Nguyên nhân dẫn đến việc dẫn dụ chim yến càng ngày càng khó khăn.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Nạn giăng lưới bẩy chim yến.
Nạn giăng lưới bẩy chim yến.
Quay về khoảng vài năm về trước việc dẫn dụ chim yến sẽ dễ dàng hơn so với bây giờ, tỷ lệ tăng đàn trong nhà yến cũng cao hơn bây giờ. Việc những nguyên nhân gì đã khiến cho tỷ lệ dẫn dụ chim yến vào nhà hiện nay thấp đến như vậy.

 1. Do số lượng nhà nuôi chim yến tăng:

Vài năm gần đây phong trào dẫn dụ nuôi chim yến đang rất rầm rộ, những trang trại yến hay những căn nhà yến hàng tỷ đồng mọc lên ngày càng nhiều. Tạo ra tính cạnh tranh trong dẫn dụ chim yến cao do đó dẫn đến việc tăng đàn trung bình trong mỗi nhà yến sẽ thấp đi.

2. Do nguồn thức ăn:

Nguồn thức ăn của chim yến ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa nhanh, canh tác nông nghiệp phun thuốc trừ sâu, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp...

3. Do thời tiết khí hậu:

Thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn, biến đổi khó lường hơn (Đặc biệt là vấn đề hạn hán kéo dài).

4. Do vấn nạn giăng lưới bẩy chim yến.

Theo Lộc But đây thực sự là một điều đáng lưu tâm trong thời buổi hiện nay. Xin hỏi các anh chị xây dựng một nhà yến xong, anh chị tốn mất bao nhiêu năm tháng để dẫn dụ được vài trăm đến vài ngàn chim yến nhưng một người giăng lưới bẩy chim chỉ trong vòng vài tiếng cũng có thể bắt đến hàng chục, hàng trăm thậm trí đến hàng ngàn con chim yến.

Một người bẩy chim yến có thể xóa sạch một ngôi nhà yến trong vài giờ (có nghĩa là số lượng chim yến họ bắt trong vài giờ bằng với một nhà yến dẫn dụ trong vài năm).

Nạn giăng lưới bẩy chim yến thường hay xảy ra ở những địa phương có lượng chim yến đồi dào (đặc biệt là khu vực diên hải miền trung, nam bộ (nơi có những cánh đồng lúa vuông tôn bạt ngàn).

Chim yến là một loài chim ham vui (nơi nào nhiều chim là càng kéo thêm nhiều chim khác) đó cũng là một đặc tính sinh học của chim yến (Thấy rỏ nhất là trong một khu vực những nhà yến nào có trữ lượng bầy đàn nhiều sẽ hút chim nhiều hơn những nhà yến mới, trong mỗi một khu vực sẽ có khoảng 2 đến 3 căn nhà yến như vậy).

Nãy giờ đang nói đến những người có ý định bắt chim yến để kiếm tiền nhé và còn có một vấn nạn nữa cũng nguy hiểm không kém (không có ý định bắt chim yến).

Đó là những trang trại nuôi tôm, nuôi cá họ thường giăng lưới để ngăn chặn các con chim sắn mồi, chim bói cá đến ăn tôm cá của họ. Rất nhiều chủ vuông tôm, vuông cá giăng kín bao quanh hồ vô hình chung dính luôn những con chim yến. Họ không cố ý bắt chim yến, họ muốn bảo vệ đàn cá đàn tôm của họ.

Một ví dụ điển hình, ngày 13/5/2020 tại Tam Thôn Hiệp, vùng nuôi yến hàng đầu VN, chim yến bị mắc lưới hàng loạt tại đầm nuôi tôm của ông C. Theo lời kể thì mỗi ngày có cả ngàn con yến bị mắc lưới. Khi công an tới thì cũng chỉ mang tính vận động, thuyết phục, thậm chí năn nỉ chủ đầm tôm hạ lưới xuống chứ cũng không xử lý chế tài được người ta. Ông chủ đầm tôm lý luận là đất của tui thì tui giăng lưới kệ tui, chim yến bay lại và dính vào lưới thì kệ chim.

Vấn đề này đòi hỏi phải có những quy định bằng pháp luật, chứ không thể hô hào giải quyết cục bộ ở một vài nơi.

=> Nhà yến thì tăng, nguồn thức ăn khan hiếm, lượng bầy đàn không tăng mà nhiều khi còn giảm
=>  Làm sao mà có thể tăng đàn nhà yến nhanh chóng như thời xưa.




Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5