Mỗi con chim yến ở trong nhà bạn cógiá bao nhiêu tiền.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tại sao nói nghề dẫn dụ chim yến là nghề đào vàng trắng?

Mỗi con chim yến dẫn dụ được có giá bao nhiêu?

Vàng trắng trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến.
Vàng trắng trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến.


Bài viết này chủ yếu nói về giá trị của từng con chim yến mang lại cho bạn, nó không phải là con số chính xác và chỉ là một bài toán cho chúng ta cùng định giá trị mà thôi.

Theo tìm hiểu thì chim yến nếu sống tốt, sống khỏe sẽ có tuổi thọ trên dưới 10 nằm, nên cứ làm tròng là 10 năm cho dễ tính.

Khối lượng 1 tổ yến trong khoảng từ 4 đến 10 gr, nhưng tổ yến có giá trị thì cũng phải từ 8gr trở lên. Vì vậy, đã mơ thì mơ cho cao là tổ yến trung bình có khối lượng 8 gr. Mà 8gr tổ yến này phải do 2 con chim (1 cặp) làm.

Giá yến thô hiện nay không có một con số cụ thể, lúc lên lúc xuống. Nên cứ theo giá trung bình là 20.000.000 vnđ một kg đi nhé (yến tinh chế thì phải có giá trên 30 triệu nên nếu tinh chế lợi nhuận sẽ cao hơn).

Mỗi năm chim yến sinh sản trung bình khoảng 3 mùa, chúng ta cứ thu tổ 2 lần 1 năm còn 1 mùa dưỡng chim.

Từ những số liệu ở trên chúng ta hãy cùng tính toán xem một con chim yến dẫn dụ được sẽ mang lại cho chúng ta bao nhiêu tiền nhé.

1 kg yến là 1000gr có giá 20.000.000 vnđ vậy 1 gr yến có giá 20.000 vnđ ( 8gr yến có giá là 160.000 vnđ), vậy 1 con yến 1 mùa tạo ra 80.000 vnđ. Một năm thu hoạch 2 lần vậy 1 con yến làm ra 160.000 vnđ một năm. Chúng sống 10 năm trong nhà yến vậy mỗi con chim yến mang đến cho chúng ta 1.600.000 vnđ.

Từ một bài toán đơn giản chúng ta có thể thấy được giá trị của một con yến dẫn dụ được trong nhà yến là khoảng 1.600.000 vnđ. Đó là giá trị của 1 con chim yến ở lại, ngoài ra con chim yến này có thể sinh sản, rủ rê thêm những con khác nên giá trị của nó phải hơn 1.600.000 vnđ.

Chính vì lý do đó mà rất nhiều người ví việc dẫn dụ chim yến như khai thác vàng trắng. Một cặp chim yến làm ra 3.200.000 vnđ trong vòng đời của nó. Trước đây khi giá vàng ở mức 30 triệu một lượng thì mỗi cặp chim các anh chị đã có trong tay một chỉ vàng.

Vì vậy, hãy chân trọng từng con chim yến chúng ta dẫn dụ được. (Dù ít hay nhiều).

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết và chúc anh chị thành công trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến.







Có thể bạn quan tâm

Sóng siêu âm và khả năng định vị tiếng vang của chim yến trong hang tối.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị, em là Lộc Bụt đây. Hôm nay, tình cờ đọc được một vài công trình nghiên cứu đã được công bố ở nước ngoài về đặc tính sinh học của chim yến (swiflet) thấy có một kiến thức khá hay nên viết lại chia sẻ cho các anh chị như một nguồn thông tin tham khảo về loài chim yến.

Chim yến sào trong hang động.
Chim yến sào trong hang động.


Bài viết này sẽ nói về khả năng định vị bằng tiếng vang của chim yến trong bóng tối.
Và chúng có phát ra tần số siêu âm để định vị trong bóng tối như loài dơi hay cá voi hay không?.

Chim yến (swiflet) là một loài chim khá đặc biệt và cực kỳ khó khăn khi phân biệt được con chim nào là con chim trống và con nào là con mái. Lộc Bụt cũng đang tìm hiểu câu hỏi này nhưng chưa tìm được tài liệu nào nói về điều này (nếu tìm được sẽ chia sẻ đến anh chị hoặc anh chị nào có thông tin thì chia sẻ cho em với nhé, cảm ơn).

Chim yến (swiflet) có bốn ngón chân, chân của chúng rất ngắn nên chúng không thể đậu được mà chỉ có thể bám được trên những vách có bề mặt thẳng đứng. Chim yến có khả năng bay lượn rất tốt nhờ vào hệ thống lông nguyên sinh rất dài và cơ ngực rất khỏe. Chim yến nặng khoảng 14 gr và chiều dài cơ thể khoảng 10 cm.

Chim yến có hai đặc tính nỗi bật là khả năng định vị bằng tiếng vang và làm tổ bằng nước dãi hay người ta còn gọi là yến sào.

Sau đây chúng ta cùng đi vào tìm hiểu về khả năng định vị bằng tiếng vang (không phải định vị bằng sóng siêu âm nhé).

Chim yến có khả năng định vị bằng tiếng vang khi sinh sống trong môi trường tối của hang động hoặc hiện nay là nhà yến. Không giống như tiếng vang của loài dơi chim yến phát ra tiếng động định vị nằm trong ngưỡng nghe của con người (vì thế mà khi đi vào nhà yến hoặc khi chim yến bay lượn lúc trời tối anh chị dễ dàng nghe thấy tiếng tạch tách).

Tiếng tạch tách này phát ra những tần số trong khoảng từ 3 đến 10 KHZ). Khoảng cách giữa 2 nhịp cách nhau từ 1 đến 3 mili giây. Khoảng cách giữa các nhịp cách nhau túy thuộc vào điều kiện ánh sáng, ánh sáng càng tối thì khoảng cách tiếng tách tách sẽ càng nhanh, tiếng tách tách càng giản ra khi cường độ ánh sáng tăng cao.

Trong điều kiện càng tối thì càng khó nhìn vì vậy việc phát hiện vật cản dựa nhiều hơn vào tiếng vang nên chúng ta thường thấy tiếng tách tách bên trong phòng ở nhà yến sẽ nhanh hơn khi chúng bay lượn trong chuồng cu và miệng lỗ.

Ngoài ra khi tiến gần đến tổ của mình, ngoài phát ra những âm định vị chim yến còn phát tiếng gọi như kiểu là báo hiệu cho các con chim khác tránh xa.



Nói tóm lại, chim yến vẫn định vị bằng tiếng vang và những tiếng chúng định vị nằm trong ngưỡng nghe của con người, nên chưa có bằng chứng nào nói rằng chim yến dùng sóng siêu âm để định vị.

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết này, nếu thấy hay thì like nhé.








Có thể bạn quan tâm

Phải xây dựng nhà yến cao bao nhiêu m mới thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị em là Lộc Bụt. Tiếp tục chuỗi bài viết chia sẻ kiến thức cá nhân về ngành nghề dẫn dụ chim yến. Lộc Bụt bắt gặp khá nhiều câu hỏi về nhà yến của anh cao bao nhiêu m thì được? nhà yến của anh phải đầu tư bao nhiêu tiền?.

hang yến indonesia
Hang yến sào.
Nói thật một nhà yến thành công có thể tốn vài chục triệu, vài trăm triệu đến vài tỷ bạc. Có nhà yến vài tỷ vẫn thất bại có những nhà yến vài chục triệu vẫn thành công. Có những nhà yến vài m vẫn thành công có những nhà yến chục m vẫn thất bại. Điều quan trọng của một nhà yến thành công không nằm ở việc nó cao hay thấp mà nó phụ thuộc rất lớn đến vị trí xây dựng nhà yến và vùng chim yến.

Việc thành công của một nhà yến phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỹ thuật xây dựng nhà yến (âm thanh, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ ...), kỹ thuật vận hành nhà yến.... Nhưng thực tế yếu tố quan trọng nhất vẫn là vị trí xây dựng nhà yến, một vị trí xây dựng nhà yến tốt sẽ mang đến xác xuất thành công cao cho chủ đầu tư nhà yến.

Vậy nhà yến cao bao nhiêu thì mới dễ dàng để dẫn dụ chim yến.

Có thể chia ra hai trường hợp là nhà yến ở khu vực cạnh tranh và nhà yến ở khu vực không cạnh tranh (không có nhà yến nào).

1. Đối với khu vực cạnh tranh: nên xem xét thật kỷ trước khi quyết định xây dựng nhà yến ở vùng này, nhà yến ở những vùng này cần tốt hơn về nhiều mặt để có thể hấp dẫn chim yến (ở những vùng này sẽ xuất hiện một vấn đề là có nhà thì chim yến bay lượn chơi rất nhiều còn có những nhà yến không có con nào), còn việc chim yến có ở lại hay không thì em không giám nói. Nếu anh chị đang có ý định xây dựng nhà yến ở vùng này thì nên tìm hiểu kỷ, nhà yến của anh chị chắc chắn cũng phải đầu tư nhiều tiền hơn, kỹ thuật tốt hơn và nhà yến cũng phải cao hơn đặc biệt là miệng lỗ vào của chim yến. (em cũng không khuyến khích các anh chị đầu tư xây dựng nhà yến ở những vùng này).

2. Đối với những vùng chim tốt mà không có nhà yến thì điều này xây dựng nhà yến thì quá tuyệt vời, nên đầu tư nhà yến. Nhà yến không cần đầu tư quá lớn nhưng xác suất thành công cao hơn. Nhà yến của anh chị không cần phải cao vài tầng mới dẫn dụ được chim yến. Điều quan trọng ở vùng này là miệng lỗ nhà yến cao hơn các cây cối xung quanh là được. Một nhà yến cấp 4 chuồng cu cao hơn cây cối xung quanh vẫn dẫn dụ chim yến tốt. Còn có điều kiện xây cao to là quyết định của mọi người.

Trên đây là ý kiến cá nhân của Lộc Bụt về chiều cao của một nhà yến, đây chỉ là thông tin cho anh chị tham khảo, em không giám múa rìu qua mắt thợ hay như thế nào cả. Tuy nhiên, chỉ có một câu nói thế này nhà yến muốn thành công thì vị trí nhà yến vô cùng quan trọng, nhà yến không cần to hoàng tránh mới dụ được chim yến (điều này túy thuộc vào vùng xây dựng nhà yến), nên xây dựng nhà yến ở những vùng ít cạnh tranh và chỉ cần xây dựng nhà yến có chuồng cu, đặc biệt là miệng lỗ cao hơn các tán cây gần đó là ok rồi.

Chúc anh chị thành công.

Có thể bạn quan tâm

Sự đấu tranh giữa hiệp hội và chi hội yến sào Việt Nam.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị, em là Lộc Bụt đây. Hôm nay sẽ không phải là một bài viết về chim yến mà bài viết đứng dưới góc độ cá nhân bàn luận về các hiệp hội yến sào tại Việt Nam.

Như anh chị đã biết nghề nuôi chim yến của Việt Nam còn rất non trẻ so với các nước như malyasia, indonesia, Thái Lan, Philippine... và tại Việt Nam cũng chưa có một tổ chức hoàn chỉnh trong việc định hướng, phát triển nghề nuôi chim yến.

Tại việt nam hiện nay có 2 hội được nhiều người biết đến là Hiệp hội yến sào Việt Nam và Chi hội yến sào việt nam (có ghi không đúng tên thì các anh chị thông cảm).


Yến sào việt nam.


Với ngành yến việt nam rất cần những tổ chức, hiệp hội giúp yến sào Việt Nam bay cao, bay xa và có chổ đứng trên thị trường quốc tế


Như chúng ta đã biết nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà đã là kinh tế thị trường thì phải dựa trên cung cầu thị trường (Lộc Bụt xin giải thích dễ hiểu về cung và cầu (cung nói môm na là sản lượng sản xuất ra của một hàng hóa, dịch vụ nào đó, còn cầu là nhu cầu của một hàng hóa dịch vụ nào đó). Nếu cung vượt quá cầu thì sẽ dẫn đến hiện tượng giá giảm và ngược lại nếu cầu vượt cung thì sẽ tăng giá.

Ngành yến cũng không đi ngoài quy luật này, vì vậy luôn có hiện tượng lúc thì giá yến lên cao và có lúc giá yến xuống thấp.

Đó là đang nói về quan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường (trong đó có ngành yến).

Điều cần nhất của ngành dẫn dụ chim yến tại Việt Nam là

Thứ nhất cần một tổ chức đứng trên quan điểm thị trường, họ tìm hiểu nghiên cứu thị trường yến sào thế giới, tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩm yến sào việt nam với mức giá cao và xuất khẩu chính ngạch. Từ những nghiên cứu đó đưa ra những tiêu chuẩn cho yến sào Việt Nam xuất khẩu.

Thứ hai, đó là vấn đề kỹ thuật nhà yến, mong muốn làm sao các nhà yến Việt Nam có nhiều chim, có sản lượng tốt hơn, đạt chất lượng dựa trên cung cầu thị trường. 

Nếu cả hai điều này được kết hợp với nhau thì chắc chắn sẽ là một chiếc cầu nối tốt cho yến sào Việt Nam phát triển, một bên nghiên cứu định hướng ngành yến sào theo nhu cầu thị trường và bên kia dựa trên những định hướng thị trường đưa ra những khuyến nghị tạo ra những sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đó.

Vì vậy, rất mong Việt Nam sẽ có một hiệp hội tổ chức nào đó đứng lên làm tốt những việc này để người đầu tư dẫn dụ chim yến có được thành công và ngành yến việt nam sẽ phát triển không còn cái điệp khúc được mùa mất giá.

Nói tới đây chắc chắn có nhiều anh chị sẽ nói rằng, xì cứ làm sao có nhiều yến có nhiều tổ yến đã vì bây giờ nhu cầu vẫn cao trong khi tỷ lệ tăng bầy đàn nhà yến có hạn. Điều nay cũng đúng nhưng chúng ta thấy một cái thể này, như chị Yến Quân có nói trong hội thảo ngành yến vừa qua, yến sào thì phân ra các loại a, b, c. Những loại yến loại a bán với giá rất cao tận mấy ngàn đô, trong khi yến loại C bán vài trăm đô lại không bán được. Qua đó thấy rằng, yến nhiều chưa chắc đã tốt mà nhiều phải đi đôi với chất lượng hơn là yến nhiều mà chất lượng không tốt. Hiện nay nhà yến tăng rất nhanh không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác, nguồn yến cung ra thị trường càng ngày càng nhiều, nếu nghàng yến Việt Nam không đi đôi hai việc là nghiên cứu thị trường từ đó đưa ra các dự báo về nguồn cung, nguồn cầu sản lượng bao nhiêu là đủ và chất lượng sản phẩm phải như thế nào thì sớm hay muộn sẽ sấy ra hiện tượng như thị trường heo như hiện nay.

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết và rất mong nhận được sự đóng góp của anh/chị.

Có thể bạn quan tâm

Chức năng và công dụng của chuồng cu nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Có rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi là tại sao những nhà yến hiện nay đều có chuồng cu cao hơn mái nhà vậy thực sự công dụng của nó là gì và có nhất thiết phải có hay không?.

Trước đây khi nhà yến ở Việt Nam có rất ít, đa số các toàn nhà bỏ hoang có chim yến tự tìm đến ở và con người cải tạo thành nhà yến và không có chuồng cu, không có phòng lượn nhưng chim yến vẫn ở và phát triển. Hiện nay, đa số nhà yến nào cũng có chuồng cu phòng lượn. Vậy thực ra phòng lượn và chuồng cu có cần hay không?. Lộc Bụt xin đưa ra một số ý kiến cá nhân thế này, trong mọi thứ đều có cải tiến về kỹ thuật, công nghệ để mang lại hiệu quả cao hơn và trong nghề dẫn dụ chim yến cũng vậy.

Chuồng cu là phần cao nhất của ngôi nhà.


Cấu tạo của chuồng cu: chuồng cu là phần cao nhất của ngôi nhà nó cao hơn mái nhà yến khoảng 1,5 đến 3m. Vì vậy, khi quan sát một nhà yến ta luôn thấy có một phòng cao hơn các phòng khác.

Vậy tác dụng của chuồng cu để làm gì?

1. Nâng cao lỗ vào của chim yến.

Lỗ vào của chim yến ở trên cao, giúp chúng dễ dàng phát hiện và bay ra, bay vào mà không bị cản trở bởi cây cối, nhà cửa... Lỗ vào cao cũng gia tăng khả năng những con chim yến mới bay vào nhà yến.

2. Tránh mùi và khói: nhưng chúng ta đã biết chim yến rất nhạy cảm với mùi, việc làm chuồng cu sẽ nâng cao lỗ ra vào, từ đó tránh được những mùi khó chịu mà do hoạt động của con người hoặc thiên nhiên gây ra.

3. Giảm bớt các loài địch hại như tắc kè, thằn lằn,... chuồng cu cao thì lỗ nhà yến cũng cao chắc chắn sẽ giảm thiểu được các loài địch hại cho nhà yến.

4. Tránh trộm cắp: điều này thì khỏi nói, lỗ chim yến mở để chim bay ra vào và không bao giờ đóng. Nếu lỗ quá thấp là cơ hội tuyệt vời cho những tên trộm chui vào.

5. Giảm được cường độ ánh sáng trong phòng: nhờ có chuồng cu mà lỗ chim vào cao hơn lỗ phòng ở, từ đó ánh sáng của miệng lỗ không thể chiếu trực tiếp vào phòng ở của chim yến.

6. Giảm được tiếng ồn cho hàng xóm: hệ thống loa âm thanh ngoài thường được lắp ở miệng lỗ và trên chuồng cu vì vậy chuồng cu cao sẽ giảm được tiếng ồn cho những người sống cạnh nhà yến.

Trên đây là một số công dụng mà Lộc Bụt tổng hợp được, mong sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích cho các anh chị.

Lưu ý: Nhà yến không phải cao, to mới có hiệu quả cao. Xây một nhà yến to, cao đồng nghĩa với chi phí đầu tư cao hơn và thời gian thu hồi vốn cũng dài hơn. Vì vậy, tùy vào điều kiện kinh tế mà chúng ta có thể xây nhà yến khác nhau. Tuy nhiên, lưu ý nhà yến nên có chuồng cu cao hơn những cây cối, nhà lân cạnh để chim yến dễ dàng bay lượn. Nên xây dựng nhà yến ở những nơi có trữ lượng chim tốt và mức độ cạnh tranh ít sẽ giúp gia tăng sự thành công cho chủ nhà yến.

Có thể bạn quan tâm

Yến tố quan trọng nhất để có một nhà yến thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Sau một khoảng thời gian tìm hiểu, vận hành nhà yến và tham quan học hỏi các mô hình nuôi chim yến, Lộc Bụt xin mạnh dạn nói rằng "yến tố quan trọng nhất để có một nhà yến thành công không phải là kỹ thuật nhà yến mà là vị trí xây dựng nhà yến".

Mô hình nhà yến ống khói.
Mô hình nhà yến ống khói.

Hiện nay, các nhà yến mộc lên rất nhiều ở từng địa phương với quy mô và kỹ thuật ngày càng lớn và tân tiến. Kéo theo cuộc cạnh tranh khốc liệt bầy đàn giữa các nhà yến với nhau.

Trong một khu vực với bán kính chưa đầy 1 km mà có đến 5, 6 cái nhà yến nhưng chỉ có 1 nhà thành công (nhà yến hoạt động đầu tiên, nhỏ nhất, thấp nhất nhưng bầy đàn là đông nhất) còn các nhà yến còn lại xây cao hơn, tốt hơn, kỹ thuật tốt hơn nhưng lượng chim yến ở lại rất ít. Qua đó Lộc Bụt nghĩ rằng vị trí xây dựng nhà yến là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của một căn nhà yến. Những yếu tố như thiết kế nhà yến, âm thanh, môi trường bên trong nhà yến... chúng ta có thể hoàn thiện nó và cũng có thể thay đổi nó tuy nhiên vị trí xây dựng nhà yến là hoàn toàn không thể  thay đổi, nếu bạn thay đổi vị trí nhà yến là coi như làm mới nhà yến lại từ đầu. Một lời khuyên chân thành đối với các chủ nhà yến đang có ý định xây dựng nhà yến việc đầu tiên và quan trọng nhất là nên khảo sát, tìm một vị trí thật tốt để xây dựng nhà yến trước khi nghĩ đến việc nên chọn công nghệ nào để xây dựng nhà yến, đừng bao giờ đầu tư một cách mù quáng (vì đồng tiền đi liền với khúc ruột).

Một vị trí tốt để xây dựng nhà yến gồm những gì?

1. Thứ nhất là khu vực đang định xây dựng nhà yến phải có chim yến và có trữ lượng đủ lớn (có thể là vùng kiếm ăn, đường bay của chim yến hoặc nơi chim yến đang sinh sống).

Một nhà yến được xây dựng hoàng tráng, công nghệ hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu của chim yến nhưng được xây ở một khu vực không có chim thì là cả một vấn đề nan giải (vì có chim thì mới có cơ hội dụ chim).

Việc này thì cực kỳ đơn giản, chỉ cần sử dụng máy test phát tiếng chim yến là có thể xác định được quần đàn chim yến.



2. Một khu vực có quần đàn lớn chưa chắc bạn xây dựng nhà yến lên đã thành công, quần đàn lớn nhưng mức độ cạnh tranh nhà yến rất cao thì cũng phải xem xét không nên đầu tư. Ít ra trong khu vực bán kình 5 đến 10 km không có nhà yến nào thì cơ hội thành công sẽ cao hơn. Một khu vực mức độ cạnh tranh thấp, chim yến ít có sự lựa chọn, còn nhớ vài năm trước khi còn ít người để ý đến chim yến, số lượng nhà yến là vô cùng ít, nhiều khi chỉ cần một căn nhà cấp 4, bật âm thanh cũng có chim yến vào ở, nhưng hiện nay tỷ lệ này là cực ít.

3. Khi có quần đàn đủ lớn, mức độ cạnh tranh thấp thì xem xét tiếp đến các yếu tố môi trường. Chim yến trước đây khi chưa có nhà yến chúng thường sinh sống ở các hang động, những nhà hoang yên tỉnh có độ ẩm cao, ít ánh sáng. Vì vậy, nên chọn nhà yến ở những nơi yên tỉnh, ít bị tác động của con người như tiếng ồn, mùi chất thải công nghiệp, khu dân cư ....

4. Khu vực xây dựng nhà yến gần sông, hồ, đập nơi chim yến thường tìm kiếm thức ăn và tắm mỗi buổi chiều.

5. Những khu vực ruộng lúa, đồn điên, trang trại, rừng  ... là những nơi có nguồn thức ăn dồi dào chim yến hay viếng thăm.

6. Những khu vực ven biển.

( Lưu ý là những khu vực này thường xuất hiện thiên địch đặc biệt là các loài chim săn mồi, vì vậy khi xay dựng và đưa nhà yến vào hoạt động cần có những biện pháp để phòng ngừa).


Có thể bạn quan tâm

Rất nhiều người hiểu sai về thuật ngữ tổ yến già và tổ yến non.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chắc chắn là đã có rất nhiều anh chị nghe đến "tổ yến già và tổ yến non", nghe đến già và non có nhiều người hiểu rằng già và non là theo thời gian. Có nghĩa là tổ yến được làm dài ngày (ví dụ như tổ yến chim đẻ 2, 3 lức) là tổ yến già, còn tổ yến chim yến mới làm, mới sinh sản một lứa gọi là tổ yến non. Cách hiểu này có phần đúng về mặt thời gian có nghĩa là tổ yến già là tổ yến dài ngày còn tổ yến non là tổ yến ngắn ngày.



Tổ yến trắng trên tổ giả.
Tổ yến trắng trên tổ giả.
Nhưng thật sử khi nói tổ yến già và tổ yến non là người ta đang nói đến con chim yến. Những tổ được làm từ những con chim yến già (sinh sản nhiều lứa) được gọi là tổ già vì chúng sẽ làm tổ đẹp hơn, nhiều sợi yến dài, ít sợi tơ (loại tổ này có giá trị kinh tế cao hơn vì làm yến lợi hơn và dễ làm hơn).

Còn tổ yến non là do những con chim yến tơ, mới làm tổ, chúng chưa có kinh nghiệm làm tổ và tuyến nước bọt chưa phát triển hoàn thiện, đa số chúng thường quẹt những sợi tơ, ngắn (vì vậy đối với các nhà yến mới một lời khuyên là nên lắp tổ giả để chim non mau làm tổ và đẻ trứng). Tổ yến non có giá thấp hơn tổ yến già.


Có thể bạn quan tâm

Hậu quả của những tổ yến để lâu không khai thác.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Yến sào từ lâu được xem là một sản vậy quý của thiên nhiên, chúng được làm ra từ tuyến nước bọt phình to của con chim yến. Giá cả yến sào cũng thay đổi lúc lên lúc xuống nhưng nó vẫn thu hút được một lượng lớn người đầu tư.

Tổ yến sào.
Tổ yến sào.

Trước khi nói về tổ yến để lâu không khai thác sẽ như thế nào thì chúng ta hãy cùng nói về các loại tổ yến hiện nay trên thị trường. Trên thị trường thế giới hiện nay đặc biệt là malaysia và indonesia có 4 loại tổ yến chính là tổ yến huyết (yến đỏ), tổ yến trắng, tổ yến vàng và tổ yến đen. Tổ yến huyết hay yến đỏ là do những con chim yến tiết ra nước bọt có màu đỏ nhạt tạo nên (chứ không phải chúng bị thổ huyết mà tạo thành tổ), loại yến này rất hiếm và có giá trị trên thị trường rất cao. Tuy nhiên, cũng cần thận trọng với loại yến này, hiện nay có những loại yến giả họ làm ra bằng cách bỏ tổ yến trắng trong một chiếc thùng có phân chim yến, tổ yến sẽ chuyển sang màu đỏ, hoặc trong những nhà yến lâu ngày không vệ sinh cũng xuất hiện những loại tổ này (theo các nghiên cứu thì những loại tổ yến đỏ giả chứa các độc tố có thể gây hại đến sức khỏe con người, vì vậy khuyến cáo tổ yến trắng vẫn là tốt nhất). Tổ yến màu trắng là phổ biến nhất do những con chim yến tổ trắng tạo nên. Tổ yến thì hầu như rất ít nó chỉ xuất hiện ở một số nơi ở Indonesia.

Tại việt nam, đa số chỉ có hai loại yến là yến trắng và yến vàng. Nói chung yến trắng và yến vàng là một tuy nhiên do ảnh hưởng của môi trường bên trong nhà yến (nhà yến không được vệ sinh tốt gây nên các khí độc), những tổ yến làm trên những thanh gỗ bạch tùng mới cũng có hiện tượng vàng chân hoặc tổ yến để lâu không khai thác sẽ chuyển từ màu trắng sang màu vàng, tổ yến màu vàng (lâu không khai thác) có thể to hơn,dày và nặng hơn (vì chim yến quẹt tổ nhiều lần) nhưng giá trị thấp hơn tổ yến trắng. Tổ yến lâu ngày không khai thác thường có nhiều lớp cũng là những nơi phát sinh mạt vì vậy cũng cần lưu ý đến vấn đề này.

Tuy nhiên, không phải khi nào chúng ta cũng chăm chăm thu hoạch những tổ yến mới (còn trắng để bán được giá cao). Ví dụ như nhà yến mới, mục tiêu đầu tiên không phải là thu hoạch tổ yến mà là phát triển bầy đàn, càng nhiều chim yến ở càng tốt. Khi nhà yến đã nhiều thì mới tiến hàng khai thác.



Có thể bạn quan tâm

Mùa chim yến nhiều nhất trong năm.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu có hai mùa chủ đạo là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường nắng nóng, kéo dài làm cho lượng côn trùng giảm, còn mùa mưa độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho côn trùng phát triển.

Mùa chim yến non.
Mùa chim yến non.

Tuy nhiên, Việt Nam hàng năm có hơn chục cơn bão điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến đàn chim yến.

Theo các nghiên cứu của malaysia và indonesia, Chim yến thường sinh sản và phát triển mạnh vào mùa mưa đạt đến 80 đến 90 phần trăm do nguồn thức ăn dồi dào. Tuy nhiên, vào mùa khô tỷ lệ chim yến sinh sản, chim con phát triển chỉ đạt khoảng 70%.

Tại Việt Nam, đối với chim yến đảo mùa vụ sinh sản chính của chim yến là từ tháng 12 đến tháng tư, làm tổ khoảng 70-90 ngày, 70% chim tập trung đẻ vào đầu và giữa tháng 4. Đây là mùa có tỷ lệ chim sinh sản cao nhất, đạt 92%. Trong lứa đầu (vụ đẻ 1), số tổ có 2 trứng đạt 82% (vụ đẻ hai chỉ 62%); số chim con nuôi thành công của vụ 1 là 86% (vụ hai là 52%). Cuối tháng 4 đầu tháng 5 bắt đầu mùa mưa ở Nam Bộ, kéo dài cho đến tháng 10, kết thúc mùa mưa vào đầu tháng 11, chim con nở ra vào mùa mưa có côn trùng nhiều, nên chim con phát triển rất tốt.

Còn đối với chim sinh sống trong nhà, mùa vụ sinh sản của đàn yến kéo dài và có tính chất rải rác quanh năm, nhưng một con chim trong một năm cũng chỉ đẻ khoảng ba lần. Chim yến non vào mùa sinh sản và ra ràng ở từng địa phương sẽ có sự chênh lệch từ Bắc vào Nam, có nghĩa là các tỉnh duyên hải nam trung bộ chim yến có xu hường vào mùa sinh sản sớm hơn các đàn yến ở đông nam bộ và nam bộ. Chim yến nuôi trong nhà cũng có mùa sinh sản rộ gần giống với chim yến sống ngoài đảo. Lượng chim yến non nhiều nhất trong năm là khoảng tháng 4, tháng 5 (mùa này các nhà yến dẫn dụ được nhiều chim yến nhất), mùa thứ 2 là vào khoảng tháng 10, tháng 11 (mùa này lượng chim yến không còn dồi dào như mùa tháng 4, tháng 5.




Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng bột khai trong việc tạo mùi nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị sau khi đăng loạt bài về cách tạo mùi aroma nhà yến, thì có rất nhiều anh chị ủng hộ, Lộc Bụt xin cảm ơn về điều đó. Lộc Bụt xin nói lại đây chỉ là những chia sẻ những gì Lộc Bụt học hỏi được cho công đồng. Các chia sẻ của Lộc Bụt chắc rằng nó là nguồn thông tin tham khảo hiệu quả cho các anh chị đang tìm hiểu về nghề nuôi chim yến.

Phân chim yến và bột khai tạo mùi.
Phân chim yến và bột khai tạo mùi.


Nếu anh chị cảm thấy thú vị, thì có thể ủng hộ Lộc Bụt bằng việc đăng ký kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCe7WebNHf7hEjXQIOJjWmVQ (để giúp Lộc Bụt có thêm động lực chia sẻ đến các anh chị).

Video:



Sử dụng bột khai thì có nhiều phương pháp.

1. Chúng ta có thể rải bột khai quanh nhà yến để khử mùi xi măng (hàm lượng vừa phải vì mùi bột khai rất nống và bay mùi rất nhanh).
2. Dùng bột khai hòa với nước ủ phân chim yến 5 đến 7 ngày ( Tỷ lệ 5 kg phân chim yến với khoảng 0.2 đến 0.3 kg bột khai.
3. Dùng bột khai trộn với phân chim yến rải trong nhà yến (với tỷ lệ khoảng 1 phần 20 đến 1 phần 10).

Anh chị có thể mua bột khai (bột aminiac) tại đây.

Lưu ý những phương pháp này mùi nhà yến không giử được lâu đặc biệt là mùi amoniac (NH3).

Cảm ơn các anh chị đã xem bài viết.




Có thể bạn quan tâm

Xử lý nhà yến sau khi xây dựng một cách hiệu quả nhất.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến là một loài động vật hoang giả, chúng thích sinh sống và làm tổ ở những ngôi nhà bỏ hoang hoặc nhà củ vì chúng cảm giác được sự an toàn. Tuy nhiên hiện nay những nhà yến đều được xây dựng mới trong vài tháng và sự nôn nóng của chủ nhà muốn nhanh đưa nhà yến vào hoạt động, vì thể phải có những biện pháp khử mùi nhà yến chứ không có ai chịu để nhà yến vài tháng hoặc cả năm trời để bay mùi nhà mới mới đi vào hoạt động.

Khử mùi nhà yến bằng trái thơm.
Khử mùi nhà yến bằng trái thơm.
Chim yến không thích mùi xi măng vì vậy muốn nhà yến nhanh đi vào hoạt động thì cần khử nhanh mùi này. Biện pháp khử mùi xi mang thì có nhiều cách, có thể dùng các chất để khử mùi này hoặc phương pháp đơn giản nhất là đặt những mãnh thơm chín vào trong nhà yến vừa giúp khử mùi nhà yến vừa thu hút các côn trùng vào nhà yến sinh sản như ruồi dấm.. tuy nhiên, nó cũng mang lại những địch hại như kiến và gián vì vậy phải có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Tại một số nước như indonesia họ có cách khử mùi nhà yến bằng cách đốt than, hun khói cho nhà yến.

Kết hợp cả hai phương pháp trên, chúng ta có thể sáng tạo ra phương pháp mới là đốt trái thơm trong nhà yến vừa hun khói, vừa khử mùi và thu hút côn trùng.

Video khử mùi nhà yến của Lộc Bụt anh chị tham khảo.


Ngoài ra, các anh chị cũng có thể rải bột khai trên sàn nhà yến giúp khử mùi nhà yến mới.

Một lưu ý nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần là nhà yến của anh chị nên hoàn thành trước tháng 2, 3 hoặc tháng 6, 7. Sau đó chờ khoảng 1 đến 2 tháng cho nhà yến bớt mùi mới mở máy vì mùa chim yến non sẽ rộ nhất vào tháng 4, 5 (có thể thay đổi chênh lệch chút ít theo vị trí địa lý từ bắc vào nam), mùa chim thứ hai là tháng 9, tháng 10.

Trên đây chỉ là thông tin tham khảo, nếu anh chị có cách nào hay xin comment bên dưới.

Có thể bạn quan tâm

Tại sao tổ yến phía dưới không dính phân của những con chim yến tổ trên.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Câu hỏi "Tại sao tổ yến phía dưới không dính phân của những con chim yến tổ trên ?" câu hỏi tưởng trừng như đơn giản nhưng có rất nhiều anh chị thắc mắc.

Chim yến làm tổ tầng tầng lớp lớp.
Chim yến làm tổ tầng tầng lớp lớp.


Khi quan sát những nhà yến đầy chim, chim yến hết nơi để làm tổ buộc phải làm tổ ở vách tường hoặc phía dưới tổ khác, nhưng lại ít gặp trường hợp tổ dưới bị dính phân của chim yến phía trên. Điều này đã được một số người nghiên cứu về tập tính sinh học của chim yến đưa ra.

1. Chim yến sẽ chọn những vị trí tốt, an toàn để sinh trưởng và phát triển. Chúng không bao giờ làm tổ ở những vị trí có vết phân chim yến.
2. Lúc chim đu bám trên tổ, lưng và mông quay ra ngoài, khi muốn thải phân, chúng thường phóng chất thải rơi ra xa một chút xuống đất, nên gần như không ảnh hưởng đến tổ phía dưới.

Ngoài ra chúng ta cũng có những phát hiện thú vị về phân chim yến. Những con chim yến trưởng thành thường thải phân có màu sậm và đen hơn. Còn những con chim non đang đu bám tổ sẽ thải phân màu trắng và dần dần đổi màu. Vì thế khi vào nhà yến phát hiện nhiều dấu phân trắng thì chúc mừng nhà yến của bạn đã có chim non.

Có thể bạn quan tâm

Những kế hoạch thu tổ yến đúng cách để gia tăng bầy đàn.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Thu tổ yến đúng cách có thể là một biện pháp tốt để gia tăng bầy đàn, gia tăng khả năng chim yến con ở lại.

Chim yến làm tổ trắng.
Chim yến làm tổ trắng.
Đối với các chủ nhà yến người indonesia (là nước xuất khẩu yến sào hàng đầu thế giới),

  • Thứ nhất, họ có suy nghĩ rằng chim yến sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trong không gian yên tỉnh. 
  • Thứ hai, nuôi yến cũng cần phải dưỡng chim. (cũng giống như chúng ta nuôi heo, bò, gà sinh sản cũng cần có thời gian dưỡng để chúng phục hồi và phát triển tốt).

Bài viết này chủ yếu nói đến các nhà yến còn ít chim, không đề cập đến nhà yến full chim.

1. Họ khuyên chúng ta rằng nên khai thác tổ ở lần thứ 2 sinh sản (có nghĩa là chim đẻ trên tổ đó lần 2 thì khai thác). Lý do được đưa ra là để cho chim yến bố mẹ khỏe mạnh, chúng không cần tốn quá nhiều sức lực để làm tổ, chỉ cần quẹt thêm một ít là có thể đẻ lại và giúp gia tăng đàn nhanh.

2. Chỉ nên thu hoạch ở những nhà yến có trên 200 tổ, mục đích là giúp chim sinh sản nhanh. Chim ở lại nhà yến có cảm giác an toàn, không bị làm phiền và biết đâu chúng lại nói với những đứa khác về cùng (ngôn ngữ con người nhé).

3. Đối với những nhà yến đã trên 200 tổ thì chỉ nên thu tỉa với tần suất 6 tháng 1 lần, sau đó lượng chim lớn sẽ tăng tần suất lên 3 tháng 1 lần, nhà full chim thì có thể thu tỉa mỗi tháng 1 lần.

4. Mỗi năm nên có một mùa dưỡng chim giúp chúng có sức khỏe và gia tăng tuổi thọ.

Đây chỉ là thông tin tham khảo, mỗi chủ nhà yến sẽ có cách làm riêng để gia tăng hiệu quả nuôi chim yến và phát triển kinh tế gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Cần để nhà yến hoang hóa một thời gian.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tối qua, có thời gian tìm tòi lân la trên các trang web nước ngoài về kỹ thuật và dẫn dụ chim yến đọc được một bài viết khá hay nên chia sẻ lại cho các anh chị cùng tham khảo.

Hang động nuôi chim yến.
Hang động nuôi chim yến.
Vài tháng trước em cũng có một bài viết về "tâm lý của những chủ nhà yến mới". Anh chị nào chưa xem có thể đọc lại bài viết.

Nhìn chung là các chủ nhà yến mới thường có tâm lý nôn nóng và thường đặt ra rất nhiều câu hỏi sau đó lân la lên các trang mạng xã hội hỏi. Nhưng giang hồ thì hiểm ác, người này hỏi người khác vào châm chọc, hùa làm cho chủ nhà yến càng lo sợ.

Không chỉ riêng chủ nhà yến ở Việt Nam mà các nước khác cũng vậy nhé các anh chị, họ khuyên chủ nhà yến rằng sau khi nhà yến đã xây dựng, lắp đặt thiết bị, tạo mùi nhà yến và đi vào vận hành thì chủ nhà yến không được vào nhà yến ít nhất là 3 tháng. Mục địch là để cho nhà yến tự ổn định, hoang hóa phong sương một thời gian, chim yến vào tham quan sẽ chưa ở ngay, nhưng chúng từ từ sẽ có cảm giác an toàn, không bị quấy rối, chúng bay ra bay vào tìm kiếm thức ăn nơi mà chúng ta đã xây để dành cho chúng. Chúng ta chỉ quan sát qua camera về những thay đổi bất thường (nhưng hạn chế quét camera hồng ngoài qua lại sẽ ảnh hưởng đến chim mới khi vào nhà).

Chúng ta đều biết chim yến rất nhạy cảm, chỉ cần chúng ta ra vào vài lần, chúng cũng sẽ phát hiện ra ngay, khi chúng vào tham quan nhà yến vài lần cảm thấy có hơi người chúng sẽ bay ra ngay.

Vì vậy, mới có hiện tượng những ngôi nhà bỏ hoang, không người lui tới chim yến vẫn vào ở mà không cần dẫn dụ chúng. Tiếp theo là nói đến chim yến đảo vì sao chúng lại chọn những hang ở đảo để trú ngụ vì ngoài đó chúng cảm giác an toàn và không bị quấy rối, chúng chấp nhận bay xa hàng chục, hàng trăm km vào đất liền kiếm ăn vào buổi sáng và quay về lúc chiều tối.

Qua đó một lời khuyên mà không nên ra vào nhà yến thời gian đầu để cho nhà yến hoang hóa và ổn định, giúp gia tăng chim yến ở lại.

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết này, mong sẽ là một nguồn thông tin tham khảo bổ ích.


Có thể bạn quan tâm

Tại sao nên lắp thêm phun sương ở trên miệng lỗ nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
1. Chắc chắn trong chúng ta ai cũng đã từng nghe đến câu nói "Mùa xuân chim yến về", vậy tại sao mùa xuân chim yến thường xuất hiện nhiều.
2. Tại sao những ngày có mưa phùn mưa lâm thâm chúng ta thường thấy chim yến chơi khá nhiều quanh nhà yến.

Phun sương


Dựa trên những nghiên cứu về tập tính của chim yến thì chim yến thích mưa phùn mà mưa phùn thường xuất hiện nhiều vào những tháng mùa xuân. Những cơn mưa phùn giống như những đám côn trùng rất thu hút chim yến.

Chính vì lý do đó mà hiện nay đa số các nhà yến mới đều có hệ thống máy phun sương được lắp trên phòng lượn gần miệng lỗ nhà yến và trong phòng lượn nhà yến. Mục đích là làm mát không khí quang nhà yến và thu hút chim yến chơi gần nhà yến.

Cũng có người nói rằng chim yến uống những giọt sương, chúng thường tắm mát trước khi về tổ. Nhưng dù là lý do gì thì thực tế những nhà yến có lắp phun sương trên chuồng lượn vẫn thu hút được chim yến.

Hệ thống này thường dùng phun sương béc, cho hạt sương mịn và dễ dàng lắp ráp (chỉ lưu ý là cần có thêm hệ thống lọc để ngăn ngừa hiện tượng béc phun bị nghẹt).


Có thể bạn quan tâm

Bài toán kinh tế của một nhà yến thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Nhà yến thành công.
Nhà yến thành công.

Nếu sở hữu một nhà yến thành công, đúng kỹ thuật thì mỗi mét vuông nhà yến có thể chứa 12 cặp yến, mỗi năm chim yến sinh sản từ 2 đến 3 lần. Mỗi năm chúng ta lấy 1 lần tổ, còn thời gian còn lại để chim yến sinh sản. Theo cách tính trung bình mỗi tổ yến nặng khoảng 8 gam, mỗi gam bán được khoảng 22.000 vnđ (tức giá yến trung bình 22.000.000/1kg).

Nếu nhà yến của bạn 100 m2 chúng ta có thể thu hoạch: 100 mét vuông x 12 cặp chim x 8 gam x 22.000 vnđ/g = 211,2 triệu đồng/ năm.

Nuôi chim yến khác với các loài vật nuôi khác là chúng ta không cần tốn tiền thức ăn, con giống. Tuy nhiên tốn kém tiền xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí khấu hao thiết bị và nhân công quản lý nhà yến.

1. Chi phí xây dựng nhà yến hiện nay khoảng 3 triệu mét vuông, chi phí lắp vận tư khoảng 1 triệu, tổng 100 mét vuông là 400 triệu. Chi phí khấu hao nhà yến máy móc thiết thị mỗi năm 10% = 40 triệu.
2. Chi phí điện nước mỗi tháng khoảng 1,2 triệu = 12 triệu/năm.
3. Chi phí nhân công quản lý nhà yến khoảng 3 triệu/ tháng = 36 triệu/năm.

Tổng công chi phí 1 năm nhà yến trung bình khoảng: 40 triệu + 12 triệu + 36 triệu = 88 triệu (cho nhà yến 100 mét vuông).

Trong đó tiền bán yến thu hoạch 1 lần trong năm (có thể thu hoạch thêm) tuy nhiên tính trung bình 1 lần là 211,2 triệu/ năm.

Lợi nhuận của một nhà yến thành công (thu hoạch 1 lần 1 năm) = 211,2 triệu - 88 triệu = 123,2 triệu đồng.

Từ một bài toán đơn giản này có thể thấy nghề nuôi chim yến đem lại nguồn thu cực lớn (đào vàng trắng). Tuy nhiên, đây là bài toán của một nhà yến thành công (có thể nói là full chim), còn hiện nay đa số các nhà yến đang trật vật với chuyện dẫn dụ bầy đàn.

Nói một cách dễ hiểu nếu xây dựng được nhà yến thành công bạn sẽ cải thiện kinh tế gia đình cực tốt, nhưng thất bại hoặc dẫn dụ chim yến ít sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế gia đình.

Trong đầu tư lợi nhuận cao thì rủi ro cũng lớn. Hãy là những nhà đầu tư thông minh, đừng nghĩ nuôi chim yến chỉ toàn màu hồng.

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết này.

Có thể bạn quan tâm

Các loại hóa chất tạo mùi trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Việc đầu tư tiền của xây dựng một căn nhà yến là không hề nhỏ, tuy nhiên khi nhà yến đi vào hoạt động còn phát sinh thêm những chi phí. Chi phí tạo mùi nhà yến sẽ ngốn không ít tiền của chủ nhà yến, vậy hiện nay trên thị trường có những hóa chất tạo mùi nhà yến nào chúng ta cùng điểm qua nhé.

Chim yến làm tổ.
Chim yến làm tổ.


1. Dung dịch Love potion: Đây là một hóa chất đặc biệt trong nhóm Aroma, chúng có mùi thơm đặc trưng, màu xanh và khá dịu. Đây là một loại hormon giúp cho con chim yến hưng phấn, nhanh bắt cặp, kết đôi và làm tổ. Đồng thời dung dịch còn thu hút những con chim con khác ở lại trong nhà yến. Dung dịch này được phun lên thanh làm tổ và tường sát thanh làm tổ.

2. Bột khai hay còn gọi là bột amoniac: Loại bột này có mùi rất hắc, dùng để trộn chung với phân chim yến theo tỷ lệ 1:40 giúp phân chim yến giử được mùi lâu hơn.

Anh chị nào cần mua bột khai có thể xem tại đây.

3. Dung dịch tạo mùi sinh cảnh nhà yến Full house aroma hoặc Pw super: Đây là loại hóa chất có tác dụng tạo mùi sinh cảnh cho nhà yến, giúp chim yến cảm giác an toàn và quan thuộc. Là loại nước hoa mà các chủ nhà yến hay dùng để quyến rủ chim ở lại, làm tổ và phát triển. Sản phẩm này có thể dùng để phun lên loa miệng hang, loa dẫn và vách tường (không phun lên ván làm tổ).

4. Phân chim yến: Đây là loại mùi tự nhiên nhất, tạo mùi sinh cảnh cho nhà yến. Tuy nhiên nên chọn loại phân mới, vẫn còn giử được mùi đặc trưng. Mua phân chim yến nên chọn những cơ sở có nhà yến đông, hàng tháng thu được vài kg tổ yến (thì những loại phân này mới đảm bảo còn mùi). Còn những nhà yến nhỏ, chim yến phân có thể đã lâu hoặc phân chim yến được làm mới lại (Hàm lượng mùi nhà yến còn rất ít).


Có thể bạn quan tâm

Nên chọn loại thanh làm tổ nào cho nhà yến mới.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Thanh làm tổ một trong những vật tư quan trọng dành cho nhà yến, nó là nơi chim yến đu bám và trú ngụ. Vật tư thanh làm tổ chiếm đến hơn 50% - 60% chi phí lắp thiết bị nhà yến. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thanh làm tổ như gỗ, thanh lam bê tông, thanh lam đá... (mỗi loại có ưu nhược điểm khác nhau, chủ nhà yến nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định chọn loại nào).

1. Thanh làm tổ bằng gỗ: Đây là loại thanh làm tổ được tin và sử dụng nhiều nhất do đặc tính dễ thi công, chim dễ dàng đu bám, Gỗ là vật liệu tự nhiên dễ hút ẩm nên làm cho quá trình làm tổ của chim yến nhanh hơn, tổ sẽ chắc hơn làm trên thanh lam đá hoặc bê tông. Gỗ nhà yến thì có nhiều loại nhưng cần chọn các loại gỗ mềm, không bị mối mọt, ít nấm móc. Gỗ nên được xử lý đạt độ ẩm tối thiểu để tránh phát sinh nấm mốc khi hoạt động trong nhà yến, gỗ được bào rãnh cho chim dễ đu bám là tốt nhất. Chi phí thanh làm tổ khá mắc so với các thanh làm tổ khác.

Thanh làm tổ bằng gỗ.
Thanh làm tổ bằng gỗ.


2. Thanh làm tổ bằng bê tông: thanh làm tổ bằng bê tông có tuổi thọ lâu bền cùng nhà yến, thanh làm tổ này hiện nay đang được nhân rộng và chúng mang những đặc tính ưu việt như không bị mối mọt, nấm mốc... Những điều cần lưu ý khi sử dụng thanh bê tông là nên sử dụng xi măng mác cao, tạo rãnh hoặc tạo tổ giả trên thanh lam để chim dễ đu bám. Khi đã quyết định làm thanh lam bê tông chủ nhà yến nên quan tâm kỹ đến kết cấu và khả năng chịu lực của căn nhà yến nhé.

Chim yến làm tổ trên bê tông.
Chim yến làm tổ trên bê tông.
3. Thanh làm tổ bằng đá. Đá là vật liệu khá nặng và đòi hỏi kỹ thuật thi công tay nghề cao. Đá thì tương tự như bê tông cần tạo rãnh cho chim dễ đu bám. Như bài viết trước đã chia sẽ chim yến đảo và chim yến nhà là 2 họ khác nhau, chim yến đảo có thể làm tổ trên vách đá treo leo, còn chim yến nhà thì làm tổ trong nhà yến (mà đa số nhà yến làm thanh lam bằng gỗ, nhà bằng xi măng cốt thép). Đã có những nhà yến làm đá thành công (tuy nhiên cần lưu ý đến kết cấu và vật tư để treo đá lên trần nhà yến).

4. Thanh làm tổ bằng nhựa gỗ: loại thanh làm tổ này ít thấy trên thị trường, chúng có đặc tính không nấm móc, mối mọt, tuổi thọ cao nhưng theo đánh giá là chim yến khó làm tổ và tổ hay bị rơi vỡ, tổ hay bị cong vanh do độ bám thấp.

Trên đây là thông tin, giúp các anh chị tham khảo để chọn ra thanh làm tổ tốt nhất cho nhà yến của mình.

Có thể bạn quan tâm

Loài yến nào sinh sống trong nhà tại Việt Nam.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tại Việt Nam, có 2 loài chim yến là yến hàng (Fucifagus) và một loài yến sống trong nhà (Esculanta).
Theo những tài liệu và những nghiên cứu trước đây cả 2 loài yến này đều có thể sinh sống và phát triển trong nhà yến. Tuy nhiên loài yến hàng (Fucifagus)chủ yếu sống ở đảo, chí có một số lượng rất ít các cá thể này sinh sống ở trong nhà yến, vì vậy nhìn chung các nhà nuôi chim yến hiện nay có chim yến sinh sống là loài yến sống trong nhà (Esculanta).

Chim yến sống trong nhà.
Chim yến sống trong nhà.
 Dưới đây là danh sách các tỉnh có chim yến sinh sống nhiều tại Việt Nam.

1. Yến hàng (Fucifagus): Sống tại các đảo đá dọc bờ biển miền Trung Việt Nam như Nha Trang, Bình Định, Hội An. Ngoài ra người ta còn phát hiện Yến hàng ở Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc và Hòn Khoai.

2. Yến nuôi trong nhà (Esculanta ): Sống trong nhà tại các tỉnh thành như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Đăk Lăk, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Long Xuyên, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang,…v.v.

Để biết chính xác trữ lượng chim yến nơi có dự định xây dựng nhà yến cần tiến hàng khảo sát kiểm đếm số lượng bầy đàn trước khi quyết định đầu tư (phương pháp hiệu quả hiện nay là dùng máy test trữ lượng chim yến).

Lưu ý: Hiện nay số lượng nhà yến rất nhiều và tỷ lệ nhà yến thất bại là cao (trong vùng có chim yến tốt), vì vậy cần cân nhắc trước khi quyết định xây dựng nhà yến. Tốt nhất là những vùng chim tốt, có ít nhà yến trong bán kính 5 đến 10 km.



Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng chim yến non chết trong mùa mưa bão và lạnh.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị, hai cơn bảo số 4 và số 5 liên tiếp ập vào việt nam. Gây hiện tượng mưa lớn, gió nhiều ở một số địa phương. Những cơn bão này đã làm ảnh hưởng đến đàn chim yến và đặc biệt hơn là chim yến non mới nở.

Chim yến non chết sau bão.
Chim yến non chết sau bão.
Dự đoán mùa chim non từ đây đến cuối năm giảm đo ảnh hưởng của bão và không khí lạnh ở một số địa phương do hiện tượng chim yến non thiếu thức ăn dẫn đến chết vì đói.

Trước khi đi vào chi tiết vấn đề chim yến non bị chết đói ở một số địa phương. Chúng ta hãy cùng đi vào lý thuyết một tí nhé. Theo các nghiêm cứu thì chim yến phát triển và sinh trưởng tốt ở khoảng nhiệt độ từ 27 đến 32 độ C (vì vậy có rất nhiều lời khuyên là không nên xây nhà yến ở các vùng phía bắc có nhiệt độ thấp - việc nuôi và dẫn dụ chim yến ở vùng này vẫn được, nhưng tỷ lệ chim yến chết hoặc di đàn là rất cao vào mùa lạnh). Không chỉ riêng gì các vùng phía bắc mà các tỉnh tây nguyên có nhiệt độ thấp và thường xuyên xẩy ra gió bảo cũng có hiện tượng này đặc biết là tỉnh Lâm Đồng (cụ thể là Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh....)

Sau cơn bão số 4 và số 5 vừa qua, Lộc Bụt đã quan sát ở một vài nhà yến ở Bảo Lộc và phát hiện hiện tượng chim non chết do 2 nguyên nhân chính là thiếu thức ăn và nhiệt độ xuống thấp.

Chim non khi mới nở rất yếu ớt và bộ lông chưa phát triển, chúng cần được sưởi ấm để ổn định thân nhiệt, nhưng do gió bão và lạnh chim yến bố mẹ buộc phải đi kiến ăn xa từ rất sớm và quay về nhà rất muộn khiến cho chim non đói, bị lạnh và chết. Vì thế dự bào vài tháng tới lượng chim non ở một số địa phương giảm dẫn đến hiệu quả dẫn dụ chim yến không cao.

Theo quan sát thì thông thường (nói chung phân biệt chim yến bố mẹ qua camera là rất khó vì vậy cứ nói đơn giản con chim nào ấp trứng và cho chim non ăn thường xuyên là chim mẹ, còn con còn lại là chim trống) thì thông thường con chim bố sẽ đi kiếm ăn cả ngày và xa, còn con chim mẹ sẽ kiếm ăn ở gần nhà yến hơn và thông thường là khoảng giữa trưa chúng sẽ bay về cho chim yến non ăn và ủ ấm. Tuy nhiên, trong cơn bảo vừa qua gió ở khu vực này rất lớn, mưa nhiều và lạnh dưới 23 độ C làm cho chim yến khó tìm kiếm thực ăn, bị gió đẩy đi xa, chúng không thể quay về cho chim non ăn vào buổi trưa. Tại sao Lộc Bụt phát hiện ra hiện tượng này, thứ nhất là mình rất hay quan sát chim yến và mong muốn hiểu được phần nào đó về tập tính của chim yến. Vào các mùa chim non tháng 3, tháng 4 khi thời tiết thuận lợi trời có nắng có mưa chim yến thường đẻ 2 quả trứng, chúng nuôi con rất thoải mái và thường về cho con ăn vào buổi trưa, tuy nhiên qua mùa chim tháng 8, đầu tháng 9 này, chim yến trong nhà chỉ đẻ 1 trứng và gặp ngay cơn bão mưa gió lớn hơn nữa tháng trời làm cho chim yến bố mẹ không thể về cho chim non ăn và chim yến con lạnh dẫn đến chết. Thường ngày chim yến bố mẹ về nhà thường đậu ở tổ và ủ ấm cho con, thì hôm nay 2 con bay ra chổ khác hoặc đu bám ở cạnh tổ.

Vì vậy, nếu anh chị nào đang thấy hiện tưởng nhà có chim non mà chim yến bố mẹ không về cho con ăn vào buổi trưa hoặc không khí lạnh có thể lên kiểm tra nhà yến để nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời.

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết, mong đây là nguồn thông tin tham khảo tốt cho các anh chị.

Có thể bạn quan tâm

Các loài địch hại của chim yến cần được kiểm soát.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến và đặc biệt là tổ yến có giá trị kinh tế rất cao (vàng trắng), giá trị của tổ yến có thể đến hàng chục, hàng trăm triệu một kg vì vậy nuôi chim yến thành công sẽ đem lại một nguồn kinh tế vô cùng lớn.

Tuy nhiên dẫn dụ chim yến không hề dễ dàng, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và chăm sóc nhà yến rất kỷ.

Môt trong những vấn đề đó là địch hại, bài viết hôm nay sẽ trình bày về các loài địch hại khủng khiếp của chim yến.

1. Những tên trộm (nguy hiểm hàng đầu cho chim yến).

Con người là địch hại rất tàn bạo của chim yến. Tổ yến có giá trị kinh tế rất cao, con người rất dễ phạm tội, họ có thể xâm nhập vào nhà yến và lấy đi tất cả. Vì vậy phải có những biện pháp đề phòng trộm trong nhà yến.


Những tên trộm yến.
Những tên trộm yến.

Trộm trong nhà là một chuyện mà chuyện tiếp theo là trộm ngoài nhà, có thể là hàng xóm thấy bật âm thanh ồn ào quá tìm cách phá như bật âm thanh khác lớn hơn, tạo ra các khí gây ô nhiễm làm chim yến bỏ đi....

Tên trộm ác nhất chắc có lẽ là nạn bẩy chim yến bằng lưới tàn hình, một khi đã sa lưới là không lối thoát.

2. Chim cú (là thiên địch ác thứ hai của chim yến).

Chim cú thịt chim yến.
Chim cú thịt chim yến.


Cú mèo là động vật săn mồi, chúng dễ dàng bắt những con chim yến làm thức ăn của chúng. Vì vậy phải có các biện pháp xua đuổi chim cú như đèn chống cú, bẫy chim cú ở những nhà yến có loài chim săn mồi này.

3. Con dơi

Con dơi là động vật săn mồi vào ban đêm, chim yến rất có thể là mồi ngon của chúng. Ngoài ra dơi có thể tranh dành nơi ở của chim yến và bắt buộc chim yến phải ra đi. Làm sao đuổi dơi , dơi kiếm ăn ban đêm ban ngày ngủ vì thế nếu phát hiện dơi trong nhà yến thì ban ngày nên vào đuổi hoặc bắt.

Dơi ăn chim yến.
Dơi ăn chim yến.


Còn dơi bên ngoài thì cực khó để giải quyết.

4. Các loài bò sát (thằn lằn, tác kè, rắn...)

Nhà yến thường tối, ẩm nhiệt độ cực tốt cho bò sát ẩn nấp. Những loài bò sát này dễ dàng đeo bám lên tường, thanh làm tổ để bắt chim hoặc ăn chim non.
 

5. Chuột, kiến, gián, mạt...

Côn trùng gây hại cho chim yến.

Những loài động vật này rất hay hiện hữu trong nhà yến và chúng thường rất đông và đáng sở. Chúng có thể tàn phá mọi thứ mà chúng đi qua. Vì vậy, phải phun thuốc định kỳ để diệt chúng nhé.


Có thể bạn quan tâm

Đừng nên so sánh những nhà yến của 5 năm trước với nhà yến hôm nay.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Dẫn dụ chim yến của 5 năm trước tỷ lệ thành công cao hơn bây giờ. Vì bây giờ mức độ cạnh tranh nhà yến cao, có những khu vực bán kính vài km mà có đến vài chục căn nhà yến, đừng nghĩ chim yến chơi nhiều là bạn có thể thành công. Hiện nay nhà yến xây sau phải đáp ứng tốt hơn các điều kiện cho chim yến trú ngụ.

Thất bại trong nghề nuôi chim yến


Lộc Bụt rất thích một câu nói đọc được ở đâu đó rằng "Con người đang làm hư loài chim yến", ở một khía cạnh nào đó là đúng và nó cũng là một xu hướng tất yếu. Chim yến ngày nay có khá nhiều lựa chọn nơi ở, chúng sẽ chọn những nơi nào có điều kiện tốt nhất để ở (chứ không phải là kiếm một nơi để ở).

Trước đây thường xuất hiện những nhà chim đột biến (nhà chim đột biến là nhà chim tăng đàn nhanh), hiện nay thì cực kỳ ít (trừ khi những nhà yến đó ở một vùng đặc biệt có nhiều chim yến nhưng lại không có nhà yến hoặc có một kỹ thuật siêu sao nào đó).

Tại khu vực của Lộc đang sinh sống mấy năm gần đây nhà yến mọc lên rất nhiều nhưng khả năng dẫn dụ chim yến không còn nhiều như ngày xưa. Dạo quanh một vòng tất cả các nhà yến trên địa bàn một cảnh tượng là lượng chim yến mỗi nhà rất ít, chỉ có một ngôi nhà được xây dựng cách đây 6, 7 năm thì chim yến nhiều (ngôi nhà ấy chỉ là nhà yến cấp 4 nhưng lượng chim rất là khủng), Còn những ngôi nhà xây dựng gần đây cao hơn, to hơn, bài bản hơn nhưng ít chim. Qua ví dụ đó có thể thấy rằng nuôi chim yến ngày nay không còn màu hồng như 5 năm trước, khả năng thành công của một nhà yến sẽ chậm hơn, đòi hỏi cao hơn về mọi thứ từ đó dẫn đến chi phí đầu tư nhiều hơn.

Trong vùng của bạn càng nhiều nhà chim yến thì khả năng dẫn dụ chim yến của bạn càng thấp đi, mức độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn. Vì vậy chi phí đầu tư và thời gian hoàn vốn sẽ lâu hơn nếu là suôn sẻ (còn có vấn đề thì coi như thất bại).

Vì vậy, qua bài viết này chỉ muốn nói một điều trước khi quyết định đầu tư nhà nuôi yến nên khảo sát thật kỷ (tốt nhất là tìm những nơi có lượng chim lớn mà không có nhà yến, ít nhất bán kính 10 km quanh vị trí xây dựng nhà yến không có nhà chim nào). Nếu quanh khu vực đó đã có nhiều nhà yến và cũng đang khó khăn trong việc dẫn dụ chim yến thì một lời khuyên thực sự là đừng nên nghĩ đến chim yến nữa mà hãy dùng số tiền đó đầu tư cái khác, bất động sản chẳng hạn.


Có thể bạn quan tâm

Mẹo đo ánh sáng phù hợp cho chim yến làm tổ và phát triển.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tiếp nối về chuỗi bài viết về kỹ thuật xây dựng nhà yến làm sao cho đơn giản mà hiệu quả nhất mà ai cũng có thể hiểu được. Hôm nay, Lộc Bụt xin viết bài viết "mẹo xác định độ sáng phù hợp cho chim yến làm tổ".

Mẹo đo ánh sáng trong nhà yến.
Mẹo đo ánh sáng trong nhà yến.

Lượt qua một vòng các sách, cũng như kinh nghiệm của các anh chị trong nghề nuôi chim yến thì có hai chuẩn mà chúng ta thường thấy là "ánh sáng trong nhà yến khoảng 0.2 lux (công nghệ cũ), ành sáng trong nhà yến khoảng 0.02 lux (công nghệ malaysia)". Để xác định được ánh sáng này chúng ta cần có thiết bị đo độ sáng chuyên dụng, nhưng chi phí cũng không hề nhỏ. Thì để chúng ta dễ dàng hơn trong việc xác định ánh sáng tốt trong phòng ở nhà yến thì Lộc Bụt xin chia sẻ hai phương pháp của các anh chị đi trước và thực nghiệm cho hiệu quả.

Cách 1: Anh chị đúng trong phòng ở của chim yến, giơ tay ra đằng trước, nhắm mắt lại khoảng vài giây, sau đó mở mắt ra vẫn thấy bàn tay mờ mờ là đạt tiêu chuẩn (theo anh Dũng Phi Yến).

Cách 2: Theo một anh nuôi chim yến lâu năm và đang sở hữu một nhà yến rất thành công (Lộc Bụt không nhớ tên). Chúng ta đúng trong phòng ở của chim yến, nhắm mắt lại vài giây sau đó mở mắt ra, nếu nhìn thấy thanh làm tổ mờ mờ là đạt yêu cầu về ánh sáng.

Trên đây là 2 cách xác định ánh sáng trong nhà yến làm sao hiệu quả, giúp chim yến an tâm ở lại sinh sản và làm tổ.

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết này.

Có thể bạn quan tâm