Chim yến sợ tối và thích làm tổ ở nơi có ánh sáng trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến làm tổ ở phòng lượn.
Chim yến làm tổ ở phòng lượn.
Hôm nay chủ nhật có thời gian đọc tin tức này nọ và đọc được một thông tin mà thấy buồn cười quá vậy mà lại thu hút nhiều người trao đổi mới hay chứ. Không biết những người đó đã nuôi chim yến hay chưa mà nói cứ như thật.

Đại loại những câu nói thế này:

  • Chim yến sợ tối.
  • Chim yến thích ánh sáng.
  • Nhà mình chim yến vẫn làm tổ ở chổ sáng.
  • Nhà mình chim yến vẫn làm tổ ở phòng lượn.
  • Sáng thế này chim yến vẫn làm tổ.
  • Rồi chim yến vẫn làm tổ ở chỗ sáng cần gì phải ngăn phòng, cản ánh sáng.
  • .....
  • La la đủ thứ hầm bà lằng.

Trước tiên khoan nói về vấn đề trên mà chúng ta hãy đi từ gốc rể của mọi việc, đừng phủ nhận những nghiên cứu mang tính chất khoa học rồi dựa vào một vài ý kiến để phản bác nó.

Đi từ đặc tính sinh học của chim yến (Lộc Bụt có một số bài viết về đặc tính sinh học của chim yến anh chị nào quan tâm có thể tìm đọc), chim yến khác với những loài chim khác kể cả con chim én là chúng có khả năng định vị bằng tiếng vang. Chắc ai cũng biết cho đến ngày hôm nay tồn tại rất đa dạng loài là do chọn lọc tự nhiên, những tiến hóa có lợi được giữ lại và những bất lợi bị loại bỏ. Không bỗng dưng một con vật lại có khả năng định vị bằng tiếng vang (con dơi hoạt động vào ban đêm có khả năng định vị bằng sóng âm, con chim cú kiếm ăn vào ben đêm có khả năng quan sát bên đêm rất tốt). Còn con chim yến nó kiếm ăn vào ban ngày, nhưng có khả năng định vị bằng tiếng vang, chắc chắn dù có nói thế nào đi nữa chim yến nó vẫn cảm giá những nơi có ánh sáng yếu, những nơi tối mờ là an toàn và chúng sẽ thích làm tổ ở những chổ đó. Theo các nghiên cứu về loài yến hàng sống ngoài đảo, chim yến thường làm tổ ở những hang động có ánh sáng mờ đến tối từ khoảng 0.02 luc đến 2 lux. Người ta đã nghiên cứu đến cỡ đó mà anh chị nở lòng nào nói chim yến thích làm tổ ở chổ sáng.

Bỏ qua đặc tính sinh học của chim yến, chúng ta tiếp tục đi đến về kỹ thuật xây dựng nhà yến. Không ai rãnh hơi đâu mà phát triển kỹ thuật xây dựng nhà yến, lúc trước thì chim yến tự vào nhà hoang sinh sống, sau đó con người xây dựng nhà yến từ thô sơ đến hiện đại để dẫn dụ và giử chim yến. Rồi không ai cách công xây dựng nhà yến với cách tính toán kích thước miệng lỗ, kích thước cửa vào phòng để tiêu bớt ánh sáng vào phòng làm tổ. Rồi nghĩ đến cả cách phân chia phòng, tạo luồng hành lang để giảm bớt ánh sáng và tạo đường bay thoải mái cho chim yến.

Không phủ nhận là vẫn có những con chim yến làm tổ ở những nơi có ánh sáng như trong phòng lượn, ngay những vị trí loa dẫn cửa ra vào phòng làm tổ nhưng đó chỉ là số ít và nó không nói lên tất cả. Đừng lấy những cái số ít để phủ nhận những nguyên cứu khoa học về ngành nghề dẫn dụ và nuôi chim yến.

Những nhà yến có ánh sáng từ mờ đến tối dao động từ 0.002 đến 2 lux (Lộc Bụt cũng đã chia sẽ những mẹo hay đo cường độ ánh sáng tốt cho nhà yến, anh chị nào chưa đọc có thể tham khảo bài viết "những mẹo đo sáng trong nhà yến"). Nếu anh chị đã từng đọc và tìm hiểu những kỹ thuật xây dựng nhà yến của chuyên gia người malaysia thì chắc chắn nghe đến cái gọi là (Phòng Vip: phòng vip thường là phòng hội đủ nhiều yếu tố tốt nhất về âm, ẩm, độ, mùi, ánh sáng cho chim yến phát triển, phòng vip này thường là phòng trong cùng của mỗi tầng nơi ánh sáng hầu như tối).

Bài viết về chủ đề này xin đừng lại ở đây, bài viết chỉ viết lên những suy nghĩ mang tính chất cá nhân (có thể đúng hoặc có thể chưa đúng), Tuy nhiên muốn viết lên để những anh chị nào đã và đang nuôi chim yến đừng có nghe những thông tin chim yến sợ tối, chim yến vẫn làm tổ ở nơi sáng (một số ít con chim thôi đùng vơ cả bầy yến trong nhà yến) rồi bắt đầu thay đổi đủ kiểu, đặc biệt là những chủ nhà yến đang có ý định xây dựng nhà yến cần nghiên cứu kỷ về cách thiết kế xây dựng nhà yến làm sao tiêu bớt sáng trong nhà yến đặc biệt là phòng ở của chim yến, chứ để nó sáng quá mai này đi vào hoạt động rồi phải làm này làm nọ.

Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5