Sự đấu tranh giữa hiệp hội và chi hội yến sào Việt Nam.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị, em là Lộc Bụt đây. Hôm nay sẽ không phải là một bài viết về chim yến mà bài viết đứng dưới góc độ cá nhân bàn luận về các hiệp hội yến sào tại Việt Nam.

Như anh chị đã biết nghề nuôi chim yến của Việt Nam còn rất non trẻ so với các nước như malyasia, indonesia, Thái Lan, Philippine... và tại Việt Nam cũng chưa có một tổ chức hoàn chỉnh trong việc định hướng, phát triển nghề nuôi chim yến.

Tại việt nam hiện nay có 2 hội được nhiều người biết đến là Hiệp hội yến sào Việt Nam và Chi hội yến sào việt nam (có ghi không đúng tên thì các anh chị thông cảm).


Yến sào việt nam.


Với ngành yến việt nam rất cần những tổ chức, hiệp hội giúp yến sào Việt Nam bay cao, bay xa và có chổ đứng trên thị trường quốc tế


Như chúng ta đã biết nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà đã là kinh tế thị trường thì phải dựa trên cung cầu thị trường (Lộc Bụt xin giải thích dễ hiểu về cung và cầu (cung nói môm na là sản lượng sản xuất ra của một hàng hóa, dịch vụ nào đó, còn cầu là nhu cầu của một hàng hóa dịch vụ nào đó). Nếu cung vượt quá cầu thì sẽ dẫn đến hiện tượng giá giảm và ngược lại nếu cầu vượt cung thì sẽ tăng giá.

Ngành yến cũng không đi ngoài quy luật này, vì vậy luôn có hiện tượng lúc thì giá yến lên cao và có lúc giá yến xuống thấp.

Đó là đang nói về quan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường (trong đó có ngành yến).

Điều cần nhất của ngành dẫn dụ chim yến tại Việt Nam là

Thứ nhất cần một tổ chức đứng trên quan điểm thị trường, họ tìm hiểu nghiên cứu thị trường yến sào thế giới, tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩm yến sào việt nam với mức giá cao và xuất khẩu chính ngạch. Từ những nghiên cứu đó đưa ra những tiêu chuẩn cho yến sào Việt Nam xuất khẩu.

Thứ hai, đó là vấn đề kỹ thuật nhà yến, mong muốn làm sao các nhà yến Việt Nam có nhiều chim, có sản lượng tốt hơn, đạt chất lượng dựa trên cung cầu thị trường. 

Nếu cả hai điều này được kết hợp với nhau thì chắc chắn sẽ là một chiếc cầu nối tốt cho yến sào Việt Nam phát triển, một bên nghiên cứu định hướng ngành yến sào theo nhu cầu thị trường và bên kia dựa trên những định hướng thị trường đưa ra những khuyến nghị tạo ra những sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đó.

Vì vậy, rất mong Việt Nam sẽ có một hiệp hội tổ chức nào đó đứng lên làm tốt những việc này để người đầu tư dẫn dụ chim yến có được thành công và ngành yến việt nam sẽ phát triển không còn cái điệp khúc được mùa mất giá.

Nói tới đây chắc chắn có nhiều anh chị sẽ nói rằng, xì cứ làm sao có nhiều yến có nhiều tổ yến đã vì bây giờ nhu cầu vẫn cao trong khi tỷ lệ tăng bầy đàn nhà yến có hạn. Điều nay cũng đúng nhưng chúng ta thấy một cái thể này, như chị Yến Quân có nói trong hội thảo ngành yến vừa qua, yến sào thì phân ra các loại a, b, c. Những loại yến loại a bán với giá rất cao tận mấy ngàn đô, trong khi yến loại C bán vài trăm đô lại không bán được. Qua đó thấy rằng, yến nhiều chưa chắc đã tốt mà nhiều phải đi đôi với chất lượng hơn là yến nhiều mà chất lượng không tốt. Hiện nay nhà yến tăng rất nhanh không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác, nguồn yến cung ra thị trường càng ngày càng nhiều, nếu nghàng yến Việt Nam không đi đôi hai việc là nghiên cứu thị trường từ đó đưa ra các dự báo về nguồn cung, nguồn cầu sản lượng bao nhiêu là đủ và chất lượng sản phẩm phải như thế nào thì sớm hay muộn sẽ sấy ra hiện tượng như thị trường heo như hiện nay.

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết và rất mong nhận được sự đóng góp của anh/chị.

Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5