Chuyên mục: những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến

Lộc Bụt chia sẻ kiến thức về xây dựng vận hành nhà yế miễn phí và các vấn đề liên quan đến nhãn #những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến
Showing posts with label những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến. Show all posts
Showing posts with label những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến. Show all posts

Tại sao chim yến non chết trong mấy ngày qua.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Chim yến non chết trong nhà yến.

Xin chào các anh chị, trong vài ngày qua trên các cộng đồng về nghề dẫn dụ nuôi chim yến dấy lên thông tin chim yến non chết trong nhà yến. Đến cả những anh chị được xem là chuyên gia về nhà yến các kiểu cũng đăng đàn khảo sát về thông tin làm sao chim yến chết. Sau đó tổng hợp lại thành một ngàn cái lý do tại sao chim yến chết trong thời gian qua (khi có áp thấp nhiệt đới và bảo).

Hình ở trên là hình ảnh hai con chim yến non đã mọc lông đen chết trong nhà yến của Lộc Bụt và đã được Lộc Bụt quan sát qua camera trong một khoảng thời gian. Từ đó rút ra được nguyên nhân chính chim yến chết trong vài ngày qua. Sẽ trình bày ở phần dưới bài viết.

Trước khi Lộc Bụt trả lời về cái nguyên nhân chim yến chết thời gian qua, Lộc Bụt xin điểm qua một vài nguyên nhân mà mọi người liệt kê ra:

1. Chim yến chết vì đói.

2. Chim yến chết vì nhiễm độc (nhà yến nhiều phân chim yến phát sinh khí độc).

3. Chim yến con chết do mạt, kiến...

4. Chim yến chết do phun xịt chất tạo mùi abc, xyz...

5. Chim yến non chết do chim yến bố mẹ bị bẩy (cái này xin không nói đến vì khi đã bị bẩy thì chết cả gia đình chứ không chết riêng lẻ).

6. ......

Những nguyên nhân trên đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến chim yến non chết trong nhà yến, nguyên nhân số 1 sẽ giử lại ở phần sau. Còn những nguyên nhân còn lại như nhiễm độc vì phân nhiều, mạt kiến, phun xịt mùi thì chim yến sẽ chết quanh năm chứ không chờ gian đoạn này mới chết. Nên có thể nói những nguyên nhân đó không phải là nguyên nhân chính.

Nguyên nhân chính chim yến non chết trong thời gian qua là do chim yến non bị đói do thiếu thức ăn (thời tiết thay đổi làm cho lượng côn trùng bay bị sụt giảm, do thời tiết khí hâu bất lợi chim yến bố mẹ không thể về kịp cho chim yến non ăn).

Tại sao Lộc Bụt có thể khẳng định nguyên nhân chết của chim yến non trong thời gian qua. 

Vì trong nhà yến Lộc Bụt cũng có chim yến non chết mà đa số là những con chim đã mọc lông đen (khi nhu cầu về thức ăn của chúng nhiều hơn giai đoạn chim đang đỏ). Nhà yến của Lộc Bụt được cải tạo từ một ngôi nhà ở, Lộc Bụt đã bố trí một camera quan sát trong một phòng rộng khoảng 6 m2 để quan sát chim yến, chính nhờ điều nay mà đã học hỏi được rất nhiều điều về con chim yến.

Trong phòng này hiện tại có khoảng 30 con chim yến đang sinh sống, mỗi buổi tối Lộc Bụt đều dánh một chút thời gian bật camera lên để quan sát chúng, cách đây khoảng 1 tuần (lúc mà thời tiết bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mua gần như là cả ngày và có gió mạnh), tối hôm đó Lộc Bụt phát hiện cặp chim bố mẹ ở cái tổ hình trên chỉ về có một con, một con chim yến khác không thấy đâu (Lộc Bụt nghĩ là chắc nó bay đậu ở chổ nào khác trong nhà yến, nhưng cả đêm hôm đó không thấy nó quay về tổ (Lúc này nghĩ là chắc do mưa, bảo nên nó không về nhà kịp và trú tạm ở đâu đó). Và tối ngày tiếp theo, Lộc Bụt phát hiện cả hai con chim bố mẹ đều về tổ, thấy vậy là vui rồi. Nhưng một khoảng thời gian sau, cặp chim này rời khỏi tổ và đậu ở một vị trí khác (nhìn qua camera thì vẫn thấy con chim non đen đen như hình trên), Lộc Bụt bắt đầu thấy nghi ngờ (Vì mùa đông năm trước nhà yến cũng có chim non chết và chim bố mẹ thường bỏ tổ khi phát hiện chim yến non chết). Tiếp tục quan sát tổ chim yến này thêm vài ngày thì chim yến bố mẹ không đậu ở tổ nữa mà chuyển qua một góc khác. Xác định chim yến non đã chết.

Trong khi những cặp chim yến khác, ở gần đó chim yến non vẫn sống khỏe mạnh và sắp ra ràng.

Thông qua quan sát đó, Lộc Bụt có thể khẳng định rằng chim yến non bị chết trong thời gian qua là do đói (suy nhược cơ thể), chim bố mẹ không cung cấp đủ thức ăn do các điều kiện thời tiết bật lợi (có thể do lượng côn trùng giảm, phải bay xa hơn để kiến ăn, bị gió bảo đẩy đi xa hơn không về nhà kịp).

Viết hơi dài và kể truyện hơi nhiều mong anh chị thông cảm nhé. Lộc Bụt viết ra chỉ để anh chị an tâm rằng chim yến non chết thời gian qua là do đói thiếu thức ăn (điều kiện thời tiết không thuận lợi) cái này thì chúng ta các chủ nhà yến khó có thể can thiệp được.

Không có con chim yến bố mẹ nào bỏ con của mình để đi trốn bão hoặc di cư cả, chỉ do thời tiết quá khắc nghiệt mà không thể quay về nhà đúng thời điểm (các con ở nhà đói, thiếu thức ăn suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém dẫn đến bị chết).

Có thể bạn quan tâm

Mọi người đang quá thành thánh hóa tác dụng của men vi sinh dùng cho nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Xử dụng vi sinh sẽ làm cho tổ trắng hơn.
Xử dụng vi sinh sẽ làm cho tổ trắng hơn.

Vài tháng nay trong cộng đồng dẫn dụ nuôi chim yến tại Việt Nam đang dấy lên phong trào dùng mem vi sinh, dùng men vi sinh để xử lý nền chuồng, xử lý môi trường cho nhà yến là một công việc khá tốt giúp cải thiện môi trường bên trong nhà yến đặc biệt là các nhà yến có lượng chim lớn, lượng phân chim yến nhiều.

Tuy nhiên, có rất nhiều người đã nói hơi quá về tác dụng của nó.

Theo kiến thức hạn hẹp của Lộc Bụt thì vi sinh có rất nhiều loại, có những loại vi sinh có lợi và có những loại vi sinh có hại. Những loại men vi sinh hiện nay được bán trên thị trường là những loại men chưa các vi sinh có lợi (tuy nhiên không phải sử dụng không đúng cách cũng gây nên có hại).

Như trong chăn nuôi thì các anh chị cũng biết rồi, có hai loại mem vi sinh chính là mem vi sinh đường ruột và mem vi sinh cải tạo môi trường chuồng nuôi.

Men vi sinh đường ruột giúp cải thiện hệ tiêu hóa của vật nuôi thì đó giúp vật nuôi có đường tiêu hóa tốt. Men vi sinh đường ruột rất khó áp dụng đối với chim yến vì chim yến kiếm ăn ngoài tự nhiên, chúng ta rất khó tác động để cung cấp mem vi sinh này cho chim yến (loại mem vi sinh này chưa có trong ngành yến).

Loại men vi sinh thứ hai là loại mem vi sinh cải thiện môi trường nuôi nó giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ còn xót lại trong phân, giảm thiểu các khí độc hại trong quá trình phân hủy, giúp ức chế quá trình phát triển của vi sinh có hại, nấm mốc, .... từ đó giúp cải thiện môi trường bên trong chuồng trại (đây là loại men vi sinh đang bán trong cộng đồng nuôi chim yến thời gian qua).

Vậy việc xịt men vi sinh trong nhà yến có tác dụng gì:

- Cải thiện môi trường bên trong nhà yến (đặc biệt là những nhà yến có lượng chim lớn, lượng phân chim yến nhiều) từ đó tạo môi trường sống tốt chim chim yến, giúp cải thiện chất lượng tổ yến. Lộc Bụt cũng có một bài viết lý giải tại sao tổ yến đổi màu anh chị nào muốn tìm hiểu có thể xem bài viết "môi trường nhà yến ảnh hưởng đến tổ yến như thế nào".

- Dùng men vi sinh làm cho tổ yến khi thu hoạch trắng như Ngọc Trinh thì phải xem lại nhé hoặc gia tăng khả năng chim yến bắt cặp làm tổ, gia tăng bầy đàn chim yến nhanh chóng (quảng cáo nói hơn quá). Chim yến làm tổ bằng chất tiết ra từ tuyến dưới lưởi, trong thời gian đầu những tổ yến mới làm sẽ có màu trắng trong, tuy nhiên theo thời gian những tổ yến này sẽ càng ngã sang màu hơi ngà, tổ yến càng để lâu thì càng ngà hơn. Nếu tổ yến được khai thác ngay sau khi chim làm tổ (chưa sinh sản) thì sẽ thu được những tổ yến trắng đẹp, tuy nhiên trong ngành yến thì không ai làm như vậy cả, họ chỉ khai thác khi chim yến non đã ra ràng, chính vì thế không thể đòi hỏi tổ yến khai thác hiện nay trắng được (vì một chu kỳ sinh sản của chim yến cũng mất ít nhất 3 đến 4 tháng), xử dụng men vi sinh chỉ có tác dụng một phần giúp giảm thiểu các chất độc hại trong nhà yến như NH3, H2S... giúp cho tổ yến bớt nhiễm các chất độc hại và tổ yến ít biến đổi sinh hóa hơn mà thôi. 

- Dùng mem vi sinh giúp tăng đàn chim yến nhanh chóng thì phải xem xét lại nhé, một con chim yến quyết định ở lại nhà yến chịu tác động của nhiều yếu tố.

- Theo Lộc Bụt thì nếu nhà yến của anh chị sắp đi vào hoạt động thì vấn đề khử mùi nhà mới lá rất quan trọng, có thể dùng nước xịt rửa cho sạch nhà yến, dùng khóm dứa đốt xong mùi (anh chị nào chưa biết có thể xem bài viết "Cách khử mùi nhà yến mới bằng khóm". Có thể dùng mem vi sinh để cải thiện môi trường mới và loại bỏ nấm mốc.

- Những nhà yến lâu năm, những nhà yến có chim nhiều phân nhiều thì nên dọn dẹp sạch sẻ, sau đó phun vi sinh giúp cải thiện môi trường bên trong nhà yến.

**** Tác dụng chính của vi sinh là cải thiện môi trường bên trong nhà yến tránh phát sinh khí độc, đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ, giảm thiểu quá trình phát sinh nấm mốc... (những cái trên là do người sản xuất nói, chứ cũng chẳng biết nó có tác dụng cải thiện môi trường hay không) +++ chính vì thế hãy là người tiêu dùng thông minh.

Có thể bạn quan tâm

Cách Người Ta Tạo Ra Âm Thanh Nhà Yến Tự Nhiên Hợp Vùng Miền.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Cách tạo ra âm thanh nhà yến độc đáo, tự nhiên.

Xin chào các bạn, hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị chủ đề mà bất kỳ một người đầu tư nhà yến nào cũng quan tâm là "âm thanh nhà yến và cách người ta tạo ra âm thanh nhà".

Như chúng ta đã biết trong cộng đồng nuôi yến hiện nay tồn tại cả hàng trăm đến hàng ngàn file âm thanh tiếng chim yến và trong đang có không ít những âm thanh tốt được nhiều chủ nhà yến tin dùng.

Vậy âm thanh nhà yến được tạo ra như thế nào.

Cách đơn giản nhất là dựa trên những âm thanh nhà yến có sẵn, người tạo âm thanh nhà yến sẽ cắt ghép để tạo ra một âm thanh nhà yến khác (cái này Lộc Bụt không đề cập).

Trong bài viết này sẽ đề cập đến cách tạo ra một âm thanh nhà yến tự nhiên, phù hợp với tiếng chim của vùng yến đó.

Người tạo tiếng chim yến sẽ tạo ra những tiếng chim yến mới hoàn toàn và độc nhất vô nhị, nó phù hợp với âm tự nhiên và phù hợp với vùng chim đó.

Đó là sử dụng máy thu âm thu lại tiếng bên trong nhà yến trong nhiều khung thời gian khác nhau, nhiều mùa khác nhau để tổng hợp thành một âm hoàn chỉnh.

Việc này nói thì dễ nhưng thực hiện đòi hỏi sự tỷ mỹ, kỳ công và thời gian.

Chúng ta có thể thu âm vào cách khung giờ chim yến đang về nhà, tiếng chim yến định vị (tiếng bầy đàn, tiếng đập cánh của chim yến).

Đặc biệt là thu âm trong gia đoạn chim yến non đang còn nhỏ và khi chim yến bố mẹ đang nuôi con (tiếng chim yến non đòi ăn, tiếng chim yến bố mẹ).

Thứ hai là thu âm vào giai đoạn chim yến đang bắt cặp, thu âm những tiếng giao phối.

Lưu ý: nên sử dụng những thiết bị thu âm tốt, loại bỏ được tạp âm (khi thu âm tránh gây tiếng ồn hoặc ảnh hưởng tiếng ồn từ môi trường xung quanh).

Sau đây là video cách người ta thu âm tiếng chim yến bàng máy thu âm (đây chỉ là thông tin tham khảo cho các bạn muốn tìm hiểu về âm thanh nhà yến).

 


 

 



Có thể bạn quan tâm

Có nên lắp camera hồng ngoại cho nhà dẫn dụ chim yến hay không

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Có nên lắp camera cho nhà yến không
Có nên lắp camera cho nhà yến không - nguồn hình ảnh internet.

 

Các chủ nhà yến đang xây dựng nhà yến hoặc mới đưa nhà yến rất hay có câu hỏi:

1. Có nên lắp camera trong nhà yến hay không?

2. Tháng có người bảo chim yến sợ mắt hồng ngoại, có người không?

Hôm nay, Lộc Bụt xin chia sẻ đến các bạn về chủ đề này.

Có nên lắp camera bên trong nhà yến hay không thì theo Lộc Bụt là nên lắp.

Lắp camera sẽ giúp:

1. Quan sát được nhà yến mọi lúc, mọi nơi.

2. Quan sát được tập tính sinh học của chim yến, cách chim yến sinh sống trong nhà yến.

3. Giám sát từ xa nhất cử nhất động của nhà yến, kịp thời phát hiện những sự cố, thiên địch, địch hại để kịp thời xử lý.

4. Quan sát được khả năng tăng đàn, biến động của nhà yến.

5. Bớt được tâm lý bất an, non nóng, không biết bên trong nhà yến như thế nào từ đó bợt được táy máy vào nhà yến nhiều lần.

Chim yến có sợ mắt hồng ngoại không?

Theo Lộc Bụt là có, đặc biệt là những con chim yến mới chưa quen với môi trường trong nhà yến.

Điều này thấy rỏ nhất khi anh chị dùng camera hồng ngoại quay 360 độ, mỗi lần anh chị quét sẽ có những con chim bay loạn xạ.

Vậy làm sao vừa dùng camera quan sát vừa hạn chế ảnh hưởng đến chim trong nhà yến.

1. Cách đơn giản nhất là khi nào cần quan sát thì anh chị cung cấp nguồn điện cho camera, còn không thì tắt đi.

2. Nếu bật 24/7 thì có thể dùng camera xoay 360, không quan sát thì hướng camera phía bên dưới, hạn chế quay lên vị trí thanh làm tổ.

3. Nếu anh chị muốn điều khiển từ xa tắt bật hệ thống camera thì có thể mua cái công tắc on-off điều khiển qua wifi (có thể bật tắt camera quan sát mọi lúc mọi nơi) giá rẻ bèo chưa đến 100.000 vnđ.

(Có một số anh chị nảy ra ý định lấy băng keo đen bịt mắt hồng ngoại lại cho chim khỏi thấy, đừng làm thế nha, camera dùng hồng ngoại để quan sát trong bóng tối, anh chị bịt lại thì sao thấy được hình ảnh).

Anh chị nào chưa biết thì có thể xem trên shopee: Công tắc on off  bật tắt thiết bị. (Lộc Bụt không bán chỉ giới thiệu cho ai cần thôi).


Có thể bạn quan tâm

Chim yến thích mùi phân bên trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Chim yến thích mùi gì trong nhà yến.

 

Vấn đề mùi nhà yến cũng đã chia sẻ rồi nhưng năm nào cũng có anh chị hỏi.

Theo em nghề yến này thì vô vàn kiến thức và chưa có cài gì là chân lý "Thử thì biết, không thử thì không biết".

Có một câu hỏi thế này "Em ơi anh thấy người ta giới thiệu công nghệ sạch trong nhà yến hiệu quả lắm, anh có nên áp dụng không?". Em thì không biết công nghệ sạch công nghệ bẩn là gì? anh chị dùng công nghệ nào có hiệu quả thì cứ sử dụng thôi, muốn biết hiệu quả hay không thì làm mới biết. 

Còn anh chị muốn biết cách em tạo mùi cho nhà yến như thế nào thì có thể xem lại các bài viết và video đã hướng dẫn và chia sẻ công khai trên website và kênh youtube, mọi thứ đã chia sẻ rất công khai từ lâu lắm rồi.

Hôm nay có thời gian nên em cũng chia sẻ lại một lần nữa, để anh chị nào chưa đọc hoặc chưa biết thì có thể tham khảo và sau này không cần hỏi lại.

1. Chim yến thích mùi gì?

Chim yến là một loài chim, con người là một loài người. Chúng ta không thể biết chim yến thích gì, nghĩ gì mà chỉ thông qua quan sát, thực nghiệm để rút ra những kết luận.

Một con chim yến non khi mới nở thì cái mùi gì nó ngửi thấy, đó là mùi sinh cảnh trong nhà yến, là mùi cái tổ nó được sinh ra, là mùi bốc ra từ cơ thể của chim bố mẹ, là mùi thức ăn... Trong các mùi trên đứng trên góc độ con người thì mùi nào cũng thúi quoắc, mùi cứt, mùi long vũ, mùi tanh của tổ yến... chắc chỉ có mùi thức ăn thì có vẻ thơm thơm một tí.

Còn dưới góc độ con chim yến thì vấn đề thích hay không thích chúng ta không thể định nghĩa được vì chúng ta không biết chúng nghĩ gì và nó cũng không nói cho chúng ta biết.

2. Chim yến có thích mùi cứt không?

Rất nhiều anh chị hỏi em ơi sai anh thấy em chia sẻ cách ủ phân chim yến vậy chim yến nó thích mùi phân à. Em cũng chẳng biết là chim yến nó có thích hay không nhưng em biết từ lúc nó sinh ra nó đã ngửi thấy mùi đó. Vì vậy trong một nhà yến mới có thể tạo mùi sinh cảnh này để cho con chim có cảm giác an toàn, quen thuộc và cảm giác như đang có đồng loại ở trong đó. 

Vậy phân chim yến dùng khi nào là khi nhà yến đang mới chưa có chim yến sinh sống, bổ sung để có mùi sinh cảnh còn khi có chim rồi, thì tự nó ỉa ra tạo mùi sinh cảnh cần gì mua phân về bỏ thêm cho tốn tiền rồi lại nói là nặng mùi.

3. Chim yến có thích mùi tổ yến không?

Chim yến con sinh ra đã nằm trong cái tổ yến nơi mà cha mẹ chúng dùng chất tiết ra từ dưới lưởi tạo ra. Nếu anh chị đã từng nhật lông tổ yến thì sẽ thấy có một mùi tanh đặc trưng gần giống với mùi tanh của trứng (chính vì thế mà bên indonesia có nhiều video hướng dẫn cách tạo mùi bằng trứng)(hiệu quả hay không thì em xin không bàn luận nhé). 

4. Nên dùng mùi hóa chất không?

Nói thật là từ trước đến nay em không dùng hóa chất bán trên thị trường để tạo mùi. 

Thứ nhất là nhà nghèo làm gì có tiền mua hóa chất vài triệu một lít về xịt. 

Thứ hai em không dùng mùi hóa chất chim yến vẫn phát triển bình thường.

(Một lưu ý cho các anh chị nếu nhiều tiền dùng mùi hóa chất thì như thế này: phun mùi gì thì cũng nên biết mùi đó dùng ở đâu, dùng vào lúc nào, chứ mua về phun là phun thứ nhất phản tác dụng của mùi, thứ hai phí tiền chẳng mang lại ích lợi gì).

Ví dụ như mùi Love potion được quảng cáo là hormone sinh sản thu hút chim yến bắt cặp làm tổ thì nếu có mua về thì cũng chọn thời điểm chim yến bắt cặp sinh sản hãy phun hoặc sau khi khai thác tổ rồi phun, chứ đừng nghe 1 tuần phun lần thì có mà tiền núi. Thấy cũng có nhiều chủ nhà yến dùng love potion bỏ vào mấy cái hủ treo trên thanh làm tổ thu hút chim.

Thôi chủ đề mùi hóa chất em xin nói đến đây thôi vì chưa dùng nên chưa biết nên cũng không rỏ hiệu quả, từ trước đến giờ chỉ dùng mùi phân cho giai đoạn đầu của nhà yến. Nếu anh chị nào có kinh nghiệm thì chia sẻ bên dưới chúng ta cùng học hỏi nhé.



Có thể bạn quan tâm

Xóa sổ một căn nhà yến thành công chỉ trong vài giờ.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nạn săn bắt chim yến có thể khiến một ngôi nhà yến thành công trở thành thất bại trong vài giờ.
Nạn săn bắt chim yến có thể khiến một ngôi nhà yến thành công trở thành thất bại trong vài giờ.

Câu chuyện "xóa sổ một căn nhà yến thành công trong vài giờ" hay "một nhà yến thành công trở nên thất bại" một câu chuyện tường như hoang đường nhưng nó lại đang là sự thất trong ngành yến trong thời gian qua.

Để nhà yến có chim ở lại, có một nhà yến bầy đàn lời đòi hỏi thời gian, công sức và tiền bạc (nó được tính đến vài năm năm đến vài chục năm) nhưng mọi thành quả đó có thể bị hủy hoại chỉ trong vài giờ với nạn săn bắt chim yến như hiện nay.

Với những thiết bị và công cụ vô cùng đơn giản, người bắt yến có thể bắt hàng trăm đến hàng ngàn con mỗi ngày.

Trong chúng ta ai cũng biết loài chim yến nó quý giá đến thế nào, một tổ yến có thể bán với mức giá cả trăm ngàn đồng. Nhưng 1 con chim yến bị bắt chỉ bán với giá vài ngàn đồng. 

Những người bắt chim yến khi được hỏi đa số họ nói là đang bắt chim yến, chắc có thể là họ không thể phân biệt được chim yến và chim én. Hoặc cũng có thể họ biết nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên họ phải làm vậy.

Vấn đề bẩy chim yến là một vấn đề nan giải và rất khó giải quyết (các hiệp hội, các cộng đồng nhà yến đang chỉ mới giải quyết phần ngọn của vấn đề mà thôi).

Những địa phương trước đây có nghề chim yến khá phát triển thì bây giờ đang phải kêu ca, càng ngày càng khó dẫn dụ chim yến và hiện tượng chim yến non chết không phải trong mùa đông như Bình thuận, Đồng Nai, Bình Phước....

Mong rằng trong thời gian tới vấn nạn bẩy chim yến sẽ được giải quyết và được sự quan tâm hơn của các ban ngành đoàn thể của nhà nước.

Sau đây là video ngàn trăm con chim yến bị bắt nhốt lồng chuẩn bị được giết thịt hoặc bán phóng sanh (nguồn video internet).

 




Có thể bạn quan tâm

Tại sao mùa này có nhiều lông yến trên sàn nhà yến mới xây.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

xây dựng nhà yến mới mùa này có nhiều lông
Mùa này sàn nhà có nhiều lông chim yến.

Xin chào cách anh chị, lại là em Lộc Bụt đây. 

Tiếp tục chuỗi những bài viết về "kỹ thuật xây dựng nhà yến mới" và "Những câu hỏi thường gặp trong xây dựng và vận hành nhà yến".

Hôm nay em sẽ trả lời câu hỏi mà trong vài ngày qua có rất nhiều chủ nhà yến mới xây dựng nhà yến quan tâm "sao đợt này vào chở những đóng phân mới có một vài cộng lông chim yến".

Lộc Bụt xin trả lời thế này (ở đây không đề cập đến vấn đề chim yến bị thiên địch hay địch hại tấn công nhé). Mùa này là mùa chim yến bắt cặp và sinh sản, chính vì thế những đóng phân chim mới thường có một vài cọng lông yến.

Nếu vào nhà yến mà thấy vậy, thì xin chúc mừng anh chị nhé, chim yến mới trong nhà yến của anh chị đã bắt đầu bắp cặp và sinh sản.

Vào mùa kết đôi và sinh sản con chim yến trống hoạt động khá nhiều, chúng thường bay qua bay lại trong nhà yến để kết đôi. Chim yến mái thường hoạt động bay ít hơn chim yến trống. 

Chim yến giao phối bằng cách con đực sẽ bám vào người con cái (và xảy ra hiện tượng rơi tự do một khoảng của hai con chim yến). Trong quá trình giao phối, đu bám những chiếc lông yếu có thể bị rụng và rơi xuống sàn nhà.

Nếu nhà yến của anh chị mùa nay có một vài cọng lông gần những đóng phân chim yến mới thì đừng lo nhé.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nhà yến và câu chuyện chim yến nở không đều.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Hiện tượng trứng nở chậm - xây dựng nhà yến mới.
Hiện tượng trứng nở chậm - xây dựng nhà yến mới.

Xây dựng nhà yến, dẫn dụ chim yến và vận hành nhà yến sẽ phát sinh vô vàn những câu hỏi, những chủ nhà yến lâu năm đã trải qua thì những điều này trở nên quá bình thường, còn với những chủ nhà yến mới thì rất mong muốn tìm hiểu câu trả lời.

Hôm nay tiếp tục là một câu trả lời cho một anh "Sao vào nhà yến nhìn thấy 1 trứng đã nở còn trứng kia chưa nở, có phải trứng bị hư hay không?".

Lộc Bụt đã quay một video trả lời câu hỏi này.

Chim yến non mới đẻ trứng lần đầu tiên thường đẻ 1 trứng (nên những nhà yến mới vào thấy có 1 trứng trong tổ thì cũng không quá lo lắng).

Đến lần đẻ trứng thứ hai thường là 2 trứng (có những tổ đẻ 3 đến 4 trứng thì lý do chính là có con chim khác đẻ ké vì chưa làm tổ kịp).

Hai quả trứng đẻ cách nhau từ 1 đến vài ngày vì thế trứng yến nở ra không đều nhau, một quả trứng nở trước và một quả trứng nở sau. Nên khi lên kiểm tra nhà yến phát hiện 1 con chim đỏ hỏn nằm bên một quả trứng trắng như ngọc trinh thì cũng đừng lo lắng, đó là một điều rất tự nhiên.


Có thể bạn quan tâm

Nên quan tâm đến việc chống nóng cho mái tôn khi xây dựng nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chống nóng mái tôn cho nhà yến.
Chống nóng mái tôn cho nhà yến.
Xin chào các anh chị, lại là em Lộc Bụt đây. Hôm nay chia sẻ đến anh chị một vài thông tin theo hiểu biết cá nhân về những lưu ý trong việc chống nóng mái tôn cho nhà yến.

Hôm trước có dịp đi giao lưu với một vài anh chủ nhà yến và được các anh tin tưởng cho vào nhà yến tham quan, Lộc Bụt đã học hỏi và rút ra nhiều bài học nên hôm nay viết bài viết chia sẻ lại cho các anh chị đang có ý định xây dựng nhà yến hoặc nhà yến đang gặp tình trạng này.

Với hiện tượng biến đổi khí hậu như hiện nay, nhiệt độ ngày càng tăng cao, mà đa số các nhà yến hiện nay đều lợp tôn chính vì thế không tránh khỏi hiện tượng nhà yến bị nóng, truyền nhiệt từ mái tôn xuống phòng ở áp mái.

Vì vậy nếu anh chị nào đang nghiên cứu xây dựng nhà yến thì nên quan tâm đến việc chống nóng cho mái nhà yến nhé, nó quyết định khá lớn đến việc chim yến ở lại đó. Đa số những nhà yến chống nóng mái tôn và trần áp mái không tốt thường thì chim sẽ ở nhiều ở các tầng dưới, còn tầng áp mái chim ở khá ít (nếu có điều kiện thì đúc bê tông mái thì tốt hơn).

Còn nếu lợp tôn thì phải nghiên cứu các biện pháp chống nóng, Lộc Bụt xin đưa ra một vài phương pháp dưới đây.

Từ trước đến nay rất nhiều chủ nhà yến chỉ quan tâm đến việc đối lưu không khí cho phòng ở của chim yến nhưng lại quên đối lưu không khí cho không gian giữa mái tôn và trần áp mái khiến cho không khí trong khoảng không giửa mái tôn và trần không lưu thông, làm nóng và truyền nhiệt xuống phòng ở của chim yến. Chính vì thế nên tạo hệ thống thông gió, đối lưu không khí cho khoảng không gian giữa mái tôn và trần bằng hệ thống ống thông gió, hoặc các khoảng hở để không khí lưu thông.

Ngoài ra có thể nghiên cứu thêm hệ thống giếng trời giúp lưu thông không khí cho mái tôn, giếng trời có thể thiết kế ở phần cao nhất của máu tôn (vì vị trí này thường nóng nhất) - kích thước có thể khoảng 1m x 1m (lưu ý giếng trời thông gió mái tôn khác với hệ thống giếng trời ở chuồng cu mà một vài kỹ thuật xây dựng nhà yến đang phát triển hiện nay. Khi áp dụng giếng trời cho mái tôn nên lưu ý tính toán gió giật mái tôn và chống thấm nhé).

Vật liệu chống nóng mái tôn: sau một khoảng thời gian sử dụng và tham khảo một số chủ nhà yến Lộc Bụt thấy rằng nên cách nhiệt mái tôn bằng xốp sẽ tốt hơn cách nhiệt bằng tấm cách nhiệt 2 lớp bạc, tấm cách nhiệt 2 lớp bạc hiệu suất cách nhiệt không cao (nhưng dễ thi công giá thành rẻ).

Nếu có điều kiện thì nên dùng tấm tôn phủ xốp PE để tăng khả năng cách nhiệt.

Khoảng không giửa mái tôn và trần nhà yến nên lớn hơn 0,5 m (trong khoảng không này nên có nhiều lỗ hoặc khoảng không lưu thông khí với môi trường bên ngoài).

Trần áp mái có thể dùng trần tấm cemboard (nếu có điều kiện thì thêm một lớp tấm xốp ở trên hoặc tấm cách nhiệt 2 mặt bạc), sử dụng keo chống nứt múi nối tấm cemboard để hạn chế các khoản hở giữa 2 tấm cemboard tránh lưu thông không khí nóng xuống phòng chim yến ở).

Trên đây là một vài ý kiến cá nhân của Lộc Bụt về chống nóng mái tôn cho nhà yến, cách này có thể chưa tối ưu, anh chị nào có cách nào hay hơn thì cứ bình luận bên dưới chúng ta cùng học hỏi.






Có thể bạn quan tâm

Những bí mật về môi trường bên trong nhà yến thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Những bí mật về môi trường bên trong nhà yến thành công.
Những bí mật về môi trường bên trong nhà yến thành công.
Trong khoảng vài ba năm gần đây làn sóng đầu tư nhà nuôi chim yến nở rộ và rất nhiều các chủ nhà yến, các chủ doanh nghiệp đầu tư vào ngành nghề dẫn dụ nuôi chim yến và các kỹ thuật nhà yến bị thua lỗ do thiếu những kiến thức trong môi trường sống của chim yến.

Trong ngành nghề này mỗi người sẽ tìm cho một một hướng đi và cho đó là công nghệ tốt nào là công nghệ malaysia, công nghệ indonesia, rồi nào là công nghệ sách và công nghệ bẩn. Thôi cứ tạm gọi là công nghệ đi thì công nghệ nào cũng có ưu nhược điểm của nó, công nghệ nào rồi cũng có nhà yến thành công và cũng có nhà yến thất bại. Tựu trung lại của các công nghệ đó là đi giải quyết các vấn đề cơ bản về môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, âm thanh (chủ đề nói đi nói lại không bao giờ hết hot). Những yếu tố môi trường đó chỉ đi sau yếu tố quan trọng nhất là Vùng chim yến (vùng chim yến không phải là nói đến trữ lượng chim yến mà là nhiều thành phần khác nữa như khí hậu, điều kiện tự nhiên, vùng thức ăn,....).

Đến cả Malaysia một nước có nền nông nghiệp dẫn dụ nuôi chim yến hàng đầu thế giới mà còn đang phải lay hoay, tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề đó. Họ cũng thừa nhận rằng cho đến nay cũng có đầy rẩy các doanh nghiệp các chủ nhà yến của họ đang làm ăn thua lỗ và chưa có lợi nhuận trong ngành này. Ví thế việc chúng ta không phải là tranh cải so đo tính toán, mà việc chúng ta là thu nhặt những kiến thức và thông qua trải nghiệm đến đánh giá.

Hôm nay Lộc Bụt sẽ tiếp tục trình bày về chủ để "môi trường bên trong nhà yến" nhưng dựa trên một công trình nghiên cứu khoa học của Malaysia "Các thông số môi trường bên trong các nhà yến thành công tại Malaysia" được công bố trên tạp chí khoa học và phát triển bền vững vào tháng 6 năm 2018. Mong sẽ là một nguồn thông tin tham khảo hữu ích mang tính chất hàn lâm trong ngàng nghề dẫn dụ nuôi chim yến. Từ đó anh chị có thể trả lời được những "Câu hỏi thường gặp trong kỹ thuật xây dựng và vận hành nhà yến".

Nghiên cứu này được thực hiện trong 3 khu vực thành thị, nông thôn và duyên hải với mỗi khu vực là 10 căn nhà yến (tổng cộng số mẫu là 30 căn nhà yến). Nghiên cứu này với mục tiêu tìm ra được các yếu tố môi trường quan trọng trong một căn nhà yến và tìm ra yếu tố môi trường nào là quan trọng nhất.

Các biến họ tập trung nghiên cứu là nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và cường độ âm thanh bên trong và bên ngoài nhà yến.

  1. Những thiết bị dùng để đo thông số môi trường bao gồm: 
  2. Nhiệt kế (TES1315) để đo nhiệt độ không khí và nhiệt độ bề mặt; 
  3. Nhiệt ẩm kế (ATM, HT-92130) để đo độ ẩm tương đối;
  4. Máy đo ánh sáng (TES 1336A) để đo ánh sáng
  5. Máy đo cường độ và mức âm thanh (TES 1351B) để đo mức độ âm thanh trong nhà yến.
Để có thể lấy được những số liệu chính xác nhất họ đã tiến hành đo đạc đồng nhất trong các khung thời giản từ 10h30 đến 3h30 chiều khi số lượng chim bên trong nhà yến là thấp nhất (tránh sai số không mong muốn).

Kết quả sau khi đã phân tích và lọc số liệu như bảng phân tích bên dưới.

Kết quả nghiên cứu môi trường bên trong nhà yến.
Kết quả nghiên cứu môi trường bên trong nhà yến.
Việc thống kê ước tính số lượng cá thể chim yến trong nhà yến được tính theo công thức mà Lộc Bụt đã chia sẻ trong bài viết trước đây, anh chị nào quan tâm về công thức cách tính số lượng chim yến bên trong nhà yến thì tham khảo.

Lộc Bụt xin rút ngắn phương pháp phân tích số liệu vì những thông tin này thuộc về chuyên môn trong phân tích và xử lý số liệu (anh chị đừng lo vì em là một trong những người được đào tạo từ trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM nên những cái này đã được học qua nên không làm khó em được).

Sau khi nhà nghiên cứu thực hiện các bước về phân tích số liệu họ đã đưa ra kết luận (đây là cái anh chị nên quan tâm).

Các yếu tố môi trường rất quan trọng cần được xem xét nghiêm túc trước khi xây dựng nhà yến.
Để thành công trong nghề dẫn dụ và nuôi chim yến cần đảm bảo và kiểm soát tốt các yếu tố môi trường: nhiệt độ không khí 30 độ C, độ ẩm tương đối 83.7%, cường độ ánh sáng 0.16 lux, cường độ âm thanh bên ngoài là 68 DB và cường độ âm thanh bên trong nhà yến là 47 DB.

Nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà yến nên tương đồng với môi trường tự nhiên sinh sống của chim yến. Nhiệt độ và độ ẩm đóng góp vai trò quan trọng trong việc làm tổ của chim yến. Yếu tố này cần cảm bảo để chim yến làm tổ dễ dàng, không bị nứt vở và đảm bảo tốt nhất cho quá trình ấp nở chim yến non. Những con chim yến đầu tiên bước vào nhà yến sẽ quan sát đến thiết kế căn nhà yến, nếu nhiệt độ và độ ẩm phù hợp chúng sẽ ở lại, đôi khi chúng sẽ di chuyển từ tấm ván này sang tấm ván khác đến khi tìm được nơi thích hợp nhất để làm tổ. Những ngôi nhà yến có nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp sẽ chậm chim hơn những ngôi nhà yến có nhiệt độ độ ẩm phù hợp.

Cường độ ánh sáng trong nhà yến nên nhỏ hơn 0.16 lux, yếu tố cường độ ánh sáng phụ thuộc vào kích thước lỗ ra vào nhà yến, màu sắc của tường bên trong nhà yến, chiều cao không gian bên trong nhà yến mà ánh sáng có thể lọt vào.

Hệ thống âm thanh bên trong nhà yến, chim yến rất nhạy bén với âm thanh nhà yến, khi vào bên trong nhà yến chúng sẽ tìm kiếm đến những nơi phát ra âm thanh tương tự với tiếng kêu của chúng.

Quần đàn chim yến: những ngôi nhà yến ở nông thôn sẽ tăng đàn tốt hơn những căn nhà yến ở thành thị, do môi trường nông thôn đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của loài chim yến.

Chúc anh chị thành công trong nghề dẫn dụ và nuôi chim yến (mong đây là thông tin tham khảo hữu ích cho mọi người - việc áp dụng công trình nghiên cứu của malaysia vào việt nam có thể lá khập khiểng nhưng ở Việt nam rất thiếu nghiên cứu trong ngành yến nên chúng ta bắt buộc phải tham khảo những nghiên cứu từ nước ngoài).

Có thể bạn quan tâm

Công thức ước tính số lượng chim yến trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Cách kiểm đếm số lượng chim yến trong nhà yến.
Tiếp tục với chủ đề "những câu hỏi thường gặp trong việc xây dựng và vận hành nhà yến" hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị các cách kiểm đếm số lượng chim yến đơn giản và chính xác nhất.

Việc kiểm đếm số lượng chim yến đang sinh sống trong một ngôi nhà yến là một công việc mà các chủ nhà yến hay thực hiện, đặc biệt là các chủ nhà yến mới, đang mong ngóng chờ đợi từng con chim yến vào nhà làm tổ và sinh sống.

Lộc Bụt đã bắt gặp rất nhiều ông chủ nhà yến, đam mê chim yến đến độ mà chiều chiều từ 4h30 là đem ghế cùng 1 ly cà phê ra ngồi nhìn về hướng miệng hang đếm từng con chim bay ra bay vào (đây cũng là một thú vui điền viên lúc xế chiều, tuy nhiên rất mất thời gian và công sức).

Có chủ nhà yến thì hàng đêm bật camera nhà yến lên để đếm chim, cách này thì chính xác hơn nhưng đòi hỏi camera trong nhà yến phải bao quát, đa số khi đếm qua camera chúng ta chỉ có thể đếm được một phía của thanh làm tổ.

Rồi cũng có những ông chủ nhà yến đếm chim thông qua số lượng tổ ví dụ nhà yến có 50 tổ thì mỗi tổ có 2 con chim bố mẹ, vậy là áng chừng nhà yến có khoảng hơn 100 chim. (cách này khá hay và không tốn quá nhiều công sức và thời gian).

Để phát triển cao hơn cách đếm chim yến trong nhà yến thông qua số lượng tổ, hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị các kiểm đếm chim yến mang tính chất khoa học đã được trình bày trong báo cáo về ngành dẫn dụ và nuôi chim yến của Malaysia.

Số lượng chim yến trong một nhà yến có thể được ước tính bằng con số cụ thể thông qua việc kiểm đếm số lượng tổ yến khi vào kiểm tra hoặc thu hoạch tổ.

Công thức để tính số lượng chim yến trong nhà yến sẽ như sau:

Tổng lượng chim = Số lượng cá thể chim yến sinh sản + số lượng cá thể chim yến không sinh sản.

  • Số lượng chim yến sinh sản = số lượng tổ trong nhà yến x 2 (2 cá thể sinh sản làm chim yến bố và chim yến mẹ).
  • Số lượng chim yến không sinh sản = số lượng chim yến sinh sản x 30%.

Ví dụ trong một nhà yến đếm được 65 tổ sau khi vào kiểm tra.

Thì số lượng chim yến sinh sản = 65 x 2 = 130 chim yến.
Số lượng chim yến không sinh sản = 130 x 30% = 39  chim yến.
Tổng số chim yến ở trong nhà yến = 130 + 39 = 169 con chim yến.

Đây là chỉ là con số mang tính chất ước tính, nhưng cũng khá chính xác số lượng chim yến ở lại trong nhà yến (nếu dùng phương pháp đếm cá thể chim yến trực tiếp rất có thể anh chị sẽ gặp phải trường hợp có tháng lượng chim yến tăng rất nhiều, nhưng khoảng 1 đến 2 tuần sau lượng chim yến đếm được giảm gần một nữa do lượng chim con ra ràng và không còn ở lại trong nhà yến).

Chúc anh chị thành công với nghề dẫn dụ và nuôi chim yến.

Đọc thêm:

1. Thế nào là nhà yến thất bại.
2. Kỹ thuật xây dựng nhà yến.
3. Thời điểm đưa nhà yến vào hoạt động tốt nhất trong năm.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu nguyên nhân thất bại của một căn nhà yến và cách khắc phục.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Mô hình một căn nhà yến mô phỏng.
Mô hình một căn nhà yến mô phỏng.
Nhà yến thất bại một thuật ngữ không còn quá xa lạ trong nghề xây dựng và dẫn dụ nuôi chim yến trong nhà. Tuy nhiên, rất nhiều người ngoài kia cứ bô bô cái miệng là nhà yến thất bại nhưng rồi chính họ cũng chẳng thể đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể nào, thế nào là một nhà yến thất bại.

Trước khi đi vào tìm hiểu về những nguyên nhân làm cho một nhà yến thất bại thì chúng ta phải đi vào giải thích thuật ngữ "thất bại".

Theo wikipedia "thất bại là trạng thái không đáp ứng được mục tiêu được mong muốn hoặc dự định, hay khi ta làm một việc gì đó nhưng công việc không đạt được kết quả như ta mong muốn, và có thể được xem là trái ngược với ý muốn. Các thất bại thường để lại các hậu quả không mong muốn, có thể gây thiệt hại về vật chất và tinh thần từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, thất bại được ví như là "mẹ" của thành công, là cơ sở dẫn ta đến với thành công và được xem là một trong những bước tiền đề thường thấy cho thành công."

Từ định nghĩa đó chúng ta sẽ tiếp tục định nghĩa về "nhà yến thất bại" nhà yến thất bại là một căn nhà yến không đạt được mục tiêu (mong muốn hoặc dự định) của chủ đầu tư nhà yến. Mục tiêu trong đầu tư xây dựng nhà yến cũng chia làm hai mục tiêu là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, mục tiêu trong ngắn hạn thông thường là số lượng chim yến ở lại (hoặc số lượng tổ) trong 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Mục tiêu dài hạn có thể là nguồn thu nhập từ khai thác tổ yến.

Để xác định được mục tiêu này chúng ta không thể nói bô bô cái miệng là nhà yến 3 tháng phải bao nhiêu chim, 6 tháng phải bao nhiêu chim, 1 năm phải bao nhiêu chim hoặc nhà yến mỗi tháng phải thu bao nhiêu kg. Những cái đó chỉ là tự nghĩ và tự đưa ra, muốn xác định được mục tiêu này đòi hỏi anh chị phải nghiên cứu thu thập thông tin để đưa ra con số cho chính mình. Mỗi vùng miền, mỗi mô hình nhà yến sẽ có có số liệu tăng đàn khác nhau. Không thể đem số liệu của vùng nam nam bộ so sánh với vùng đông nam bộ, không thể đem số liệu tăng đàn của gia lai daklak so sánh với vùng an giang, tiền giang... Nghề dẫn dụ nuôi chim yến này phạm vi khác nhau của nó còn nhỏ hơn ví dụ trong một địa phương có những khu vực tỷ lệ tăng đàn nhanh nhưng cũng có những khu vực tăng đàn rất chậm. Chính vì thế muốn biết nhà yến của mình có thất bại hay không thì cần có thông tin để đưa ra mục tiêu cho chính mình.

Trong bất kỳ một lĩnh vực nào thu thấp thông tin không phải là một chuyện dễ dàng, trong ngành yến này thì càng khó khăn hơn nó thực thực ảo ảo không thể kiểm chứng. Chính vì vậy kinh nghiệm, thâm niên và mối quan hệ thân tình là những nguồn thông tin tốt nhất để có thể đưa ra mục tiêu của một căn nhà yến.

Cho nên có rất nhiều anh chị hỏi Lộc Bụt rằng em ơi nhà yến bao nhiêu chim một năm thì được xem là thất bại, những câu hỏi này xin phép cho em không trả lời vì nếu em trả lời thì cũng chỉ là đoán mò hoặc phán đại vì để đưa ra một nhận định đòi hỏi phải có thông tin, một câu hỏi chung chung thì làm sao đưa ra nhận định được. Câu trả lời tốt nhất cho anh chị là từ anh chị (anh chị là thổ địa của vùng đó, anh chị có thể khảo sát thông tin những nhà yến lân cận để đưa ra nhận định cho chính mình). Nói thật ai mà trả lời những câu hỏi chung chung như vậy chỉ là phán bừa.

Thôi nãy giờ nói lan mam liên miên rồi, quay lại chủ để chính nhà yến thất lại là nhà yến không đáp ứng được mục tiêu kỳ vọng của chủ nhà yến trong ngắn hạn và dài hạn (mục tiêu đó có thể là số lượng chim, số lượng tổ hoặc doanh thu từ bán tổ yến). Tuy nhiên, những mục tiêu mong muốn đó phải được xác định cụ thể bằng những con số dựa trên thông tin thu thập được (không nên đưa cái mục tiêu mang tính chung chung hoặc tự mình nghĩ ra).

Ví dụ thế này cho dễ hiểu nhé: Ví dụ anh chị có bà con đang sở hữu một căn nhà yến và người đó khuyên anh chị nên đầu tư một căn nhà yến như vậy. Thì anh chị có thể sử dụng số liệu của người đi trước để đặt mục tiêu cho mình (với điều kiện cùng khu vực, cùng diện tích, cùng trang thiết bị, cùng số tầng.....)

Nếu nhà yến của anh chị không đạt được những mong muốn đã đặt ra thì nên xem xét lại (đặc biệt là những nhà yến đã mở máy một khoảng thời gian đủ lâu nhưng không có chim yến ở hoặc nhà yến hoạt động được vài năm mà doanh thu bán tổ yến không bù dắp được chi phí bỏ ra).

Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến nhà yến của anh chị thất bại:

1. Do vùng chim yến: 


Một nhà yến ở vùng ít chim thì không thể nào đòi hỏi tăng đàn nhanh được, tốt nhất những vùng như vậy không nên đầu tư nhà yến vì khả năng thu hồi vốn cực thấp. Có rất nhiều người lầm tưởng chim yến tổ trắng và chim yến cỏ (thấy chim yến bay nhiều) thế là xây dựng nhà yến nhưng quần đàn nhiều ở đó là chim yến cỏ chứ không phải là chim yến tổ trắng (đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất bại - muốn phân biệt chim yến cỏ, chim én, chim yến tổ trắng thì có thể tham khảo bài viết "cách phân biệt chim yến cỏ và chim yến tổ trắng". Còn nếu đã lở đầu tư thì nên xem xét lại hoặc phải chờ đợi. Còn nếu đã xây dựng nhà yến ở vùng chim nhiều thì xem xét đến mức độ cạnh tranh, vùng chim nhiều mà nhà yến cũng nhiều thì khả năng tăng đàn cũng sẽ giảm bớt, chim yến có tính bầy đàn chúng sẽ tập trung nhiều ở những nhà yến có bầy đàn lớn, trong vùng cạnh tranh chim yến có rất nhiều lựa chọn vì thể việc cầu kỳ trong việc xây dựng nhà yến là điều bắt buộc (phải tạo môi trường tốt nhất có thể cho chim yến sinh sống). Xây dựng nhà yến trong vùng chim tốt mà cạnh tranh cao thì ngoài kỹ thuật xây dựng và vận hành nhà yến tốt thì vấn đề thời gian cũng rất quan trọng.

2. Yếu tố môi trường sống của chim yến. Sau khi đã xác định được vùng chim, thì mới tiến hành xem xét đến môi trường sống của chim yến.


Môi trường sống của chim yến thì có môi trường bên ngoài nhà yến và môi trường bên trong nhà yến.

Môi trường bên ngoài bao gồm nguồn thức ăn, thảm thực vật, thiên địch.... Nhà yến xây dựng gần những lò than, những nhà máy, những nơi đông dân cư, có những nhà cao tầng hoặc cây cối cao cản đường bay của chim yến.... (những cái này ít chủ nhà yến để ý, thông thường chỉ quan tâm đến môi trường bên trong nhà yến).

Môi trường bên trong bao gồm thiết kế nhà yến, thiết kế đường bay phù hợp, ngăn phòng phù hợp, đối lưu không khí, điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, âm thanh, mùi, địch hại....


3. Do con người:


Kiến thức, kinh nghiệm và thông tin sẽ là những yếu tố quan trọng giúp chủ nhà yến đưa ra cho mình những quyệt định đúng đắn và chuẩn xác nhất. Hãy luôn chau dồi kiến thức kinh nghiệm và kỹ năng (đừng bao giờ giao phó mọi thứ cho kỹ thuật, nếu thuận lợi thì không nói nhưng gặp khó khăn thì chủ nhà yến là người nhận cái kết đắng).

"Thất bại là mẹ thành công" ai trải qua rồi mới thấm thía, không có con đường trải đầy hoa hồng mà không có trả giá. Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, hãy biết quản lý rủi ro cho mình ở mức thấp nhất (đặc biệt trong ngành dẫn dụ nuôi chim yến - rất nhiều thú thực thực ảo ảo).

Kết lại bài viết này Lộc Bụt xin đưa ra một câu nói "Hãy thu thập thông tin rồi đưa ra mục tiêu trước khi xây dựng nhà yến, mục tiêu nên rỏ ràng và đúng với thực tế (đừng ảo tưởng và đừng nghĩ ra)". Khi đã có mục tiêu tốt thì bạn dễ dàng biết được nhà yến của mình có thất bại hay không. Có nhiều nhà yến đang thành công nhưng chủ nhà yến lại xem đó là thất bại, do mục tiêu không thực tế.







Có thể bạn quan tâm

Thời điểm đưa nhà yến mới xây dựng vào hoạt động tốt nhất trong một năm

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Thời điểm đưa nhà yến vào hoạt động tốt nhất trong một năm.
Thời điểm đưa nhà yến vào hoạt động tốt nhất trong một năm.
Chủ nhà yến nào chẳng nôn nóng đưa nhà yến mới xây dựng vào hoạt động, tuy nhiên nhiều khi nôn nóng sẽ làm hại đến ngôi nhà yến bạn vừa đầu tiên.

Nhà yến sau khi xây xong cần thực hiện các biện pháp khử mùi nhà yến mới như phun rửa nhà yến, khử mùi nhà yến mới.... nhằm gia tăng khả năng dẫn dụ chim yến khi đưa nhà yến vào hoạt động.

Ngoài ra việc lựa chọn thời điểm mở máy nhà yến cũng khá quan trọng (giúp cho tâm lý chủ nhà yến bớt gánh nặng và không chờ đợi khá lâu).

Hãy cùng Lộc Bụt tìm hiểu xem thời gian nào trong năm đưa nhà yến vào hoạt động là tốt nhất nhé.

Chu kỳ sinh sản của chim yến trong 1 năm.

  • Chim yến 1 năm tuổi trưởng thành kết đôi sinh sản. 
  • Chim kết đôi cả đời, cả hai cùng ấp và cùng nuôi con. 
  • Vào tháng 3 âm lịch mỗi năm là mùa chim yến động dục sinh sản, chim làm tổ xong là bay lượn kêu ríu rít liên tục trong nhiều giờ và khoảng 10 ngày sau là chim đẻ trứng trong tổ. 
  • Chim làm tổ về đêm vì ngày đi kiếm ăn, tổ do chim đực xây dính vào thành tường hay ván gỗ. 
  • Đôi chim yến chọn một chỗ thích hợp trên vách tường hay trên tấm ván để xây tổ. 
  • Vị trí này được giữ cố định trong suốt cuộc đời của đôi chim nếu không có các biến động môi trường hay người bạn chim bị chết. 
  • Chim yến xây tổ bằng nước bọt tiết ra từ tuyến bọt nằm dưới lưỡi. 
  • Cặp tuyến này phát triển lớn trong thời gian làm tổ, có kích thước cực đại vào tháng 2-3 và thấp nhất vào tháng 8-10 sau đó xẹp xuống bình thường. 
  • Nước bọt gặp không khí khô lại sau 2-3 giờ. 
  • Trong khi đẻ trứng, chim vẫn tiếp tục làm tổ có thể cao thêm 1-2 mm. 
  • Một đêm chim làm được khoảng 1mm mép tổ với khoảng 0,13-15 gr nước bọt tiết ra. 
  • Tổ chim làm lần đầu nặng 7-15gr, lần hai nặng 5-10gr và các lần sau thì nhỏ nhẹ dần. 
  • Chim yến đẻ vào lúc 2-4 giò sáng. 
  • Trứng thứ hai đẻ sau trứng thứ nhất 3 ngày và có thể tới ngày thứ 6 nhưng thời gian trúng nở chỉ cách nhau 1,6 ngày tối đa là 4 ngày vì sau khi đẻ lần thứ 2 chim mới ấp. 
  • Chỉ có 72,6% số tổ có 2 trứng, 22,1% số tổ có 1 trứng, 6% số tổ không trứng. 
  • Nhiệt độ ở tổ ấp là 33,5-340C, thời gian ấp là 26-29 ngày. 
  • Tỷ lệ trứng nở tự nhiên là 88-89% cho lứa đẻ đầu và 73-74% cho lứa đẻ sau. Sau 11 ngày ấp, tim phôi trứng xuất hiện, ngày thứ 15 tim phôi đập mạnh và thấy rõ. 
  • Ở lứa đẻ lần đầu, chim non rời tổ vào ngày thứ 43 sau khi nở, còn ở lứa thứ hai thì phải 45-47 ngày tuổi khi long cánh sơ cấp thứ 7 mọc hoàn chỉnh và trọng lượng cơ thể chim non là 14,4-14,7gr. 

Dựa vào những thông tin ở trên chúng ta có thể chọn thời điểm đưa nhà yến vào hoạt động là vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch (chào đón những cặp chim yến vào nhà làm tổ ngay) và khoảng 1 đến 2 tháng sau chào đón những con chim yến non mới ra ràng.

Có thể bạn quan tâm

Tại sao chim yến tìm được tổ trong bóng tối.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tại sao chim yến tìm được tổ trong bóng tối nhà yến.
Tại sao chim yến tìm được tổ trong bóng tối nhà yến.
Có bao giờ anh chị tự hỏi tại sao những con chim yến có thể bay về đúng chính xác tổ của mình trong hàng ngàn tổ kín bên trong nhà yến tối. Có phải là do thói quen, do mùi của tổ hay vì một yếu tố gì khác, hãy cùng Lộc Bụt tìm hiểu nhé.

Như chúng ta đã biết chim yến thích sống trong những khu vực hơi tối hoặc gần tối, nơi chúng có cảm giác an toàn.

Chim yến có khả năng định vị bằng tiếng vang.

Chim yến phát ra âm thanh gọi là âm dội để dò đường. Âm dội có hai xung liên tiếp, mỗi xung là 1-2 ms. Mỗi con chim yến có đỉnh tần số âm thanh khác nhau nên khi nhận được âm dội chim có thể xác đinh âm dội của chính mình.

Âm dội gặp vật cản sẽ dội lại để chim “nghe và thấy” được vật cản trước mắt và tránh đi.

Trong nhà yến tối thẳm có cả hàng ngàn con, ngàn tổ yến cách nhau vài mm, khi chim bay về chỉ trong vài phút là đã tìm đến tổ chui vào, không va chạm tường, cầu thang, ván ngăn.

Mỗi tổ có một cấu trúc riêng biệt do đôi chim tạo ra nên sẽ cho âm dội phản hồi đặc trưng, chỉ có chim làm ra tổ đó mới nhận biết tổ của mình.

Chim yến non chỉ biết phát âm dội khi rời tổ.

Có thể bạn quan tâm

Phân biệt chim én nhạn, chim yến cỏ và chim yến tổ trắng.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim én chim nhạn
Chim én chim nhạn
Có rất nhiều anh chị đang tìm hiểu về nghề xây dựng nhà yếndẫn dụ nuôi chim yến quan tâm là chim én khác chim yến như thế nào và cách phân biệt chim én, chim yến cỏ và chim yến làm tổ trắng.

Đầu tiên là cách phân biệt chim én nhạn và chim yến cỏ:

Hai loại chim này không có giá trị kinh tế trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến (nhưng rất nhiều người gọi tên sai chúng và lẫn lộn giữa chim yến và chim én).

Chim én nhạn sống phổ biến ở các đồng ruộng Việt Nam, lông màu đen, kích thước lớn hơn nhưng đuôi chẻ rất sâu. Chúng bay theo kiểu chớp chớp cánh ngắt quãng bay không liên tục và thường đậu trên cành cây, đọt tre và đặc biệt bay trên dây điện.

Phân biệt chim yến, chim én và chim yến cỏ.
Phân biệt chim yến, chim én và chim yến cỏ.


Chim yến cỏ có thân hình giống chim yến, cách bay lượn cũng giống chim yến. Đặc điểm dễ nhận dạng là toàn thân màu đen tuyền nhưng trên phần đuôi có mảng trắng tiếng kêu đặc biệt, làm tổ bằng rơm rác nên có tên gọi là yến rác, thường làm tổ trên hiên nhà, hoặc các lam gió bên hông nhà, không có giá trị.

Cách phân biệt chim yến cỏ và chim yến tổ trắng:


Chim yến cỏ và chim yến tổ trắng có thân hình khá giống nhau, đặc biệt là khi chúng bay trên cao. Chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa hai loại chim yến này, chính vì thế cách dễ dàng để phân biệt chim yến với chim én và chim yến cỏ là khi dùng âm thanh gọi chim yến về, chỉ có chim yến bay lượn vòng quanh trên khu vực phát ra âm thanh, còn chim én nhạn và yến cỏ không bay đến.

Hiện tại Lộc Bụt đang bán loa test chim yến Lb6000 (chuyên nghiệp để kiểm tra trữ lượng chim yến trước khi quyết định xây dựng nhà yến). Anh chị nào quan tâm và có nhu cầu có thể xem qua bài viết "Loa kiểm tra trữ lượng chim yến Lb6000".



Loa test chim yến Lb6000.
Loa test chim yến Lb6000.


Có thể bạn quan tâm

Bằng chứng chân thực nhất về tác dụng của việc phun sương bên ngoài nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Phun sương bên ngoài nhà yến thu hút chim.
Việc phun sương bên ngoài nhà yến đặc biệt là trên nóc chuồng cu (phía trên miệng hang) đã không còn quá xa lạ với nhiều chủ nhà yếnkỹ thuật lâu năm. Tuy nhiên, đối với những người mới thì đang còn hoài nghi.

Thì hôm nay nhân tiện phát hiện được một video trên mạng quay lại cảnh chim yến chơi quanh khu vực phun sương phía trước nhà yến (video nước ngoài) thì chia sẻ cho anh chị cùng xem và tự nhận định về tác dụng của việc phun sương bên ngoài nhà yến đặc biệt là những ngày nắng nóng và khi chim yến bắt đầu về nhà yến sau một ngày kiếm ăn.

  • Phun sương có tác dụng làm mát nhà yến.
  • Phun sương tạo ra những lớp mỏng nhìn xa như những đám côn trùng thu hút chim yến.
  • Chim yến sau một ngày kiếm ăn có thể tắm và hấp thụ thêm nước trước khi vào nhà yến.
  • Chim yến sẽ chơi lâu hơn gia tăng khả năng thu hút những con chim khác.
  • ....


Có thể bạn quan tâm

Có nên lắp đèn trong phòng lượn nhà yến để thu hút chim.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Lắp đèn trong phòng lượn nhà yến có phát huy tác dụng.
Lắp đèn trong phòng lượn nhà yến có phát huy tác dụng.
Xin chào các anh chị chủ nhà yến, lại là Thằng Lộc Bụt đây.

Hôm nay em xin chia sẻ đến anh chị một chủ đề mới và rất nhiều anh chị đang quan tâm "Lắp đèn dẫn dụ chim yến bên trong phòng lượn nhà yến".

Như anh chị đã biết thời gian qua có rất nhiều chủ nhà yến chia sẻ việc mắc đèn bên trong phòng lượn để thu hút chim yến vào bên trong nhà yến và cũng có cho thấy hiệu quả của nó trong việc thu hút chim yến.

Vậy mục đích của việc lắp đèn bên trong phòng lượn nhà yến để làm gì:


  1. Chim yến có tập tính bầy đàn rất cao, việc thu hút chim yến bằng âm thanh là chuyện từ trước đến nay ai cũng làm và ai cũng biết. Chim yến ngoài nghe âm thanh chúng cũng có đôi mắt khá tinh tườm (khả năng bắt mồi trong không gian), nếu anh chị để ý sẽ thấy có những thời điểm lúc đầu chỉ có một hai con chim yến chơi, nhưng từ từ thì càng đông chim yến chơi, chim chơi càng đông thì càng thu hút những con chim yến khác. Thông qua đó chúng ta cũng thấy được rằng chim yến ngoài âm thanh chúng còn ham những nơi đông đúc, chúng có thể nhìn thấy nhau (cái đó là vào ban ngày khi ánh sáng mặt trời chưa tắt). Nhưng khi mặt trời lặn chim yến hầu như không nhìn thấy (chúng phải định vị bằng tiếng vang), chính vì thế mà chúng ta có thể lắp thêm đèn bên trong phòng lượn nhà yến để chim yến để thể nhìn thấy nhau khi ánh sáng mặt trời tắt.
  2. Việc bật đèn bên trong nhà yến sẽ thu hút côn trùng góp phần thu hút chim yến (nhưng không đáng kể). Nói tới đây chắc chắn có nhiều anh chị sẽ nói lắp đèn trong phòng lượn sẽ thu hút thằn lằn, tắc kè... điều này thì không thể tránh khỏi nếu nhà anh chị không có hệ thống chống địch hại tốt (có đèn hay không thì nhà yến cũng có những con đó).
  3. Việc lắp đèn bên trong phòng lượn nhà yến sẽ giúp giảm được dơi vào bên trong nhà yến.
  4. ....... và còn nhiều tác dụng khác mà chưa phát hiện ra.

Nói xuông thì cũng chưa thuyết phục, có thực hành mới hiểu và chia sẻ chứ.

Lộc Bụt đã tiến hành lắp đèn trong phòng lượn nhà yến (tuy nhiên không phải loại đèn nào cũng lắp được nhé, không phải đem cái đèn sáng chói (đèn led công suất cao) lắp vào phòng lượn điều nay sẽ làm chói mặt chim yến). Lộc Bụt sử dụng đèn led ánh sáng vàng công suất nhỏ, vừa làm ấm căn nhà yến, chim không bị chói mắt và không làm ánh sáng bên trong phòng ở của chim yến tăng cao.

Bật đèn bên trong phòng lượn nhà yến cũng phải có thời gian cụ thể, không nên bật suốt đêm. Lộc Bụt bặt đèn lúc 5h30 và tắt lúc 7h30 (cùng vời âm thanh bên ngoài).

Vì mới thực hiện được vài tháng thì kết quả vẫn chưa thể khẳng định 100% nhưng bước đầu sẽ có những chuyển biến tốt như chim yến sẽ chơi lâu hơn bên ngoài nhà yến (thay vì chim yến về là vào phòng làm tổ ngay thì nó sẽ chơi lâu hơn) giúp gia tăng khả năng thu hút những con chim yến khác, tần suất chúng bay ra vào miệng lỗ và phòng lượn nhiều hơn từ đó gia tăng khả năng thu hút những con chim yến khác bay qua miệng lỗ, lượn trong phòng lượn và vào phòng ở.

Trong phòng lượn khi có ánh đèn chim yến sẽ nhìn thấy nhau và bay lượn chơi tốt hơn từ đó kéo được chim xuống sâu hơn.

Mới quan sát được tới đấy, sẽ tiếp tục cập nhật nếu có phát hiện mới, Nếu thấy chia sẻ hay thì nhớ like, comment và chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé.




Có thể bạn quan tâm

Khai thác tổ yến có ảnh hưởng đến chim bố mẹ hay không?

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Khai thác tổ chim yến.
Khai thác tổ chim yến.
Xin chào các anh chị, đã lâu không có bài đăng chia sẻ trên website www.locbut.com. Hôm nay có thời gian nên chia sẻ lên đây một chủ đề mà khá nhiều chủ nhà yến mới quan tâm, mong rằng thông tin này sẽ là thông tin tham khảo hữu ích cho các chủ nhà yến mới.

Câu hỏi liên quan đến khai thác tổ yến trong nhà yến:
  • Việc khai thác tổ yến có làm ảnh hưởng đến chim yến sinh sống trong nhà yến hay không?
  • Lấy tổ của chim yến có ảnh hưởng đến chim bố mẹ hay không?
  • Bao nhiêu tổ thì mới khai thác.

Câu trả lời của Lộc Bụt là có, đặc biệt là các nhà yến mới, nhà yến có tổ và chim chưa nhiều.

Lộc Bụt đã tiến hành quan sát chim yến trong một khoảng thời gian rất dài từ lúc nhà yến chỉ có vài chim chim đến nhà yến có vài trăm chim. Lộc Bụt nhận ra một điều là khi khai thác tổ yến có ảnh hưởng đến cặp chim yến làm chiếc tổ đó (nó ảnh hưởng mạnh hơn đối với những nhà yến đang có ít chim, ít tổ).

Vậy thì cụ thể nó ảnh hưởng như thế nào.


Khi khai thác xong chiếc tổ yến, cặp chim yến sở hữu chiếc tổ đó khi bay về sẽ có cảm giác hoảng (đặc biệt là con chim yến đầu tiên bay về tổ, nó sẽ đậu vào vị trí chiếc tổ theo thói quan và bật bay ra ngay, nó sẽ bay vòng vòng một hồi rồi mới đậu lại vị trí đó) sau đó thì hai con chim sẽ không đậu tại vị trí tổ đó nữa mà sẽ đậu sát bên hoặc bám vào cái loa gần chiếc tổ đó, đó là đối với những cặp chim yến ở và làm tổ lâu năm trong nhà yến (điều này không đáng lo ngại lắm).

Còn đối với những con chim làm tổ lứa đầu thì cảm giác hoảng loạn của chúng sẽ nhiều hơn, Lộc Bụt đã quan sát có nhiều con chim yến bỏ luôn vị trí đó là làm tổ ở một vị trí khác.

Một hiện tượng nữa mà Lộc Bụt quan sát được là có một cặp yến làm tổ nguyên (không trên tổ giả), cũng được 1 mùa nhưng khi khai thác chiếc tổ đó đi thì cặp chim yến đó quay qua chọn chiếc tổ giả để sinh sản (quẹt tổ rất sơ sài), nguyên nhân chắc có lẽ là khai thác đúng cái tổ mà chim mái sắp đẻ, khi tổ bị lấy đi thì chúng cần một cái tổ mới để chim mái đẻ trứng chính vì thế nó chọn chiếc tổ giả chứ không làm lại tổ mới ở vị trí cũ. (Lộc Bụt luôn khuyên các chủ nhà yến mới nên lắp tổ giả (không phải tổ nhựa bán trên thị trường mà tổ được cắt từ các tấm mút xốp, giúp gia tăng khả năng dẫn dụ chim, dùng tổ giả bằng nhựa chất lượng tổ rất ít so với tổ tự làm bằng xốp, mút).

Có anh chị hỏi là nếu cái tổ không khai thác thì chim yến sẽ làm gì? thì nếu chúng ta không khai thác tổ thì chim yến sẽ tiếp tục quẹt thêm một chiếc tổ mới trên nền tổ củ, càng ngày chiếc tổ càng dày và cao hơn (như video bên dưới).



Khai thác tổ yến có ảnh hưởng thì phải làm sao?


Việc khai thác tổ yến là niềm ao ước của rất nhiều chủ nhà yến vì nó là bước cuối cùng để gặt hái thành quả, tuy nhiên, nếu khai thác không hợp lý có thể ảnh hưởng đến chim yến trong nhà yến và tâm lý của chủ nhà yến (đặc biệt là những ngôi nhà yến mới ít chim).

Đối với những ngôi nhà yến nhiều chim việc khai thác tổ yến có ảnh hưởng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến chim yến và cũng như tâm lý của chủ nhà yến còn đối với nhà yến mới thì ảnh hưởng nhiều hơn.

Trong nuôi yến yếu tố tâm lý rất quan trọng nhé anh chị, những chủ nhà yến mới luôn có tâm lý nặng nề hơn những chủ nhà yến củ, họ có nhiều băn khoăn suy nghĩ nhiều hơn chủ nhà yến củ. Việc khai thác tổ yến của chủ nhà yến củ là điều tất nhiên, lượng chim nhiều nên việc quan sát thấy ảnh hưởng của việc khai thác là không đáng kể và họ cũng đã rèn luyện được tâm lý của mình rồi (nhà yến củ là nhà yến lâu năm có nhiều tổ nhiều chim), còn với những chủ nhà yến mới việc khai thác tổ yến là điều gì đó khá mới (họ có rất nhiều băn khoăn, lo lắng) vì chưa được tôi luyện tâm lý, chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng khiến họ lo lắng, nhà yến mới khi khai thác tổ yến chúng ta rất dễ quan sát được những cái mà Lộc Bụt trình bày ở trên.

Nói tóm lại việc khai thác tổ yến có ảnh hưởng đến chim yến trong nhà yến đặc biệt là ảnh hưởng lớn đối với nhà yến mới và tâm lý của chủ nhà yến mới. Chính vì thế mà những nhà yến ít tổ, ít chim thì đừng vội khai thác, cứ để cho chim yến cảm giác an toàn thoải mái ít nhất là trong hai ba lứa đầu (nếu thèm ăn yến thì vào hái 1, 2 tổ ăn cho biết thôi). Có rất nhiều chuyên gia nhà yến khuyên rằng nhà yến chỉ nên khai thác tỉa khi trong nhà yến có hơn 200 tổ.

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết, Lộc Bụt hy vọng nó là thông tin tham khảo hữu ích cho những người đang muốn tìm hiểu về nghề nuôi chim yến trong nhà.




Có thể bạn quan tâm

Tạo mùi hấp dẫn chim yến bằng cần sa.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tạo mùi chim yến bằng cần sa (câu chuyện vui).
Tạo mùi chim yến bằng cần sa (câu chuyện vui).
Hôm nay bắt gặp một câu chuyện theo mình là khôi hài trong làng nuôi chim yến Việt Nam. Tại sao Lộc Bụt viết bài viết này vì để tiếp tục cho một bài về chủ đề "dùng mùi nhà yến đúng khoa học".

Nói tới đây mà Lộc Bụt vẫn thấy buồn cười và anh ta thật sự là một người có ý nghĩ táo bạo, câu hỏi của anh ấy trong một hội về nuôi chim yến đại loại là thế này "Là có ai dùng cần sa thu hút chim yến chưa ạ ?". Nếu anh chị nghe xong câu hỏi này anh chị nghĩ như thế nào thì c

Thứ nhất, cần sa là một loại cây bị cấm trồng và bị cấm sử dụng, đã có nhiều vụ phát hiện chồng cây cần sa trong rẩy cà phê với mục đích cho lợn ăn mau lớn (không biết lợn có ăn mau lớn không, nhưng người chồng đã vi phạm pháp luật rồi).

Thứ hai, dùng cần sa tạo mùi nhà yến, đừng có ngu mà dùng đốt trong nhà yến nhé, chưa hấp dẫn được con chim yến nào thì chủ nhà yến đã bị dụ trước rồi.

Khi tôi đọc câu hỏi này trên một nhóm về nuôi yến, tôi cũng nhớ đến hôm trước có một anh nào cũng có đốt cái cây gì bên trên nhà yến và nói là có thể hấp dẫn được chim yến (việc có một loại cây nào đó có thể thu hút chim yến là có vì theo một báo cáo về mùi nhà yến người ta tạo mùi hấp dẫn chim yến bằng các hợp chất dễ bay hơi có nguồn gốc thực vật (anh chị nào quan tâm có thể xem bài viết "Các loại mùi tự nhiên trong nhà yến")). Loại cây đó chắc chắn họ sẽ không dễ tiết lộ cho chúng ta, còn anh chị nào biết thì comment hoặc inbox cho Lộc Bụt biết với nhé.

Lộc Bụt cũng biết tại sao anh đó lại hỏi là tạo mùi nhà yến bằng cây cần sa, vì trong một báo cáo về mùi nhà yến của nước ngoài (Lộc Bụt có đọc thời gian trước), người ta có dùng một từ là "terpenes" chắc anh ấy dùng google search nên nó hiện lên là "cần sa". Không tin anh chị cứ search google cụm từ "terpenes" kết quả trả về đa số có liên quan đến cây cần sa.

Báo cáo nghiên cứu về mùi bên trong nhà yến.
Báo cáo nghiên cứu về mùi bên trong nhà yến.
Nhưng từ terpenes này không nói đến loại cây bất hợp pháp đó nhé các anh chị. Cái từ này có nghĩa là phân tử mùi thơm (aroma) để thu hút chim yến. Còn nó được triết suất từ loại cây gì thì chỉ có những người đang giử bí mật công nghệ tạo mùi nhà yến mới biết.

Ngoài ra cũng có một vài video youtube làm mùi "candu walet", tuy nhiên candu walet là gì thì không biết, đại loại chắc nghĩa của từ này là "chất hấp dẫn chim yến". Anh chị nào ở indonesia thì hỏi thử nhé.



Thôi nói tới đây thôi, còn ai đang có suy nghĩ cần sa tạo mùi nhà yến thì bỏ đi nhé, không lại tiền mất tật mang. Tốt nhất không biết thì dùng tạo mùi từ phân chim yến và tổ yến.

Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng mùi nhà yến đúng cách và mang tính khoa học.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Phân chim yến tạo mùi sinh cảnh.
Phân chim yến tạo mùi sinh cảnh.
Chủ đề tạo mùi nhà yến luôn là chủ đề được rất nhiều chủ nhà yến quan tâm đặc biệt là những chủ nhà yến mới. Có rất nhiều người còn tìm cách tạo ra mùi riêng cho nhà yến của mình với mong rằng sẽ thu hút được nhiều chim hơn (có những video dùng trứng, đốt cây abc, pha cái này với cái kia...).

Nếu có một ai đó nói mùi nhà yến không quan trọng thì người ấy nên nghĩ lại (đặc biệt đối với nhà yến mới). Các yếu tố cấu thành một nhà yến thành công cần có khu vực có chim yến sinh sống, âm, ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, mùi bên trong nhà yến.

Nếu biết sử dụng mùi tốt sẽ giúp gia tăng đáng kể việc dẫn dụ chim yến ở lại trong nhà yến và còn nếu sử dụng mùi sai thì có thể là một thảm họa cho nhà yến. Những người nói không nên dùng mùi bên trong nhà yến là những người không biết cách tạo mùi hoặc dùng mùi sai cách dẫn đến thất bại.

Dùng mùi thì phải phân biệt được từng loại mùi, dùng đúng nơi đúng chổ chứ không phải bạ đâu dùng nấy, thích là dùng. Ví dụ có những loại mùi dùng đúng thời điểm sẽ kích thích chim rất lớn và cũng có loại mùi đòi hỏi dùng quanh năm.

Các anh chị đùng hỏi Lộc Bụt dùng mùi như thế nào, vì dùng mùi là cả một nghệ thuật và mỗi người sẽ có cách sử dụng khác nhau miễn sao là hiệu quả cho ngôi nhà yến. Ở đây Lộc Bụt chỉ chia sẻ ở mức độ cơ bản và mang tính chất khoa học, dựa trên những nghiên cứu về mùi nhà yến đã được nghiên cứu. Những bài viết Lộc Bụt đưa ra trong website này cần đòi hỏi anh chị đọc và tự mình suy ngẫm và tự rút ra nhận định cho riêng mình, chứ không có kiểu cầm tay chỉ việc ăn sẵn còn nếu anh chị muốn ăn sẵn thì chắc website này không dành cho bạn.

Theo một báo cáo phân tích về phân tích mùi cho nhà yến, người ta chia mùi nhà yến ra thành 2 loại là mùi nhà yến bên trênmùi nhà yến bên dưới. Trong phần mùi hương phần trên người ta chia làm hai loại là hương thơm hấp dẫnpheromone.  Hương thơm hấp dẫn được tạo thành từ những hợp chất dễ bay hơi có nguồn gốc thực vật (trong colume A bảng bên dưới). Hương thơm hấp dẫn thường được sử dụng ở trên đường bay dẫn của chim yến. Tuy nhiên, hương thơm hấp dẫn không đảm bảo rằng chim yến sẽ sinh sản. Vì vậy hương thơm pheromone (Colume B ) sẽ được sử dụng ở các tấm ván làm tổ để kích thích những con chim yến đực quẹt tổ và bắt cặp (một loại hương liệu dễ kiếm để kích thích quá trình này theo báo này là tổ yến). Phân chim yến (Colume C) là thành phần chính trong hương liệu sàn được áp dụng ở khu vực thấp trong phòng ở của chim yến. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân chim yến tươi sẽ phát sinh khí độc và là môi trường tuyệt vời cho các sinh vật như kiến, gián, chuột... Còn việc dùng nó như thế nào thì xin phép không nói ở đây, các anh chị từ suy ngẫm, nghiên cứu và có câu trả lời cho chính mình (Lộc Bụt chỉ chia sẻ kiến thức, còn việc anh chị làm như thế nào thì anh chị phải tự nghiên cứu, trang web này không dành cho những anh chị muốn ăn ngay, cảm ơn).

Thành phần hóa học của các loại mùi bên trong nhà yến.
Thành phần hóa học của các loại mùi bên trong nhà yến.




Có thể bạn quan tâm