớn lao hơn.

Thông qua những ví dụ trên Lộc Bụt muốn nhắn nhủ đến anh chị rằng dù hoạt động trong ngành nghề nào kiến thức vẫn luôn quan trọng nhé, có kiến thức chúng ta sẽ đánh giá nó tốt hơn. Lộc Bụt xây dựng website "Lộc Bụt và chia sẽ kinh nghiệm về nghề nuôi chim yến" cũng như vậy, Lộc Bụt xem nó như một kho dữ liệu cá nhân về nghề nuôi chim yến, mỗi ngày mình học hỏi lĩnh hội hoặc tìm hiểu được gì sẽ đăng lên website để từ đó làm giàu hơn vốn kiến thức về nghề dẫn dụ nuôi chim yến cho chính bản thân (không giám nói là nâng tầm kiến thức cho ai cả). Các anh chị cứ nghĩ đi những kiến thức chúng ta học được nếu không ghi chép lại thì chỉ cần 2, 3 ngày sau nhiều khi sẽ quên mất và dần dần khi đụng chuyện gì đó thì trong đầu léo lên một câu nói "hình như mình đã gặp nó ở đâu đó, hình như mình đọc được nó ở đâu đó" nhưng không ghi chép lại nên coi như đã biết trở thành mang máng. Thời đại này là thời đại của internet nên Lộc Bụt sẽ không ghe chép vào giấy mà sẽ lưu trữ nó trên internet thông qua website này, nếu sau này có mang máng thì chỉ cần vào website dùng công cụ search là mọi kiến thức lại ùa về.

Thôi nói lan man giờ quay lại chủ đề ngày hôm nay "mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nóng bức" liên hệ đến môi trường bên trong nhà yến.

À quên anh chị nào chưa coi bài viết "trong những ngày nắng nóng có nên tăng phun sương hay không?" thì nhớ đọc lại nhé.

Mối quan hệ giữa chỉ số nóng bức và nhiệt độ, độ ẩm.
Mối quan hệ giữa chỉ số nóng bức và nhiệt độ, độ ẩm.
Đây là bảng phân tích của cục hải dương và khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (khỏi cần bàn luận về mức độ tin cậy của nó nhé - quá tin cậy).

Bảng này sẽ cho các anh chị biết được với mức nhiệt độ bao nhiêu, độ ẩm bao nhiêu thì nhiệt độ thực mà chúng ta cảm thấy là bao nhiêu (sự oi bức hay thoải mái). Đây là bảng số liệu thống kê để đáng giá sự thoải mái và oi bức của con người khi ở trong môi trường độ ẩm và nhiệt độ như vậy.

Còn với loài chim yến, nó không nói tiếng người nên chúng ta cũng không thể biết được khi ở trong môi trường đó thì nó sẽ cảm thấy thế nào.

Nhưng thông qua những nghiên cứu về những hang động chim yến ở, những ngôi nhà yến thì những người nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng nhiệt độ trung bình bên trong nhà yến luôn phải duy trì ở mức 27 đến 29 độ C và độ ẩm trong khoảng 70 đến 85 (có thể 90% trong thời kỳ chim yến làm tổ). Rồi anh chị hãy nhìn vào số liệu đó và so vào bảng ở trên, anh chị sẽ thấy một sự trùng hợp đến có lý phải không. Nếu nhiệt độ giao động trong khoảng 27 đến 29 độ C và độ ẩm từ 70 đến 85% bên trong nhà yến sẽ cho ra kết quả nhiệt độ cảm nhận được là khoảng 28 đến 32 độ C một ngưỡng nhiệt độ thoải mái cho cả con người và loài chim yến.

Nhưng nếu nhiệt độ tăng lên và độ ẩm như vậy thì anh chị đã thấy kết quả xấu đi ngay phải không. Chỉ cần tăng lên trên 32 độ C là cảm giác thấy khó chịu oi bức liền rồi.

Thông qua đó chúng ta thấy được không đơn giản mà người ta nghiên cứu và đưa ra những kết luận mang tính chất khoa học trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến này (mọi thứ đều có liên quan và mang tính logic).

Chắc chắn tới đây sẽ có anh chị sẽ nói rằng phải theo mùa nữa em có mùa nắng nóng trên 32 độ C nhưng độ ẩm vẫn cao và có mùa lạnh thấu xương nhưng độ ẩm thấp. Cái đó là điều kiện thời tiết bên ngoài nhà yến (cái đó là yếu tố khách quan mà có muốn chúng ta cũng chẳng thay đổi được). Nhưng những cái này là nói về bên trong nhà yến điều mà chúng ta có thể điều chỉnh được thông qua kết cấu xây dựng, kỹ thuật xây dựng nhà yến và các thiết bị nhà yến. Chính vì vậy người ta mới phải nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra những thiết kế xây dựng nhà yến, các thiết bị, bỏ ra số tiền lớn để tạo môi trường nhà yến ổn định không quá chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

Nói đến đây lại nhớ, không biết có anh chị nào đọc cái bài viết về kỹ thuật ấp trứng yến trong môi trường lò ấp mà số liệu Lộc Bụt lấy được từ nghiên cứu của yến sào khánh hòa. Anh chị nào chưa đọc có thể tham khảo "Nhiệt độ và độ ẩm trong giai đoạn ấp trứng của chim yến".

Trong lò ấp trứng người ta sẽ duy trì mức nhiệt độ thích hợp theo từng trong khoảng từ 37 đến 39 độ C, đó là điều kiện trong lò ấp chỉ có trứng không có chim yến mẹ. Nhà yến thì cũng là một lò ấp lớn mà thôi, trong đó phải làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho chim yến sính sống, phát triển và tạo điều kiện cho chim yến ấp trứng, tạo điều kiện cho phôi trứng phát triển thành chim yến con. Trong môi trường nhà yến khi ấp trứng chim yến mẹ đã tạo ra một nguồn nhiệt đủ để cho sự phát triển của phôi vì vậy việc duy trì nhiệt độ từ 27 đến 29 độ C cho chim yến cảm giác thoải mái là đúng rồi. Qua đấy lại thấy những nhà yến nào mà có tỷ lệ trứng yến bị thối hay không nở thành chim yến non thì cũng nên xem lại yếu tố nhiệt độ, độ ẩm nhé (nhiều khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp dẫn đến phôi chết lưu trong trứng).

Tới đây thôi, nãy giờ cũng viết dài rồi. Nếu thấy hay thì nhớ like (trang panpage cá nhân của lộc Bụt: https://www.facebook.com/yenlocbut/ để khi nào có bài mới sẽ tự thông báo cho các anh chị). Nhớ comment bên dưới để ủng hộ tinh thần Lộc Bụt chia sẽ tiếp nhé. Cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Cường độ âm thanh của tiếng chim yến ngoài tự nhiên.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Cường độ âm thanh tiếng chim yến ngoài tự nhiên.
Hiện nay trên cả nước Việt Nam có rất nhiều nhà yến thành công và cũng có rất nhiều nhà yến đang phải trật vật tăng đàn.

Một nhà yến thành công tổng hợp của rất nhiều yếu tố từ khi bắt đầu xây dựng đến khi vận hành bao gồm: Vị trí, cấu trúc nhà, kỹ thuật xây dựng, âm thanh dẫn dụ, bố trí loa, vật liệu để chim đu bám làm tổ và đặc biệt là các yếu tố vi khí hậu trong nhà yến....

Vấn đề nhà yến nên để cường độ âm thanh bao nhiêu là phù hợp thì Lộc Bụt đã có rất nhiều bài viết anh chị có thể xem lại: Cường độ âm thanh nhà yến.

Bài viết hôm nay chủ yếu nói về vấn đề âm thanh và cường độ âm thanh mà con chim yến phát ra ngoài tự nhiên.

Hiện nay với mức độ canh tranh giữa những ngôi nhà yến và mong muốn thu hút được nhiều chim yến từ xa đến. Các chủ nhà yến thường mở âm thanh rất to (vượt quá cường độ âm thanh cho phép của nhà nước) điều này làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm.

Vậy có nên mở âm thanh nhà yến to hay không?

Việc mở âm thanh cường độ cao có thể giúp thu hút chim yến từ xa bay lại gần nhà yến, chim có thể bay chơi vòng quanh nhà yến nhưng không bay vào miệng lỗ nhà yến (chúng có thể chơi khoảng vài phút rồi tản ra ngay) theo một kinh nghiệm mà Lộc Bụt được chia sẻ lại là âm thanh bên ngoài nhà yến nên mở ớ mức mà khi chúng ta đứng ở khoảng cách 5m quanh nhà yến mà nghe không bị chói tai là ok.

Đối với âm dẫn: như anh chị đã biết chim yến định vị bằng tiếng vang (những tiếng tạch tạch) nếu mở âm thanh dẫn quá lớn sẽ khiến những con chim yến mới cảm thấy mất phương hướng và rất có thể bay ra khỏi nhà yến ngay khi bay vào. Loa dẫn phải bắt theo một hướng nối tiếp nhau đừng bắt loa dẫn quay theo nhiều hướng (ví dụ loa dẫn của vào phòng hướng lên miệng lỗ (hoặc tâm phòng lượn), những loa dẫn trong phòng hướng tới miệng lỗ thu chim vào phòng. Sau một khoảng thời gian quan sát chim yến Lộc Bụt nhận thấy rằng ngoài âm thanh dẫn cái mà giúp kéo chim yến đi sâu vào trong nhà yến là chính những con chim yến (đặc biệt là chim yến đã ở trong nhà yến), những con chim yến này đã quen thuộc nhà yến chúng rất thoải mái bay ra vào nhà yến như một thói quen, chính những con chim yến này bay vào nhà yến sẽ kéo theo những con chim yến khác bay vào theo (không tin anh chị hãy thử quan sát nhé, khi chim yến đang chơi quanh nhà yến, không phải chúng liên tục bay vào miệng lỗ nhà yến mà theo từng đợt, khi một con bay vào thì có thêm một vài con khác bay theo). Vì vậy, chim yến dẫn chim yến là điều tuyệt vời kéo chúng vào sâu bên trong nhà yến.

Đối với loa ru: lượng loa ru trong nhà yến rất lớn trung bình mỗi mét vuông có khoảng 1,5 cái. Chính vì thế mở quá to có thể gây loạn âm, chim yến khó xác định được phương hướng. Ngoài ra mở âm thanh ru vừa phải giúp những con chim yến thật dễ dàng giao tiếp với nhau, nghe tiếng của nhau.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì tiếng kêu chim yến trong tự nhiên có cường độ thường dưới 50 db.

Âm sinh học tiếng kêu của chim yến có nhiều mục đích khác nhau như: báo hiệu có nhiều thức ăn, kêu cứu khi có địch hại, giao hoan, đòi ăn của chim non, chim tơ, mớm mồi của chim bố mẹ…vv. Ở Malaisia và Indonesia có nhiều công ty chuyên thu tiếng kêu thật của chim yến từ các hang động hay từ nhà yến đông đúc để sản xuất các file âm thanh bán ra thị trường. Các nhà yến Việt Nam chủ yếu sử dụng tiếng kêu này và mỗi nhà mỗi kiểu, phụ thuộc vào kinh nghiệm của cá nhân hay tổ chức tư vấn xây dựng, lắp đặt và vận hành. Việc thay đổi tiếng kêu thường xuyên thường tạo ra sự mới lạ khiến chim yến vờn nhiều hơn (cả chim đã ở lâu cũng vờn), Theo Lộc Bụt các nhà yến dùng nhiều loại tiếng kêu và mở lớn thì chim thường phấn chấn vờn nhiều nhưng hiệu quả ở lại không cao vì nhiễu loạn tiếng kêu trong nhà làm chim mất phương hướng, không tạo ra môi trường tự nhiên và yên tâm cho chim yến.


Có thể bạn quan tâm

Sai lầm khi để độ ẩm quá nhiều trong những ngày nắng nóng.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Nhà yến trong những ngày nắng nóng không nên tăng phun sương.
Nhà yến trong những ngày nắng nóng không nên tăng phun sương.
Hôm nay có một anh hỏi Lộc Bụt là trong những ngày nắng nóng có nên tăng phun sương hay không? thì theo quan điểm cá nhân của Lộc Bụt là không nên tăng phun sương trong những ngày nắng nóng nhé. Rất nhiều anh chị nghĩ trong những ngày nắng nóng thì phải gia tăng phun sương để giảm nhiệt độ trong nhà yến nhưng quan điển đó không hoàn toàn đúng.

Nhiệt độ nhà yến tăng cao có nên phung sương không
Nhiệt độ nhà yến tăng cao có nên phung sương không?
Có bao giờ anh chị đi vào nhà yến (nhất là những ngày nắng nóng) có cảm giác rất oi bức và mồ hôi tuôn ra ướt đẫm. Nguyên nhân chính của hiện tượng này do độ ẩm trong nhà yến có nhiệt độ cao kèm theo độ ẩm cao. (Nó cũng giống như hiện tượng trước những cơn mưa rào trời rất oi bức là do không khí đã nóng lại ẩm, khiến cho nước ở bề mặt trái đất không thể bốc hơi được. Mồ hôi trên cơ thể người cũng khó khô đi. Khi ấy ta cảm thấy oi bức ngột ngạt khó chịu. Cảm giác đó tương tự như khi ta ở trong buồng tắm kín mùa hè, với độ ẩm lớn đồng thời nhiệt độ cao).

Một thông số cho anh chị tham khảo ở mức nhiệt độ  31 độ C, với độ ẩm dưới 40% chúng ta sẽ cảm thấy hơi nóng một chút. Nếu vẫn là 31 độ C nhưng độ ẩm đạt đến 70% cảm nhận sẽ giống như 37 độ. Chúng ta cảm thấy như vậy thì chim yến cũng sẽ có cảm giác như vậy thôi.

Nhiệt độ và độ ẩm là hai thông số khác nhau, đừng nên suy nghĩ nhiệt độ cao thì nên tăng phun sương để giảm nhiệt độ nhé. Nếu nhiệt độ trong nhà yến cao thì phải tìm cách giảm nhiệt độ nhà yến như sử dụng thêm vật liệu cách nhiệt, phun sương làm mát tường mái tôn bên ngoài nhà yến, phun sơn cách nhiệt....

Nếu anh chị quan tâm bài viết này, bài viết tiếp theo lộc bụt sẽ chia sẻ bằng thông số đánh giá cảm nhận nóng thông qua nhiệt độ và độ ẩm.

Đã cập nhật bằng chứng khoa học về ẩm và nhiệt độ anh chị tham  khảo ở đây nhé "Mối quan hệ giữa nhiệt độ và ẩm độ trong nhà yến".



Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân dẫn đến việc dẫn dụ chim yến càng ngày càng khó khăn.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Nạn giăng lưới bẩy chim yến.
Nạn giăng lưới bẩy chim yến.
Quay về khoảng vài năm về trước việc dẫn dụ chim yến sẽ dễ dàng hơn so với bây giờ, tỷ lệ tăng đàn trong nhà yến cũng cao hơn bây giờ. Việc những nguyên nhân gì đã khiến cho tỷ lệ dẫn dụ chim yến vào nhà hiện nay thấp đến như vậy.

 1. Do số lượng nhà nuôi chim yến tăng:

Vài năm gần đây phong trào dẫn dụ nuôi chim yến đang rất rầm rộ, những trang trại yến hay những căn nhà yến hàng tỷ đồng mọc lên ngày càng nhiều. Tạo ra tính cạnh tranh trong dẫn dụ chim yến cao do đó dẫn đến việc tăng đàn trung bình trong mỗi nhà yến sẽ thấp đi.

2. Do nguồn thức ăn:

Nguồn thức ăn của chim yến ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa nhanh, canh tác nông nghiệp phun thuốc trừ sâu, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp...

3. Do thời tiết khí hậu:

Thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn, biến đổi khó lường hơn (Đặc biệt là vấn đề hạn hán kéo dài).

4. Do vấn nạn giăng lưới bẩy chim yến.

Theo Lộc But đây thực sự là một điều đáng lưu tâm trong thời buổi hiện nay. Xin hỏi các anh chị xây dựng một nhà yến xong, anh chị tốn mất bao nhiêu năm tháng để dẫn dụ được vài trăm đến vài ngàn chim yến nhưng một người giăng lưới bẩy chim chỉ trong vòng vài tiếng cũng có thể bắt đến hàng chục, hàng trăm thậm trí đến hàng ngàn con chim yến.

Một người bẩy chim yến có thể xóa sạch một ngôi nhà yến trong vài giờ (có nghĩa là số lượng chim yến họ bắt trong vài giờ bằng với một nhà yến dẫn dụ trong vài năm).

Nạn giăng lưới bẩy chim yến thường hay xảy ra ở những địa phương có lượng chim yến đồi dào (đặc biệt là khu vực diên hải miền trung, nam bộ (nơi có những cánh đồng lúa vuông tôn bạt ngàn).

Chim yến là một loài chim ham vui (nơi nào nhiều chim là càng kéo thêm nhiều chim khác) đó cũng là một đặc tính sinh học của chim yến (Thấy rỏ nhất là trong một khu vực những nhà yến nào có trữ lượng bầy đàn nhiều sẽ hút chim nhiều hơn những nhà yến mới, trong mỗi một khu vực sẽ có khoảng 2 đến 3 căn nhà yến như vậy).

Nãy giờ đang nói đến những người có ý định bắt chim yến để kiếm tiền nhé và còn có một vấn nạn nữa cũng nguy hiểm không kém (không có ý định bắt chim yến).

Đó là những trang trại nuôi tôm, nuôi cá họ thường giăng lưới để ngăn chặn các con chim sắn mồi, chim bói cá đến ăn tôm cá của họ. Rất nhiều chủ vuông tôm, vuông cá giăng kín bao quanh hồ vô hình chung dính luôn những con chim yến. Họ không cố ý bắt chim yến, họ muốn bảo vệ đàn cá đàn tôm của họ.

Một ví dụ điển hình, ngày 13/5/2020 tại Tam Thôn Hiệp, vùng nuôi yến hàng đầu VN, chim yến bị mắc lưới hàng loạt tại đầm nuôi tôm của ông C. Theo lời kể thì mỗi ngày có cả ngàn con yến bị mắc lưới. Khi công an tới thì cũng chỉ mang tính vận động, thuyết phục, thậm chí năn nỉ chủ đầm tôm hạ lưới xuống chứ cũng không xử lý chế tài được người ta. Ông chủ đầm tôm lý luận là đất của tui thì tui giăng lưới kệ tui, chim yến bay lại và dính vào lưới thì kệ chim.

Vấn đề này đòi hỏi phải có những quy định bằng pháp luật, chứ không thể hô hào giải quyết cục bộ ở một vài nơi.

=> Nhà yến thì tăng, nguồn thức ăn khan hiếm, lượng bầy đàn không tăng mà nhiều khi còn giảm
=>  Làm sao mà có thể tăng đàn nhà yến nhanh chóng như thời xưa.




Có thể bạn quan tâm

Đầu tư 38 tỷ để xây dựng mô hình nuôi chim yến kết hợp du lich.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Đầu tư nuôi chim yến kết hợp du lịch.
Đầu tư nuôi chim yến kết hợp du lịch.
Những mô hình du lịch sinh thái miệt vườn không còn xa lạ gì với mỗi người trong chúng ta. Tuy nhiên, mô hình nuôi chim yến kết hợp du lịch thì còn khá mới lạ.

Một mô hình đầu tư xây dựng nuôi chim yến kết hợp du lịch khép kín đã được hình thành với số vốn đầu tư lên đến 38 tỷ tại huyện cần giờ, hồ chí minh.

Nếu có dịp thì cũng sẽ đến dây một lần để tìm hiểu về nghề dẫn dụ chim yến và tham quan mô hình đầu tư du lich kết hợp với nuôi chim yến.

Có thể bạn quan tâm

Các quốc gia xuất khẩu yến sào lớn nhất thế giới.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Các quốc gia xuất khẩu yến sào.
Các quốc gia xuất khẩu yến sào.
Đã làm nghề dẫn dụ và nuôi chim yến thì cũng nên biết về nguồn cung và nguồn cầu của thị trường yến sào, chứ ngày nào cũng chăm chăm kỹ thuật xây dựng nhà yến, các gia tăng bầy đàn nhà yến...thì cũng mệt mõi.

Ở Việt Nam rất ưa chuộng công nghệ dẫn dụ nuôi chim yến của malaysia, tuy nhiên malaysia chỉ là nước xuất khẩu yến sào lớn thứ 2 thế giới sai Indonesia. Nguồn yến sào xuất khẩu của Malaysia chiếm khoảng 20% tổng nguồn cung yến sào toàn cầu.

Sản xuất yến sào của Malaysia bắt đầu vào những năm 1990 theo kiểu nhỏ lẻ, sản lượng tổ yến chủ yếu từ các hang động tự nhiên. Khi nhận thấy được tiềm năng của ngành yến sào đã có nhiều người quan tâm đầu tư và nghiên cứu xây dựng nên ngành yến sào nuôi trong nhà (mô phỏng theo mô hình hang động).

Những người thống trị ngành yến sào hiện nay là các doanh nhân người Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn là nước tiêu thụ yến sào lớn nhất thế giới, tập trung chủ yếu tại thị trường Hồng Kong.

Theo thống kê của bộ nông nghiệp Malaysia tính đến năm 2020, Malaysia có khoảng 20.0000 nhà yến.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, nổ lực của chính phủ và các giới khoa học, nhà nghiên cứu về kỹ thuật dẫn dụ và nhân giống chim yến nhưng vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn và thất bại trong nghành này. Đặc biệt là vùng thức ăn của chim yến ngày càng bị thu hẹp vì đô thị hóa, canh tác nông nghiệp thiếu an toàn và biến đổi khí hậu.

Một trong những yếu tố gắt gao nhất trong xuất khẩu yến sào là vấn đề hàm lượng Nitrat trong tổ yến.

Từ đại dịch Covid vừa qua đã làm nỗi rỏ hơn về những yếu điểm của ngành yến xuất khẩu không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước xuất khẩu yếu sào trên toàn thế giới là lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc (Trung Quốc tiêu thụ hơn 70% sản lượng yến sào toàn cầu). Chỉ cần Trung Quốc có một động thái gì đó bất lợi là cả ngành yến lao dao. Điểm thấy rỏ nhất là giá tổ yến thô thu mua tại Việt Nam đã giảm rất nhiều giờ chỉ còn khoảng 15 - 18 triệu một kg yến thô.

Để bớt lệ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, chính phủ các nước đặc biệt là Malaysia đang khuyến khích các doanh nhân chế biến sâu hơn vào yến sào đặc biệt là ngàng công nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và giải khát.




Có thể bạn quan tâm

Từ 1 nhà yến cải tạo biến thành 5 căn nhà nuôi chim yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Nhà yến cải tạo từ nhà ở.
Nhà yến cải tạo từ nhà ở.
Tình cờ xem được bài báo đăng trên vnexpress nên viết bài chia sẽ cho anh chị cùng tham khảo.

Đam mê và khởi nghiệp với nghề nuôi chim yến không quá khó và cũng không hề dễ. Mọi chuyện đều dễ nếu bạn có đủ kiến thức và đam mê học hỏi.

Một câu nói rất hay mà đến bay giờ Lộc Bụt vẫn không quên "Ước mơ chỉ là mơ ước nếu bạn không hành động". Bạn đừng hỏi tiền đâu bạn xây dựng được nhà yến, rồi bạn bắt đầu nuôi chim yến như thế nào. Nói thật là với internet phát triển như hiện nay, thông tin hầu như có tất cả trên internet (Google là người thầy vĩ đại nhất - cần là có và hoàn toàn miễn phí). Khi anh chị đu đam mê và ngày nào cũng suy nghĩ về nó thì anh chị sẽ quan tâm hơn về nó từ đó kiến thức và tiền sẽ đến với anh chị.

Một ví dụ thế này nhé (chắc chắn ai cũng trải qua): khi chưa biết về nghề dẫn dụ nuôi chim yến (hoặc anh chị chưa quan tâm về nghề này) thì anh chị có đi ngang qua một nhà yến nào đó, anh chị cũng cảm giác bình thường như một ngôi nhà, cái cây. Nhưng khi anh chị quan tâm đến nó chỉ cần nhìn thấy nó ở xa xa là anh chị đã quan tâm ngay liền (nhà to hay nhỏ, miệng hang nó để ở đâu, nó để thông gió thế nào, chim yến nhiều không..... lala đầy thứ trong đầu anh chị). Hoặc thấy một đàn chim yến bay nhiều kiếm ăn anh chị cũng chỉ lướt qua như những con chim sẻ, chim ri khác nhưng khi đã quan tâm đến chim yến, anh chị có thể phải đứng lại (sao nó bay liều ở đây vậy, có gì thu hút nó à, nó đang ăn cái gì ở đây, liệu có áp dụng nó để thu hút chim yến được hay không).

Chính những cái đó sẽ làm cho kiến thức của anh chị ngày một nhiều và anh chị có khả năng xử lý tốt hơn mọi vấn đề và từ từ trở thành chuyên gia cho chính ngôi nhà yến của anh chị khi nào không biết.

Và Lộc Bụt tạo ra website https://www.locbut.com với hy vọng cung cấp một vài kiến thức nào đó giúp anh chị từng bước trở thành chuyên gia cho chính ngôi nhà yến của mình.

Trở lại với video trên vnexpress, quay về một anh 32 tuổi (chắc giờ cũng hơn tuổi đó và nhiều nhà yến hơn rồi). Nhưng thấy một điều đến với nghề yến có thể rất tình cờ, có thể chỉ là cải tạo một ngôi nhà ở hiện có hoặc làm một ngôi nhà yến cấp 4 nhưng nếu thành công và đủ kiến thức anh chị sẽ có thể có 4,5 hoặc nhiều căn nhà yến hơn nữa (Lấy nó đi xây dựng nó).

Con đường trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến không phải luôn là màu hồng mà chắc chắn sẽ có những rủi ro và nhiều yếu tố cản đường bạn. Nếu đủ nghị lực và kiến thức để vượt qua bạn sẽ thành công.

Tuy nhiên, nói thì đơn giản nhưng trong quá trình dấn thân vào nghề này sẽ có nhiều băn khoăn, trắc trở nhưng nếu vượt qua anh chị sẽ được đền đáp xứng đáng.

Có thể bạn quan tâm

Quá nhiều chim yến xiêm bên trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến xiêm bên trong nhà yến.
Chim yến xiêm bên trong nhà yến.
Đây là video quay cảnh đàn chim yến đen (chim yến xiêm) vào ở trong một căn nhà tại philipine (theo thống kê của gia chủ có khoảng 80.000 con.

Từ hai con chim bắt đầu sau vài năm tạo ra quần đàn gần 80.000 con (một con số quá ấn tượng). Qua đó thấy được công việc dẫn dụ yến cần có thời gian (đừng nóng vội) và đặc tính bầy đàn lớn của loài yến xiêm.

Gia chủ dành luôn cả căn nhà cho loài chim yến xiêm (yến đen) này sinh sống.

Loài chim yến xiêm này làm tổ từ dịch tiết ra trong khoang miệng và cỏ (vì vậy hàm lượng yến sào thu hoạch rất ít).

Loài yến tổ đen hay còn gọi là yến Xiêm (Collacalia Maximus), được tìm thấy ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và một ít nơi ở Việt Nam.

Từ đó thấy được rằng, Việt Nam đang là một trong những nước hiếm hoi sở hữu loài chim yến tổ trắng chất lượng nhất thế giới (vàng trắng).





Có thể bạn quan tâm

Trong giai đoạn này xây dựng nhà yến cấp 4 còn thành công không.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Nhà yến cấp 4 chi phí thấp.
Nhà yến cấp 4 chi phí thấp.
Trong tuần này, Lộc Bụt nhận được một câu hỏi của một người đam mê chim yến nhưng có nguồn ngân sách hạn hẹp để bắt đầu với nghề dẫn dụ và nuôi chim yến. Anh ấy hỏi Lộc Bụt những câu hỏi như:
  • Xây dựng nhà yến cấp 4 bây giờ còn hiệu quả không?
  • Kích thước của một nhà yến cấp 4 tối thiểu là bao nhiêu?
  • Nên dùng gỗ hay dùng thanh làm bằng bê tông?
  • Chi phí thiết bị, gỗ khoảng bao nhiêu tiền?

Thì nhân dịp này Lộc Bụt sẽ tiếp tục quay lại chủ đề về nhà yến cấp 4, nên xây nhà yến cấp 4 ở những vị trí nào để có cơ hội thành công trong dẫn dụ chim yến.

Việc xây dựng nhà yến cấp 4 thời điểm này hay trong tương lai đều có thể xây dựng được, điều quan trọng nhất vẫn là vị trí xây dựng nhà yến (có những vị trí xây dựng nhà yến cấp 4 vẫn dẫn dụ được nhiều chim yến và có những vị trí thì không?).

Trong nghề dẫn dụ chim yến này, Lộc Bụt rất thích một câu nói là chính con người đã làm hư loài chim yến (trước đây chim yến sống hoang giả và không có quá nhiều sự lựa chọn nơi sinh sống, nhưng bây giờ chim yến có rất nhiều sự lựa chọn và rất nhiều ngôi nhà yến còn hơn là khách sạn cho người ở). Chắc chắn trong anh chị đã từng bắt gặp những chủ nhà yến thì ở ngôi nhà cấp 4 nhỏ, thấp nhưng đầu tư hẵn cho con chim yến một ngôi nhà 2 đến 3 lầu (chim yến còn sướng hơn cả người). Chim yến càng có nhiều lựa chọn thì chúng càng kén ở hơn từ từ chúng trở thành những con chim yến nhà giàu.

Nếu anh chị có thời gian thì có thể tìm hiểu thêm về cách thức xây dựng và vận hành nhà yến của hai quốc gia Indonesia và Malaysia, anh chị sẽ thấy những điều khác biệt lớn. Nghề dẫn dụ chim yến của indonesia sẽ đơn giản và ít cầu kỳ hơn malaysia. Chi phí xây dựng nhà yến của người indonesia cũng thấp hơn chi phí xây dựng nhà yến của người malaysia. Nó tương tự như khi so sánh ngôi nhà yến của người giàu với người nghèo.

Nhân tiện nói đến kỹ thuật dẫn dụ chim yến của hai nước này, Lộc Bụt cũng xin chia sẽ thêm về mùi dẫn dụ chim yến. Theo thông tin Lộc Bụt tìm hiểu được (có thể chưa chính xác thì anh chị cũng thông cảm) thì trước đây cả hai nước đa số đều sử dụng phân chim yến làm mùi dẫn dụ. Nhưng việc sử dụng phân chim yến làm mùi phát sinh những khí độc trong nhà yến dẫn đến chất lượng tổ yến giảm và gây ô nhiễm môi trường chính vì thế Chính phủ Malaysia đã cấm sử dụng phân chim yến làm mùi sinh cảnh nhà yến từ đó tại điều kiện cho ngành công nghiệp mùi dẫn dụ chim yến của malaysia phát triển, còn ở Indonesia thì vấn đề tạo mùi sinh cảnh bằng phân chim yến chưa bị cấm và họ vẫn đang sử dụng.

Ở Việt Nam thì đa số các kỹ thuật chủ nhà yến đều học hỏi theo những kiến thức kinh nghiệm dẫn dụ nuôi chim yến của Malaysia và những ngôi nhà yến cũng mang hơi hướng của Malaysia.

Thôi đi vào chủ đề chính ngày hôm nay nhé.

Việc xây dựng nhà yến cấp 4 ở thời điểm hiện tại vẫn có thể thắng lớn, nếu vị trí xây dựng nhà yến của anh chị đang xây dựng ở những khu vực:
  1. Ít hoặc thậm trí không cạnh tranh (nhưng có lượng bầy đàn chim yến tốt). 
  2. Những khu vực có nguồn côn trùng phong phú tạo nguồn thức ăn cho bầy đàn chim yến.
  3. Những khu vực có tầng cây thấp, cách xa khu dân cư sinh sống ví dụ như những cánh đồng lúa bạt ngàn, những cánh đồng cỏ, ao hồ mặt nước lớn. đồn điền chè cà phê, những khu vực chuyên canh cây ăn trái có tán cây thấp.
  4. Những khu vực có mức cạnh tranh cao về bày đàn, việc xây dựng nhà yến cấp 4 thấp sẽ không mang lại nhiều hiệu quả.
  5.  .....

Vậy nhà yến cấp 4 có kích thước bao nhiêu là phù hợp (điều này chỉ cần dựa vào những đặc điểm sinh học của chim yến).

  • Nhà yến cấp 4 phải có phòng lượn cao hơn các tán cây xung quanh (vì vậy những vị trí cây bụi, cây tầm thấp xây nhà yến cấp 4 rất tốt).
  • Nhà yến cấp 4 phải có diện tích tối thiểu là 4x12 (4x4m phòng lượn và ngăn 2 phòng 4x4 để giảm ánh sáng và đảm bảo chim yến bay đảo thoải mái)(Kích thước đa số hiện nay nhiều chủ đầu tư ưa chuộng là 5x20). (Phải có tầm nhìn cao hơn khi xây dựng nhà yến cấp 4 để phát triển thêm sau này).
  • Phòng đảo phải cao hơn phòng ở của chim yến từ 2 đến 3m (giúp chim dễ dàng bay lượn và xác định tốt vị trí lỗ thu chim).

Chi phí xây dựng nhà yến cấp 4.

  • Chi phí xây dựng nhà yến cấp 4 chắc chắn sẽ rẻ hơn nhà yến lên tầng.
  • Còn về vấn đề dùng thanh làm tổ bằng gỗ và bê tông thì túy vào lực chọn của chủ nhà yến. Gỗ thì nhanh và ít cầu kỳ hơn (tuy nhiên nhược điểm chính của gỗ là dễ bị mốc gỗ nếu xử lý ẩm không tốt).
  • Tùy vào thiết kế đóng gỗ dày hay thưa mà có cách tính lượng gỗ cho 100 m2 sẽ khác nhau (cái này tính khá dễ và Lộc Bụt đã có một bài viết chia sẻ anh chị có thể tham khảo tại: 100 m2 sàn nhà yến cần bao nhiêu m3 gỗ).Cứ lấy mức trung bình là 100 m2 khoảng 1m3 gỗ cho dễ (hiện nay hai loại gỗ chính là gỗ bạch tùng trong nước và gỗ merenti sấy trong nước hoặc nhập khẩu - Giá trung bình đối với gỗ bạch tùng khoảng 16 triệu và gỗ merenti khoảng 23 triệu).
  • Còn về dàn âm thanh nhà yến thì túy vào trường phái đi âm mà cần những thiết bị khác nhau (dùng loa phóng loa chùm bên ngoài nhà yến hay không, có dùng âm bầy đàn bên trong nhà yến hay không, dùng âm ngoài và âm dẫn chung 1 âm hay nhiều âm, Có những nhà yến chỉ sử dụng 1 âm duy nhất cho cả trong và ngoài...). Nhưng tựu chung lại thì âm thanh cần có ít nhất 1 âm đó là âm ru. Anh chị nào cần tìm hiểu về cách bố trí loa trong nhà yến thì tham khảo chuỗi bài viết về Kỷ thuật xây dựng nhà yếnkỷ thuật âm thanh nhà yến tại đây).
  • Hệ thống tạo ẩm thì có nhiều loại tạo ẩm bằng phun sương béc, phun sương ly tâm (máy gà), phun sương siêu âm hoặc không dùng ẩm.
  • Còn về vấn đề tạo mùi sinh cảnh nhà yến thì anh chị có thể dùng hoặc không (túy vào sự lựa chọn của mỗi người).
  • Còn vận hành nhà yến thì anh chị có thể tham khảo những mẹo hay về vận hành nhà yến và các rắc rối phát sinh trong vẫn hành nhà yến tại đây.
  • Những câu hỏi thường gặp trong xây dựng và vận hành nhà yến.
  • Diễn biến tâm lý khi xây dựng, đưa nhà yến vào vận hành của chủ nhà yến (nên đọc).


Đến đây là coi như kiến thức về nghề dẫn dụ nuôi chim yến đã được chia sẽ hết trong website, anh chị cần thông tin gì cứ dùng công cụ tìm kiếm trong website để xem nhé hoặc dùng công cụ tìm kiếm google nhập từ khóa cần tìm và thêm chữ Lộc Bụt ở sau.

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp tiêu sáng cho những ngôi nhà yến nhỏ chi phí thấp.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Sơn đen trong nhà yến để tiêu sáng.
Sơn đen trong nhà yến để tiêu sáng.
Chắc chắn những anh chị đọc bài viết này có người đang sở hữu hoặc đang có ý định xây dựng nhà yến nghìn tỷ và có những người đang sở hữu hoặc đang có ý định xây dựng nhà yến nhỏ, chi phí vừa phải.

Đối với những ngôi nhà yến nhỏ vấn đề tiêu sáng cho nhà yến rất được nhiều anh chị quan tâm. Nhân dịp có một anh hỏi về vấn đề tiêu sáng cho nhà yến nhỏ thì Lộc Bụt xin mạo muội viết bài chia sẻ ý kiến cá nhân luôn.

Nếu có điều kiện thì nên xây nhà yến ít nhất là 4x12 vì với kích thước này việc ngăn phòng tiêu sáng sẽ hiệu quả hơn những nhà yến nhỏ 4x8m. Như anh chị đã biết kích thước phòng lượn tối thiểu cho chim yến bay lượn thoải máu là 4x4m, vậy là còn khoảng 8m nữa dành cho phòng ở của chim yến (nhà yến 4x12). Anh chị có thể ngăn 2 phòng mỗi phòng 4x4. Về cách ngăn phòng thì hiện nay có rất nhiều cách, ngăn phòng cứng và ngăn phòng mềm.

Ngăn phòng cứng là chúng ta xây dựng các bức ngăn bằng gạch cố định và ngăn phòng nền (ngăn phòng tạm có thể tháo ra một cách dễ dàng) dùng gỗ, bạt, hoặc tấm cemboard ngăn tường.

Trong ngăn phòng cứng hay ngăn phòng mềm cũng có hai phương pháp là ngăn phòng hoàn toàn (có nghĩa là xây tường kín chỉ để lại một cửa cho chim vào phòng và ngăn phòng một phần có nghĩa là ngăn 1/3 từ trên xuống, phần còn lại để thông thoáng.

Việc tiêu bớt sáng cho nhà yến nhỏ thì có nhiều phương pháp như thu hẹp cửa ra vào của chim yến, hướng miệng lỗ thu chim, ngăn phòng và sử dụng sơn tường tối màu (màu đen).

Vấn đề kích thước cửa ra vào và ngăn phòng (kích thước tối thiểu trong ngăn phòng và miệng lỗ) đã có rất nhiều anh chị chia sẻ nên chắc ai cũng biết rồi.

Còn vấn đề sơn tường tối màu đặc biệt là màu đen đã có một vài chủ nhà yến áp dụng từ lâu, mục đích chính là để tiêu bớt ánh sáng đặc biệt là phòng lượn và những ngôi nhà yến nhỏ.

Nếu anh chị có ý định dùng bạt để ngăn phòng thì sử dụng bạt HDPE màu đen bạt lót hồ nuôi tôm sẽ tốt hơn dùng bạt 2 lớp xanh cam (bạt 2 lớp xanh cam không ngăn hoàn toàn ánh sáng chiếu qua nó).

Có thể bạn quan tâm

Amply nhà yến khi mở volume to bị ngắt và cách khắc phục.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Amply nhà yến khi vặn to bọ ngắt
Amply nhà yến khi vặn to bọ ngắt.
Lộc Bụt nhận được một câu hỏi thế này "em ơi sao amply nhà yến nhà anh để mức nhỏ thì âm thanh bình thường nhưng khi vặn to hơn là bị ngắt không phát âm thanh".

Thì dựa trên kinh nghiệm vạn năm dẫn dụ chim yến của Lộc Bụt xin chia sẻ với mọi người như sau.

Việc amply mở to bị ngắt có rất nhiều nguyên nhân có những nguyên nhân do phần cứng của amply như linh kiện bị suy hao, nguồn yếu,.... những nguyên nhân này thì tốt nhất là đem cho thợ kiểm tra chúng ta không có chuyên môn và những nguyên nhân chúng ta có thể kiểm tra và tự khắc phục để khỏi ảnh hưởng đến nhà yến, thời gian và tiền bạc.

Ba nguyên nhân chính dễ thấy nhất và cũng dễ khác phục nhất mà đa số rất nhiều amply nhà yến hiện nay hay bị khi mở volume to bị ngắt.

Nguyên nhân thứ nhất là do quạt tản nhiệt bị kẹt hoặc bị hư (quạt tản nhiệt không thể tản nhiệt tốt cho mạch hoạt động sẽ dẫn đến ngắt mạch). Cách khắc phục là nếu quạt bị hư thì thay quạt mới, còn quạt bị kẹt thì tra dầu, lau bụi.

Các mẫu quạt tản nhiệt amply nhà yến có thể xem tại đây: Quạt tản nhiệt amply.

Nguyên nhân thứ hai là do dàn loa quá khủng mà amply quá yếu (công suất của loa lớn hơn công suất của amply). Theo quy tắc lắp đặt loa âm thanh, khi ghép loa với Amply thì công suất loa phải nhỏ hơn Amply có như vậy máy mới hoạt động được. Tuy nhiên, do thiếu chuyên môn hoặc sơ ý mà có rất nhiều chủ nhà yến lắp đặt đã làm sai quy định này, khiến bộ âm thanh vừa bật lên dè dè vài tiếng rồi tắt hoặc vẵn volume to lên amply bị tắt. Cách kiểm tra là tháo dây loa ra khỏi amply và thử lại hoặc dùng một amply công suất khác để thử. Cách khắc phục là giảm loa hoặc tăng công suất của amply.

Nguyên nhân thứ ba (đây là nguyên nhân phổ biến và rất nhiều người mắc loa nhà yến thiếu hiểu biết đang mắc phải). Đặc biệt là hệ thống âm thanh, phóng, miệng lỗ hoặc dẫn dùng loa có cuộn dây có coil. Điện trở của amply nhà yến chỉ hỗ trợ trong khoảng 4 đến 16 ôm, khi mắc loa song song làm điện trở trên dây chính lắp vào amply giảm xuống dưới 4 ôm, làm cho amply rất nóng rất dễ hư amply. Lúc vặn volume thấp áp thấp, amply vẫn chịu được nên vẫn phát âm nhưng khi tăng volume tăng áp (cùng với điện trở nhỏ) làm cho amply nóng dẫn đến ngắt amply. (vì vậy vấn để điện trở trong khi mắc loa coil rất quan trọng). Cách đây 1 năm lộc bụt đã có bài viết về chủ đề này rồi, anh chị nào quan tâm có thể xem (cách mắc loa nhà yến đúng cách tránh cháy amply).

Có thể bạn quan tâm

Nửa đêm chim yến còn bay vậy chim yến thường bay về nhà lúc mấy giờ.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Vị trí xây dựng nhà yến.
Vị trí xây dựng nhà yến.
Sau khi chia sẻ cái clip quay cảnh chim yến bay về nhà yến buổi chiều muộn thì có nhiều anh hỏi là "Anh thấy bạn kia quay cảnh chim tối muộn vẫn chơi vậy chim yến thường về nhà lúc mấy giờ".


Khung thời gian cụ thể để chim yến đi kiếm ăn hay chim yến về nhà yến là không thể nói chính xác được vì thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường, thời tiết, vùng kiếm ăn, vị trí địa lý và chu kỳ sinh lý của chim yến.

Để muốn biết sâu hơn về cái này đòi hỏi những nhà nghiên cứu khoa học xem xét ghi chép số liệu thì mới có thể đưa ra con số chính xác.

Tuy nhiên, dưới góc độ ý kiến cá nhân của Lộc Bụt thì sẽ có con chim yến đi kiếm ăn sớm và có con chim yến đi kiếm ăn trễ và việc về nhà yến cũng tương tự. Tuy nhiên sẽ có một khung thời gian chim yến ra nhiều và về nhiều (khi đó thì các anh chị dễ dàng quan sát).

Có thể nói rằng chim yến sẽ đi kiếm ăn khi mặt trời ló dạng và sẽ cố gắng tìm về nhà yến trước khi mặt trời lặn.

Tại việt nam chim yến có xu hướng đi vào sâu trong đất liền để kiếm ăn, vì thế những nhà chim yến ở vùng ven biển chim yến sẽ về muộn hơn những vùng bên trong đất liền. Một ví dụ mà Lộc Bụt quan sát được là những con chim yến ở khu vực duyên hải nam trung bộ có xu hướng bay lên kiếm ăn ở vùng tây nguyên, chính vì thế những con chim yến ở khu vực nam trung bộ và tây nguyên chúng ta dễ dàng quan sát được hướng bay của chim yến, cụ thể là chim yến buổi sáng sẽ bay từ đông sang tây và buổi chiều bay về từ tây sang đông (có thể là chếch sang nam hoặc bắc). Những con chim yến khu vực tây nguyên sẽ có xu hướng về nhà sớm hơn những con chim yến khu vực nam trung bộ. Đó là một ví dụ về thời gian chim yến ra vào nhà yến phụ thuộc vào yếu tố vị trí địa lý và vùng kiếm ăn.

Nói tới đây tự nhiên nhớ tới một câu hỏi là có rất nhiều chủ nhà yến đếm chim bằng cách đứng ngoài nhà yến khoảng 5h30 đến khi tối để đếm chim và hỏi Lộc Bụt sao hôm nay anh đếm có 80 chim, hôm sau anh đếm còn có 50 chim.... Đếm như vậy là không chính xác đâu nhé, tốt nhất thay vì đếm chim mõi mắt, căng thẳng anh chị cứ làm ly cà phê ngồi ngắm chim bay ra bay vào cho nó khỏe. Còn muốn biết nhà yến của mình bao nhiêu chim thì cứ lắp camera trong nhà yến (chờ đến tối 10 giờ bật lên đếm là gần chính xác nhất (tại sao là gần chính xác vì vẫn có những con chim ẩn nấp ở vị trí camera không thấy) hoặc là đếm số lượng tổ trong nhà yến.

Bài viết này xin dừng lại ở đây, sau khi đọc xong bài viết này chỉ mong rằng các anh chị không nên cứ băn khoăn là chim yến đi kiếm ăn lúc mấy giờ và về nhà lúc mấy giờ (những điều đó băn khoăn chỉ làm mệt đầu thôi). Người ta đã nghiên cứu quan sát và đưa ra khung giờ chuẩn cho việc bật tắt thiết bị nhà yến rồi cứ thế mà làm thôi (Buổi sáng 5 giờ bật ngoài, dẫn đối với khu vực ngoài đô thị ít dân cư, 5h30 đối với khu vực có dân cư sinh sống - Buổi tối âm ngoài tắt lúc 7 giờ đến 7 giờ 30, âm dẫn tắt trễ hơn từ 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút). (Việc bật tắt âm thanh này không phải rập khuôn mà có thể linh động tùy thuộc vào thái độ của những người hàng xóm xung quanh).

Chúc anh chị đầu tuần vui vẽ.


Có thể bạn quan tâm

Chim yến sợ tối và thích làm tổ ở nơi có ánh sáng trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến làm tổ ở phòng lượn.
Chim yến làm tổ ở phòng lượn.
Hôm nay chủ nhật có thời gian đọc tin tức này nọ và đọc được một thông tin mà thấy buồn cười quá vậy mà lại thu hút nhiều người trao đổi mới hay chứ. Không biết những người đó đã nuôi chim yến hay chưa mà nói cứ như thật.

Đại loại những câu nói thế này:

  • Chim yến sợ tối.
  • Chim yến thích ánh sáng.
  • Nhà mình chim yến vẫn làm tổ ở chổ sáng.
  • Nhà mình chim yến vẫn làm tổ ở phòng lượn.
  • Sáng thế này chim yến vẫn làm tổ.
  • Rồi chim yến vẫn làm tổ ở chỗ sáng cần gì phải ngăn phòng, cản ánh sáng.
  • .....
  • La la đủ thứ hầm bà lằng.

Trước tiên khoan nói về vấn đề trên mà chúng ta hãy đi từ gốc rể của mọi việc, đừng phủ nhận những nghiên cứu mang tính chất khoa học rồi dựa vào một vài ý kiến để phản bác nó.

Đi từ đặc tính sinh học của chim yến (Lộc Bụt có một số bài viết về đặc tính sinh học của chim yến anh chị nào quan tâm có thể tìm đọc), chim yến khác với những loài chim khác kể cả con chim én là chúng có khả năng định vị bằng tiếng vang. Chắc ai cũng biết cho đến ngày hôm nay tồn tại rất đa dạng loài là do chọn lọc tự nhiên, những tiến hóa có lợi được giữ lại và những bất lợi bị loại bỏ. Không bỗng dưng một con vật lại có khả năng định vị bằng tiếng vang (con dơi hoạt động vào ban đêm có khả năng định vị bằng sóng âm, con chim cú kiếm ăn vào ben đêm có khả năng quan sát bên đêm rất tốt). Còn con chim yến nó kiếm ăn vào ban ngày, nhưng có khả năng định vị bằng tiếng vang, chắc chắn dù có nói thế nào đi nữa chim yến nó vẫn cảm giá những nơi có ánh sáng yếu, những nơi tối mờ là an toàn và chúng sẽ thích làm tổ ở những chổ đó. Theo các nghiên cứu về loài yến hàng sống ngoài đảo, chim yến thường làm tổ ở những hang động có ánh sáng mờ đến tối từ khoảng 0.02 luc đến 2 lux. Người ta đã nghiên cứu đến cỡ đó mà anh chị nở lòng nào nói chim yến thích làm tổ ở chổ sáng.

Bỏ qua đặc tính sinh học của chim yến, chúng ta tiếp tục đi đến về kỹ thuật xây dựng nhà yến. Không ai rãnh hơi đâu mà phát triển kỹ thuật xây dựng nhà yến, lúc trước thì chim yến tự vào nhà hoang sinh sống, sau đó con người xây dựng nhà yến từ thô sơ đến hiện đại để dẫn dụ và giử chim yến. Rồi không ai cách công xây dựng nhà yến với cách tính toán kích thước miệng lỗ, kích thước cửa vào phòng để tiêu bớt ánh sáng vào phòng làm tổ. Rồi nghĩ đến cả cách phân chia phòng, tạo luồng hành lang để giảm bớt ánh sáng và tạo đường bay thoải mái cho chim yến.

Không phủ nhận là vẫn có những con chim yến làm tổ ở những nơi có ánh sáng như trong phòng lượn, ngay những vị trí loa dẫn cửa ra vào phòng làm tổ nhưng đó chỉ là số ít và nó không nói lên tất cả. Đừng lấy những cái số ít để phủ nhận những nguyên cứu khoa học về ngành nghề dẫn dụ và nuôi chim yến.

Những nhà yến có ánh sáng từ mờ đến tối dao động từ 0.002 đến 2 lux (Lộc Bụt cũng đã chia sẽ những mẹo hay đo cường độ ánh sáng tốt cho nhà yến, anh chị nào chưa đọc có thể tham khảo bài viết "những mẹo đo sáng trong nhà yến"). Nếu anh chị đã từng đọc và tìm hiểu những kỹ thuật xây dựng nhà yến của chuyên gia người malaysia thì chắc chắn nghe đến cái gọi là (Phòng Vip: phòng vip thường là phòng hội đủ nhiều yếu tố tốt nhất về âm, ẩm, độ, mùi, ánh sáng cho chim yến phát triển, phòng vip này thường là phòng trong cùng của mỗi tầng nơi ánh sáng hầu như tối).

Bài viết về chủ đề này xin đừng lại ở đây, bài viết chỉ viết lên những suy nghĩ mang tính chất cá nhân (có thể đúng hoặc có thể chưa đúng), Tuy nhiên muốn viết lên để những anh chị nào đã và đang nuôi chim yến đừng có nghe những thông tin chim yến sợ tối, chim yến vẫn làm tổ ở nơi sáng (một số ít con chim thôi đùng vơ cả bầy yến trong nhà yến) rồi bắt đầu thay đổi đủ kiểu, đặc biệt là những chủ nhà yến đang có ý định xây dựng nhà yến cần nghiên cứu kỷ về cách thiết kế xây dựng nhà yến làm sao tiêu bớt sáng trong nhà yến đặc biệt là phòng ở của chim yến, chứ để nó sáng quá mai này đi vào hoạt động rồi phải làm này làm nọ.

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân nhiều nhà yến bị mất chim trong mùa nắng nóng vừa qua.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Nhà yến xây dựng bị hầm.
Nhà yến xây dựng bị hầm.
Trong thời kỳ nắng nóng kéo dài vừa qua, rất nhiều anh chị nhà yến gặp tình trạng giảm lượng chim yến đang sinh sống trong nhà yến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm xút lượng chim yến trong nhà yến, tuy nhiên nguyên nhân chính trong thời gian qua là nhà yến bị nóng kéo dài và hầm hơi do phun ẩm.

Nhân tiện qua đây cũng chia sẽ luôn, Lộc Bụt có nhận được nhiều câu hỏi từ anh chị rằng nhà yến anh nóng quá, anh tăng phun ẩm làm mát trong nhà yến được không?

Nguyên nhân nhà yến bị tăng nhiệt độ lên cao là do thiết kế phần thô không tốt dẫn đến hiện tượng nhà yến không mát vào mùa hè và lạnh vào mùa đông (không ổn định được nhiệt độ trong nhà yến).

Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố khác nhau, việc phun ẩm trong điều kiện nhiệt độ cao trên 30 độ C có thể làm giảm nhiệt độ một phần nhưng đòi hỏi việc đối lưu không khí tốt còn không có sự đối lưu không khí hoặc đối lưu không khí yếu sẽ xãy ra hiện tượng hầm hơi rất nguy hiểm cho chim yến.

Các anh chị cứ tưởng tượng như thế này cho dễ hiểu nhé, hiện nay để làm mát nhà yến thì chúng ta thường dùng quạt (có hai loại quạt là quạt thường và quạt hơi nước). Một là chúng ta dùng quạt gió để tạo luồng gió di chuyển làm giảm nhiệt độ, hai là phải dùng quạt kết hợp với hơi nước để tạo luồng gió có ẩm giảm nhiệt độ căn phòng. Không ai chỉ phun sương mà không tạo luồng gió, điều này cũng giống như trong nhà yến chỉ phun sương mà không có luồng gió di chuyển sẽ không giảm được nhiệt độ dẫn đến hầm hơi (điều này làm cho chim yến cảm giác khó chịu và có thể bỏ đi). Chim yến đang ở trong một phòng xông hơi đúng nghĩa

Vì vậy nếu nhà yến của anh chị trong những khoảng thời gian nắng nóng nhiệt độ tăng cao có thể dùng quạt để làm mát (hiện nay đã có những loại quạt chuyên cho việc thông gió nhà yến) (đây chỉ là giải pháp tình thế do ngay từ đầu chúng ta thiết kế phần thô nhà yến không tốt, bây giờ chim đã ở không thể giải quyết phần ngọn). Không nên tăng phun sương dẫn đến nhà yến qẩm nhưng nhiệt độ không giảm gây hầm hơi.

Một lưu ý nữa trong mùa nắng nóng là không nên để nhà yến quá dơ, quá nhiều phân chim, nên dọn dẹp bớt vì trong quá trình phân hủy phân chim yến có phát sinh nhiệt gia tăng nhiệt độ trong nhà yến.

Có rất nhiều anh chị có nói là nhà yến ít thông gió hoặc không có thông gió thời gian đầu dẫn dụ chim yến rất tốt (điều đó có thể đúng trong điều kiện thời tiết thuận lợi, công tác khử mùi nhà yến phải tốt, ít thông gió giúp giử mùi, giử ẩm tốt cho nhà yến mới tuy nhiên với thời tiết cực đoan, nhà yến có bầy đàn lớn thì đó có thể là một thảm họa). Vì vậy, khi xây dựng nhà yến nên thiết kế hệ thống ống thông hơi hợp lý giai đoạn đầu có thể bịt bớt sau này cần chỉ cần mở ra không phải khoan đục ảnh hưởng đến nhà yến.


Có thể bạn quan tâm

Bất ngờ anh nông dân xây dựng nhà yến với chi phí dưới 10 triệu đồng.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Ngôi nhà yến 1 trệt 1 lầu.
Ngôi nhà yến 1 trệt 1 lầu.
Xây dựng một ngôi nhà yến và nhà yến trở nên thành công là niềm ao ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, chi phí để xây dựng một ngôi nhà yến phải tính từ trăm triệu trở lên (nếu có sẵn nhà thì cải tạo lại lắp thiết bị thì có thể dưới 100 triệu.

Hôm nay tình cờ xem được video khá là hay và vui về một anh người indonesia làm nhà yến bằng những vật liệu sẵn có là cây keo, lá dừa nước, giấy và bộ âm thanh mini. Video chủ yếu làm cho vui là chính nhưng trong video này chúng ta cũng học hỏi được nhiều điều, đặc biệt là giúp các anh chị đang muốn tìm hiểu về nghề dẫn dụ chim yến, cách thiế kế một ngôi nhà yến, các thiết bị cần có trong 1 nhà yến, vật liệu làm tổ của chim yến như thế nào...

Trước khi xem video chúng ta hãy cùng phân tích một tí nhé (bài viết này chỉ chia sẽ có những anh chị nào đang tìm hiểu và muốn hình dung về một căn nhà yến, còn anh chị nào pro thì có thể bỏ qua nhé).

Điều đầu tiên trong thiết kế xây dựng một căn nhà yến thì nôm na gồm 2 phần chính đó là phòng lượn, chuồng cu, lỗ thu chim và phòng ở của chim yến.

Mô hình thiết kế xây dựng và bố trí loa của một căn nhà yến đơn giản.
Mô hình thiết kế xây dựng và bố trí loa của một căn nhà yến đơn giản.
Hiện nay đa số các ngôi nhà yến đều thiết kế phòng lượn rộng hơn 4x4m, thông tầng thẳng từ trên xuống dưới, chuồng cu thường cao hơn vị trí chim làm tổ từ 2,5 đến 3m. Mục đích là ngăn ánh sách và nâng chiều cao của ngôi nhà yến giúp chim dễ dàng bay ra vào nhà yến.

Tiếp theo là phòng làm tổ của chim yến được thiết kế với độ cao từ 2,5m đến 3m (có thể cao hoặc thấp hơn tùy mỗi người thiết kế và điều kiện). Trong phòng làm tổ thì lắp các thanh đà bằng bê tông, bằng đá, bằng gỗ để chim dễ dàng đu bám và làm tổ.

Vấn đề rất nhiều người quan tâm là nên chọn thanh làm tổ bằng vật liệu gì (thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều chất liệu thanh đà làm tổ, mỗi chất liệu đều có ưu nhược điểm khác nhau, anh chị dễ dàng tìm thấy so sánh trên google). Nhưng một lưu ý là dù chọn chất liệu nào đi nữa thì yêu cầu tiên quyết đầu tiên là thanh đà làm tổ phải được thiết kế những rãnh những khe để chim yến dễ dàng đu bám (trong video anh chị thấy là họ có rọc những đường dọc trên tấm giấy để chim dễ du bám).

Còn về vấn đề hệ thống âm thanh hiện nay đa số các nhà yến đều dùng 3 âm thanh chính là Suara panggil (âm thanh ngoài nhà yến), suara tarik (âm thanh dẫn nhà yến) và suara inap (âm thanh trong nhà yến, âm thanh ru). Tại sao họ sản xuất 3 loại âm này chủ yếu dựa vào những vị trí nối quan trọng trong nhà yến (chim yến bên ngoài phát âm thanh khác), khu vực dẫn có thêm nhiều tiếng định vị và âm thanh trong có nhiều tiếng chim con, chim yến đòi ăn, chim yến bố mẹ và âm giao phối.

Việc dùng âm thanh là không bắt buộc rập khuôn theo một khuôn khổ nào cả, miễn sao dùng âm thu hút được chim và có hiệu quả (có nhà yến dùng âm dẫn và âm ngoài chung, có nhà yến dùng 1 âm, có nhà yến tách riêng 3 âm ngoài, dẫn và ru; có nhà yến dùng kết hợp rất nhiều loại âm).

Còn về vấn đề thiết kế cửa thu chim (miệng lỗ) và cửa đi vào phòng làm tổ của chim yến như thế nào? (Những cái này thì Lộc Bụt đã có nguyên một chuỗi những bài viết chia sẽ anh chị nào quan tâm có thể xem qua  Kỹ thuật thiết kế và xây dựng nhà yến (trong thời gian tới Lộc Bụt sẽ chia sẽ thêm những kiến thức mới trong thiết kế và xây dựng nhà yến, anh chị nhớ đớn đọc nhé). Nhưng tựu chung lại thì có những vấn đề như thế này:

Hướng miệng thu chim chính cần quan sát hướng chim bay về vào buổi chiều muộn (nhà yến nên được xây dựng gần những ao hồ sông suối, những đồn điền, những nơi có nguồn thức ăn cho chim yến.

Tùy vào vị trí đặt miệng lỗ thu chim chính ở giữa, ở mép tường bên trái hay bên phải mà thiết kế cửa vào phòng làm tổ của chim yến (Làm sao cho chim yến dễ dàng bay lượn và có thể dễ dàng lượn một vòng trước khi vào phòng làm tổ).

Còn việc ngăn phòng bên trong nhà yến thì túy vào mục đích ngăn phòng, ngăn để tránh ánh sáng thì có thể ngăn lòng lệch, còn tạo hẽm thì có thể làm ngăn phòng thẳng (mục đích của việc chia phòng là để chim yến cảm thấy an toàn và ngăn bớt ánh sáng).

Sau đây là video vui về mô hình nhà yến chi phí dưới 10 triệu (vui là chính nhé).

Có thể bạn quan tâm

SP HEAVEN 68 Âm Thanh Bên Ngoài Nhà Yến

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
SP HAEVEN 68 - Âm Thanh Bên Ngoài - Dẫn Nhà Yến.
SP HAEVEN 68 - Âm Thanh Bên Ngoài - Dẫn Nhà Yến.

Âm thanh bên ngoài và dẫn nhà yến sp haeven 68 là một âm thanh nhà yến mới đã được kiểm tra và có video sử dụng ở một vài nhà yến cho hiệu quả tốt.

Âm thanh to rỏ thu hút chim yến dài 1 giờ 2 phút 20 giây.


Anh chị nào có nhu cầu xin liên hệ 0984882637 (Zalo: Lộc Bụt)

Nghe thử:



Video dùng thử âm sp heaven 68.


Dẫn dụ chim yến hiện nay đa số là dẫn dụ bằng âm thanh, việc chọn được một bộ âm tốt cho nhà yến sẽ mang lại hiệu quả dẫn dụ chim yến rất cao. Âm thanh nhà yến gồm 3 âm thanh chính là âm thanh bên ngoài, âm thanh dẫn và âm thanh ru bên trong nhà yến. Ngoài ra để tăng thêm hiệu quả thu hút chim ở lại người ta sẽ dùng thêm âm bầy đàn.

Ngoài sử dụng âm thanh để dẫn dụ chim yến người ta còn áp dụng thêm các kỹ thuật khác để gia tăng giả năng dẫn dụ nuôi chim yến như sử dụng mùi, dẫn chim bằng ánh sáng....


Có thể bạn quan tâm

Video khoảnh khắc chim yến về nhà sau một ngày kiếm ăn - Xây dựng nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Khoảnh khắc chim yến về nhà yến - xây dựng nhà yến.
Khoảnh khắc chim yến về nhà yến - xây dựng nhà yến.
Tìm hiểu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm xây dựng nhà yến, kỹ thuật âm thanh nhà yến, kỹ thuật tạo mùi nhà yến, kiến thức vận hành nhà yến, mẹo hay trong vận hành nhà yến,.... tại website https://www.locbut.com.

Xem những chia sẽ bằng video tuy nhỏ nhưng cũng có cái để xem tại kênh youtube: LỘc Bụt và chia sẽ kiến thức cá nhân về nghề nuôi chim yến.

Và cảm giác hàng ngày được nhìn ngắm những chú chim yến bay về sau một ngày kiếm ăn.

Cảm giác thật tuyệt vời (camera dấu kín).

Có thể bạn quan tâm