Chuyên mục: Kỹ thuật âm thanh nhà yến

Lộc Bụt chia sẻ kiến thức về xây dựng vận hành nhà yế miễn phí và các vấn đề liên quan đến nhãn #Kỹ thuật âm thanh nhà yến
Showing posts with label Kỹ thuật âm thanh nhà yến. Show all posts
Showing posts with label Kỹ thuật âm thanh nhà yến. Show all posts

Bản đồ cơ bản nhất trong việc thiết kế loa và sử dụng âm trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Sơ đồ bố trí loa theo từng loại âm khác nhau.
Sơ đồ bố trí loa theo từng loại âm khác nhau.

 Hôm nay tình cờ thấy một hình ảnh về cách dùng âm trong nhà yến nên cũng viết bài chia sẻ cho những anh chị nào đang quan tâm đến nghề dẫn dụ nuôi chim yến tham khảo.

Hiện nay chúng ta luôn nghe nói nhà yến thường có 3 âm chính là âm ngoài, âm dẫn và âm ru (theo thứ tự trong hình là 1, 2, 3). Thông tin cơ bản là vậy nhưng tùy theo kinh nghiệm và các dùng âm của từng người mà có thể dùng 1 âm cho cả nhà yến, dùng 2 âm, 3 âm, thậm trí 4,5 âm cho nhà yến).

Tuy nhiên khi thiết kế hệ thống âm thanh cho nhà yến chúng ta nên thiết kế ít nhất 3 hệ thống âm thanh để dùng cho 3 âm thanh ngoài dẫn ru (để tiện cho quá trình dùng âm sau này, ví dụ bạn ưa thích dùng 1 âm cho cả nhà yến, bạn thiết kế có một hệ thống âm thanh duy nhất, đến mai này hứng lên bạn muốn đi thử 3 âm vậy bạn phải đi thêm dây rất phiền phức và khó khăn khi nhà yến đã đi vào hoạt động). Vì vậy khi thiết kế hệ thống âm thanh trong nhà yến thì thiết kế ngay từ đầu ít nhất 3 hệ thống âm thanh ngoài dẫn và ru (có thể nhiều hơn càng tốt nhé).

Xin nhắc lại đây chỉ là thông tin cơ bản trong sơ đồ bố trí và sử dụng âm thanh trong nhà yến, tùy kinh nghiệm và cách bố của từng người mà tùy biến thêm.

  1. Nhìn vào hình ảnh bên trên bạn có thể thấy âm thanh ngoài được thiết kế từ miệng hang trở ra (có thể đi âm thanh ngoài cho loa miệng hang và loa chùm phóng bên ngoài nhà yến).
  2. Âm thanh dẫn (hệ thống loa dẫn sẽ được bố trí từ phòng lượn, lỗ vào phòng ở của chim yến, bên trong phòng ở của chim yến.
  3. Âm thanh ru bố trí bên trong phòng ở của chim yến (phòng làm tổ), hệ thống loa ru cần nhiều và gắn trên thanh làm tổ để thu hút được nhiều chim yến.

 


Có thể bạn quan tâm

Diy amply walet - Hướng dẫn tự chế một amply mini giá rẻ

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Hướng dẫn tự chế amply mini giá rẻ - DIY amply walet.
Hướng dẫn tự chế amply mini giá rẻ - DIY amply walet.

Có rất nhiều anh chị tò mò cách tự lắp một amply mini kết nối bluetooth, phát âm thanh qua usb (có thể dùng cho nhà yến được luôn) giá rẻ dùng để nghe nhạc hoặc làm amply walet.

Hôm nay ở nhà rảnh và có mua được ít linh kiện amply về chế cháo cho vui.

Anh chị nào quan tâm thì có thể xem và tham khảo nhé.

Linh kiện này Lộc Bụt mua trên shopee với mức giá rất rẻ (lắp xong bộ loa nghe nhạc, phát âm thanh chim yến này chưa đến 200K).

1. Mạch khuếch đại âm thanh class D (hiệu suất cao) 2 cổng phát âm thanh. (ai quan tâm có thể click tại đây).

2. Mạch giải mã âm thanh bluetooth, usb, micro sd (ai quan tâm xem tại đây). (nếu muốn dùng cho amply nhà yến nên chọn mạch không có bluetooth, không có câu chào khi bật nguồn).

(Mạch dùng nguồn 12v, 5a là tốt nhất).

Lắp ráp rất đơn giản theo module, anh chị có thể xem video bên dưới để tham khảo.


Có thể bạn quan tâm

Sơ đồ đơn giản đi dây hệ thống loa ngoài, dẫn và ru cho nhà yến nhỏ.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị cách đi đây loa cho hệ thống loa ru, loa dẫn và loa ngoài đơn giản cho nhà yến nhỏ.

Như chúng ta đã biết một nhà yến dù to hay nhỏ thì cũng có một hệ thống âm thanh gồm 4 thứ sau:

  • Hệ thống loa ru.
  • Hệ thống loa dẫn.
  • Hệ thống loa miệng lỗ.
  • Hệ thống loa chùm, phóng bên ngoài nhà yến. 

Hôm nay, Lộc Bụt xin mạo muội chia sẻ đến anh chị một hệ thống âm thanh nhà yến bao gồm miệng lỗ, dẫn, ru đơn giản nhất có thể cho một nhà yến nhỏ.

1. Sơ đồ hệ thống loa ru bên trong nhà yến.

Sơ đồ hệ thống loa ru đơn giản bên trong nhà yến.
Sơ đồ hệ thống loa ru đơn giản bên trong nhà yến.

Trong nhà yến thì có rất nhiều loa ru ít nhất cũng là 1m2 một loa ru. 

Amply thì luôn có hai kênh trái và phải, chúng ta khi đi dây loa nên bố trí đều cho 2 kênh trái và phải, để phát huy tối đa hiệu quả của âm thanh. 

Anh chị có thể xem sơ đồ trên để hiểu rỏ hơn về cách bố trí và đi dây loa cho. 

2. Sơ đồ đi dây loa dẫn và miệng lỗ nhà yến.

Với cách tận dụng hệ thống âm thanh stereo 2 kênh trái và phải, anh chị có thể phát cùng lúc 2 âm thanh ngoài và dẫn trên cùng 1 amply (áp dụng cho nhà yến nhỏ và tiết kiệm chi phí).

Khi thiết kế theo kiểu này thì chỉ cần 2 amply mà có thể chạy được 3 âm ngoài, dẫn và ru. (Tuy nhiên, yêu cầu phải có chút kiếm thức về edit âm thanh stereo).

Còn nếu không thì vẫn dùng hệ thống 3 amply như bình thường.

Sơ đồ đi dây hệ thống loa miệng lỗ và dẫn đơn giản cho nhà yến nhỏ.
Sơ đồ đi dây hệ thống loa miệng lỗ và dẫn đơn giản cho nhà yến nhỏ.

Một số lưu ý:

- Khi đi loa dẫn là loa dẫn được bố trí đến cuối nhà yến để tăng khả năng dẫn dụ chim yến vào sâu bên trong nhà yến. 

- Đây chỉ là sơ đồ đi dây cực kỳ đơn giản cho nhà yến, dựa vào đây và các bố trí nhà yến của bạn mà thiết kế nên một hệ thống đi dây loa cho hoàn chỉnh.

Chúc các chủ nhà yến thành công.

Có thể bạn quan tâm

Bạn nuôi yến lâu năm nhưng chưa chắc bạn đã làm điều này.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nối mass amply nhà yến.
Nối mass amply nhà yến.

Dàn âm thanh nhà yến được xem là linh hồn của ngôi nhà yến, một hệ thống âm thanh tốt sẽ dẫn dụ được chim yến vào nhà tham quan và ở lại.

Tuy nhiên có rất nhiều chủ nhà yến không quan tâm đến một điều cho hệ thống amply nhà yến, đó chính là nối mass cho amply ngay từ khi phát âm thanh nhà yến.

Nếu chủ nhà yến ý thức điều này ngay từ đầu thì sẽ có những tính toán khi xây dựng nhà yến. Cụ thể là việc đóng cọc bằng sắt hoặc đồng sâu xuống đất khoảng 1m và để đây chờ sẵn.

Vậy khi nào bạn nên tiếp mass cho amply nhà yến.

- Theo Lộc Bụt là khi lắp hệ thống amply nhà yến là nên tiếp mass luôn (nếu amply đã có jack tiếp mass thì quá tốt, còn những amply chưa có thì chúng ta có thể bắt vào ốc sườn amply.

- Với một chiếc amply khi bạn vô tình chạm phải các cạnh trên vỏ máy kim loại. Bạn cảm thấy “tê tê” bởi chiếc amply đã bị rò điện. Mặc dù chưa đến mức độ gì “to tát” nhưng chúng ta cũng cần đề phòng và giải quyết để đảm bảo được an toàn tuyệt đối. Đây là lúc chúng ta cần phải nối tiếp đất cho chiếc amply của mình.

- Khi các bạn cảm thấy tín hiệu bị nhiễu, có tiếng ù xì rõ, gây khó chịu và làm cho chất lượng âm thanh giảm sút thì các bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để giảm thiểu tình trạng đó, giúp cho âm thanh tiếng chim yến tốt hơn.

Cách nối đất, tiếp mass cho amply 

Như đã nói ở trên, phần lớn những chiếc amply nhà yến có vỏ bằng kim loại đều có con vít để người dùng đấu dây nối đất và thường nằm ở mặt sau của amply. 

Bạn chỉ cần một đoạn dây điện nối vào amply sườn amply và một đầu khác nối vào cọc tiếp đất.

Nếu bạn không có cọc tiếp đất thì có thể dùng 1 thanh sắt hoặc một cây đinh dài dóng vào góc tường hoặc nền nhà yến.

Chúc các anh chị thành công.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách mắc loa phóng, loa dẫn miệng lỗ nhà yến đúng kỹ thuật.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Hướng dẫn cách mắc loa phóng đúng kỹ thuật.
Hướng dẫn cách mắc loa phóng đúng kỹ thuật.

Xin chào mọi người, hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị cách mắc loa dẫn, loa phóng và loa miệng lỗ đúng kỹ thuật tránh cháy, nóng và giảm tuổi thọ của amply nhà yến.

Vẫn là chủ để mà Lộc Bụt chia sẻ hoài là cách mắc song song và nối tiếp với những loại loa có cuộn dây (có điện trở).

Mắc song song thì làm giảm điện trở 

Mắc nối tiếp thì tăng điện trở.

Cái điều ở đây là chúng ta mắc loa nhà yến làm sao mức điện trở toàn đường dây nằm trong khoảng từ 4 đến 16 ôm.

(Nếu thấy video bên dưới hay thì nhớ cho Lộc Bụt một like một đăng ký nhé - nếu không xem được video thì click vào đây).



Có thể bạn quan tâm

Có nên sử dụng âm sos trong nghề dẫn dụ và nuôi chim yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Xin chào mọi người, hôm nay tình cờ thấy trên Hội có một đoạn video quay một nhà yến chim chơi rất nhiều, chim quần tụ khá đông nhưng cái kỳ lạ ở đây là âm nhà yến này đang sử dụng (nguồn video mình trích trên facebook nhé).

Âm sos trong nhà yến.
Âm sos trong nhà yến.

 

Những người đã nuôi yến chắc chắn không còn quá xa lạ với âm cầu cứu, âm cưỡng bức hay âm sos. Âm thanh này được chim yến phát ra khi chứng gặp nguy hiểm, cảnh báo nguy hiểm hay có kẻ săn mồi. Nếu anh chị xem mấy video về giải cứu chim yến anh chị rất hay nghe những âm thanh này.

Việc có nên sử dụng âm thanh này trong dẫn dụ nuôi chim yến hay không thì vẫn chưa có một kết luận cụ thể (có người nói pha trộn một ít âm này trong âm dẫn dụ chim yến có hiệu quả có người nói không). Nhưng những người có kinh nghiệm trong nghề nuôi chim yến khuyên rằng không nên dùng âm sos (100%) cho nhà yến vì khi sử dụng âm này trong quá trình vận hành nhà yến, thì chim sẽ bay đi mất hoặc trành xa nhà yến đó do chúng nghĩ rằng nơi đó nguy hiểm.

Những điều Lộc Bụt nói ở trên chỉ là nghe nói tới thôi, chứ cũng không giám thử xem âm sos dùng trong nhà yến có tốt không và chắc cũng chẳng ai giám mạo hiểm đánh đổi cả gia sản của mình để dùng âm sos.

Theo quan điểm cả nhân của Lộc Bụt thì không nên sử dụng âm sos 100% trong dẫn dụ và nuôi chim yến (vì nó là âm cầu cứu, âm cưởng bức) nó có ảnh hưởng không hề nhỏ đến nhà yến của bạn (như những người đi trước chia sẻ lại).

Trong video trên thì Lộc Bụt thấy gia chủ rất vui mừng khi dùng âm này, chim yến về rất nhiều (cảm giác rất vui). Không biết là gia chủ vui mừng thật hay chỉ dùng âm kéo chim kheo chim chơi thôi. 

Nhân đây Lộc Bụt cũng xin nói thêm một số điều thế này:

+ Khi dùng âm sos chim yến nghe thây là bay đến ngay (nó thường bay cao hơn nguồn phát ra âm thanh, chúng bay theo dạng vòng tròn bên trên nguồn phát âm và kêu nhau éo éo).

+ Chim yến sẽ quần đàn trong một khoảng thời gian rồi bay đi mất.

+ Âm Sos dùng trong việc khảo sát trữ lượng chim yến (mục đích chính của âm này).

(Trên đây chỉ là những chia sẻ mang tính chất cá nhân của Lộc Bụt, anh chị có đóng góp ý kiến xin comment bên dưới bài viết nhé).

 



Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn khắc phục Amply nhà yến nhảy rơ le tạch tạch không phát âm thanh.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Khắc phục lỗi amply nhảy rơ le tạch tách
Khắc phục lỗi amply nhảy rơ le tạch tách

Xin chào các anh chị, chúc anh chị một ngày làm việc thành công.

Hôm nay có một anh hỏi Lộc Bụt thế này "anh mới đi sửa cái amply nhà yến về, anh gắm dâu đúng như hồi trước nhưng khi bật amply là nghe tiếng tạch tách không phát ra âm thanh".

Thì nhân tiện đây Lộc Bụt cũng xin trả lời luôn cho những anh chị nào lần sau có gặp phải thì biết cách khắc phục.

Nguyên nhân amply của anh chị bị cháy phải đi sửa là do điện trở đường dây quá thấp gây nóng và cháy amply (nguyên nhân là mắc song song quá nhiều loa có cuộn dây hoặc loa thạch anh, đường dây) trong nhà yến bị chạm(vì vậy lộc bụt đã viết rất nhiều bài viết về cái điện trở amply và cách mắc loa, anh chị nào chưa biết thì có thể xem thông tin tại: cách mắc loa nhà yến không cháy amply). Lộc Bụt đã có rất nhiều bài và có hướng dẫn chi tiết trên website và kênh youtube Lộc Bụt rồi, nên anh chị có thể search thông tin trên google với cú pháp: "Cách mắc loa nhà yến Lộc Bụt" để tham khảo, em xin phép không nói lại và không giải thích nhé.

Hoặc tham khảo chuỗi bài viết hướng dẫn chi tiết miễn phí về  "kỹ thuật xây dựng nhà yến Lộc Bụt". 

Hoặc tham khảo chuỗi bài viết "những vấn đề gặp phải khi vận hành nhà yến lộc bụt".

Sau khi sửa amply về lắp đúng như vậy là cứ nghe tiếng tạch tạch hoặc là vặn volume to một tí là amply ngắt không phát tiếng (nguyên nhân chính là nguyên nhân ở trên gây), điện trở đường dây quá thấp làm cho role amply ngắt. Điện trở của amply nhà yến chỉ hỗ trợ từ 4 ôm đến 16 ôm, dưới ngưỡng 6 ôm rất dễ gây chập cháy amply.

Vì vậy nhà anh chị xảy ra hiện tượng này thì nên xem lại đường dây và kỹ thuật mắc loa nhà yến.

Nếu anh chị là chủ nhà yến thì nên mua một cái máy đo mà dùng "Máy đo điện đa năng giá rẻ bèo trên shopee tại đây".

Sau đó đo điện trở của đường dây nếu phát hiện đường dây nào có điện trở dưới 4 ôm thì phải kiểm tra xem xét, những nguyên nhân chính để tìm cho nhanh là:

1. Đường dây bị trạm.

2. Loa thạch anh hoặc loa coil bị chạm cháy.

3. Mắc song song quá nhiều loa có cuộn dây.

Chỉ cần kiểm tra 3 lý do đó là anh chị đã khắc phục được lỗi amply bị kêu tạch tạch hoặc quá nóng.

Chúc anh chị thành công.

Có thể bạn quan tâm

Cách đi dây loa ru từ amply đến loa ru khi xây dựng nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Cách đi đây loa ru từ amply đến loa trong nhà yến.
Cách đi đây loa ru từ amply đến loa trong nhà yến.
Xin chào mọi người, lại là Lộc Bụt đây.

Tiếp tục với chuỗi bài viết và video hướng dẫn kiến thức cá nhân về nghề nuôi chim yến, hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị "cách đi dây loa ru từ amply đến loa bên trong nhà yến".

Nhưng trước khi đi vào bài viết nếu anh chị nào chưa xem cách bố trí loa ru trong nhà yến thì có thể xem lại bài viết "Cách bố trí loa ru khi xây dựng nhà yến của Lộc Bụt" và những kiến thức về "Kỹ thuật xây dựng nhà yến".

Như từ trước đến nay Lộc Bụt vẫn hay trình bày là loa nhà yến chỉ có 2 loại chính là loa có điện trở thông thường là 8 ôm (loại loa này không dùng cho loa ru nhà yến vì mắc nối rất phức tạp, nếu không tính toán kỹ có thể cháy hệ thống âm thanh) và loa diện trở vô cùng (loa thạch anh - loa này được đa số các nhà yến sử dụng làm loa ru vì mắc rất dễ dàng, có đấu sai cực vẫn không nguy hại đến hệ thống âm thanh).

Đa số các kỹ thuật xây dựng nhà yến hiện nay sử dụng cách mắc song song khi mắc loa khi trong nhà yến, có nghĩa là cứ nối đầu dương của loa với đường đây chính và nối âm của loa với đường âm của đường dây chính, nếu nhà yến lớn thì có thể phân nhánh (nhưng lưu ý đầu cuối và đầu đầu của dây phải về cực dương của amply để gia tăng khả năng phát âm thanh và giảm bớt suy hao tín hiệu).

Để giúp anh chị hiểu hơn về cách đi đây từ loa đến amply khi mắc loa ru trong nhà yến anh chị có thể xem thêm video bên dưới.


Có thể bạn quan tâm

Cách tự lắp đặt tính toán hệ thống âm thanh nhà yến

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà yến mới xây.
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà yến mới xây.
Tiếp tục chia sẽ nội dung trong chuyên để nông nghiệp và phát triển nông thôn về nghề nuôi chim yến.

Hôm nay chia sẽ tiếp nội dung cách bố trí hệ thống loa chùm, loa phòng, loa miệng lỗ, loa dẫnloa ru cho nhà yến (dành cho người muốn tìm hiểu và tự làm nhà yến).

+ Vị trí đặt loa lục giác, loa phóng: Nên gắn nhiều loại loa để phát ra nhiều tiếng phụ vì mỗi loa có một thế mạnh về tần số khác nhau do đó sẽ phát ra âm khác trong cùng một file âm thanh. Loa phóng và loa lục giác nên đặt sao cho khoảng cách từ đỉnh của loa lục giác đến mái phòng lượn chỉ tối đa từ 60 – 70 cm và đặt ngay trước lỗ gọi. (Để thực hiện đúng chỉ thị của luật chăn nuôi, nên hạm chế sử dụng loa phóng và đảm bảo cường độ âm thanh khi phát loa nhất là khu vực dân cư).

+ Bố trí loa dẫn: Loa miệng lỗloa dẫn không nên đặt quá thấp (một tiêu chuẩn là cao hơn các tán cây xung quanh, nếu có điều kiện thì nên xây chuồng cu ít nhất là 9 m tính từ vị trí đặt loa đến mặt đất. Âm thanh phát ở tầm thấp mặc dù mở nhỏ cũng gây khó chịu và chim cũng rất nhát nếu trong khu dân cư đông người qua lại, dẫn đến việc dụ chim ít hiệu quả hơn).

Loa dẫn dụ phải đảm bảo còn hoạt động tốt để không gây méo tiếng tránh phát ra tiếng kêu khó chịu gây cho chim hoảng sợ.

Loa dẫn nên đặt sát vách từ phòng lượn đến phòng VIP để chim men theo vách đó tạo sóng âm dội tường dễ tìm đường bay vào. Hướng loa dẫn phải phù hợp với hướng lỗ thu chim và vòng lượn của chim khi bay vào. Vị trí loa dẫn tốt nhất là ngang tầm bay của chim, để chim có thể nghe tốt nhất và tiếp tục theo âm thanh đó mà bay vào phòng VIP. Tùy theo thiết kế của phòng lượn mà đặt loa dẫn phù hợp với vòng lượn của chim (bên phải hoặc bên trái). 

Khi chim đã bay được từ phòng lượn đến cuối phòng VIP thì coi như đã dẫn âm thanh tốt rồi không nên thay đổi vị trí loa dẫn nữa, nếu có thay thì chỉ thay chất lượng loa tốt hơn và hay hơn.

Loa dẫn nên dẫn vào đến cuối phòng VIP nhưng phải chỉnh âm thanh phù hợp từ to đến nhỏ tính từ phòng lượn vào để tránh bị loạn âm với âm ru.

+ Bố trí loa ru:  Loa ru không nên đặt quá dày, quá nhiều, không nên mở quá to vì như thế dẫn đến âm thanh dội nhau làm chim mất phương hướng dẫn đến chim bay vào mà không muốn đậu, cứ bay tới rồi bay ra ngoài. Loa nên đặt đủ và đúng hướng, đảm bảo làm sao trong 1m2 có đủ 2 loa là chuẩn. Tuy nhiên, chất lượng loa đi kèm luôn là điều cốt lõi.

 Chúc bạn thành công với nghề xây dựng và dẫn dụ nuôi chim yến.


Có thể bạn quan tâm

Bí quyết trở thành chuyên gia mắc nhiều loa coil trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Kỹ thuật mắc nhiều loa trong nhà yến.
Kỹ thuật mắc nhiều loa trong nhà yến.
Việc mắc hệ thống loa coil đặc biệt là hệ thống loa phóng, loa chùm, loa miệng lỗ và loa dẫn cho nhà yến không phải là chuyện đơn giản nhé. Việc mắc loa không có tính toán, không có kiến thức thì sẽ mang đến những thiệt hại cho chính bạn (mắc một vài cái loa nó khác hoàn toàn với mắc nhiều cái loa coil).

Đối với những người đang cảm nghĩ mắc loa thế nào chẳng được, tao mắc cả chục cái loa trong nhà yến có sao đâu (thì bỏ qua bài viết này đi, đẳng cấp của anh chị quá cao).

Trong amply và loa đều có ghi mức trở tráng định mức (thông thường loa nhà yến có trở kháng 8 ôm, còn amply hỗ trợ loa từ 4 đến 16 ôm).

Dòng điện từ amply phát đến các loa là dòng điện xoay chiều, thay đổi liên tục. Trở kháng của loa cũng thay đổi liên tục không có định tùy vào âm thanh.

Những loa có trở kháng càng cao thì cách mắc nối sẽ dễ dàng hơn các loa có trở tráng thấp (nhất là các dòng loa 4 ôm).

Việc mắc loa coil bên trong nhà yến không có tính toán sẽ dẫn đến nóng amply, cháy amply, tụt áp amply.... Có rất nhiều chủ nhà yến dở khóc dở cười vì câu chuyện này, từ trước đến giờ anh chạy hệ thống loa amply bình thường, nhưng hôm nay lên thay cái loa bị cháy, vừa thay xong xuống bật amply, amply nó nóng ơi là nóng, anh sợ quá rút điện ngay (cái đó là còn may chưa cháy amply, để tý nữa là đi luôn cái amply).

Sau đây là mối liên hệ giữa trở kháng của loa, dòng tải và công suất amply.

Hạ thấp trở kháng loa -> tăng dòng -> tăng tải -> tăng công suất amply.
Tăng trở kháng loa -> giảm dòng -> giảm tải -> giảm công suất amply.

Nếu trở kháng của toàn bộ hệ thông 1oa càng ngày càng nhỏ đi thì công suất của amply càng ngày càng tăng lên đến một mức nào đó công suất của amply không còn đáp ứng đủ thì hệ thống cầu trì của amply sẽ đứt, amply sẽ cháy hoặc mạch bảo vệ amply sẽ ngắt. (điều này rất gần giống với trường hợp nhiều chủ nhà yến nói rằng khi mở nhỏ thì amply vẫn chạy bình thường nhưng mở to thêm một tí là amply tắt).

Việc mắc nối loa như thế nào để giử trở kháng ở trong mức cho phép là điều kiện tiên quyết.

Còn cách mắc loa như thế nào để đủ trở kháng thì Lộc Bụt đã có nhiều bài viết chia sẻ trong website https://www.locbut.com rồi.

Hoặc có thể tham khảo video này để hiểu rỏ hơn.


Chúc anh chị thành công và là chuyên gia lắp hệ thống vài chục loa coil không cháy amply cho nhà yến.

Có thể bạn quan tâm

Mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nóng bức.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và sự ngột ngạt trong nhà yến.
Mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và sự ngột ngạt trong nhà yến.
Chim yến là một loài chim tuyệt vời (tuyệt vời vì nó mang lại cho chúng ta giá trị kinh tế rất cao).Khi tìm hiểu càng sâu về nghề nuôi chim yến các anh chị càng hiểu rỏ hơn về nhiều điều không chỉ ở lĩnh vực dẫn dụ chim yến mà cả trong đời sống xã hội.

Việc mỗi người khi nhìn thấy một thông tin sẽ có những cách phản ứng và lĩnh hội khác nhau. Có người đọc suy ngẫm, đặt ra những câu hỏi tại sao và tìm kiếm câu trả lời. Còn có người sẽ không quan tâm phớt lờ hoặc phân vân.

Lộc Bụt có một câu chuyện muốn kể cho anh chị trước khi đi vào chủ để chính bài viết nhé: Chắc chắn những anh chị đọc bài viết này, ít nhiều anh chị đã có con và có rất nhiều anh chị có những đứa con rất thông minh (mỗi người sẽ giỏi ở mỗi lĩnh vực khác nhau, không ai hoàn hảo 100%, có người giỏi về toán học, có người giỏi về tự nhiên, ...). Những đứa trẻ nhỏ khi đứng trước một sự vât hiện tượng mới lạ nó thường hỏi cha mẹ (tại sao như thế này, tại sao như thế kia...) và có những câu hỏi mà chính cha mẹ của chúng còn không biết câu trả lời (đôi khi làm cho bạn cảm giác bực mình). Nhưng những đứa trẻ như vậy lại là những đứa trẻ thông minh, nó mong muốn tìm tòi và hiểu về thế giới về những gì xung quanh chúng. Dần dần từ từ đã tạo ra trong đầu chúng một kho tàng kiến thức đồ sộ từ những lần tích góp nhỏ nhỏ đó.

Thêm một câu chuyện khác, anh chị khi xem thời sự hoặc đọc báo chắc chắn sẽ nghe nói đến nền công nghiệp 4.0 và dữ liệu lớn (Big Data). Để có được Big Data không phải là một sớm một chiều và không bổng dưng sáng ngũ dậy có một nguồn dữ liệu lớn mà nó là một quá trình tích lũy dữ liệu từ nhỏ, từ cái cơ bản nhất để hình thành nên cái lớn lao hơn.

Thông qua những ví dụ trên Lộc Bụt muốn nhắn nhủ đến anh chị rằng dù hoạt động trong ngành nghề nào kiến thức vẫn luôn quan trọng nhé, có kiến thức chúng ta sẽ đánh giá nó tốt hơn. Lộc Bụt xây dựng website "Lộc Bụt và chia sẽ kinh nghiệm về nghề nuôi chim yến" cũng như vậy, Lộc Bụt xem nó như một kho dữ liệu cá nhân về nghề nuôi chim yến, mỗi ngày mình học hỏi lĩnh hội hoặc tìm hiểu được gì sẽ đăng lên website để từ đó làm giàu hơn vốn kiến thức về nghề dẫn dụ nuôi chim yến cho chính bản thân (không giám nói là nâng tầm kiến thức cho ai cả). Các anh chị cứ nghĩ đi những kiến thức chúng ta học được nếu không ghi chép lại thì chỉ cần 2, 3 ngày sau nhiều khi sẽ quên mất và dần dần khi đụng chuyện gì đó thì trong đầu léo lên một câu nói "hình như mình đã gặp nó ở đâu đó, hình như mình đọc được nó ở đâu đó" nhưng không ghi chép lại nên coi như đã biết trở thành mang máng. Thời đại này là thời đại của internet nên Lộc Bụt sẽ không ghe chép vào giấy mà sẽ lưu trữ nó trên internet thông qua website này, nếu sau này có mang máng thì chỉ cần vào website dùng công cụ search là mọi kiến thức lại ùa về.

Thôi nói lan man giờ quay lại chủ đề ngày hôm nay "mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nóng bức" liên hệ đến môi trường bên trong nhà yến.

À quên anh chị nào chưa coi bài viết "trong những ngày nắng nóng có nên tăng phun sương hay không?" thì nhớ đọc lại nhé.

Mối quan hệ giữa chỉ số nóng bức và nhiệt độ, độ ẩm.
Mối quan hệ giữa chỉ số nóng bức và nhiệt độ, độ ẩm.
Đây là bảng phân tích của cục hải dương và khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (khỏi cần bàn luận về mức độ tin cậy của nó nhé - quá tin cậy).

Bảng này sẽ cho các anh chị biết được với mức nhiệt độ bao nhiêu, độ ẩm bao nhiêu thì nhiệt độ thực mà chúng ta cảm thấy là bao nhiêu (sự oi bức hay thoải mái). Đây là bảng số liệu thống kê để đáng giá sự thoải mái và oi bức của con người khi ở trong môi trường độ ẩm và nhiệt độ như vậy.

Còn với loài chim yến, nó không nói tiếng người nên chúng ta cũng không thể biết được khi ở trong môi trường đó thì nó sẽ cảm thấy thế nào.

Nhưng thông qua những nghiên cứu về những hang động chim yến ở, những ngôi nhà yến thì những người nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng nhiệt độ trung bình bên trong nhà yến luôn phải duy trì ở mức 27 đến 29 độ C và độ ẩm trong khoảng 70 đến 85 (có thể 90% trong thời kỳ chim yến làm tổ). Rồi anh chị hãy nhìn vào số liệu đó và so vào bảng ở trên, anh chị sẽ thấy một sự trùng hợp đến có lý phải không. Nếu nhiệt độ giao động trong khoảng 27 đến 29 độ C và độ ẩm từ 70 đến 85% bên trong nhà yến sẽ cho ra kết quả nhiệt độ cảm nhận được là khoảng 28 đến 32 độ C một ngưỡng nhiệt độ thoải mái cho cả con người và loài chim yến.

Nhưng nếu nhiệt độ tăng lên và độ ẩm như vậy thì anh chị đã thấy kết quả xấu đi ngay phải không. Chỉ cần tăng lên trên 32 độ C là cảm giác thấy khó chịu oi bức liền rồi.

Thông qua đó chúng ta thấy được không đơn giản mà người ta nghiên cứu và đưa ra những kết luận mang tính chất khoa học trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến này (mọi thứ đều có liên quan và mang tính logic).

Chắc chắn tới đây sẽ có anh chị sẽ nói rằng phải theo mùa nữa em có mùa nắng nóng trên 32 độ C nhưng độ ẩm vẫn cao và có mùa lạnh thấu xương nhưng độ ẩm thấp. Cái đó là điều kiện thời tiết bên ngoài nhà yến (cái đó là yếu tố khách quan mà có muốn chúng ta cũng chẳng thay đổi được). Nhưng những cái này là nói về bên trong nhà yến điều mà chúng ta có thể điều chỉnh được thông qua kết cấu xây dựng, kỹ thuật xây dựng nhà yến và các thiết bị nhà yến. Chính vì vậy người ta mới phải nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra những thiết kế xây dựng nhà yến, các thiết bị, bỏ ra số tiền lớn để tạo môi trường nhà yến ổn định không quá chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

Nói đến đây lại nhớ, không biết có anh chị nào đọc cái bài viết về kỹ thuật ấp trứng yến trong môi trường lò ấp mà số liệu Lộc Bụt lấy được từ nghiên cứu của yến sào khánh hòa. Anh chị nào chưa đọc có thể tham khảo "Nhiệt độ và độ ẩm trong giai đoạn ấp trứng của chim yến".

Trong lò ấp trứng người ta sẽ duy trì mức nhiệt độ thích hợp theo từng trong khoảng từ 37 đến 39 độ C, đó là điều kiện trong lò ấp chỉ có trứng không có chim yến mẹ. Nhà yến thì cũng là một lò ấp lớn mà thôi, trong đó phải làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho chim yến sính sống, phát triển và tạo điều kiện cho chim yến ấp trứng, tạo điều kiện cho phôi trứng phát triển thành chim yến con. Trong môi trường nhà yến khi ấp trứng chim yến mẹ đã tạo ra một nguồn nhiệt đủ để cho sự phát triển của phôi vì vậy việc duy trì nhiệt độ từ 27 đến 29 độ C cho chim yến cảm giác thoải mái là đúng rồi. Qua đấy lại thấy những nhà yến nào mà có tỷ lệ trứng yến bị thối hay không nở thành chim yến non thì cũng nên xem lại yếu tố nhiệt độ, độ ẩm nhé (nhiều khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp dẫn đến phôi chết lưu trong trứng).

Tới đây thôi, nãy giờ cũng viết dài rồi. Nếu thấy hay thì nhớ like (trang panpage cá nhân của lộc Bụt: https://www.facebook.com/yenlocbut/ để khi nào có bài mới sẽ tự thông báo cho các anh chị). Nhớ comment bên dưới để ủng hộ tinh thần Lộc Bụt chia sẽ tiếp nhé. Cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Cường độ âm thanh của tiếng chim yến ngoài tự nhiên.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Cường độ âm thanh tiếng chim yến ngoài tự nhiên.
Hiện nay trên cả nước Việt Nam có rất nhiều nhà yến thành công và cũng có rất nhiều nhà yến đang phải trật vật tăng đàn.

Một nhà yến thành công tổng hợp của rất nhiều yếu tố từ khi bắt đầu xây dựng đến khi vận hành bao gồm: Vị trí, cấu trúc nhà, kỹ thuật xây dựng, âm thanh dẫn dụ, bố trí loa, vật liệu để chim đu bám làm tổ và đặc biệt là các yếu tố vi khí hậu trong nhà yến....

Vấn đề nhà yến nên để cường độ âm thanh bao nhiêu là phù hợp thì Lộc Bụt đã có rất nhiều bài viết anh chị có thể xem lại: Cường độ âm thanh nhà yến.

Bài viết hôm nay chủ yếu nói về vấn đề âm thanh và cường độ âm thanh mà con chim yến phát ra ngoài tự nhiên.

Hiện nay với mức độ canh tranh giữa những ngôi nhà yến và mong muốn thu hút được nhiều chim yến từ xa đến. Các chủ nhà yến thường mở âm thanh rất to (vượt quá cường độ âm thanh cho phép của nhà nước) điều này làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm.

Vậy có nên mở âm thanh nhà yến to hay không?

Việc mở âm thanh cường độ cao có thể giúp thu hút chim yến từ xa bay lại gần nhà yến, chim có thể bay chơi vòng quanh nhà yến nhưng không bay vào miệng lỗ nhà yến (chúng có thể chơi khoảng vài phút rồi tản ra ngay) theo một kinh nghiệm mà Lộc Bụt được chia sẻ lại là âm thanh bên ngoài nhà yến nên mở ớ mức mà khi chúng ta đứng ở khoảng cách 5m quanh nhà yến mà nghe không bị chói tai là ok.

Đối với âm dẫn: như anh chị đã biết chim yến định vị bằng tiếng vang (những tiếng tạch tạch) nếu mở âm thanh dẫn quá lớn sẽ khiến những con chim yến mới cảm thấy mất phương hướng và rất có thể bay ra khỏi nhà yến ngay khi bay vào. Loa dẫn phải bắt theo một hướng nối tiếp nhau đừng bắt loa dẫn quay theo nhiều hướng (ví dụ loa dẫn của vào phòng hướng lên miệng lỗ (hoặc tâm phòng lượn), những loa dẫn trong phòng hướng tới miệng lỗ thu chim vào phòng. Sau một khoảng thời gian quan sát chim yến Lộc Bụt nhận thấy rằng ngoài âm thanh dẫn cái mà giúp kéo chim yến đi sâu vào trong nhà yến là chính những con chim yến (đặc biệt là chim yến đã ở trong nhà yến), những con chim yến này đã quen thuộc nhà yến chúng rất thoải mái bay ra vào nhà yến như một thói quen, chính những con chim yến này bay vào nhà yến sẽ kéo theo những con chim yến khác bay vào theo (không tin anh chị hãy thử quan sát nhé, khi chim yến đang chơi quanh nhà yến, không phải chúng liên tục bay vào miệng lỗ nhà yến mà theo từng đợt, khi một con bay vào thì có thêm một vài con khác bay theo). Vì vậy, chim yến dẫn chim yến là điều tuyệt vời kéo chúng vào sâu bên trong nhà yến.

Đối với loa ru: lượng loa ru trong nhà yến rất lớn trung bình mỗi mét vuông có khoảng 1,5 cái. Chính vì thế mở quá to có thể gây loạn âm, chim yến khó xác định được phương hướng. Ngoài ra mở âm thanh ru vừa phải giúp những con chim yến thật dễ dàng giao tiếp với nhau, nghe tiếng của nhau.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì tiếng kêu chim yến trong tự nhiên có cường độ thường dưới 50 db.

Âm sinh học tiếng kêu của chim yến có nhiều mục đích khác nhau như: báo hiệu có nhiều thức ăn, kêu cứu khi có địch hại, giao hoan, đòi ăn của chim non, chim tơ, mớm mồi của chim bố mẹ…vv. Ở Malaisia và Indonesia có nhiều công ty chuyên thu tiếng kêu thật của chim yến từ các hang động hay từ nhà yến đông đúc để sản xuất các file âm thanh bán ra thị trường. Các nhà yến Việt Nam chủ yếu sử dụng tiếng kêu này và mỗi nhà mỗi kiểu, phụ thuộc vào kinh nghiệm của cá nhân hay tổ chức tư vấn xây dựng, lắp đặt và vận hành. Việc thay đổi tiếng kêu thường xuyên thường tạo ra sự mới lạ khiến chim yến vờn nhiều hơn (cả chim đã ở lâu cũng vờn), Theo Lộc Bụt các nhà yến dùng nhiều loại tiếng kêu và mở lớn thì chim thường phấn chấn vờn nhiều nhưng hiệu quả ở lại không cao vì nhiễu loạn tiếng kêu trong nhà làm chim mất phương hướng, không tạo ra môi trường tự nhiên và yên tâm cho chim yến.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp tiêu sáng cho những ngôi nhà yến nhỏ chi phí thấp.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Sơn đen trong nhà yến để tiêu sáng.
Sơn đen trong nhà yến để tiêu sáng.
Chắc chắn những anh chị đọc bài viết này có người đang sở hữu hoặc đang có ý định xây dựng nhà yến nghìn tỷ và có những người đang sở hữu hoặc đang có ý định xây dựng nhà yến nhỏ, chi phí vừa phải.

Đối với những ngôi nhà yến nhỏ vấn đề tiêu sáng cho nhà yến rất được nhiều anh chị quan tâm. Nhân dịp có một anh hỏi về vấn đề tiêu sáng cho nhà yến nhỏ thì Lộc Bụt xin mạo muội viết bài chia sẻ ý kiến cá nhân luôn.

Nếu có điều kiện thì nên xây nhà yến ít nhất là 4x12 vì với kích thước này việc ngăn phòng tiêu sáng sẽ hiệu quả hơn những nhà yến nhỏ 4x8m. Như anh chị đã biết kích thước phòng lượn tối thiểu cho chim yến bay lượn thoải máu là 4x4m, vậy là còn khoảng 8m nữa dành cho phòng ở của chim yến (nhà yến 4x12). Anh chị có thể ngăn 2 phòng mỗi phòng 4x4. Về cách ngăn phòng thì hiện nay có rất nhiều cách, ngăn phòng cứng và ngăn phòng mềm.

Ngăn phòng cứng là chúng ta xây dựng các bức ngăn bằng gạch cố định và ngăn phòng nền (ngăn phòng tạm có thể tháo ra một cách dễ dàng) dùng gỗ, bạt, hoặc tấm cemboard ngăn tường.

Trong ngăn phòng cứng hay ngăn phòng mềm cũng có hai phương pháp là ngăn phòng hoàn toàn (có nghĩa là xây tường kín chỉ để lại một cửa cho chim vào phòng và ngăn phòng một phần có nghĩa là ngăn 1/3 từ trên xuống, phần còn lại để thông thoáng.

Việc tiêu bớt sáng cho nhà yến nhỏ thì có nhiều phương pháp như thu hẹp cửa ra vào của chim yến, hướng miệng lỗ thu chim, ngăn phòng và sử dụng sơn tường tối màu (màu đen).

Vấn đề kích thước cửa ra vào và ngăn phòng (kích thước tối thiểu trong ngăn phòng và miệng lỗ) đã có rất nhiều anh chị chia sẻ nên chắc ai cũng biết rồi.

Còn vấn đề sơn tường tối màu đặc biệt là màu đen đã có một vài chủ nhà yến áp dụng từ lâu, mục đích chính là để tiêu bớt ánh sáng đặc biệt là phòng lượn và những ngôi nhà yến nhỏ.

Nếu anh chị có ý định dùng bạt để ngăn phòng thì sử dụng bạt HDPE màu đen bạt lót hồ nuôi tôm sẽ tốt hơn dùng bạt 2 lớp xanh cam (bạt 2 lớp xanh cam không ngăn hoàn toàn ánh sáng chiếu qua nó).

Có thể bạn quan tâm

Tuyệt Vời Chim yến đền từ thiên đường - Mùa dẫn dụ chim yến non.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến đền từ thiên đường - Mùa chim yến.
Xin chào các anh chị một mùa chim yến mới lại đến với mọi miền tổ quốc, các chủ nhà yến đang hân hoan chờ mong dẫn dụ được nhiều chim yến vào nhà làm tổ.

Ai đọc bài viết này chắc chắn đều là những chủ đầu tư nhà yến (dù to hay nhỏ, dù lớn hay bé, dù quy mô ngàn tỷ hay quy mô vài chục triệu nhưng chắc chắn nó là tài sản là đứa con tinh thần của anh chị). Xin chúc anh chị có một mùa chim non viên mãn.

Câu nói Lộc Bụt thích nhất trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến này là "Không đúng mùa chim thì 100 ông kỹ thuật cũng bó tay".

Nếu anh chị có theo dõi Lộc Bụt qua kênh youtube: Lộc Bụt và những chia sẻ kiến thức cá nhân về nghề nuôi chim yến (nếu thấy hay nhớ ủng hộ lộc bụt một nút like, share và đăng ký kênh nhé) hoặc website www.locbut.com thì đều biết đến vấn đề mà Lộc Bụt hay nhắc đến là mùa dẫn dụ chim yến và chọn vị trí đắc địa để xây dựng nhà yến. Hai yếu tố cực kỳ quan trọng trong nghề dẫn dụ chim yến để thành công, tránh được những rủi ro cũng như các đòn tra tấn tâm lý, mòn mõi chờ đợi. Đầu tư nhà yến đòi hỏi thời gian, bỏ tiền ra đầu tư thì nên giản thiểu rủi ro, đầu tư nhà yến phải thoải mái chứ đừng là đòn tra tấn tâm lý. Những điều này anh chị sẽ thấm nhuần nếu đã trải qua và tự kiểm chứng.

Cón nhớ lúc trước khi mới chia sẽ về mùa dẫn dụ chim yến có nhiều kiến bàn tán trái ngược và không ít người nói này nói nọ, những người đó chắc chắn là những người thiếu kiến thức cơ bản nhất về nghề dẫn dụ nuôi chim yến hoặc chưa trải qua cay đắng ngọt bùi trong nghề nuôi chim yến.

Lộc Bụt không biết những chia sẻ từ trước đến nay có giúp ích cho anh chị được gì không? nhưng chắc chắn đó là những chia sẻ thật lòng đến với những người muốn tìm hiểu về nghề dẫn dụ nuôi chim yến. Làm bất kỳ điều gì cũng vậy, yếu tố tinh thần rất quan trọng, ví dụ chia sẻ những kiến thức cá nhân mà được anh chị ủng hộ like, share, comment điều hay điều tốt, ủng hộ đăng ký theo dõi thì còn gì bằng, khuyến khích tinh thần người muốn chia sẻ.

Sau đây là video Lộc Bụt sử dụng loa LB 6000 (loa test trữ lượng chim yến trước khi xây dựng nhà yến) của Lộc Bụt đang bán (anh chị nào có nhu cầu có thể tham khảo thêm tại Loa test chim yến LB 6000 và âm thanh nhà yến). (Có thể liên hệ qua điện thoại, zalo: 0984.882637 (nhiều khi đang bận công việc không kịp nghe máy anh chị có thể nhắn tin qua zalo, Lộc Bụt sẽ trả lời nhanh nhất có thể).

Video chim yến đến từ thiên đường trong mùa dẫn dụ chim yến (khoảng khắc chim yến bay sát loa thật thú vị, hãy cùng đón xem video trực tiếp vào chiều nay nhé lúc 5h30 nhé) .





Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống loa dẫn trong nhà yến - Xây dựng nhà yến lộc bụt.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Hệ thống loa dẫn khi xây dựng nhà yến.
Hệ thống loa dẫn khi xây dựng nhà yến.
Xin chào anh chị hôm nay là những ngày nghĩ lễ dài hạn vì vậy có thời gian chia sẻ tiếp đến anh chị về kỹ thuật xây dựng nhà yến (dưới mức độ cá nhân của Lộc Bụt). Từ trước đến nay Lộc Bụt gần như chia sẻ tất tần tật về kỹ thuật xây dựng, vận hành nhà yến rồi. Anh chị nào quan tâm có thể xem lại các bài viết trong website: www.locbut.com

Trong chủ đề về kỹ thuật âm thanh và cách mắc loa trong nhà yến. Lộc Bụt đã chia sẻ về cách mắc loa ru, cách mắc loa miệng lỗ... các bài viết sẽ được nâng cấp lên theo từng giai đoạn phát triển của kiến thức. Anh chị nào quan tâm có thể xem bài viết:
  1. Cách mắc loa miệng lỗ nhà yến.
  2. Cách mắc loa ru nhà yến.
Tiếp đến hôm nay là chủ đề mắc loa dẫn trong nhà yến (một chủ đề mà chắc chẵn rất nhiều anh chị đang quan tâm và mong muốn tìm hiểu).

Cách mắc và bố trí loa dẫn khi xây dựng nhà yến mới.


Tác dụng của loa dẫn chắc chắn ai cũng biết rồi, ngay cái tên cũng nói lên tất cả "nó dùng để dẫn chim yến vào sâu bên trong nhà yến đặc biệt là phòng làm tổ của chim yến".

Lộc Bụt nhận được rất nhiều câu hỏi của anh chị đang tìm hiểu về người nuôi chim yến là loa dẫn nên mắc từ đâu đến đâu là phù hợp.

Việc mắc và bố trí loa dẫn bên trong nhà yến của mỗi kỷ thuật sẽ khác nhau có người mắc loa dẫn từ miệng lỗ đến phòng làm tổ của chim yến, có người mắc loa dẫn từ chuồng lượn đến phòng làm tổ. Dù mắc loa dẫn từ đâu đi nữa cũng phải đảm bảm các nguyên tắc sau.

  • Các loa dẫn phải cùng hướng về một phía, có nghĩa loa sau sẽ quay về hướng của loa trước.
  • Loa dẫn phải mắc đến phòng cuối cùng hay bức tường cuối cùng phòng ở của chim yến (có rất nhiều nhà yến chỉ lắp loa dẫn đến cửa phòng làm tổ điều này hạn chế khả năng dẫn dụ chim yến đi sâu vào bên trong nhà yến).
  • Loa dẫn là nhà yến nên được bố trí dọc theo mép tường nhà yến, mỗi cụm loa cách nhau từ 3 đến 4m.
  • Loa dẫn phải mắc phía dưới thanh đà làm tổ (tùy thuộc vào cách bố trí cửa vào phòng làm tổ của chim yến).
  • Loa dẫn phải tách biệt với loa ru trong nhà yến (có rất nhiều nhà yến lắp loa dẫn ngay trên thanh đà làm tổ của chim yến - điều này không tốt chút nào).

Loa dẫn ngay cửa đi vào phòng làm tổ của chim yến (kết nối giữa không gian phòng lượn và phòng làm tổ).
Đối với loa dẫn ở cửa phòng làm tổ của chim yến nên được lắp hướng lên trên, hướng về phía cửa thu chim nhà yến là tốt nhất (việc sử dụng loại loa gì, bao nhiêu loa cho mỗi cụm loa dẫn là phụ thuộc vào diện tích nhà yến, diện tích của phòng vào nhà yến, chiều cao mỗi phòng trong nhà yến).

Nếu cửa vào phòng làm tổ của chim yến ở một bên mép tường thì loa dẫn nên mắc nhiều ở phía cạnh cửa sát mép tường trong cùng. Các loa dẫn sau hướng về phía loa trước đó và lắp sát mép tường để chim yến mem theo vách tường mà tiến vào sâu trong nhà yến.

Nếu cửa vào phòng làm tổ của chim yến ở giữa, các anh chị có thể bố trí loa dẫn ở hai bên mép cửa vào phòng, các loa dẫn còn lại có thể lắp ổ giữa phòng ngang tầmvới loa đã lắp ở cửa vào phòng. Nếu không có chổ gắn loa dẫn ở giữa phòng các anh chị có thể đóng một thanh ván từ đà làm tổ xuống và gắn loa như hình bên dưới.

Loa dẫn ở giữa và cuối phòng làm tổ của chim yến.
Loa dẫn ở giữa và cuối phòng làm tổ của chim yến.
Hình trên là loa dẫn nằm ở cuối phòng làm tổ của chim yến (bức tường cuối cùng phòng làm tổ của chim yến).

Trên đây là chia sẻ mang tính chất của Lộc Bụt về cách mắc loa dẫn bên trong nhà yến, mong rằng nó là thông tin tham khảo tuyệt vời để anh chị có thể tự mình lắp loa dẫn bên trong nhà yến.

Với bài viết ngày hôm nay và những bài viết trước đó, Lộc Bụt tin chắc rằng anh chị đã có một kiến thức nhất định về nghề nuôi chim yến và rất có thể tự mình thiết kế, xây dựng, lắp đặt hoàn chỉnh một căn nhà yến của chính mình với mức giá xây dựng nhà yến rẻ nhất có thể.

Chúc các anh chị thành công trong nghề nuôi chim yến.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn lắp đặt từ a-z timer đảo điều khiển amply phát âm thanh nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Thiết bị nhà yến - Cách đấu nối timer đảo nhà yến từ a-z
Đây là bài viết chi tiết hướng dẫn cách đấu nối 1 timer cho hai chức năng chính.
  • Điêu khiển tự động thời gian thực amply phát tiếng chim yến bên ngoài.
  • Điều khiển đảo hai amply ru nhà yến (một amply chạy ngày một amply chạy đêm).

Dụng cụ để thực hiện bộ điều khiển này bao gồm:
  • Một timer điều khiển thiết bị thời gian thực (anh chị có thể xem giá và thông tin sản phẩm tại đây: timer điều khiển thiết bị nhà yến)(Lộc Bụt không bán sản phẩm này nhé).
  • Hai ổ cắm.
  • Dây điện.
Xem xong video là anh chị có thể tự mình làm với giá rẻ bèo (nhớ like và đăng ký kênh youtube Lộc Bụt nếu thấy video bổ ích nhé).

Cách thực hiện đấu nối đây và lắp đặt cài đặt thông số bật tắt amply phát tiếng bên ngoài và bên trong nhà yến.






Có thể bạn quan tâm

Nhà yến xây rồi thì ngăn phòng bằng gì?

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Ngăn phòng nhà yến bằng bạt.
Ngăn phòng nhà yến bằng bạt.
Có rất nhiều anh chị đã đầu tư nhà yến và nhà yến đã đi vào hoạt động nhưng nhà yến nguyên một phòng lớn làm cho ánh sáng trong nhà yến không phù hợp, nhà yến quá rộng chim yến vào tham quan là bay ra ngay... Giờ muốn ngăn phòng để giảm bớt ánh sáng và chim yến vào tham quan nhà yến lâu hơn nhưng không biết là giờ dùng vật liệu gì để ngăn phòng cho nhà yến.

Thì hiện nay theo Lộc Bụt có một phương pháp nhanh gọn, dễ thi công và linh động nhất là ngăn phòng bằng bạt (hiện nay 2 loại bạt được sử dụng phổ biến là bạt xanh cam hai lớp và bạt hdpe lót hồ tôm).

Bạt hdpe ngăn phòng nhà yến.
Bạt hdpe ngăn phòng nhà yến.
Một số lưu ý khi dùng bạt để ngăn phòng nhà yến.

Bạt ngăn phòng nhà yến thường mỏng và nhẹ, vì vậy cần có hệ thống khung sắt hoặc gỗ để gia cố tấm bạt, khi có gió thổi qua thì tấm bạt không bị đung đưa, phập phồng quá nhiều làm cho chim yến sợ hãi.

Bạt ngăn phòng nên được xử lý mùi nhựa khó chịu trước khi đưa vào nhà yến, Lộc Bụt đã bắt gặp rất nhiều anh chị bạt vừa mới mua về đem ngay vào nhà yến lắp ráp, sau khi lắp xong mùi bạt nhựa đến 2 tháng chưa bay hết. Chính vì thế cần để bạt ở ngoài cho bay hết mùi (có thể dùng bạt cũ còn tốt để lắp vào nhà yến, vì bạt cũ đã bay hết mùi nhựa khó chịu).

Lộc Bụt có:
1. Dòng loa LB 4000 dùng cho loa miệng lỗ, dẫn.
2. Loa test chim yến Lb 4000.
3. Bộ âm thanh cho nhà yến.

Điện thoại (zalo): 0984882637.



Có thể bạn quan tâm

Thứ tự độ lớn âm thanh trong nhà yến thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Mô hình nhà yến (swiflet farm) (nguồn hình ảnh internet).
Hôm nay có thời gian chia sẻ đến anh chị thứ tự độ lớn âm thanh cho nhà yến để mang lại hiệu quả dẫn dụ chim yến tốt.

Những quan điểm dưới đây là quan điểm cá nhân (chia sẻ đến anh chị như một thông tin tham khảo). Anh chị thấy hay thì có thể áp dụng, còn thấy không phù hợp có thể bỏ qua. Cảm ơn.

Trong hệ thống âm thanh nhà yến bao gồm hệ thống amply, loa, dây dẫn và âm thanh.

Lộc Bụt đã quan sát khá nhiều mô hình nuôi chim yến (khi có điều kiện) thì một nhà yến có người thiết kế 2 amply, 3 amply hoặc nhiều amply. Nhưng tựu chung lại một nhà yến có ít nhất là 2 âm (ngoài và ru), 3 âm (ngoài + Dẫn + Ru) và nhiều âm (đa âm ngoài, đa âm dẫn và đa âm ru). Hiệu quả của từng cách sử dụng âm thanh sẽ không trình bày đến trong bài viết này.

Hiện nay, đa số các kỹ thuật thiết kế tối thiểu một hệ thống âm thanh gồm 3 âm: Ngoài - Dẫn -Ru.

Anh chị nào quan tâm đến các chỉnh âm thanh, độ lớn âm thanh cho loa miệng lỗ, dù và phóng có thể tham khảo bài viết: Chim yến chỉ bu loa chùm và loa phóng không bay vào miệng lỗ.

Hoặc bài viết "Cách chỉnh âm thanh nhà yến bằng phần mềm và mức cường độ âm thanh cho nhà yến mới".

Bài viết hôm nay sẽ trình bày về thứ tự độ lớn âm thanh từng loại âm cho từng vị trí.

Thứ tự độ lớn âm thanh nhà yến sẽ như thế này: Miệng Lỗ - Dẫn - Phóng - Dù - Loa Ru.

Âm thanh miệng lỗ như những bài viết trước Lộc Bụt đã chia sẻ, âm thanh miệng lỗ là quan trọng nhất. Nó là vị trí chuyển tiếp giữa không gian bên ngoài và bên trong nhà yến (từ môi trường bao la bên ngoài vào môi trường tối bên trong nhà yến). Có những nhà yến chim chơi nhiều nhưng không bay qua miệng lỗ cũng không phải là hiệu quả. Vì nếu tỷ lệ chim yến bay qua miệng lỗ nhiều sẽ gia tăng xác suất bạn dẫn dụ được nhiều chim yến ở lại.

Không biết trong những anh chị đọc bài viết này có bao giờ gặp trường hợp chim, có những ngày chim yến chơi rất nhiều bên ngoài nhà yến tràn chề hy vọng hôm nay sẽ dụ được nhiều chim, tuy nhiên đến tối đếm lại thì lượng chim yến trong nhà không tăng mà nhiều khi còn giảm (Lộc Bụt hay nói vui là chơi ít nhưng ở nhiều còn hơn là chơi nhiều mà lại mất chim).

Nói đi thì cũng nói lại có những thời điểm không thấy chim chơi nhưng tối đến chim lại tăng.

Dụ chim yến theo Lộc Bụt là có mùa, anh chị nào quan tâm đến mùa chim yến có thể xem bài viết "Bảng phong thần các mùa chim yến trong năm". Khi Lộc Bụt nói là chim yến có mùa trong năm, có nhiều người phản pháo lại ngay "nhà mình khi nào cũng thấy chim yến, khi nào vào cũng có chim non". Điều anh chị nói có thể đúng vì anh chị vào nhà yến bao nhiêu lần trong 1 năm (định kỳ các chủ nhà yến thường là 3 tháng một lần, khi chim nhiều lượng tổ lớn thì tần số vào sẽ nhiều hơn để thu tỉa và kiểm tra nhà yến). Mùa chim yến là mùa mà lượng chim mới được tạo ra nhiều còn bình thường vẫn có những con chim yến đẻ trái quy luật nhưng tỷ lệ không nhiều.

Thôi miên man chủ đề này nhiều rồi, đi vào chủ đề chính độ lớn âm thanh trong nhà yến âm thanh miệng lỗ nên hay nhất và to nhất, tiếp đến là âm dẫn (âm dẫn có cường độ bằng với âm miệng lỗ) để chim yến có thể thích nghi và không bị bất ngờ khi nghe âm miệng lỗ quá to mà vào âm dẫn quá nhỏ hoặc quá lớn.

Tiếp theo là đến âm loa chùm, loa chùm cũng khá quan trọng giúp chim yến chơi nhiều quanh nhà yến. Lúc đầu chim yến có thể chơi vài con nhưng nếu chúng chơi lâu thì sẽ rủ những con chim yến khác (tích tiểu thành đại). Còn nếu không có âm chùm chim yến có thể chơi rất nhanh và đi làm giảm khả năng dẫn dụ chim yến.

Tiếp đến là âm phóng: loa phóng đa số là dùng những có cuộn dây công suất lớn, tần số cao, họng loa dài để giúp phát âm thanh đi xa. Do đó âm thanh loa phóng chỉ cần mở vừa phải nhưng đi rất xa. Tránh hiện tượng loa phóng át tiếng loa chùm và miệng hang.

Loa ru là âm thanh cuối cùng và không kém phần quan trọng. Ví như âm thanh phóng kéo chim từ xa đến, âm chùm kéo chim ở  gần và chơi quanh nhà yến, âm miệng lỗ kéo chim từ không gian bênngoài vào bên trong, âm dẫn kéo chim vào sâu trong nhà yến thì âm ru là âm giử chim yến ở lại.

Anh chị nào quan tâm đến âm có thể xem bài viết "chia sẻ âm thanh nhà yến".

Âm ru bên trong nhà yến không nên để quá to hoặc quá nhỏ, vừa nghe là đủ. Chim yến phát âm thanh tần số trong ngưỡng nghe của con người, vậy mà ngày nào anh chị cũng tran tấn nó bằng những âm ru quá to (như nghe nhạc trong vũ trường) thì quả thật là không hay chút nào.

Trên đây là quan điểm các nhân của Lộc Bụt về thứ tự độ lớn âm thanh trong nhà yến. Nếu thấy hay thì đừng quên cho Lộc Bụt một like để ủng hộ tinh thần.

Anh chị nào có nhu cầu về loa kiểm tra trữ lượng chim yến có thể tham khảo và mua ủng hộ Lộc Bụt: Loa test chim yến LB 4000.




Có thể bạn quan tâm

Kích thước lỗ vào nhà yến hoàn hảo - Nhà yến mới.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xây dựng nhà yến mới rất nhiều vấn đề phải quan tâm. Nếu bạn là một người có quá nhiều tiền thì việc thuê kỹ thuật, thiết kế xây dựng thì quá ok. Họ sẽ giúp bạn làm mọi việc từ khảo sát nhà yến, thiết kế xây dựng, giám sát công trình, lắp đặt thiết bị nhà yến, giúp bạn vận hành thời gian đầu...

Lỗ vào nhà yến và bố trí loa
Lỗ vào nhà yến và bố trí loa - Nguồn hình ảnh internet.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ tiền làm việc đó thì nếu thực sự đam mê và yêu thích nghề nuôi chim yến bạn vẫn có thể tự mình học hỏi để thực hiện điều đó.

Còn nói đến thành công hay thất bại của một ngôi nhà yến phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chim yến là loài chim hoang dã, nó không phải như nuôi gà nuôi heo, chỉ cần xây một cái chường, mua con giống về, hàng ngày cho ăn, chăm sóc tốt là đến tháng thu hoạch. Nuôi những vật nuôi đó đã khó khì nuôi chim yến khó hơn rất nhiều, nhưng nếu thành công thì hiệu quả kinh tế là vô cùng lớn.

Đến cả một kỹ thuật giỏi cũng không giám vỗ ngực anh ta làm 100 nhà yến thì 100 nhà yến đều thành công, luôn có một xác suất rủi ro nào đó. Điều mà một kỹ thuật giỏi có được là kinh nghiệm, sự trải nghiệm và một kiến thức tốt về ngành yến.

 Vì vậy bạn có nhiều tiền hay không? bạn có thuê kỹ thuật hoặc tự xây dựng nhà yến của bạn? Thì kiến thức trải nghiệm là vô cùng quan trọng. Điều mà Lộc Bụt hay nói là "Hãy trở thành chuyên gia trong chính ngôi nhà yến của bạn".

Khi thiết kế xây dựng nhà yến dù là nhà bê tông cốt thép, nhà yến cấp 4, hay nhà yến tiền chế, nhà yến dạng ống khói hay miệng lỗ thì có một điểm chung là cần có một lỗ để chim yến bay vào, miệng lỗ vào nhà yến là nơi trung gian giữa căn nhà yến và môi trường bên ngoài.

Chính vì thế có rất nhiều anh hỏi rằng có kích thước lỗ vào nhà yến bao nhiêu là hoàn hảo?

Thì câu trả lời là trong ngành yến này không có một quy chuẩn về kích thước, hình dáng miệng lỗ nhà yến nào là tốt nhất và hoàn hảo nhất cả.

Nhưng chắc chắn có một điều mà ai cũng thừa nhận, miệng lỗ càng cao, càng rộng thì chim yến càng dễ dàng bay ra bay vào nhưng nhược điểm là ánh sáng dễ dàng đi vào bên trong nhà yến điều này thì chim yến không thích chút nào.

Thứ hai, Dù xây dựng nhà yến mới ở đâu: nhà yến củ chi, nhà yến an giang, nhà yến ở kiên giang, nhà yến ở dak lak thì nhà yến mới miệng lỗ lớn sẽ tốt hơn miệng lỗ nhỏ. Sau này, khi nhiều chim thì có thể dễ dàng thu hẹp kích thước lại.

Còn với riêng Lộc Bụt thì kích thước miệng lỗ là 47cm và 81 cm.

Anh chị nào quan tâm có thể xem bài viết "Kích thước lỗ vào nhà yến của Lộc Bụt".

Video miệng lỗ nhà yến lộc bụt:




Có thể bạn quan tâm

Nhà Yến Mới Nên Để Cường Độ Âm Thanh Bao Nhiêu Là Phù Hợp.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị, em là Lộc Bụt đây. Hôm nay tiếp tục với những chia sẻ kiến thức về nghề nuôi chim yến trong nhà mà Lộc Bụt tìm hiểu được và trải nghiệm được.

Phần mềm chỉnh cường độ âm thanh trong nhà yến.
Phần mềm chỉnh cường độ âm thanh trong nhà yến.


Như anh chị đã biết âm thanh dẫn dụ chim yến rất quan trọng, tuy nhiên anh chị có một âm thanh tốt nhưng không biết chỉnh amply thì cũng không thể phát huy hết tác dụng của âm thanh nhà yến.

Trong âm thanh nhà yến có hai vấn đề quan trọng cần nói đến là tần số âm thanh (Hz) và cường độ âm thanh (Db).

Nói về tần số âm thanh thì Lộc Bụt cũng có một bài viết anh chị có thể tham khảo " Hiểu về bass, mid, treble trong amply"; "Cách chỉnh amply nhà yến thế nào?".

Còn về cường độ âm thanh nhà yến (độ to nhỏ và độ ồn của âm thanh nhà yến đo bằng DB).

Theo những tìm hiểu trước đây của Lộc Bụt về cách chỉnh Db cho âm thanh nhà yến ở Việt Nam thì âm thanh ngoài từ 90 - 110 Db, âm trong cũng phải 60 -80 Db. Tuy nhiên, với mức âm thanh này rất ồn và lớn. (110 DB là max của các dòng hp rồi, 90 Db là max của các dòng loa thạch anh rồi). Sau khi chỉnh thế này Lộc Bụt nhận thấy tiếng ngoài to (thứ nhất ảnh hưởng đến hàng xóm, thứ hai chim yến có thể sẽ sợ), âm trong chỉnh mức 60 - 80 db là lớn vô nhà yến nghe chói tai. (không tin hoặc nói thằng Lộc Bụt nói láo thì anh chị cứ thử sẽ biết).

Một đặc tính của chim yến theo ông Harry là nếu bật tiếng quá nhỏ chim yến sẽ tìm đến nguồn âm thanh lớn hơn, tuy nhiên âm thanh quá lớn chim yến sẽ sợ và không bay vào miệng lỗ nhà yến. Và ông ta khuyên rằng cường độ âm thanh tốt nhất cho âm trong là khoảng 40 Db (với âm thanh này nghe rất êm tai và chim yến có thể giao tiếp với nhau trong nhà yến), Còn âm thanh ngoài là không quá 80 Db.

Chưa dừng lại ơ đó Lộc Bụt tiếp tục tìm kiếm thêm thông tin trên báo cáo nghiên cứu khoa học của nước ngoài thì tìm thấy bài nghiên cứu về "môi trường bên trong của các nhà yến thành công tại Terengganu" (chắc của indonesia hay malaysia). Thì họ thấy rằng nhiệt độ trong nhà yến trung bình là 30.1 độ C, độ ẩm trung bình là 83.7%, cường độ ánh sáng là 0,16 lux, cường độ âm thanh bên trong trung bình là 47 db và 68 db cho âm thanh bên ngoài.

Lộc Bụt đã chỉnh theo như vậy là thấy chim yến ra vào miệng lỗ rất ngọt và âm thanh bên trong nghe rất êm tai, nghe được các con chim yến con, chim yến bố mẹ và tiếng đập định vị của chim yến. Đặc biệt hơn với cường độ này rất giống với tiếng những con chim yến phát ra chơi xung quanh nhà yến.

Đây là chia sẻ thật lòng của Lộc Bụt về những tìm hiểu và cường độ âm thanh nhà yến Lộc Bụt đang chỉnh, mong rằng thông tin này giúp ích cho anh chị. Lộc Bụt sẽ cố gắng quay video giới thiệu về phần mềm chỉnh âm thanh Db cho anh chị dễ dàng chỉnh âm.






Có thể bạn quan tâm