Chuyên mục: Đặc tính sinh học của chim yến

Lộc Bụt chia sẻ kiến thức về xây dựng vận hành nhà yế miễn phí và các vấn đề liên quan đến nhãn #Đặc tính sinh học của chim yến
Showing posts with label Đặc tính sinh học của chim yến. Show all posts
Showing posts with label Đặc tính sinh học của chim yến. Show all posts

Vùng phân bổ chim yến tổ trắng trên thế giới và Việt Nam.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Những loại chim yến được phát hiện tại Việt Nam.
Những loại chim yến được phát hiện tại Việt Nam và khu vực đông nam á.

Chim yến lấy tổ là một loài chim vô cùng đặc biết vì chúng làm tổ từ tuyến nước bọt (vì vậy yến sào hay tổ yến mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao và được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng đắt đỏ (vàng trắng của một quốc gia. 

Nói về loài yến thì có rất nhiều phân loại khác nhau và phân bổ trên khắp cả thế giới, tuy nhiên chỉ có ở khu vực đông nam á tồn tại vài loại chim yến làm tổ bằng tuyến nước bọt (mang lại giá trị kinh tế cao).

Theo các nghiên cứu về loài chim yến hiện nay tại khu vực đông nam á có 4 loại chim yến phổ biến nhất là yến cho tổ trắng (98% nước bọt và chỉ 2% lông cơ thể), yến tổ đảo (90% nước bọt và 10 % lông cơ thể), loài yến tổ đen (50% nước bọt và 50% lông cơ thể) và một loài yến khác là yến ấn độ (hay người việt nam gọi là yến cỏ, làm 10% nước bọt và 90% là cỏ).

Trong 4 loại trên thì chỉ có hai loại mang lại giá trị kinh tế cao nhất là yến đảo và chim yến tổ trắng. Và cực kỳ may mắn là VN có trữ lượng và phân bố loài này nhiều trong khu vực.

Chim yến tổ yên tập trung nhiều ở Indonesia và Malaysia (ở việt nam chim yến tổ đen không có hoặc rất ít).

Bản đồ phân bổ chim yến tổ trắng, yến đảo và yến tổ đen tại đông nam á.

Bản đồ ở trên không thật sự chính xác nhưng nó là một nguồn thông tin tham khảo khá hữu ích, khi nhìn sào bản đồ trên Lộc Bụt chỉ để ý đến 1 điều là Việt Nam một quốc gia rất là lợi thế khi sở hữu phân loại chim yến tổ trắng, yến đảo (loài yến ăn được). Một điều quá tuyệt vời phải không mọi người.



Có thể bạn quan tâm

Tại sao chim yến chỉ tạt qua miệng lỗ mà không bay vào nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nhà yến nhỏ nhưng vui vẽ.
Nhà yến nhỏ nhưng vui vẽ.

Xin chào tất cả mọi người, hôm nay Lộc Bụt xin trả lời câu hỏi mà rất nhiều người nuôi yến quan tâm: "Sao chim yến không bay vào miệng lỗ nhà yến mà chỉ bay tạt nang qua miệng lỗ."

Anh chị nào có câu hỏi thắc mắc thì có thể xem qua chuyên mục "những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến". 

Như chúng ta đã biết chim yến là loài chim sống theo bầy đàn và có tập trình bầy đàn rất cao.

Nhà yến càng có quần đàn lớn thì khả năng thu hút bầy đàn càng lớn.

Đối với nhà yến có quần đàn lớn thì đa số chim yến sẽ chơi quanh nhà yến ở 2 khung giờ chính là sáng sớm và chiều (một ít sẽ chơi vài buổi trưa), những nhà yến này thì chim yến chơi quanh năm khỏi bàn cải.

Còn những nhà yến mới những nhà yến chim yến ít thì chim yến cũng chơi vào khung giờ trên nhưng rất ít chim yến.

Tuy nhiên, có những thời điểm (những ngày) có một lượng lớn chim yến chơi nhiều hơn mọi ngày (kể cả nhà yến nhiều và ít chim), những ngày này thì trong một năm chỉ được vài lần (đa số là những ngày mưa, nhất là những ngày mưa phùn, mua nhỏ lâm thâm). Vào những ngày này thì đa số tất cả các nhà yến trong vùng đó đều chó chim chơi, chúng bay thành từng đàn lớn chơi từ nhà này đến nhà khác (nhìn rất đã và rất sướng). Do chim yến đi kiếm ăn theo những cơn mưa, chúng tập trung một quần đàn cực kỳ lớn (chim yến rất nhiều).

Nãy giờ lan man về chim yến chơi rồi, giờ đi vào chủ để chính là chim yến sao tạt ngang miệng lỗ mà không bay vào nhà yến. Hiện tượng này Lộc Bụt bắt gặp rất nhiều đặc biệt là những nhà yến mới nhà yến ít chim (và qua bao nhiêu năm học hỏi nghiên cứu tìm tòi Lộc Bụt xem đó là một hiện tượng rất tự nhiên và không có gì lạ của chim yến). Đối với những nhà yến nhiều chim chim yến bay ra vào nhà yến rất thường xuyên chính vì thế mà những con chim khác cũng bay theo, còn những nhà yến ít chim lâu lâu mới có một con bay vào thì đa số chúng chỉ bay dạo chơi quanh nhà yến, chúng đuổi nhau kêu éc éc. Nhưng khi có một hoặc vài con bay vào miệng hang thì rất nhiều con khác bay theo và bay vào miệng lỗ (nhìn rất là sướng).

Yến Sào Lâm Đồng, Yến Sào Hồ Chí Minh, Yến Sào Đồng Nai, Yến Sào Giao Lai.... đang phát triển rất mạnh.

Chính vì thế nếu trong một khoảng thời gian nào đó mà nhà yến của bạn có rất nhiều chim yến chơi, nó bay quanh nhà yến rượt đuổi nhau nhưng nó chỉ tạt ngang qua cửa miệng hang mà không bay vào nhà yến tham quan thì bạn cũng đừng lo, điều này hết sức bình thường. Chỉ cần có một hai con bay vô là thể nào cũng có một đám ùa theo.

Chính vì thế trong dẫn dụ chim yến, việc tăng bầy đàn lúc đầu là cực kỳ khó khăn, bạn phải chắt chiu từng con yến một (nhà yến có chim ở là rất tốt rồi), khi lượng quần đàn đủ nhiều thì việc tăng đàn là cực kỳ nhanh mà bạn không ngờ đến.

Chúc các bạn thành công với nghề nuôi chim yến.

Sau đây là video về một nhà yến nhỏ nhưng quần đàn cũng đủ để thu hút chim yến, có những khoảng thời gian chim yến chỉ dạo chơi và tạt qua miệng hang, nhưng có lúc thì chúng thi nhau chui vào miệng lỗ nhà yến.



Có thể bạn quan tâm

Thằn lằn địch hại nguy hiểm trong nhà yến mà chúng ta đã bỏ qua.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Những kẻ thù nguy hiểm nhất của loài chim yến.
Những kẻ thù nguy hiểm nhất của loài chim yến.
Từ trước đến nay chúng ta đã thấy rất nhiều hình ảnh về những thiên địch, kẻ thù nguy hiểm cho loài chim yến nuôi trong nhà: dơi, cú, rắn, chuột, tắc kè ăn thịt chim yến. Mạt, kiến, gián ăn tổ, cắn chim non.... nhưng ngoài ra còn có một kẻ thù nguy hiểm khác mà chúng rất dễ dàng ở trong nhà yến của bạn đó là thằn lằn, thạch sùng.

Bài viết này viết ra dựa trên kinh nghiệm và quan sát riêng trong nhà yến của Lộc Bụt, sau một khoảng thời gian quan sát thì đã có câu trả lời và viết lên cho anh chị cùng tham khảo.

Thạch sùng ở trong nhà yến có gây hại cho nhà yến nhưng Lộc Bụt cũng không rỏ là nó gây hại như thế nào. Nhưng qua một khoảng thời gian quan sát trong nhà yến qua camera Lộc Bụt phát hiện, con thằn lằn có làm ảnh hưởng đến nhà yến nhưng theo một cách mà không ngờ đến.

Trước đây Lộc Bụt nghĩ là con thằn lằn sẽ ăn chim non, ăn tổ nhưng con thạch sùng nó gây hại cho nhà yến bằng một cách khác.

Thằn lằn thường bò đi bò lại và ẩm nấp trong một khu vực nhất định trong nhà yến (đặc biệt là những khu vực sát mép tường (mà những khu vực đó là chim yến lại thích làm tổ vì cảm giác an toàn) và trong khu vực đó hầu như không có con chim yến nào đậu và làm tổ ở đó, hoặc có làm tổ thì cũng chỉ quẹt rồi làm tổ ở chổ khác, đa số những con chim yến ở khu vực đó thường làm tổ ở giữa nhà nơi con thằn lằn không bò tới.

Chắc con thạch sùng làm cho những con chim yến sợ, mùi phân và nước tiểu khá là hôi.

Sau khi bắt con thằn lằn đó đi, dùng nước bột khai xịt một ít vào khi vực có phân thằn lằn. Sau một khoảng thời gian chim yến bắt đầu quay lại, đã bắt đầu làm tổ ở khu vực đó.

Vì vậy, nếu phát hiện có thằn lằn trong nhà yến thì có thể dùng cái cây gạt là nó rớt xuống và tóm nó (ngoài ra trên cộng đồng nuôi chim yến cũng có chia sẽ cách dùng băng keo hai mặt dán lên tường hoặc dùng keo dính chuột để một ít con sâu quy (sâu cho chim ăn) để ở nơi thằn lằn ở). Tuy nhiên khi dùng keo anh chị lưu ý nên có che chắn nhé, thằn lằn chui vào được nhưng chim yến không bị dính vào. Lộc Bụt đã bị một cái kết đắng khi không che chắn, vài ngày sau vào một con chim yến đã dính bẩy (quên là không chụp lại cho anh chị xem).




Có thể bạn quan tâm

Vùng kiếm ăn của chim yến nuôi trong nhà.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Thời gian kiếm ăn của chim yến.
Thời gian kiếm ăn của chim yến.
 Tiếp tục với chia sẻ chuyên đề nông nghiệp và phát triển nông thôn về nghề dẫn dụ nuôi chim yến.

Có rất nhiều anh chị thắc mắc là sao anh thấy có nhà yến chim chơi buổi sáng, có nhà yến chim chơi buổi chiều, có những mùa anh thấy chim chơi suốt ngày, nhưng có mùa thì chẳng thấy con chim nào chơi, có thời điểm chim yến về nhà rất sớm và cũng có thời điểm chim về rất muộn.

Những điều nay được giải thích dựa trên đặc tính sinh học của chim yến, môi trường xung quanh nhà yến, khí hậu và vị trí xây dựng nhà yến.

Vậy chim yến thường kiếm ăn ở đâu, vùng kiếm ăn của chim yến.


Vùng kiếm ăn của chim yến là vùng có môi trường sống thích hợp để chim săn mồi, là vùng có côn trùng bay suốt cả năm.

Thông thường, chim rời tổ khoảng 5 giờ sáng và về lại tổ lúc 18 giờ chiều.

Chim bắt đầu kiếm ăn trên vùng cây thấp từ 6 – 10 giờ; trên vùng cây cao từ 10 – 14 giờ và trên vùng có mặt nước vào lúc 14 – 16 giờ. Buổi chiều (khoảng 16 giờ), chim yến thường bay đến các khúc sông hoặc các đầm phá nước ngọt sạch để tắm và uống nước, từ 16 giờ 30 – 17 giờ, chim bắt đầu bay về tổ và vào tổ lúc 18 – 19 giờ (tuỳ theo mùa).

Tuy nhiên, trong ngày râm mát, độ ẩm cao và gần mùa vụ sinh sản, thời gian đàn chim đi kiếm ăn trên vùng cây thấp kéo dài hơn; trong ngày nóng, chói chang mặt trời, chim bay cao hơn, bởi sự phân bố nhiệt độ theo chiều thẳng đứng, giảm dần khi lên cao (cứ lên cao 100 m giảm 0.60C); mùa đông chim đi kiếm ăn muộn và trở về sớm, mùa hè đi sớm và trở về muộn hơn.

Vào mùa sinh sản, vùng kiếm ăn của chim gần nơi làm tổ, chim bay ra vào nơi ở nhiều lần để đưa thức ăn về nuôi con. Vì đặc tính kiếm ăn, nên chim thường ở gần các khúc sông chảy ra biển và thường ở phía Bắc các dòng sông, do có liên quan đến luồng chuyển động của không khí và gió từ phía Nam, Đông Nam và Tây Nam thổi qua dòng sông.

Những nơi chim yến tự nhiên hay làm tổ:

Nơi có điều kiện nhiệt độ 24-31 độ C (tốt nhất là 27-29 độ C), độ ẩm trong phạm vi 70-95%, lý tưởng là 80-90%, ánh sáng từ tối đến mờ tối, có đối lưu không khí, thoáng mát với bầu không khí trong sạch.

Điều kiện độ ẩm, nhiệt độ thích hợp này là điều kiện cần và đủ bảo đảm cho sự sinh sản của chim.

Đặc điểm cấu trúc hang và điều kiện khí hậu của hang có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh sản, số lượng tổ, mật độ tổ (tổ/m2) và diện tích có khả năng làm tổ của chim yến.

Chim yến rất thích trú trong các hang động có diện tích rộng, độ ẩm cao.




Có thể bạn quan tâm

Nửa đêm chim yến còn bay vậy chim yến thường bay về nhà lúc mấy giờ.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Vị trí xây dựng nhà yến.
Vị trí xây dựng nhà yến.
Sau khi chia sẻ cái clip quay cảnh chim yến bay về nhà yến buổi chiều muộn thì có nhiều anh hỏi là "Anh thấy bạn kia quay cảnh chim tối muộn vẫn chơi vậy chim yến thường về nhà lúc mấy giờ".


Khung thời gian cụ thể để chim yến đi kiếm ăn hay chim yến về nhà yến là không thể nói chính xác được vì thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường, thời tiết, vùng kiếm ăn, vị trí địa lý và chu kỳ sinh lý của chim yến.

Để muốn biết sâu hơn về cái này đòi hỏi những nhà nghiên cứu khoa học xem xét ghi chép số liệu thì mới có thể đưa ra con số chính xác.

Tuy nhiên, dưới góc độ ý kiến cá nhân của Lộc Bụt thì sẽ có con chim yến đi kiếm ăn sớm và có con chim yến đi kiếm ăn trễ và việc về nhà yến cũng tương tự. Tuy nhiên sẽ có một khung thời gian chim yến ra nhiều và về nhiều (khi đó thì các anh chị dễ dàng quan sát).

Có thể nói rằng chim yến sẽ đi kiếm ăn khi mặt trời ló dạng và sẽ cố gắng tìm về nhà yến trước khi mặt trời lặn.

Tại việt nam chim yến có xu hướng đi vào sâu trong đất liền để kiếm ăn, vì thế những nhà chim yến ở vùng ven biển chim yến sẽ về muộn hơn những vùng bên trong đất liền. Một ví dụ mà Lộc Bụt quan sát được là những con chim yến ở khu vực duyên hải nam trung bộ có xu hướng bay lên kiếm ăn ở vùng tây nguyên, chính vì thế những con chim yến ở khu vực nam trung bộ và tây nguyên chúng ta dễ dàng quan sát được hướng bay của chim yến, cụ thể là chim yến buổi sáng sẽ bay từ đông sang tây và buổi chiều bay về từ tây sang đông (có thể là chếch sang nam hoặc bắc). Những con chim yến khu vực tây nguyên sẽ có xu hướng về nhà sớm hơn những con chim yến khu vực nam trung bộ. Đó là một ví dụ về thời gian chim yến ra vào nhà yến phụ thuộc vào yếu tố vị trí địa lý và vùng kiếm ăn.

Nói tới đây tự nhiên nhớ tới một câu hỏi là có rất nhiều chủ nhà yến đếm chim bằng cách đứng ngoài nhà yến khoảng 5h30 đến khi tối để đếm chim và hỏi Lộc Bụt sao hôm nay anh đếm có 80 chim, hôm sau anh đếm còn có 50 chim.... Đếm như vậy là không chính xác đâu nhé, tốt nhất thay vì đếm chim mõi mắt, căng thẳng anh chị cứ làm ly cà phê ngồi ngắm chim bay ra bay vào cho nó khỏe. Còn muốn biết nhà yến của mình bao nhiêu chim thì cứ lắp camera trong nhà yến (chờ đến tối 10 giờ bật lên đếm là gần chính xác nhất (tại sao là gần chính xác vì vẫn có những con chim ẩn nấp ở vị trí camera không thấy) hoặc là đếm số lượng tổ trong nhà yến.

Bài viết này xin dừng lại ở đây, sau khi đọc xong bài viết này chỉ mong rằng các anh chị không nên cứ băn khoăn là chim yến đi kiếm ăn lúc mấy giờ và về nhà lúc mấy giờ (những điều đó băn khoăn chỉ làm mệt đầu thôi). Người ta đã nghiên cứu quan sát và đưa ra khung giờ chuẩn cho việc bật tắt thiết bị nhà yến rồi cứ thế mà làm thôi (Buổi sáng 5 giờ bật ngoài, dẫn đối với khu vực ngoài đô thị ít dân cư, 5h30 đối với khu vực có dân cư sinh sống - Buổi tối âm ngoài tắt lúc 7 giờ đến 7 giờ 30, âm dẫn tắt trễ hơn từ 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút). (Việc bật tắt âm thanh này không phải rập khuôn mà có thể linh động tùy thuộc vào thái độ của những người hàng xóm xung quanh).

Chúc anh chị đầu tuần vui vẽ.


Có thể bạn quan tâm

Chim yến sợ tối và thích làm tổ ở nơi có ánh sáng trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến làm tổ ở phòng lượn.
Chim yến làm tổ ở phòng lượn.
Hôm nay chủ nhật có thời gian đọc tin tức này nọ và đọc được một thông tin mà thấy buồn cười quá vậy mà lại thu hút nhiều người trao đổi mới hay chứ. Không biết những người đó đã nuôi chim yến hay chưa mà nói cứ như thật.

Đại loại những câu nói thế này:

  • Chim yến sợ tối.
  • Chim yến thích ánh sáng.
  • Nhà mình chim yến vẫn làm tổ ở chổ sáng.
  • Nhà mình chim yến vẫn làm tổ ở phòng lượn.
  • Sáng thế này chim yến vẫn làm tổ.
  • Rồi chim yến vẫn làm tổ ở chỗ sáng cần gì phải ngăn phòng, cản ánh sáng.
  • .....
  • La la đủ thứ hầm bà lằng.

Trước tiên khoan nói về vấn đề trên mà chúng ta hãy đi từ gốc rể của mọi việc, đừng phủ nhận những nghiên cứu mang tính chất khoa học rồi dựa vào một vài ý kiến để phản bác nó.

Đi từ đặc tính sinh học của chim yến (Lộc Bụt có một số bài viết về đặc tính sinh học của chim yến anh chị nào quan tâm có thể tìm đọc), chim yến khác với những loài chim khác kể cả con chim én là chúng có khả năng định vị bằng tiếng vang. Chắc ai cũng biết cho đến ngày hôm nay tồn tại rất đa dạng loài là do chọn lọc tự nhiên, những tiến hóa có lợi được giữ lại và những bất lợi bị loại bỏ. Không bỗng dưng một con vật lại có khả năng định vị bằng tiếng vang (con dơi hoạt động vào ban đêm có khả năng định vị bằng sóng âm, con chim cú kiếm ăn vào ben đêm có khả năng quan sát bên đêm rất tốt). Còn con chim yến nó kiếm ăn vào ban ngày, nhưng có khả năng định vị bằng tiếng vang, chắc chắn dù có nói thế nào đi nữa chim yến nó vẫn cảm giá những nơi có ánh sáng yếu, những nơi tối mờ là an toàn và chúng sẽ thích làm tổ ở những chổ đó. Theo các nghiên cứu về loài yến hàng sống ngoài đảo, chim yến thường làm tổ ở những hang động có ánh sáng mờ đến tối từ khoảng 0.02 luc đến 2 lux. Người ta đã nghiên cứu đến cỡ đó mà anh chị nở lòng nào nói chim yến thích làm tổ ở chổ sáng.

Bỏ qua đặc tính sinh học của chim yến, chúng ta tiếp tục đi đến về kỹ thuật xây dựng nhà yến. Không ai rãnh hơi đâu mà phát triển kỹ thuật xây dựng nhà yến, lúc trước thì chim yến tự vào nhà hoang sinh sống, sau đó con người xây dựng nhà yến từ thô sơ đến hiện đại để dẫn dụ và giử chim yến. Rồi không ai cách công xây dựng nhà yến với cách tính toán kích thước miệng lỗ, kích thước cửa vào phòng để tiêu bớt ánh sáng vào phòng làm tổ. Rồi nghĩ đến cả cách phân chia phòng, tạo luồng hành lang để giảm bớt ánh sáng và tạo đường bay thoải mái cho chim yến.

Không phủ nhận là vẫn có những con chim yến làm tổ ở những nơi có ánh sáng như trong phòng lượn, ngay những vị trí loa dẫn cửa ra vào phòng làm tổ nhưng đó chỉ là số ít và nó không nói lên tất cả. Đừng lấy những cái số ít để phủ nhận những nguyên cứu khoa học về ngành nghề dẫn dụ và nuôi chim yến.

Những nhà yến có ánh sáng từ mờ đến tối dao động từ 0.002 đến 2 lux (Lộc Bụt cũng đã chia sẽ những mẹo hay đo cường độ ánh sáng tốt cho nhà yến, anh chị nào chưa đọc có thể tham khảo bài viết "những mẹo đo sáng trong nhà yến"). Nếu anh chị đã từng đọc và tìm hiểu những kỹ thuật xây dựng nhà yến của chuyên gia người malaysia thì chắc chắn nghe đến cái gọi là (Phòng Vip: phòng vip thường là phòng hội đủ nhiều yếu tố tốt nhất về âm, ẩm, độ, mùi, ánh sáng cho chim yến phát triển, phòng vip này thường là phòng trong cùng của mỗi tầng nơi ánh sáng hầu như tối).

Bài viết về chủ đề này xin đừng lại ở đây, bài viết chỉ viết lên những suy nghĩ mang tính chất cá nhân (có thể đúng hoặc có thể chưa đúng), Tuy nhiên muốn viết lên để những anh chị nào đã và đang nuôi chim yến đừng có nghe những thông tin chim yến sợ tối, chim yến vẫn làm tổ ở nơi sáng (một số ít con chim thôi đùng vơ cả bầy yến trong nhà yến) rồi bắt đầu thay đổi đủ kiểu, đặc biệt là những chủ nhà yến đang có ý định xây dựng nhà yến cần nghiên cứu kỷ về cách thiết kế xây dựng nhà yến làm sao tiêu bớt sáng trong nhà yến đặc biệt là phòng ở của chim yến, chứ để nó sáng quá mai này đi vào hoạt động rồi phải làm này làm nọ.

Có thể bạn quan tâm

Quy tắc 80/20 trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Quy tắc 80/20 trong nghề nuôi chim yến.
Chắc trong số chúng ta đã nghe nói đến quy tắc vàng 80/20 trong rất nhiều ngành nghề đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Có 20% những người nắm giử đến 80% tài sản của cải của toàn nền kinh tế.

Sau khi suy luận ra với ngành yến Lộc Bụt thấy cũng có những điều gần đúng đó là có khoảng 20% nhà yến nắm giữ hơn 80% trữ lượng chim yến của vùng. Không tin anh chị có thể kiểm chứng ở chính vùng chim của anh chị, chỉ có khoảng một vài nhà thâu tóm gần như hoàn toàn lượng bầy đàn của cả khu vực, có những nhà yến rất thành công trữ đàn lớn còn có những nhà yến vẫn có chim nhưng tăng không nhiều. Vì vậy mới nói yếu tố bầy đàn trong dẫn dụ chim yến là khá quan trọng, một nhà yến có bầy đàn lớn sẽ hút chim rất mạnh.

Lộc Bụt quan sát cũng thấy quy tắc 80/20 này đúng với lượng chim yến chơi xung quanh nhà yến và lượng chim bay vào tham quan nhà yến (theo quan điểm cá nhân còn theo anh chị thế nào có thể comment bên dưới nhé). Trong số lượng chim đang chơi quanh nhà yến thì có khoảng 20% trong số chúng sẽ vào tham quan nhà yến của bạn (tỷ lệ có thể cao hơn hoặc thấp hơn). Đối với chim yến chơi dạo quanh nhà yến chắc chắn có những con chim yến già và những con chim yến non (chim yến già là chim yến đã làm tổ ở một căn nhà yến nào đó).

Sau đây là một video chim yến chơi rất nhiều nhưng chỉ có khoảng 20% chim yến bay vào nhà yến. (anh chị cùng bình luận vấn đề này nhé - Video nguồn internet).


Có thể bạn quan tâm

Tần suất chim yến chơi quanh nhà yến sẽ nhiều hơn khi mùa chim non đến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến mùa chim non.
Chim yến mùa chim non.
Khi mùa chim yến non đến (mùa mà tỷ lệ chim yến non ra ràng là nhiều nhất, thời gian này sẽ không kéo dài quá lâu, mỗi năm thì thường có 2 đến 3 mùa chim).

Đây là giai đoạn dẫn dụ được nhiều chim yến nếu nhà yến của bạn hội đủ các yếu tố mà con chim yến cảm giác an toàn, thoải mái và muốn sinh sống, kết đôi, sinh sản.

Vào những ngày chim yến non ra rộ, bạn có thể thấy chim yến ở khắp mọi nơi (đặc biệt là quanh những ngôi nhà cao). Không phải trong số chúng đều là chim yến non mà có cả chim yến trưởng thành.

Việc dẫn dụ chim yến đa số là dẫn dụ chim yến non, khi chim yến non ra ràng chúng rất thích chơi âm và khám phá những điều mới mẽ (mình nói văn hoa theo ngôn ngữ con người thôi).

Vào mùa chim yến non chúng ta sẽ bắt gặp tần số chim yến chơi quanh nhà yến sẽ nhiều hơn (ví dụ những mùa khác chim yến chỉ đảo vài vòng vào buổi sáng và buổi chiều muộn thì bây giờ có thể là lúc giữa chưa (có những khu vực chim yến chơi cả ngày)).

Việc chim yến chơi nhiều quanh nhà yến không đồng nghĩa với việc chim yến sẽ ở lại nhiều trong nhà yến của bạn, nó chỉ có một xác suất ở lại nào đó.

Để đánh giá được mùa dẫn dụ chim yến của bạn có thành công hay không, đừng đánh giá chim yến chơi nhiều bên ngoài nhà yến mà hãy đánh giá số lượng chim yến ở lại bên trong nhà yến sau khi hết mùa.

Việc dẫn dụ chim yến là tổng hòa của nhiều yếu tố âm thanh, nhiệt độ , độ ẩm, lượng bầy đàn, mùi mè.....

Chúc anh chị có một mùa chim như ý (mùa chim yến sẽ khác nhau ở từng địa phương).

Sau đây là video chim yến chơi quanh nhà yến.


Có thể bạn quan tâm

Video chim yến non ra ràng trong nhà yến cấp 4.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến ra ràng trong nha yến cấp 4 - Mùa chim yến non.
Dẫn dụ chim yến có mùa vụ, không phải khi nào chúng ta cũng có thể dẫn dụ được nhiều chim yến.

Chúng ta rất khó để dẫn dụ những con chim yến trưởng thành vì đa số chúng đã có chổ ở ổn định trừ khi nơi ở của chúng bị phá, bị địch hại tấn công hoặc do biến đổi điều kiện tự nhiên quá lớn.

Việc dẫn dụ chim yến là dẫn dụ chim yến non, chim yến nới ra ràng (chim yến trong thời gian bắt cặp).


Mỗi năm thì thường có từ 2 đến 3 mùa chim non tập trung chủ yếu vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa (khi lượng thức ăn dồi dào).

Nếu bạn đang có ý định xây dựng nhà yến thì nên chọn thời điểm thích hợp để mở máy, nếu mở máy vào đúng mùa chim là một điều rất tuyệt vời bạn không cần chờ đợi quá lâu để có chim yến ở lại, không phải phập phòng lo sợ sao nhà yến không có chim (cứ đến mùa sẽ có chim). Tuy nhiên, vấn đề vùng chim và trữ lượng chim yến cũng rất quan trọng nhé, nó quyết định hơn 50% sự thành công hay thất bại của ngôi nhà yến (vì vậy hãy khảo sát vùng yến cho tốt trước khi xây nhà yến nhé).

Đừng quá cố gắng giữ chim non làm gì hãy để mọi thứ tự nhiên, chim nhà bạn bay ra ngoài thì cũng có chim nhà khác bay vào nhà yến của bạn. Để cho nhà yến mới còn có chim yến chứ ở lại trong nhà bạn hết thì những nhà yến mới thất bại hết sao.




Có thể bạn quan tâm

Tiếng Chim Yến Trong Hang Động Ngoài Tự Nhiên Sẽ Như Thế Nào.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Nuôi chim yến nhưng chưa chắc đã nhìn được những cảnh này, video chân thực nhất về loài chim yến từ Nat Weo Wild.
Chim yến sống trong hang động - tiếng chim yến tự nhiên.
Chim yến sống trong hang động - tiếng chim yến tự nhiên.
  • Chim yến một loài chim có những nét rất đặc biệt mà rất ít các loài chim khác có được.
  • Chim yến tìm kiếm thức ăn trên không gian và không đậu mà chỉ đu.
  • Chim yến làm tổ rất khác thường, chúng sống ở những nơi hơi tối và định vị trong bóng tối bằng tiếng vang.
  • Chim yến ngoài tự nhiên làm tổ trên các vách đá treo leo nhưng không phải trơn láng, nơi những khe nứt của vách đá mà chúng có thể đu bám được (chính vì thế mà trong những nhà yến chúng ta có thể thấy chim yến làm tổ ở hầu hết các chất liệu miễn sao chúng cảm giác an toàn và đu bám được.
  • Chim yến giao phối ở đâu thì trong video bên dưới các anh chị sẽ thấy, nó giao phối không khác gì những loài chim khác (dễ nhìn hơi là cách giao phối của con gà), chúng giao phối khi đu bám trên tổ.
  • Sau một khoảng thời gian thì Lộc Bụt nhận thấy một điều đa số những nhà yến mới, chim non vào làm tổ và đa số trong chúng chỉ để 1 trứng ở lần sinh sản đầu tiên.
  • Sau đây là video về cuộc sống của chim yến ngoài tự nhiên, bạn sẽ nhìn thấy cận cảnh hình ảnh con chim yến, tiếng chim yến trong hang động, cách chúng làm tổ, giao phối.


Có thể bạn quan tâm

Chim yến non dụ được khoảng bao lâu thì làm tổ trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến non trong nhà yến mới - xây dựng nhà yến.
Chim yến non trong nhà yến mới - xây dựng nhà yến.
Sau khi xây dựng nhà yến mới cho dù nhà yến được xây dựng với chi phí thấp hay chi phí cao, có dùng những thiết bị nhà yến mắc tiền hay rẻ tiền thì chủ đầu tư nhà nuôi yến luôn mong muốn dẫn dụ được nhiều chim yến non đến nhà yến của mình và từ đó bắt cặp, làm tổ, sinh sản và sau đó bạn sẽ thu được những tổ yến sào có giá trị.

  • Có nhiều anh chị thắc mắc là chim vào nhà ở rồi mà sao vào không thấy quẹt tổ?
  • Con chim quẹt tổ cả tháng, hai tháng mà mới được có chút xíu.
  • Hay sao tháng này anh vừa thu hoạch tổ xong đã thấy quẹt lại còn tháng khác khai thác yến sào xong mãi không thấy làm tổ mới?
  • ....

Vậy thì một con chim yến non dẫn dụ được trong nhà yến mới xây dựng thì sau bao lâu chúng bắt đầu quẹt tổ, bao lâu chúng đẻ trứng, nuôi con và tiếp tục chu kỳ sinh sản mới. Hôm nay, với kiến thức hạn hẹp của mình Lộc Bụt xin đưa ra một chu kỳ hay vòng đời của một con chim yến từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành.

  • Hãy cứ mặc định vòng đời của một con chim yến non là khi chúng chào đời, tức là khi đúng mới nở (hay chúng vừa chui từ vỏ trứng ra ngoài). Thông thường chim mẹ thường để 2 trứng (thỉnh thoảng có 1 trứng, 3 trứng hoặc 4 trứng).
  • Sau khi nở, chim yến non sẽ được cha mẹ nuôi dưỡng trong 45 ngày. Trong thời gian này thì cả chim yến bố và chim yến mẹ đều có nhiệm vụ cung cấp thức ăn cho chim yến con.
  • Khi đến 45 ngày những chú chim yến non đã đủ lông đủ cánh có thể bay được, thì trước tiên nó sẽ đậu ở tổ yến và đập cánh liên tục nhiều lần, sau khi đã có lực nâng chúng sẽ bắt đầu bay quanh nơi tổ nơi chúng được sinh ra trước khi rời khỏi nhà yến đến với không gian bao la ngoài kia.
  • Sau khi rời khỏi nơi được sinh ra nó sẽ tìm cho mình một nơi ở mới, sau 30 ngày sau đó anh ta sẽ bắt đầu vào thời kỳ kết đôi.
  • Sau khi đã tìm được ý chung nhân của mình thì hai con sẽ cùng nhau xây dựng tổ yến mới.
  • Hai con chim yến sẽ kết những dãi nước dẽo từ tuyến dưới lưỡi, thông thường con chim yến đực sẽ quẹt tổ trước và tìm bạn tình (nó có thể tiếp tục quẹt tại vị trí đo hoặc quẹt một vị trí khác là do con cái quyết định). Thời gian quẹt hoàn thành một chiếc tổ phụ thuộc vào mùa trong năm, vào mùa mưa thời gian quẹt tổ khoảng thường là 40 ngày còn vào mùa khô thời gian làm tổ sẽ lâu hơn có khi lên đến 80 ngày. Vì thế những nhà yến đưa vào hoạt động trong khoảng thời gian này (đầu màu mưa) sẽ nhanh có tổ hơn những nhà yến đưa vào hoạt động vào mùa khô.
  • Sau khi chiếc tổ đã hoàn thành và sẵn sáng cho chim yến cái đẻ trứng, thì con chim yến cái sẽ đẻ khoảng 2 trứng trong khoảng thời gian 8 ngày.
  • Khi đã đẻ trứng xong, nhiệm vụ của chim yến là sẽ ấp trứng trong 21 ngày, nếu không có gì bất lợi thì trứng sẽ nở ra hai con chim yến non và được bố mẹ chăm sóc.
  • Cứ vậy tiếp tục một vòng đời chim yến non mới.



Có thể bạn quan tâm

Những dấu hiệu cho thấy mùa chim yến mới đã bắt đầu.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Mùa chim yến mới đã bắt đầu.
Mùa chim yến mới đã bắt đầu.
Mùa chim yến chắc chắn ai cũng biết, đặc biệt là những anh chị đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề dẫn dụ và nuôi chim yến. Hàng năm sẽ có vài tháng khả năng dẫn dụ chim yến rất cao, khi mà mùa chim yến non rất nhiều, những nhà yến mới tăng đàn nhanh nhất vào những thời điểm này. Các bạn nên hiểu rỏ mùa chim nhé chứ có nhiều người lại nói sao nhà anh khi nào cũng dẫn dụ được chim yến đâu cần đến mùa chim điều đó có thể đúng vì dẫn dụ chim yến là quanh năm nhưng đúng vào mùa chim yến thì khả năng dẫn dụ chim yến sẽ nhiều hơn và có những căn nhà tăng đột biến.

Những cơn mưa đầu mùa báo hiệu một mùa chim mới sắp bắt đầu. Những chú chim yến thường bay theo những cơn mua vì vậy khi có mưa đến thì nó sẽ mang theo những bầy chim yến đến với mọi miền. Hôm nay là những ngày đầu tháng 3, khu vực tây nguyên đã có những cơn mua đầu tiên, kéo theo những đàn yến lớn đi kiếm ăn vì vậy rất nhiều nhà yến trong khu vực này đã có hiện tượng chim chơi lại và chắc có lẽ tần suất sẽ ngày càng tăng (lên các diễn đàn lớn nhỏ về nghề nuôi chim yến đang bắt đầu phong trào khoe chim chơi quanh nhà yến). Trong khoảng 1 đến 2 tháng tới có thể là một mùa chim đồi dào.

Cũng có một vài nhà yến xuất hiện chim yến bu loa miệng lỗ, chim yến tập trung đậu ở phòng lượn hoặc loa dẫn mà rất ít chim vào phòng ở (đó là hiện tượng bình thường của những chú chim mới hoặc những chú chim mãi kiếm ăn nên ngũ lại qua đêm). Đó là hiện tượng đáng mừng và trong số chúng sẽ có con ở lại trong nhà yến của bạn (chứ đừng đòi hỏi 100% những con chim yến đó sẽ ở lại hết trong nhà yến).

Xin chúc các anh chị một mùa dẫn dụ được nhiều chim yến.

[Góc quảng cáo] Anh chị nào có nhu cầu loa test trữ lượng chim yến có thể ủng hộ sản phẩm loa test chim yến Lb 4000 ( zalo, điện thoại: 0984882637).

Có thể bạn quan tâm

Một con chim yến quẹt 2 đến 3 tổ trong một mùa chim.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến làm tổ trong hang động.
Chim yến làm tổ trong hang động.
Sau một khoảng thời gian quan sát chim yến làm tổ trong nhà yến, Lộc Bụt phát hiện một số hiện tượng rất lạ trong nhà yến, không biết nhà yến của anh chị có như vậy không?

  • Con chim yến độc thân vẫn một mình làm tổ.
  • Một con chim yến có thể quẹt rất nhiều tổ ở nhiều nơi khác nhau trong nhà yến.

Lộc Bụt đã để ý hiện tượng này và thấy rất nhiều lần nên hôm nay viết bài viết này chia sẻ và cùng anh chị tìm hiểu tập tính này của chim yến (mọi thứ chỉ là ý kiến cá nhân của Lộc Bụt).

Một con chim cũng có thể làm tổ điều này hoàn toàn phù hợp với những gì đã được nhiều người chia sẻ là con chim yến đực sẽ làm tổ trước sau đó đi tìm bạn tình và khi đã kết đôi thì cả hai cùng làm tổ. Lộc Bụt đã từng bắt gặp một con chim yến làm hoàn thành một cái tổ hoàn chỉnh nhưng chỉ có một mình, sau đó khi bắt cặp thành công nó không ở chiếc tổ đó mà làm chiếc tổ khác.

Một con chim yến có thể quẹt rất nhiều tổ trong một mùa. Điều này rất hay xãy ra đặc biệt là những con chim yến mới vào ở trong nhà yến, đa số là chim yến đực và còn tơ (mới làm tổ lần đầu tiên). Chúng thường đậu ở loa này vài ngày rồi bay qua loa khác ở vài ngày, Lâu lâu chúng lại quẹt tổ ở những nơi đó nhưng không ở cố định (nguyên nhân có thể khả năng làm tổ chưa thuần thục, chim đực đánh dấu vị trí, chim đực chưa tìm được bạn tình hoặc chim yến đực đi theo mái (đi theo tiếng gọi của con tim).

Theo Lộc Bụt nguyên nhân chính có thể là con chim yến mới đang đánh dấu vị trí và tìm kiếm bạn tình của mình trong ngôi nhà yến.

Vì vậy, đối với một ngôi nhà yến mới chim yến quẹt tổ nhiều hoặc nhiều dấu phân chim chưa nói lên rằng nhà yến đó có nhiều chim ở lại (theo quan điểm cá nhân của Lộc Bụt). Lượng chim ở lại nhiều hay ít và chắc chắn nhất là số chim đã sinh sản trong nhà yến.

[Góc quảng cáo] Loa test và kiểm tra trữ lượng chim yến Lb 4000.

Có thể bạn quan tâm

Nơi nào chúng ta có thể tìm thấy chim yến nuôi trong nhà.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Bản đồ phân bố của loài chim yến trên thế giới.
Bản đồ phân bố của loài chim yến trên thế giới.
Chim yến (hay còn gọi là swiftlet) thường được tìm thấy chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Phạm vi sinh sống của chim yến khá rộng từ Indonesia đến tận đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Có tổng cộng 24 loài chim yến nhưng trong số đó chỉ có 3 loài cho ra tổ yến sào có giá trị cao là Aerodramus Fuciphagus (chim yến trắng), Aerdramus Maximus (chim yến đen) và Collocalia.

Loài chim yến tổ trắng có giá trị kinh tế cao nhất và tập trung chủ yếu tại Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Indonesia là một trong những khu vực tập trung nhiều chim yến nhất Đông Nam Á, tuy nhiên Indonesia có luật đất đai khá nghiêm ngặt và người nước ngoài khó sở hữu đất tại đây vì vậy mà các nhà đầu tư lớn thường chọn Malaysia để đầu tư trang trại yến quy mô lớn.

Nhìn vào phong cách cũng như kỹ thuật xây dựng nhà yến của Indonesia và Malaysia có rất nhiều khác biệt. Nhà yến Indonesia thường khá đơn giản, không cầu kỳ, chi phí đầu tư không quá cao nhưng hiệu quả (điều này giúp ích rất nhiều cho các người nông dân dễ dàng tiếp cận với nghề nuôi chim yến trong nhà). Trong khi đó Malaysia có thiết kế nhà yến phức tạp hơn, chi phí đầu tư lớn hơn.

Riêng tại Việt Nam chim yến tập trung chủ yếu tại khu vực trung bộ, tây nguyên và nam bộ. Tuy nhiên, hiện nay với sự biến đổi khí hậu nên địa bàn chim sinh sống của chim yến được mở rộng hơn.

Tuy nhiên, Việt Nam có rất nhiều kiểu địa hình khác nhau và trải dài. Vì vậy, quần thể chim yến cũng phân bổ khác nhau. Vì vậy, nếu có ý định xây dựng nhà yến nên khảo sát địa hình, địa thế, đường bay và trữ lượng chim yến trong khu vực định xây dựng nhà yến để gia tăng khả năng thành công trong nghề dẫn dụ chim yến.

Lộc Bụt xin chúc anh chị thành công và sức khỏe.

[Góc quảng cáo] Lộc Bụt không quên quảng cáo là Lộc Bụt đang kinh doanh dòng loa test chim yến Lb 4000 (anh chị nào có nhu cầu có thể liên hệ zalo: 0984882637 - Âm thanh nhà yến).



Có thể bạn quan tâm

Những sự thật độc đáo của loài chim yến nuôi trong nhà.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Những đặc tình độc đáo của loài chim yến nuôi trong nhà.
Những đặc tình độc đáo của loài chim yến nuôi trong nhà.
Chim yến là loài chim rất đặc biệt, cả về đặc tính sinh học và hiệu quả kinh tế. Những loài chim khác được con người đánh giá cao nhờ vẻ đẹp bên ngoài đặc biệt là bộ lông hoặc tiếng hot hay thì chim yến được đánh giá ở những giá trị khác. Nét nỗi bật của chim yến là chúng xây dựng tổ bằng chính chất tiết ra từ cơ thể chúng chứ không phải cỏ, cây, hoa lá bên ngoài tự nhiên. Chim yến làm tổ bẳng chất tiết ra từ tuyến dưới lưỡi (nước bọt) chúng mất mất khoảng 30 ngày để hoàn thành việc đan một chiếc tổ. Tổ yến sào mang đến những chất dinh dưởng vô cùng quý cho sức khỏe con người, nên giá trị kinh tế của tổ yến rất cao. Hãy cùng lộc bụt thảo luận đưa ra những luận điểm độc đáo của loài chim yến nhé.

1. Sống ở khu vực Đông Á:

Chim yến là loài chim rất yêu thích khí hậu mát mẽ (không quá nóng và không quá lạnh), chúng chủ yếu sinh sống ở khu vực đông á, đặc biệt là khu vực đông nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt là các quốc gia ven biển như Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Philipine... Do tổ của loài chim yến được làm trên các vách núi đá vôi (chim yến đảo) và trên các thanh làm tổ bằng gỗ, đá, bê tông bằng nước bọt nên chúng cần những nơi mát mẽ và độ ẩm cao để chiếc tổ dẻo dai không bị giòn, vở.

2. Chim yến có tính bầy đàn rất cao:

Chim yến là loài động vật sống theo bầy đàn lớn. Chim yến có tập tính sinh sống gần gũi và phụ thuộc lẫn nhau. Chim yến rất yếu trong việc chống chọi với các kẻ săn mồi vì vậy việc sống bầy đàn giúp chúng chống chọi được với kẻ thù và cảm giác được an toàn. Vì vậy, những nhà yến có trữ lượng chim yến tốt sẽ hút chim hơn những nhà yến có trữ lượng bầy đàn nhỏ. Điều này biểu hiện quá rỏ là trong 1 khu vực thường chỉ có 1 đến 2 nhà là trữ lượng chim cực lớn, còn những nhà yến còn lại chỉ lèo tèo, tăng trưởng chậm cho dủ được thiết kế và sử dụng những thiết bị tốt nhất. Vì vậy, trong dẫn dụ chim yến yếu tố tạo bầy đàn là vô cùng quan trọng.

3. Chim yến có những giọt nước bọt dinh dưỡng cao và phong phú.

Nước bọt của chim yến được đánh giá rất cao nên giá tổ yến có thể lên đến vài chục, đến vài trăm triệu một kg, đặc biệt người Trung Quốc rất ưa chuộng. Tuyến nước bọt của chim yến sẽ phình to ra khi đến mùa sinh sản, những chiếc tổ yến đầu thường nhỏ, mỏng nhưng càng về sau càng to càng đều, càng đẹp và khi già thì khả năng làm tổ của chim yến sẽ kém đi. Nhân tiện nói đến đây thì Lộc Bụt nhớ đến câu hỏi "Nuôi chim yến lấy tổ có ác không?", ác hay không là do quan điểm của từng người và nên hiểu được bản chất và tập tính của chim yến. Lộc Bụt chỉ xin phép nêu ra điều này bằng quan sát thực tế là cho dù bạn có lấy chiếc tổ yến đi hay không thì con chim yến cũng xây dựng một chiếc tổ mới. Nếu bạn không lấy đi thì chim yến sẽ làm chồng lên chiếc tổ củ, nhưng có thể làm nhanh chóng hơn.

4. Chim yến có tính trung thành với nơi chúng ở: 

Chim yến là động vật trung thành về chổ ở, có nghĩa là chúng đã làm tổ ở đâu thì sẻ ở lại đó suốt cuộc đời, cho dù vị trí làm tổ có thể thay đổi. Chúng sẽ rời đi chổ ở mới nếu chúng cảm giác không an toàn hoặc phị phá hoại (vì vậy nếu bạn lấy chiếc tổ yến của chúng đi, chúng vẫn ở lại và làm một chiếc tổ mới). Cả chim yến trống và chim yến mái sẻ cùng xây dựng tổ ấm của mình chính vì thế mà con người sử dụng hình ảnh chim yến đại điện cho sự trung thủy, trung tình. Tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên mới kết đôi thì chim yến đực sẽ là con quẹt tổ trước và rủ con chim yến cái về làm tổ chung.

5. Chim yến trung thành nhưng vẫn di cư:

Chim yến thường di cư vì ảnh hưởng bởi nguồn thức ăn, môi trường sống bất lợi và ô nhiễm môi trường. Chim yến nếu gặp điều kiện bất lợi thì chỉ di cư đến nơi không xa lắm với nơi ở củ. Tuy nhiên, hiện nay với sự biến đổi khí hậu chim yến có thể di cư rất xa (điều hay thấy nhất là hiện nay chim yến đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các tỉnh tây nguyên, các xa biển).

Trên đây là những thông tin độc đáo về loài chim yến.

Sang năm mới Lộc Bụt sẽ có gắng chia sẻ đến anh chị những kiến thức xâu hơn về nghề nuôi chim yến (Lộc Bụt chia sẻ đến anh chị với mong muốn giúp một điều gì đó cho anh chị trong nghề nuôi chim yến).

Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu đặc tính sinh học của chim yến thông qua các báo cáo khoa học.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến thường làm tổ ở các hang động đá vôi.
Chim yến thường làm tổ ở các hang động đá vôi.
Hôm nay, hãy cùng Lộc Bụt nghiên cứu về đặc tính sinh học của chim yến thông qua các báo cáo nghiên cứu khoa học về loài chim yến. Càng hiểu về loài chim yến chúng ta càng khám phá ra được nhiều điều, từ đó áp dụng vào nhà yến nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất cho chúng sinh sống, sinh sản.

Tổng quan về loài chim yến làm tổ trong nhà yến.

Trước khi bắt đầu vào đầu tư một căn nhà yến thì chúng ta cần phải hiểu được phần nào về loài chim yến, một loài chim khá đặc biệt và mang lại cho nền kinh tế hàng tỷ USD. Chim yến tổ trắng là loài chim yến mang đến giá trị kinh tế cao nhất và hầu như chỉ tập trung ở khu vực Đông Nam Á.

Loa test chim yến LB 4000.

Chim yến là loài có kích thước nhỏ khoảng 12 cm, cơ thể chúng có màu nâu đen. Chim yến có đôi cánh rất khỏe bay nhanh và xa. Chim yến làm tổ từ chất lỏng màu trắng phía dưới lưỡi (nước bọt) chứa các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Điểm nổi bật của loài chim yến là làm tổ trong các hang động hoặc các vách tường, trần nhà trong không gian gần như tối.

Chim yến ăn gì?

Chim yến chủ yếu ăn côn trùng bay ngoài tự nhiên, chúng dõi và bắt mồi trong không khí. Con mồi của chim yến là các loài côn trùng chân đốt có trọng lượng từ 0.01 đến 0.69 g. Trong một nghiên cứu về khẩu phần ăn của chim yến, các nhà khoa học phát hiện ra 2 loài côn trùng trong khẩu phần ăn của chim yến là kiến và ong. Chim yến trưởng thành không cho chim non ăn thường xuyên như các loài chim khác, trong ngày chỉ có rất ít các con chim non được cho ăn, chim non chủ yếu được cho ăn khi chim bố mẹ đã đi kiếm ăn sau một ngày. Hiện tượng chim non chết thời gian gần đây chủ yếu là do thiếu thức ăn, chim yến bố mẹ kiếm không đủ lượng thức ăn cho bản thân và cho chim yến non. Vì vậy, chim yến hiện nay sẽ sinh sống ở những nơi có nguồn thức ăn phong phú, dồi dào. Trước đây, đa số chim yến sinh sống ở các vùng đồng bằng nhưng do nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm nên chúng đã di chuyển sinh sống ở các vùng cao nguyên, nơi có các cánh rừng, đồng cỏ, đồn điền nhiều thức ăn. Một trong những địa phương ở tây nguyên có nguồn chim yến dồi dào là Daklak, gia lai...

Khả năng sinh sản của chim yến nuôi trong nhà.

Chim yến sinh sản có chu kỳ (vì vậy tạo ra các mùa chim trong năm), thay đổi theo vị trí địa lý và điều kiện khí hậu. Cũng có những con chim yến sinh sản rải rác khác mùa chim trong năm nhưng số lượng khá ít. Chim yến làm tổ trung bình khoảng 30 ngày (có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn). Sau 7 đến 10 ngày sau sẽ bắt đầu đẻ trứng, mỗi trứng cách nhau 3 đến 4 ngày. Nếu các tổ được lấy đi trước khi đẻ trứng thì chúng sẽ nhanh chóng tạo một chiếc tổ mới, trung bình khoảng 10 đến 15 ngày (sau thời gian này tuyến nươc bọt bị thu hẹp và chim không thể tiết nước bọt để làm tổ nữa). Những con chim yến thường làm tổ vào ban đêm sau một ngày kiếm ăn và tích trữ đủ năng lượng. Sau khi kết thúc một chu kỳ sinh sản chim yến cần một khoảng thời gian để tích trữ năng lượng và tiếp tục sinh sản. Tại Việt Nam, chim yến thường bắt đầu xây tổ vào cuối mùa khô, sinh sản và chăm sóc con vào đúng mùa mưa đầu tiên khi lượng côn trùng nhiều và phong phú nhất. Theo quan sát của Lộc Bụt mùa chim nhiều nhất trong năm là tháng 4 và tháng 5.

Định vị bằng tiếng vang trong bóng tối.

Chim yến là loài kiếm ăn vào ban ngày, nhưng có khả năng định vị bằng tiếng vang trong bóng tối. Vì chúng thường làm tổ ở những nơi hang động hoặc nhà yến gần như tối. Anh chị nào có nhà yến chắc chắn sẽ nghe được tiếng định vị của chim yến khi vào nhà yến. Tiếng này là tiếng tạch tạch trong ngưỡng nghe của con người không phải là sóng siêu âm của loài dơi.
Anh chị nào quan tâm đến khả năng định vị bằng tiếng vang của chim yến có thể xem bài viết "Chim yến định vị bằng tiếng vang có tần số bao nhiêu và có phải bằng tần số siêu âm hay không?".
Chim yến phát ra âm thanh định vị đôi, cách nhau bằng một khoảng lặng rất ngắn, tiếng định vị thứ hai thường to hơn tiếng thứ nhất và có tần số từ 2KHZ đến 8 KHZ.

Những loài địch hại của chim yến.

  • Con người là địch hại nguy hiểm nhất. Tiếp đến là các loài động vật có xương sống như chim cú, chim cắt, điều hâu, rắn, dơi, mèo, chuột và động vật không có xương sống như kiến, gián, nhện, mạt...
  • Chim yến làm cách nào để tránh xa những loài địch hại: Cách được lựa chọn hàng đầu là chọn những nơi an toàn đặc biệt là không gian tối. Chính vì thế mà chim yến thường chọn những nơi tối để làm tổ tránh xa các kẻ săn mồi và phát triển hệ thống định vị bằng tiếng vang trong bóng tối.

Môi trường sống phù hợp của loài chim yến.

  • Môi trường nhà yến phù hợp là một trong những điều quan trọng ảnh hướng đến thành công của một nhà yến. Chim yến trước đây sinh sống tại các hang động đá vôi, để khuyến khích chim yến làm tổ trong nhà yến thì cần mô phỏng bầu không khí giống hang động (yên tỉnh, ít sáng, mát mẽ, ẩm).
  • Lựa chọn vị trí xây dựng nhà yến là rất quan trọng khi xây dựng nhà yến (ai có nhu cầu mua loa khảo sát trữ lượng chim yến có thể xem Loa test chim yến LB 4000) xây dựng nhà yến ở những nơi không phù hợp có thể dẫn đến thất bại còn những vùng chim tốt thì chỉ là vấn đề thời gian.
  • Chọn vị trí xây dựng nhà yến cần quan tâm đến dân số chim yến (một vị trí xây dựng nhà yến có nhiều chim sẽ mang đến xác suất có nhiều chim yến vào nhà sinh sản và sinh sống). Lưu ý vùng chim yến có nhiều chim hàng năm sẽ sản sinh ra một lượng lớn chim mới, đó là lượng chim bạn dẫn dụ. Chứ không phải những con chim lớn đã có nhà ở.
  • Nhà yến nên xây dựng ở những nơi tiệm cận nguồn thức ăn ao hồ sông suối, đồn điền, rừng cây...
  • Việc xác định vị trí tốt quyết định đến hơn 40% sự thành công của một ngôi nhà yến (theo Nasir Salekat, 2009).
  • Các yếu tố môi trường bên trong nhà yến bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ luân chuyển không khí, cường độ anh sáng, mùi và âm thanh. Phạm vi nhiệt độ được đề suất là 26 đến 35 độ C, hướng vào của chim yến nên tránh ánh nắng trực tiếp (thông thường là xây nhà yến là Đông Tây để cho mắt tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp là ít nhất từ đó giảm được nhiệt độ và ánh sáng trong nhà yến).
  • Độ ẩm trong khoảng 80 đến 90% là tốt nhất.
  • Thông gió trong nhà yến cũng rất quan trọng (anh chị nào quan tâm có thể xem bài viết: Các bố trí lỗ thông gió nhà yến).




Có thể bạn quan tâm

Khám phá đặc tính sinh học của chim yến qua video.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Đặc tính sinh học của chim yến, càng hiểu được nhiều càng ứng dụng được nhiều trong dẫn dụ chim yến. Video tuy đã cũ nhưng sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về loài chim yến.

Nuôi chim yến trong nhà và tập tính sinh học của chim yến.
Nuôi chim yến trong nhà và tập tính sinh học của chim yến.

Có thể bạn quan tâm

Ngưỡng nhiệt độ chết của chim yến và bài học rút ra.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Đợt lạnh kéo dài hơn 10 ngày nay đúng vào thời điểm chim yến non đang mọc lông hoặc sắp ra ràng. Nhiệt độ ở nhiều địa phương nhất là khu vực miền bắc đèo hải vân và tây nguyên xuống thấp, có khi xuống dưới 22 độ C và đã xảy ra hiện tượng chim yến non bị chết.

Chim yến non chết trong nhà yến vào mùa lạnh.
Chim yến non chết trong nhà yến vào mùa lạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tần suất cho chim yến non ăn vào mùa sinh sản.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Trước khi đọc bài này anh chị có thể xem thêm bài viết "chu kỳ sinh sản của chim yến".

Chim yến non trên tổ yến trắng - white bird's nest.
Chim yến non trên tổ yến trắng - white bird's nest.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về tập tính sinh học của chim yến sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc hiểu và vận hành nhà yến của mình một cách tốt nhất. Lộc Bụt luôn có câu "Hãy là chuyên gia trong chính ngôi nhà của bạn" Và nếu bạn "Có lộc thì sẽ có yến".

Mấy hôm nay có anh hỏi Lộc Bụt cũng vài lần về vấn đề "Là chim yến non cho ăn như thế nào, tần suất ra vô nhà yến của chim yến bố mẹ". Thì hôm nay có thời gian viết bài trả lời cho anh và cũng chia sẻ cho cộng đồng "Lộc Bụt và nghề nuôi chim yến trong nhà" cùng tham khảo.

Chim yến 8 tháng tuổi đã sẵn sàng đi tìm bạn tình, tìm một ngôi nhà yến mới an toàn để làm tổ và sinh sản.

Chim yến mái thông thường đẻ 2 trứng trong 1 mùa sinh sản (có thể nhiều hoặc ít hơn), 2 trứng không đẻ cùng một ngày mà cách nhau khoảng vài ngày.

Chim yến mất khoảng 30 ngày để ấp trứng, nhiều tài liệu nói rằng chin yến đựcchim yến mái thay nhau ấp trứng, trong thời kỳ ấp trứng chim yến ở lại trong tổ hầu như là 24/24. Một con chim đi kiếm ăn từ sáng sớm đến chiều muộn (có những trường hợp nó có thể về nhà yến vào lúc giữa trưa), Lộc Bụt đã quan sát được hiện tượng là vào buổi tối khi một con đi kiếm ăn về sẽ mớm một ít mồi cho con đang ấp trứng (có hiện tượng thay phiên ấp trứng). Con chim ấp trứng vẫn có thời gian bay ra ngoài nhưng khoảng một thời gian ngắn sau là quay lại.

Sau khi chim yến con nở, chim yến bố mẹ sẽ thay nhau cho chim yến con ăn. Tuy nhiên, tần suất cho ăn của chim yến không nhiều như các loài chim khác.

Cụ thể chia làm 3 giai đoạn (theo quan sát và ý kiến cá nhân của Lộc Bụt).
  • Giai đoạn chim yến non: Chưa có lông chim yến mẹ thường ủ ấm thêm vài ngày sau khi trứng nở. Sau thời gian này thì tần suất cho ăn của chim yến non thường là 1 bữa vào ban ngày và 1 bữa vào ban đêm. (tần suất cho ăn phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn và quảng đường kiếm ăn của chim bố mẹ).
  • Giai đoạn chim yến trung bình: Đã có lông cánh gần như đầy đủ, tần suất cho ăn thông thường là chỉ một bữa vào buổi tối sau khi chim yến bố mẹ kiếm ăn về (có thể thêm một bữa vào buổi trưa nhưng khá ít).
  • Giai đoạn chim yến trưởng thành: Chim yến đã rời khỏi tổ, không cho ăn và chim yến phải tự đi kiếm ăn.
Hiện nay dẫn dụ chim yến làm tổ yến trắng đang rất phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Xem video để hiểu hơn về chim yến sống trong hang động.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến trước đây chủ yếu sinh sống ngoài các đảo và hang động (cách xa con người và các mối đe dọa). Vì thế tổ yến được xem là báu vật tiến vua vì độ quý hiếm và chất dinh dưỡng tuyệt vời của nó.

Nghề khai thác yến trong hang động.
Nghề khai thác yến trong hang động.
Nghề khai thác tổ yến đảo, yến trong hang động rất nguy hiểm vì phải đu dây, trèo lên các vách đá để thu hoạch tổ.

Sau đây hãy cùng Lộc Bụt xem một đoạn video về nghề khai thác tổ yến trong hang động, cách chim yến làm tổ nuôi con và môi trường sinh sống của chim yến nhé.

Đặc biệt nếu anh chị để ý và chịu khó tìm tòi sẽ phát hiện nhiều âm thanh thú vị của chim yến (từ đó có thể nhận biết được từng loại âm thanh phát ra của chim yến).

Công việc khai thác tổ yến hang động khá nguy hiểm.


Có thể bạn quan tâm