Nghiên cứu đặc tính sinh học của chim yến thông qua các báo cáo khoa học.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến thường làm tổ ở các hang động đá vôi.
Chim yến thường làm tổ ở các hang động đá vôi.
Hôm nay, hãy cùng Lộc Bụt nghiên cứu về đặc tính sinh học của chim yến thông qua các báo cáo nghiên cứu khoa học về loài chim yến. Càng hiểu về loài chim yến chúng ta càng khám phá ra được nhiều điều, từ đó áp dụng vào nhà yến nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất cho chúng sinh sống, sinh sản.

Tổng quan về loài chim yến làm tổ trong nhà yến.

Trước khi bắt đầu vào đầu tư một căn nhà yến thì chúng ta cần phải hiểu được phần nào về loài chim yến, một loài chim khá đặc biệt và mang lại cho nền kinh tế hàng tỷ USD. Chim yến tổ trắng là loài chim yến mang đến giá trị kinh tế cao nhất và hầu như chỉ tập trung ở khu vực Đông Nam Á.

Loa test chim yến LB 4000.

Chim yến là loài có kích thước nhỏ khoảng 12 cm, cơ thể chúng có màu nâu đen. Chim yến có đôi cánh rất khỏe bay nhanh và xa. Chim yến làm tổ từ chất lỏng màu trắng phía dưới lưỡi (nước bọt) chứa các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Điểm nổi bật của loài chim yến là làm tổ trong các hang động hoặc các vách tường, trần nhà trong không gian gần như tối.

Chim yến ăn gì?

Chim yến chủ yếu ăn côn trùng bay ngoài tự nhiên, chúng dõi và bắt mồi trong không khí. Con mồi của chim yến là các loài côn trùng chân đốt có trọng lượng từ 0.01 đến 0.69 g. Trong một nghiên cứu về khẩu phần ăn của chim yến, các nhà khoa học phát hiện ra 2 loài côn trùng trong khẩu phần ăn của chim yến là kiến và ong. Chim yến trưởng thành không cho chim non ăn thường xuyên như các loài chim khác, trong ngày chỉ có rất ít các con chim non được cho ăn, chim non chủ yếu được cho ăn khi chim bố mẹ đã đi kiếm ăn sau một ngày. Hiện tượng chim non chết thời gian gần đây chủ yếu là do thiếu thức ăn, chim yến bố mẹ kiếm không đủ lượng thức ăn cho bản thân và cho chim yến non. Vì vậy, chim yến hiện nay sẽ sinh sống ở những nơi có nguồn thức ăn phong phú, dồi dào. Trước đây, đa số chim yến sinh sống ở các vùng đồng bằng nhưng do nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm nên chúng đã di chuyển sinh sống ở các vùng cao nguyên, nơi có các cánh rừng, đồng cỏ, đồn điền nhiều thức ăn. Một trong những địa phương ở tây nguyên có nguồn chim yến dồi dào là Daklak, gia lai...

Khả năng sinh sản của chim yến nuôi trong nhà.

Chim yến sinh sản có chu kỳ (vì vậy tạo ra các mùa chim trong năm), thay đổi theo vị trí địa lý và điều kiện khí hậu. Cũng có những con chim yến sinh sản rải rác khác mùa chim trong năm nhưng số lượng khá ít. Chim yến làm tổ trung bình khoảng 30 ngày (có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn). Sau 7 đến 10 ngày sau sẽ bắt đầu đẻ trứng, mỗi trứng cách nhau 3 đến 4 ngày. Nếu các tổ được lấy đi trước khi đẻ trứng thì chúng sẽ nhanh chóng tạo một chiếc tổ mới, trung bình khoảng 10 đến 15 ngày (sau thời gian này tuyến nươc bọt bị thu hẹp và chim không thể tiết nước bọt để làm tổ nữa). Những con chim yến thường làm tổ vào ban đêm sau một ngày kiếm ăn và tích trữ đủ năng lượng. Sau khi kết thúc một chu kỳ sinh sản chim yến cần một khoảng thời gian để tích trữ năng lượng và tiếp tục sinh sản. Tại Việt Nam, chim yến thường bắt đầu xây tổ vào cuối mùa khô, sinh sản và chăm sóc con vào đúng mùa mưa đầu tiên khi lượng côn trùng nhiều và phong phú nhất. Theo quan sát của Lộc Bụt mùa chim nhiều nhất trong năm là tháng 4 và tháng 5.

Định vị bằng tiếng vang trong bóng tối.

Chim yến là loài kiếm ăn vào ban ngày, nhưng có khả năng định vị bằng tiếng vang trong bóng tối. Vì chúng thường làm tổ ở những nơi hang động hoặc nhà yến gần như tối. Anh chị nào có nhà yến chắc chắn sẽ nghe được tiếng định vị của chim yến khi vào nhà yến. Tiếng này là tiếng tạch tạch trong ngưỡng nghe của con người không phải là sóng siêu âm của loài dơi.
Anh chị nào quan tâm đến khả năng định vị bằng tiếng vang của chim yến có thể xem bài viết "Chim yến định vị bằng tiếng vang có tần số bao nhiêu và có phải bằng tần số siêu âm hay không?".
Chim yến phát ra âm thanh định vị đôi, cách nhau bằng một khoảng lặng rất ngắn, tiếng định vị thứ hai thường to hơn tiếng thứ nhất và có tần số từ 2KHZ đến 8 KHZ.

Những loài địch hại của chim yến.

  • Con người là địch hại nguy hiểm nhất. Tiếp đến là các loài động vật có xương sống như chim cú, chim cắt, điều hâu, rắn, dơi, mèo, chuột và động vật không có xương sống như kiến, gián, nhện, mạt...
  • Chim yến làm cách nào để tránh xa những loài địch hại: Cách được lựa chọn hàng đầu là chọn những nơi an toàn đặc biệt là không gian tối. Chính vì thế mà chim yến thường chọn những nơi tối để làm tổ tránh xa các kẻ săn mồi và phát triển hệ thống định vị bằng tiếng vang trong bóng tối.

Môi trường sống phù hợp của loài chim yến.

  • Môi trường nhà yến phù hợp là một trong những điều quan trọng ảnh hướng đến thành công của một nhà yến. Chim yến trước đây sinh sống tại các hang động đá vôi, để khuyến khích chim yến làm tổ trong nhà yến thì cần mô phỏng bầu không khí giống hang động (yên tỉnh, ít sáng, mát mẽ, ẩm).
  • Lựa chọn vị trí xây dựng nhà yến là rất quan trọng khi xây dựng nhà yến (ai có nhu cầu mua loa khảo sát trữ lượng chim yến có thể xem Loa test chim yến LB 4000) xây dựng nhà yến ở những nơi không phù hợp có thể dẫn đến thất bại còn những vùng chim tốt thì chỉ là vấn đề thời gian.
  • Chọn vị trí xây dựng nhà yến cần quan tâm đến dân số chim yến (một vị trí xây dựng nhà yến có nhiều chim sẽ mang đến xác suất có nhiều chim yến vào nhà sinh sản và sinh sống). Lưu ý vùng chim yến có nhiều chim hàng năm sẽ sản sinh ra một lượng lớn chim mới, đó là lượng chim bạn dẫn dụ. Chứ không phải những con chim lớn đã có nhà ở.
  • Nhà yến nên xây dựng ở những nơi tiệm cận nguồn thức ăn ao hồ sông suối, đồn điền, rừng cây...
  • Việc xác định vị trí tốt quyết định đến hơn 40% sự thành công của một ngôi nhà yến (theo Nasir Salekat, 2009).
  • Các yếu tố môi trường bên trong nhà yến bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ luân chuyển không khí, cường độ anh sáng, mùi và âm thanh. Phạm vi nhiệt độ được đề suất là 26 đến 35 độ C, hướng vào của chim yến nên tránh ánh nắng trực tiếp (thông thường là xây nhà yến là Đông Tây để cho mắt tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp là ít nhất từ đó giảm được nhiệt độ và ánh sáng trong nhà yến).
  • Độ ẩm trong khoảng 80 đến 90% là tốt nhất.
  • Thông gió trong nhà yến cũng rất quan trọng (anh chị nào quan tâm có thể xem bài viết: Các bố trí lỗ thông gió nhà yến).




Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5