Cách chọn hướng lỗ thu chim nhà yến thuận theo tự nhiên.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chọn hướng miệng hang nhà yến khoa học nhất.
Chọn hướng miệng hang nhà yến khoa học nhất.
Xin chào các anh chị, tiếp tục với chủ để chia sẽ những kiến thức cá nhân về nghề nuôi chim yến. Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị cách chọn hướng lỗ thu chim (miệng hang nhà yến) một cách mang tính khoa học và thuận theo tự nhiên.

Từ trước đến nay Lộc Bụt vẫn chia sẻ là việc xác định miệng hang là thông qua quan sát hướng bay của chim yến (mỗi vùng miền khác nhau thì hướng bay của chim yến sẽ khác nhau).

Việc lựa chọn hướng miệng lỗ cho nhà yến là cả một nghệ thuật trong dẫn dụ nuôi chim yến, chứ không đơn giản là xác định máy móc mà không có nghiên cứu và phân tích.

Trước khi đi vào nói về miệng hang khi xây dựng nhà yến, chúng ta hãy cùng bàn luận một tí về vấn đề điều kiện tự nhiên mang tính khoa học.

Từ nhỏ đến lớn chúng ta được học rằng mặt trời mọc ở hướng đông và mặt trời lặn ở hướng tây. Tuy nhiên, điều này không đúng hoàn toàn nó phụ thuộc vào vị trí chúng ta đang đứng (đứng ở bắc bán cầu, đứng ở đường xích đạo hay đứng ở nam bán cầu).

Việt Nam nằm ở Bắc Bán Cầu. Vị trí mọc và lặn của mặt trời trong năm không cố định mà thay đổi theo chu kỳ: Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí và mặt trời chỉ mọc và lặn đúng Đông, Tây vào Xuân Phân và Thu Phân mà thôi. Những ngày Hạ Chí (21/22/06) thì mặt trời mọc ở Đông Bắc và lặn ở Tây Bắc. Những ngày Đông Chí (21 hoặc 22/12) thì Mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam.

Nói xuân phân, hạ chí, thu phân... nhiều khi chúng ta khó hình dung. Giờ nói một cách đơn giản hơn là vào mùa đông mặt trời có thiên hướng trếch về hướng Nam, còn về mùa hè có xu hướng trách về hướng Bắc.

Trong những tài liệu về kỹ thuật xây dựng nhà yến người ta luôn khuyên là nên xây dựng nhà yến theo hướng Đông Tây để giảm bớt bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ đó giảm nhiệt và bức xạ nhiệt bên trong nhà yến. Nhà yến quay theo hướng đông tây mà miệng lỗ chính cũng để theo hướng đông hoặc tây thì lượng ánh sáng vào nhà yến khá lớn (khó khăn trong việc tiêu sáng nhà yến). Chính vì thế chúng ta có thể chọn hướng lỗ thu chim quay về hướng nam hoặc bắc. Hiện nay, để tối ưu trong việc thu hút chim, những ngôi nhà yến thường mở hai miệng lỗ thu chim quay theo hai hướng kề nhau (có một lỗ chính và một lỗ phụ, có kích thước sẽ chênh lệch một tí)(Ví dụ hướng tây nam hoặc tây bắc hoặc đông nam hoặc đông bắc, không nên để hai miệng hang đối nhau ví dụ một lỗ hướng tây, một lỗ hướng đông hoặc 1 lỗ hướng nam và 1 lỗ hướng bắc).

Theo chia sẽ của một số anh chị có kinh nghiệm trong nghề nuôi chim yến, các nhà mở lỗ theo hướng Tây chim có xu hướng ở tầng trên, các nhà mở lổ theo hướng Đông chim có xu hướng ngược lại. Ngoài ra nếu mở lỗ theo hướng Đông hoặc Tây thì trong nhà chim sẽ tồn tại nhiều khu vực chim ở không thuận theo tự nhiên mà phải dụ dỗ lôi cuốn bằng âm dẫn. Còn mở lỗ chim theo hướng Nam hoặc hướng Bắc, tùy điều kiện từng nhà mà ta chọn 1 trong 2 (chủ yếu phụ thuộc vào hướng đất, hướng bay của chim và hướng gió). Nếu mở lỗ hướng Nam thì khi vào mùa đông mặt trời thiên về phương Nam, nhà chim sẽ gần giống với trường hợp như mở lỗ chim về hướng Đông chim có xu hướng ở các tầng dưới. Rồi vào mùa hè mặt trời thiên về phương Bắc, với nhà chim có lỗ hướng Nam, chim có xu hướng ở các tầng trên. Như vậy trong một năm dụ chim, mùa đông ta dụ chim xuống tầng dưới một cách tự nhiên tự nguyện, còn mùa hè ta dụ chim ở tầng trên cũng một cách tự nguyện tự nhiên như vậy chim ở trong nhà yến sẽ đều hơn (một mùa dụ chim xuống dưới, một mùa dụ chim ở trên).

Một ví dụ khu vực Đông Nam Bộ đa số là gió thổi theo hướng Nam hoặc Tây Nam, nếu để miệng lỗ phía bắc chim bay vào lỗ dễ hơn nhất là khi có gió mạnh. Tuy nhiên hướng này có nhược điểm là vào mùa lạnh bị gió lùa vào nhà thông qua lỗ gọi.

Ví dụ cụ thể về hướng gió khi chim bay vào miệng lỗ cho anh chị dễ hình dung. Nếu gió thổi mạnh từ Nam qua Bắc thì hướng miệng hang Bắc chim yến sẽ dễ vào hơn là vào miệng hang phía Nam. Khi chim bay cùng chiều gió vận tốc bay sẽ rất nhanh, mà miệng lỗ thì nhỏ, không gian bên trong nhà yến cũng nhỏ, chim yến rất khó giảm tốc độ. Còn với việc bay ngược chiều gió chim yến có thể dùng sức cánh để điều tiết được tốc độ bay và khi gần đến miệng hang được chuồng cu che chắn hướng gió nên nó bay vào rât dễ.


Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5