Nên quan tâm đến việc chống nóng cho mái tôn khi xây dựng nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chống nóng mái tôn cho nhà yến.
Chống nóng mái tôn cho nhà yến.
Xin chào các anh chị, lại là em Lộc Bụt đây. Hôm nay chia sẻ đến anh chị một vài thông tin theo hiểu biết cá nhân về những lưu ý trong việc chống nóng mái tôn cho nhà yến.

Hôm trước có dịp đi giao lưu với một vài anh chủ nhà yến và được các anh tin tưởng cho vào nhà yến tham quan, Lộc Bụt đã học hỏi và rút ra nhiều bài học nên hôm nay viết bài viết chia sẻ lại cho các anh chị đang có ý định xây dựng nhà yến hoặc nhà yến đang gặp tình trạng này.

Với hiện tượng biến đổi khí hậu như hiện nay, nhiệt độ ngày càng tăng cao, mà đa số các nhà yến hiện nay đều lợp tôn chính vì thế không tránh khỏi hiện tượng nhà yến bị nóng, truyền nhiệt từ mái tôn xuống phòng ở áp mái.

Vì vậy nếu anh chị nào đang nghiên cứu xây dựng nhà yến thì nên quan tâm đến việc chống nóng cho mái nhà yến nhé, nó quyết định khá lớn đến việc chim yến ở lại đó. Đa số những nhà yến chống nóng mái tôn và trần áp mái không tốt thường thì chim sẽ ở nhiều ở các tầng dưới, còn tầng áp mái chim ở khá ít (nếu có điều kiện thì đúc bê tông mái thì tốt hơn).

Còn nếu lợp tôn thì phải nghiên cứu các biện pháp chống nóng, Lộc Bụt xin đưa ra một vài phương pháp dưới đây.

Từ trước đến nay rất nhiều chủ nhà yến chỉ quan tâm đến việc đối lưu không khí cho phòng ở của chim yến nhưng lại quên đối lưu không khí cho không gian giữa mái tôn và trần áp mái khiến cho không khí trong khoảng không giửa mái tôn và trần không lưu thông, làm nóng và truyền nhiệt xuống phòng ở của chim yến. Chính vì thế nên tạo hệ thống thông gió, đối lưu không khí cho khoảng không gian giữa mái tôn và trần bằng hệ thống ống thông gió, hoặc các khoảng hở để không khí lưu thông.

Ngoài ra có thể nghiên cứu thêm hệ thống giếng trời giúp lưu thông không khí cho mái tôn, giếng trời có thể thiết kế ở phần cao nhất của máu tôn (vì vị trí này thường nóng nhất) - kích thước có thể khoảng 1m x 1m (lưu ý giếng trời thông gió mái tôn khác với hệ thống giếng trời ở chuồng cu mà một vài kỹ thuật xây dựng nhà yến đang phát triển hiện nay. Khi áp dụng giếng trời cho mái tôn nên lưu ý tính toán gió giật mái tôn và chống thấm nhé).

Vật liệu chống nóng mái tôn: sau một khoảng thời gian sử dụng và tham khảo một số chủ nhà yến Lộc Bụt thấy rằng nên cách nhiệt mái tôn bằng xốp sẽ tốt hơn cách nhiệt bằng tấm cách nhiệt 2 lớp bạc, tấm cách nhiệt 2 lớp bạc hiệu suất cách nhiệt không cao (nhưng dễ thi công giá thành rẻ).

Nếu có điều kiện thì nên dùng tấm tôn phủ xốp PE để tăng khả năng cách nhiệt.

Khoảng không giửa mái tôn và trần nhà yến nên lớn hơn 0,5 m (trong khoảng không này nên có nhiều lỗ hoặc khoảng không lưu thông khí với môi trường bên ngoài).

Trần áp mái có thể dùng trần tấm cemboard (nếu có điều kiện thì thêm một lớp tấm xốp ở trên hoặc tấm cách nhiệt 2 mặt bạc), sử dụng keo chống nứt múi nối tấm cemboard để hạn chế các khoản hở giữa 2 tấm cemboard tránh lưu thông không khí nóng xuống phòng chim yến ở).

Trên đây là một vài ý kiến cá nhân của Lộc Bụt về chống nóng mái tôn cho nhà yến, cách này có thể chưa tối ưu, anh chị nào có cách nào hay hơn thì cứ bình luận bên dưới chúng ta cùng học hỏi.






Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5