Thằn lằn địch hại nguy hiểm trong nhà yến mà chúng ta đã bỏ qua.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Những kẻ thù nguy hiểm nhất của loài chim yến.
Những kẻ thù nguy hiểm nhất của loài chim yến.
Từ trước đến nay chúng ta đã thấy rất nhiều hình ảnh về những thiên địch, kẻ thù nguy hiểm cho loài chim yến nuôi trong nhà: dơi, cú, rắn, chuột, tắc kè ăn thịt chim yến. Mạt, kiến, gián ăn tổ, cắn chim non.... nhưng ngoài ra còn có một kẻ thù nguy hiểm khác mà chúng rất dễ dàng ở trong nhà yến của bạn đó là thằn lằn, thạch sùng.

Bài viết này viết ra dựa trên kinh nghiệm và quan sát riêng trong nhà yến của Lộc Bụt, sau một khoảng thời gian quan sát thì đã có câu trả lời và viết lên cho anh chị cùng tham khảo.

Thạch sùng ở trong nhà yến có gây hại cho nhà yến nhưng Lộc Bụt cũng không rỏ là nó gây hại như thế nào. Nhưng qua một khoảng thời gian quan sát trong nhà yến qua camera Lộc Bụt phát hiện, con thằn lằn có làm ảnh hưởng đến nhà yến nhưng theo một cách mà không ngờ đến.

Trước đây Lộc Bụt nghĩ là con thằn lằn sẽ ăn chim non, ăn tổ nhưng con thạch sùng nó gây hại cho nhà yến bằng một cách khác.

Thằn lằn thường bò đi bò lại và ẩm nấp trong một khu vực nhất định trong nhà yến (đặc biệt là những khu vực sát mép tường (mà những khu vực đó là chim yến lại thích làm tổ vì cảm giác an toàn) và trong khu vực đó hầu như không có con chim yến nào đậu và làm tổ ở đó, hoặc có làm tổ thì cũng chỉ quẹt rồi làm tổ ở chổ khác, đa số những con chim yến ở khu vực đó thường làm tổ ở giữa nhà nơi con thằn lằn không bò tới.

Chắc con thạch sùng làm cho những con chim yến sợ, mùi phân và nước tiểu khá là hôi.

Sau khi bắt con thằn lằn đó đi, dùng nước bột khai xịt một ít vào khi vực có phân thằn lằn. Sau một khoảng thời gian chim yến bắt đầu quay lại, đã bắt đầu làm tổ ở khu vực đó.

Vì vậy, nếu phát hiện có thằn lằn trong nhà yến thì có thể dùng cái cây gạt là nó rớt xuống và tóm nó (ngoài ra trên cộng đồng nuôi chim yến cũng có chia sẽ cách dùng băng keo hai mặt dán lên tường hoặc dùng keo dính chuột để một ít con sâu quy (sâu cho chim ăn) để ở nơi thằn lằn ở). Tuy nhiên khi dùng keo anh chị lưu ý nên có che chắn nhé, thằn lằn chui vào được nhưng chim yến không bị dính vào. Lộc Bụt đã bị một cái kết đắng khi không che chắn, vài ngày sau vào một con chim yến đã dính bẩy (quên là không chụp lại cho anh chị xem).




Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5