Tìm hiểu nguyên nhân thất bại của một căn nhà yến và cách khắc phục.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Mô hình một căn nhà yến mô phỏng.
Mô hình một căn nhà yến mô phỏng.
Nhà yến thất bại một thuật ngữ không còn quá xa lạ trong nghề xây dựng và dẫn dụ nuôi chim yến trong nhà. Tuy nhiên, rất nhiều người ngoài kia cứ bô bô cái miệng là nhà yến thất bại nhưng rồi chính họ cũng chẳng thể đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể nào, thế nào là một nhà yến thất bại.

Trước khi đi vào tìm hiểu về những nguyên nhân làm cho một nhà yến thất bại thì chúng ta phải đi vào giải thích thuật ngữ "thất bại".

Theo wikipedia "thất bại là trạng thái không đáp ứng được mục tiêu được mong muốn hoặc dự định, hay khi ta làm một việc gì đó nhưng công việc không đạt được kết quả như ta mong muốn, và có thể được xem là trái ngược với ý muốn. Các thất bại thường để lại các hậu quả không mong muốn, có thể gây thiệt hại về vật chất và tinh thần từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, thất bại được ví như là "mẹ" của thành công, là cơ sở dẫn ta đến với thành công và được xem là một trong những bước tiền đề thường thấy cho thành công."

Từ định nghĩa đó chúng ta sẽ tiếp tục định nghĩa về "nhà yến thất bại" nhà yến thất bại là một căn nhà yến không đạt được mục tiêu (mong muốn hoặc dự định) của chủ đầu tư nhà yến. Mục tiêu trong đầu tư xây dựng nhà yến cũng chia làm hai mục tiêu là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, mục tiêu trong ngắn hạn thông thường là số lượng chim yến ở lại (hoặc số lượng tổ) trong 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Mục tiêu dài hạn có thể là nguồn thu nhập từ khai thác tổ yến.

Để xác định được mục tiêu này chúng ta không thể nói bô bô cái miệng là nhà yến 3 tháng phải bao nhiêu chim, 6 tháng phải bao nhiêu chim, 1 năm phải bao nhiêu chim hoặc nhà yến mỗi tháng phải thu bao nhiêu kg. Những cái đó chỉ là tự nghĩ và tự đưa ra, muốn xác định được mục tiêu này đòi hỏi anh chị phải nghiên cứu thu thập thông tin để đưa ra con số cho chính mình. Mỗi vùng miền, mỗi mô hình nhà yến sẽ có có số liệu tăng đàn khác nhau. Không thể đem số liệu của vùng nam nam bộ so sánh với vùng đông nam bộ, không thể đem số liệu tăng đàn của gia lai daklak so sánh với vùng an giang, tiền giang... Nghề dẫn dụ nuôi chim yến này phạm vi khác nhau của nó còn nhỏ hơn ví dụ trong một địa phương có những khu vực tỷ lệ tăng đàn nhanh nhưng cũng có những khu vực tăng đàn rất chậm. Chính vì thế muốn biết nhà yến của mình có thất bại hay không thì cần có thông tin để đưa ra mục tiêu cho chính mình.

Trong bất kỳ một lĩnh vực nào thu thấp thông tin không phải là một chuyện dễ dàng, trong ngành yến này thì càng khó khăn hơn nó thực thực ảo ảo không thể kiểm chứng. Chính vì vậy kinh nghiệm, thâm niên và mối quan hệ thân tình là những nguồn thông tin tốt nhất để có thể đưa ra mục tiêu của một căn nhà yến.

Cho nên có rất nhiều anh chị hỏi Lộc Bụt rằng em ơi nhà yến bao nhiêu chim một năm thì được xem là thất bại, những câu hỏi này xin phép cho em không trả lời vì nếu em trả lời thì cũng chỉ là đoán mò hoặc phán đại vì để đưa ra một nhận định đòi hỏi phải có thông tin, một câu hỏi chung chung thì làm sao đưa ra nhận định được. Câu trả lời tốt nhất cho anh chị là từ anh chị (anh chị là thổ địa của vùng đó, anh chị có thể khảo sát thông tin những nhà yến lân cận để đưa ra nhận định cho chính mình). Nói thật ai mà trả lời những câu hỏi chung chung như vậy chỉ là phán bừa.

Thôi nãy giờ nói lan mam liên miên rồi, quay lại chủ để chính nhà yến thất lại là nhà yến không đáp ứng được mục tiêu kỳ vọng của chủ nhà yến trong ngắn hạn và dài hạn (mục tiêu đó có thể là số lượng chim, số lượng tổ hoặc doanh thu từ bán tổ yến). Tuy nhiên, những mục tiêu mong muốn đó phải được xác định cụ thể bằng những con số dựa trên thông tin thu thập được (không nên đưa cái mục tiêu mang tính chung chung hoặc tự mình nghĩ ra).

Ví dụ thế này cho dễ hiểu nhé: Ví dụ anh chị có bà con đang sở hữu một căn nhà yến và người đó khuyên anh chị nên đầu tư một căn nhà yến như vậy. Thì anh chị có thể sử dụng số liệu của người đi trước để đặt mục tiêu cho mình (với điều kiện cùng khu vực, cùng diện tích, cùng trang thiết bị, cùng số tầng.....)

Nếu nhà yến của anh chị không đạt được những mong muốn đã đặt ra thì nên xem xét lại (đặc biệt là những nhà yến đã mở máy một khoảng thời gian đủ lâu nhưng không có chim yến ở hoặc nhà yến hoạt động được vài năm mà doanh thu bán tổ yến không bù dắp được chi phí bỏ ra).

Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến nhà yến của anh chị thất bại:

1. Do vùng chim yến: 


Một nhà yến ở vùng ít chim thì không thể nào đòi hỏi tăng đàn nhanh được, tốt nhất những vùng như vậy không nên đầu tư nhà yến vì khả năng thu hồi vốn cực thấp. Có rất nhiều người lầm tưởng chim yến tổ trắng và chim yến cỏ (thấy chim yến bay nhiều) thế là xây dựng nhà yến nhưng quần đàn nhiều ở đó là chim yến cỏ chứ không phải là chim yến tổ trắng (đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất bại - muốn phân biệt chim yến cỏ, chim én, chim yến tổ trắng thì có thể tham khảo bài viết "cách phân biệt chim yến cỏ và chim yến tổ trắng". Còn nếu đã lở đầu tư thì nên xem xét lại hoặc phải chờ đợi. Còn nếu đã xây dựng nhà yến ở vùng chim nhiều thì xem xét đến mức độ cạnh tranh, vùng chim nhiều mà nhà yến cũng nhiều thì khả năng tăng đàn cũng sẽ giảm bớt, chim yến có tính bầy đàn chúng sẽ tập trung nhiều ở những nhà yến có bầy đàn lớn, trong vùng cạnh tranh chim yến có rất nhiều lựa chọn vì thể việc cầu kỳ trong việc xây dựng nhà yến là điều bắt buộc (phải tạo môi trường tốt nhất có thể cho chim yến sinh sống). Xây dựng nhà yến trong vùng chim tốt mà cạnh tranh cao thì ngoài kỹ thuật xây dựng và vận hành nhà yến tốt thì vấn đề thời gian cũng rất quan trọng.

2. Yếu tố môi trường sống của chim yến. Sau khi đã xác định được vùng chim, thì mới tiến hành xem xét đến môi trường sống của chim yến.


Môi trường sống của chim yến thì có môi trường bên ngoài nhà yến và môi trường bên trong nhà yến.

Môi trường bên ngoài bao gồm nguồn thức ăn, thảm thực vật, thiên địch.... Nhà yến xây dựng gần những lò than, những nhà máy, những nơi đông dân cư, có những nhà cao tầng hoặc cây cối cao cản đường bay của chim yến.... (những cái này ít chủ nhà yến để ý, thông thường chỉ quan tâm đến môi trường bên trong nhà yến).

Môi trường bên trong bao gồm thiết kế nhà yến, thiết kế đường bay phù hợp, ngăn phòng phù hợp, đối lưu không khí, điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, âm thanh, mùi, địch hại....


3. Do con người:


Kiến thức, kinh nghiệm và thông tin sẽ là những yếu tố quan trọng giúp chủ nhà yến đưa ra cho mình những quyệt định đúng đắn và chuẩn xác nhất. Hãy luôn chau dồi kiến thức kinh nghiệm và kỹ năng (đừng bao giờ giao phó mọi thứ cho kỹ thuật, nếu thuận lợi thì không nói nhưng gặp khó khăn thì chủ nhà yến là người nhận cái kết đắng).

"Thất bại là mẹ thành công" ai trải qua rồi mới thấm thía, không có con đường trải đầy hoa hồng mà không có trả giá. Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, hãy biết quản lý rủi ro cho mình ở mức thấp nhất (đặc biệt trong ngành dẫn dụ nuôi chim yến - rất nhiều thú thực thực ảo ảo).

Kết lại bài viết này Lộc Bụt xin đưa ra một câu nói "Hãy thu thập thông tin rồi đưa ra mục tiêu trước khi xây dựng nhà yến, mục tiêu nên rỏ ràng và đúng với thực tế (đừng ảo tưởng và đừng nghĩ ra)". Khi đã có mục tiêu tốt thì bạn dễ dàng biết được nhà yến của mình có thất bại hay không. Có nhiều nhà yến đang thành công nhưng chủ nhà yến lại xem đó là thất bại, do mục tiêu không thực tế.







Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5