Chuyên mục: Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Yến

Lộc Bụt chia sẻ kiến thức về xây dựng vận hành nhà yế miễn phí và các vấn đề liên quan đến nhãn #Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Yến
Showing posts with label Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Yến. Show all posts
Showing posts with label Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Yến. Show all posts

Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị xây dựng nhà nuôi yến trong nhà.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Việc tìm hiểu, khảo sát và xây dựng nhà nuôi yến là những bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Đầu tư những nhà yến không phải là một chi phí nhỏ nó có thể tiêu tốn hàng trăm, đến hàng tỷ đồng. Đầu tư một nhà yến to sẽ mang lại hiệu quả kinh tế dài hạn tốt hơn một nhà yến nhỏ.
Khi xây dựng nhà cho chim yến ở anh chị cũng nên chú ý như việc xây nhà cho mình ở vậy. Việc thiết kế xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi yến trong nhà là rất cần thiết nó là cơ sở khoa học giúp anh chị đầu tư nhà yến hiệu quả và phát triển về sau này.
Trang trại yến sào.
Trang trại yến sào.

Sau đây là các yếu tố khoa học quyết định thành công cho ngôi nhà yến: 

  1. Xác định Vị trí xây dựng nhà yến.
  2. Thiết kế nhà yến và lắp đặt thiết bị nhà yến đúng quy cách.
  3. Đảm bảo môi trường nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến (Độ C và Độ ẩm).
  4. Ánh sáng trong nhà yến (lux)
  5. Hướng nhà và hướng lô chim ra vào.  
  6. Kích thước phòng lượn trong nhà.
  7. Hệ thống giá tổ
  8. Hệ thống âm thanh
  9. Hệ thống tạo ẩm, thông gió
  10. Kỹ thuật vận hành nhà yến.
Một số anh chị đang lờ mờ về chim yến nhà có phải là chim yến đảo hay không. Hôm nay Lộc Bụt sẽ trả lời luôn là chim yến đảo và chim yến nhà là khác nhau. Ở Việt Nam, chim yến hàng (Aerodramus fuciphagus germani) sinh sống làm tổ trong các hang đảo tự nhiên, những năm gần đây đã xuất hiện phân loài chim yến nhà (Aerodramus fuciphagus amechanus, Aerodramus fuciphagus vestitus) sinh sống, làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng.

Hiện nay, Chim yến nhà được phân bố ở hầu hết các địa phương từ Thanh Hóa đến Cà Mau, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung đến các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên. Nghề nuôi yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng. Vì vậy, việc thiết kế xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà là cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà trên toàn quốc.

Kiến thức nền tảng

1. Đặc điểm nhận dạng chim yến.
 
Phân biệt chim yến nhà.
Phân biệt chim yến nhà.

– Đuôi ngắn, không chẻ.
– Lưng, bụng không có khoảng trắng.
– Đập cánh liên tục khi bay, không bay thẳng.
– Không bao giờ đậu, chỉ đậu khi vào hang và nhà.

2. Vị trí thích hợp nuôi chim yến (khảo sát chim yến là cách tốt nhất - Loa test chim thế hệ 2 (450.000 vnđ).
 
– Gần một căn nhà Yến có sẵn đã có rất nhiều chim ở (điều đó là quá tuyệt vời tăng khả năng thành công của bạn lên rất cao).
– Khu vực chim yến kiếm ăn, đường chim đi kiếm ăn hoặc trên đường về tổ
– Gần ao, hồ, mặt nước vì chim yến thường tụ tập để tắm và không gian rộng để bay lượn và kiếm ăn.
– Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn.

3. Kết cấu và kích thước nhà nuôi chim yến.
 
- Nhà yến nên được xây kiên cố (nếu có điều kiện) khung bê tông cốt thép, mái đổ bê tông, tường xây gạch 20cm (ở giữa có lớp cách nhiệt càng tốt).
– Hoặc có thể xây nhà cấp 4 – cột gạch, tường xây gạch 20cm, mái lợp tôn cách nhiệt.
– Hoặc nhà khung thép tiền chế, tường và mái bằng tôn cách nhiệt
– Kích thước nhà nuôi chim yến trung bình là 5m x 20m, kích thước lý tưởng là 8m x 20m và tối thiểu là 4m x 10m.

4. Kích thước lỗ ra vào và các phòng trong nhà yến.
 
– Lỗ ra vào có chiều cao từ 30 – 50cm, chiều ngang từ 50 – 80cm (nếu theo lỗ ban phong thủy thì 60 cm - 90 cm) .
– Kích thước phòng lượn tối thiểu 4m x 4m, chiều cao từ 2m – 3m.
– Kích thước các phòng trong nhà tối thiểu 4m x 4m, tối đa 8m x 16m. Chiều cao tối thiểu 2.2m, tối đa 3,5m .
– Lỗ thông tầng từ 1m x 1m đến 4m x 4m. (trước đây hay sử dụng thông tầng thẳng đứng nhưng hiện nay đã có nhiều nhà yến áp dụng kỹ thuật thông tầng lệch).

5. Nhiệt độ – độ ẩm và ánh sáng.
 
– Nhiệt độ thích hợp từ 26-30 độ, lý tưởng là 28-29 độ.
– Độ ẩm thích hợp từ 70%-85%, lý tưởng là 75%-80%
– Ánh sáng thích hợp từ 0.02 – 0.10 lux. (Có thể download ứng dựng di động để đo độ sáng này miễn phí).
– Phải có hệ thống thông hơi, thoáng khí (nên sử dụng thông gió trực tiếp).

6. Âm thanh và mùi bầy đàn
 
– Âm thanh dụ chim yến hiện nay có rất nhiều loại tiếng, nhưng nói chung gồm có 3 loại : Loại tiếng ngoài dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại ; Loại tiếng hút để thu hút chim chui vào nhà và loại tiếng trong để dụ chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở.
– Dùng các dung dịch tạo mùi để chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch tạo mùi. Tùy theo công trình và điều kiện mà chọn lựa cho phù hợp.

Điều kiện làm nhà nuôi yến

  • Nhà có diện tích 100m2 trở lên (dưới mức này vẫn được nhưng hiệu quả kinh tế lâu dài thấp), nhà nuôi yến ở thành phố phải cao hơn nhà xung quanh nhà kế bên, phải có chuồng lượn của yến theo mô hình tự nhiên, nhà vùng quê thoáng thì điệu kiện tốt cho chim bay lượn và nguồn thức ăn nhiều hơn.
  • Người muốn nuôi yến có điều kiện thực hiên nuôi yên trong nhà, nên khảo sát kiểm tra thực tế, vùng muốn nuôi yến đạt số lượng chim yến có khả quan mới đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến, tiếp theo các bước thực hiện xây dựng như thế nào chuẩn tạo mô hình như thiên nhiên và thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi yến sào trong nhà.
  • Nhà đang ở nâng thêm tầng để nuôi, bên công ty tư vấn đến khảo sát thực tế, hướng dẫn cách làm cụ thể, chừa lổ thông thoáng đúng qui cách, và kiển tra hướng chim ra vào theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ. (Ví dụ: với căn nhà một trệt, một lầu. Tầng trệt dùng làm phòng giao dịch, tầng lầu trên tiến hành nuôi chim yến vẫn tốt.)
  • Nếu nhà xây mới hoàn toàn riêng cho việc nuôi chim yến, bên công ty tư vấn cử người đến hướng dẫn theo giỏi trong quá trình xây dựng đúng qui trình nuôi chim yến,theo đúng mô hình đạt chuẩn gần như tự nhiên, để chim yến khám phá thích nghi, tìm nơi an toàn cho chim yến ở lại làm tổ.

Kỹ thuật thiết kế và xây dựng nhà yến

  • Thiết kế ngôi nhà yến dựa trên kết quả khảo sát khu vực, địa điểm dự tính xây nhà yến. 
  • Khi thiết kế, xây dựng nhà nuôi yến cần chú ý đến tiểu khí hậu của vùng được chọn để xây nhà yến.
  • Theo các dẫn liệu về môi trường, vùng xây nhà yến được chia ra thành 2 loại chính: Nhà yến ở vùng có nhiệt độ trung bình là ≥ 27C, trần nhà cao tối thiểu so với mặt sàn là 3m, cao nhất là 4,5m. và nhà yến ở vùng có nhiệt độ trung bình 27 độ C, chiều cao tối đa từ sàn nhà đến trần là 3,5m; thấp nhất là 2,5m.

Kích thước ngôi nhà yến

  • Để mang lại hiệu quả thì diện tích đất để xây dựng nhà yến tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m, ngoài ra cũng có những nhà yến được đầu tư quy mô lớn như 20x30m hoặc lớn hơn. Khi đầu tư xây dựng nhà yến, thì kích thước và số tầng phụ thuộc vào quần đàn chim yến sinh sống ở khu vực đó để tính được thời gian thu hồi vốn sau khi nhà yến hoạt động để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Nhà yến được xây thành nhiều tầng, chiều cao mỗi tầng từ 3m – 4,5m, tùy theo điều kiện môi trường khí hậu ở từng vùng. Ở những vùng nhiệt độ và biên độ nhiệt cao thì chiều cao tầng từ 3,5m – 3,9m để tạo sự thông thoáng và nhiệt độ tối ưu. Ở những vùng biên độ nhiệt thấp như khu vực miền Tây Nam Bộ thì chiều cao tầng 3,2m – 3,4m.

Lối chim vào nhà yến


Vị trí của các lỗ chim bay ra bay vào rất quan trọng trong việc thu hút chim yến đến ở và đó là điều kiện quyết định trong sự phát triển số lượng chim. Có hai phương án mở lỗ chim là sử dụng giếng trời để khoảng trống cho chim bay xuống nhà yến và phương pháp mở lỗ từ chuồng cu. Kích thước mở lỗ chim bay ra vào nhà yến tùy theo từng kiểu nhà, nhưng tối thiểu là 30x40cm.



Mô hình và vật liệu được sử dụng trong xây dựng nhà yến



Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng 3 loại mô hình nhà yến như sau:

  • Mô hình xây nhà yến bằng gạch, bê tông cốt thép là mô hình phổ biến nhất hiện nay, rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam. Ngoài vật liệu gạch truyền thống thì hiện nay một số nhà yến còn ứng dụng vật liệu gạch không nung (vật liệu nhẹ). Mô hình này có độ bền và tuổi thọ cao, đảm bảo tốt điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến.
  • Mô hình xây dựng 3D đang được các nhà đầu tư thực hiện tạo mô hình cấu trúc hấp dẫn trong các khu du lịch. Hiện nay một số nhà yến ở miền Nam sử dụng mô hình này để thiết kế xây dựng mô hình núi nhân tạo nuôi chim yến. Nguyên tắc thiết kế và thi công của mô hình này là đan khung thép rồi phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia. Mô hình này tuổi thọ thấp, có nhiều công trình 5 -7 năm đã có dấu hiệu xuống cấp rất khó khắc phục, chi phí đầu tư cao.
  • Mô hình nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh là mô hình được thực hiện theo hình thức thiết kế khung sắt, lợp mái và bao bọc tole, tấm lợp thông minh. Bên trong nhà được cách nhiệt bằng xốp 10cm và tấm Prima/Cemboard dùng làm tường bên trong. Mô hình này chủ yếu được sử dụng ở Việt Nam (một số nhà yến ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Mô hình này có ưu điểm là thi công nhanh, vật liệu nhẹ, phù hợp với vùng địa chất yếu như đồng bằng sông Cửu Long nhưng có nhược điểm là độ bền thấp, khó điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến.
  • Ngoài ra còn có một số mô hình xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới và nuôi chim yến ở tầng trên.

Kỹ thuật xây dựng nhà và nuôi yến tại Việt Nam phải được thiết kế phù hợp với điều kiện đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta. Do đó người thiết kế, đơn vị tư vấn phải thực sự nắm rõ các yếu tố địa lý tại các địa phương, vùng miền để hoàn thành thiết kế và thực hiện kỹ thuật xây dựng nhà yến hiệu quả.





Cuối bài viết, Lộc Bụt xin chia sẻ với các anh chị một câu này: "Nếu có thuê kỹ thuật thì hãy tin vào họ nhưng không phải tin một cách mù quáng, giao hút cho họ mà cần giám sát, hỏi han và học hỏi kinh nghiệm của họ để sau này biết cách vận hành và khắc phục khi nhà yến có sự cố".

Có thể bạn quan tâm

Quy trình của công nghệ nuôi chim yến trong nhà.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị hôm nay là những ngày cuối năm, được nghĩ nên Lộc Bụt có thời gian chia sẻ đến anh chị nhiều thông tin hơn.

Quy trình nuôi chim yến trong nhà.
Quy trình nuôi chim yến trong nhà.


Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị các bước để có thể nuôi chim yến trong nhà hay qui trình công nghệ nuôi chim yến trong nhà.

Mong rằng đây là những thông tin hữu ích giúp anh chị có thể mường tượng và vạch ra kế hoạch từng bước xây dựng nhà yến của mình.

Các bước để có thể nuôi yến trong nhà.


  1. Khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng nhà yến (hiện tại Lộc Bụt đang cung cấp loa test chim yến thế hệ 2 giá tốt cho anh chị đang muốn test chim yến).
  2. Quy hoạch khu đất, quang cảnh và nhà nuôi chim yến.
  3. Thi công xây dựng nhà nuôi chim yến.
  4. Lắp đặt trang thiết bị cho nhà nuôi chim yến.
  5. Tiến hành dẫn dụ chim yến vào nhà sinh sống, làm tổ, sinh sản (bằng âm thanh, mùi và thức ăn).
  6. Điều hành, quản lý, bảo dưỡng nhà yến.
  7. Thu hái tổ yến, sơ chế và chế biến.
  8. Cung cấp các sản phẩm liên quan đến tổ yến ra thị trường.

Ngoài ra còn có một số bước phụ dành cho những người đầu tư nuôi chim yến chuyên nghiệp.

  1. Công nghệ ấp trứng, nuôi và huấn luyện chim non. (đang thực hiện ở malaysia).
  2. Công nghệ nuôi côn trùng, tạo thức ăn nhà yến. (Lộc Bụt đã có bài viết chia sẻ công thức tạo công trùng làm thức ăn cho chim yến).

Có thể bạn quan tâm

Cách khắc phục hiện tượng chim yến chỉ ở phòng lượn nhà yến

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Lộc Bụt chia sẻ không dấu diếm về nghề nuôi chim yến từ những cái cơ bản nhỏ nhặt nhất đến những mẹo hay mà chẳng có ông nào chia sẻ cho các bạn.

Dụ được chim yến bay vào nhà yến là cả một vấn đề nan giải cho các anh chị có nhà yến mới hoặc những nhà yến còn ít chim. Tuy nhiên dụ được chim bay vào miệng lỗ nhưng chúng lại không chịu bay vào phòng ở nhà yến mà chỉ tụ lại ở miệng hang hoặc trong phòng lượn nhà yến khi trời tối.

Chim yến đu ở phòng lượn.
Chim yến đu ở phòng lượn. (nguồn hình ảnh internet)

Vấn đề này rất nhiều nhà yến gặp phải, đang lúng túng và không biết cách giải quyết. Đi hỏi han khắp nơi là chẳng có ai giải quyết cho bạn. Hôm nay Lộc Bụt sẻ chia sẻ cho các bạn hoàn toàn miễn phí cách khắc phục vấn đề này.

Hiện tượng này xuất hiện hầu như vào mỗi buổi tối, chim yến chỉ ở phòng lượn đặc biết là miệng lỗ mà không vào sâu trong nhà. Và sau khi tiếng chim yến bên ngoài nhà yến tắt đi chỉ có một phần chúng bay vào trong, còn số còn lại bay đi mất (vì theo cấu hình âm thanh nhà yến thì âm thanh sẽ tắt lúc 8h30 tối.

Cách khắc phục cũng khá đơn giản (mục đích là đưa hết tất cả đám chim yến khó khăn lắm mới dụ được bay vào phòng ở nhà yến). Điều cần làm là bạn lắp thêm một hệ thống âm kéo chim vào phòng ở nhà yến (dùng âm thanh ngoài) tiếng chim này sẽ được bật trước 15 phút khi âm thanh bên ngoài nhà yến bị tắt và hoạt động đến khoảng 11, 12 giờ đêm.

Đã có rất nhiều nhà yến làm theo cách này và đã thành công. Sau khi hệ thống âm thanh ngoài tắt đi chim yến không còn bay loạn xạ và rời bỏ mà vẫn tiếp tục ở trong phòng lượn và từ từ bay vào phòng ở nhà yến.



Nếu bài viết hay, xin hãy cho Lộc Bụt một đăng ký và like trên kênh youtube (để có thêm nhiều động lực chia sẻ kiến thức đến mọi người): https://www.youtube.com/channel/UCe7WebNHf7hEjXQIOJjWmVQ


Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân tổ yến sào nuôi trong nhà nhỏ và không đều.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tổ yến đều, đẹp và trọng lượng lớn là điều mong muốn của bất kỳ chủ nhà yến nào khi khai thác. Nó quyết định đến thành quả lao động và hiệu quả kinh tế của việc đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến.

Tổ chim yến đẹp
Tổ chim yến đẹp


Chim yến là một loại chim có đặc tính sinh học khá đặc biệt. Loài chim này chỉ được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Chim yến sử dụng nước bọt để làm tổ. Khi làm tổ, chim cần phải mất tới 8 tuần để hoàn thành xong. Tiêu chí của một tổ yến hoàn hảo là nước bọt dày và tinh khiết mà không có bất kỳ tạp chất khác. Với việc quẹt từng chút nước bọt được tiết ra mỗi ngày đan lại cho đến khi tổ yến được hình thành hoàn chỉnh. Nuốt nước bọt có màu trắng nên tổ có màu trắng. Nếu tổ có màu khác với màu trắng, ví dụ như màu nâu, vàng hoặc đỏ, thì đó có thể là do các điều kiện trong tòa nhà hoặc một loài chim yến khác. Để con yến dễ dàng tiết nước bọt để có thể tạo thành một tổ hoàn hảo, một yêu cầu quan trọng là điều kiện của phòng ở hoặc phòng làm tổ phải có độ ẩm tối ưu. Đó là bởi vì môi trường sống của loài chim yến này rất thích nơi ẩm ướt. Tình trạng này rất hữu ích cho chim yến dễ dàng tiết nước bọt của chúng. Với độ ẩm tốt, quá trình làm tổ bằng cách đan chậm làm cho nước bọt không bị khô nhanh. Tổ yến sẽ hoàn hảo nếu điều kiện độ ẩm đúng.

Dưới đây là một số nguyên nhân và cách để khắc phục của tổ chim nhỏ.

1. Độ ẩm trong nhà én dưới 80%:

Độ ẩm tối ưu trong phòng là khoảng 80% đến 90%. Nếu độ ẩm dưới con số đó, thì có thể nói rằng thời gian chim lưu trú là không tối ưu. Để tìm hiểu mức độ ẩm, bạn có thể sử dụng thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm.
Cách khắc phục vấn đề thiếu độ ẩm là sử dụng bể nước, cả vĩnh viễn và di động. Hồ bơi di động có thể được áp dụng bằng cách sử dụng một bồn tắm lớn hoặc xô. Sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng thùng đất sét. Số lượng bồn được sử dụng để đạt được độ ẩm tối đa phụ thuộc vào bên ngoài phòng. Đối với phòng có kích thước 4x6, bạn có thể sử dụng 8 bể lớn. Ngoài việc sử dụng bồn tắm, để có được độ ẩm cao cũng có thể sử dụng máy phun sương tạo ẩm. Việc sử dụng máy phun sương chắc chắn đắt hơn một chút, tuy nhiên bạn chủ động được độ ẩm trong nhà yến.

2. Chim yến đang còn trẻ là yếu tố thứ hai khiến tổ yến nhỏ.

Đôi khi những con chim yến vẫn đang lớn lên không có nhiều nước bọt để làm tổ như chim lớn. Điều này khiến tổ đầu tiên được tạo ra vẫn có kích thước nhỏ với hình dạng không hoàn hảo.
Tôi nghĩ rằng cách để đối phó với vấn đề này chỉ là chờ đợi thời gian, cho đến khi con chim làm tổ nhiều hơn một lần.

3. Tổ yến được thu hoạch không đúng thời điểm:

Một sai lầm phổ biến ở những người nuôi yến là cách thu hoạch không hợp lý, không đúng thời kỳ. Hệ thống khung làm tổ không hoàn hảo cũng khiến tổ bị biến dạng, méo mó. Chim đang làm tổ mà bị lấy đi khiến con chim phải tạo ra một tổ mới nhỏ hơn. Điều này là do thời gian sinh sản gần nhưng bị mất tổ. Cách để đối phó với trường hợp này là thu hoạch theo các quy tắc và bằng cách quan sát chu kỳ sinh sản của chim. Có một số yếu tố rất quan trọng đối với nuôi yến, đó là: vị trí, khí hậu, điều kiện môi trường, hình thức xây dựng, yếu tố thực phẩm và kỹ thuật khai thác yến sào. Tất cả những yếu tố này rất quan trọng cho sự thành công của nhà yến. Ngoài ra, tòa nhà của chim yến phải giống như một hang động hoang dã vì đó là môi trường sống của chim.

Có thể bạn quan tâm

Thời điểm thích hợp nhất để khai thác tổ yến sào.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Việc khai thác tổ yến sào là niềm ao ước của các chủ đầu tư nhà yến vì nó là giai đoạn gặt hái và thu lợi ích kinh tế. Tuy nhiên khai thác tổ yến vào thời điểm nào không phải ai cũng biết.

Bài viết hôm nay chia sẻ "thời điểm để khai thác tổ yến nuôi trong nhà".

Thời điểm khai thác tổ yến sào.
Thời điểm khai thác tổ yến sào.

Việc thu hoạch hoạch tổ yến không đúng thời điểm có thể ảnh hưởng đến chim yến chúng sẽ cảm thấy bị làm phiền và có thể đi khỏi nhà yến hoặc có thể làm chết chim non...

Hiện nay nhu cầu yến sào hồ chí minh là rất lớn, mọi người đang quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe.

Sau đây là các thời điểm thu hoạch tổ yến.

1. Thu hoạch 4 lần 1 năm:


Việc thu hoạch kiểu này chỉ được thực hiến đối với những nhà yến có chim yến ở rất đông đúc, không cần tăng dân số chim và nhà yến lâu năm.
  • Thu hoạch đầu tiên được thực hiện sau khi tổ đã làm xong và chim chuẩn bị đẻ trứng. Khi khai thác xong chim buộc phải làm tổ trở lại ngay lập tức để đẻ trứng. Thu hoạch như thế này được gọi là phương pháp chiến lợi phẩm (không khuyến khích cách thu hoạch này vì rất ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ và chất lượng đàn chim yến về sau (đặc biết là chuẩn mực đạo đức trong nuôi chim yến không khuyến khích làm điều này).
  • Vụ thu hoạch thứ hai được thực hiện sau khi chim làm tổ và sinh ra hai quả trứng. Trứng được lấy, bỏ đi và tổ được lấy. Tiếp theo, con chim sẽ làm tổ một lần nữa và đẻ trứng. Vụ thu hoạch thứ hai này không bao giờ được thực hiện khi chim mới để một trứng. Cách thu hoạch như thế này được gọi là cách vứt trứng. 
  • Vụ thu hoạch thứ ba và thứ tư được thực hiện như vụ thu hoạch thứ hai. 
  • Lợi ích của cách thu hoạch bốn lần một năm là thời gian thu hoạch nhanh, chất lượng tổ yến tốt và tổng sản lượng yến nhiều hơn được khai thác trong mỗi năm. Điểm yếu của phương pháp này là không tốt cho việc bảo tồn chim yến vì không có sự trẻ hóa. Khi được thực hiện liên tục, chim yến bị thu hẹp về số lượng và theo thời gian những con chim sẽ cảm thấy bị xáo trộn. Do đó, con chim sẽ di chuyển để tìm một nơi mới an toàn hơn. Bên cạnh đó, tổ trở nên nhỏ và mỏng do chim không thể phục hồi sản xuất nước bọt để làm tổ, không thể bù đắp thời gian để làm tổ và đẻ trứng.

2. Thu hoạch 3 lần một năm:


Được thực hiện cho các nhà yến đã hoạt động trong một thời gian dài, nhưng vẫn cần phải tăng bầu đàn. Trong vòng một năm, việc thu thập tổ được thực hiện ba lần:
  • Thu hoạch đầu tiên được thực hiện sau khi chim đã đủ lông đủ cánh có thể bay để tìm thức ăn. Thông thường, trong vụ thu hoạch đầu tiên này, chất lượng của yến sào không tốt vì màu sắc của tổ chuyển sang màu sậm, có thể dự đoán rằng dân số của tòa nhà chim én sẽ tăng lên. 
  • Vụ thu hoạch thứ hai được thực hiện bằng cách chiến lợi phẩm. Tổ được chọn để khai thác là tổ không có trứng. Việc hái được thực hiện trước mùa sinh sản. Phương pháp này được thực hiện với mục đích kích thích chim muốn xây tổ trong thời gian nhanh hơn. Với sự kích thích này, chim yến sẽ tăng gấp đôi sản lượng nước bọt của nó và trong vòng 40 ngày, tổ đã hoàn thành. Khi nhìn từ chất lượng, kết quả của vụ thu hoạch thứ hai khá tốt khi so sánh với vụ thu hoạch đầu tiên. Tổ chim trở nên trắng hơn vì chúng không bị trộn lẫn với phân chim, nhưng có trọng lượng nhẹ và có khối lượng nhỏ. 
  • Thu hoạch thứ ba Thu hoạch thứ ba được thực hiện bằng cách loại bỏ trứng. Tổ chim được lấy sau khi nó chứa hai quả trứng, nhưng nó chưa nở. Chất lượng và trọng lượng của tổ tốt hơn so với vụ thu hoạch thứ nhất và thứ hai, nhưng hình dạng của tổ không hoàn hảo. 
Cách khai thác này có sự trẻ hóa chim trong nhà yến. Năng suất khai thác trong năm sau tăng lên vì số lượng chim ngày càng tăng trong tòa nhà. Tuy nhiên, bằng cách thu hoạch ba lần một năm, chủ sở hữu tòa nhà phải rất chú ý đến yếu tố mùa. Thông thường, vụ thu hoạch đầu tiên được thực hiện vào mùa mưa vì vào mùa mưa, thức ăn dồi dào.

3. Thu hoạch hai lần một năm: (cách được khuyến khích thực hiện).


Thu hoạch kiểu này rất thích hợp cho một nhà yến mới và còn ít chim. Thu hoạch được thực hiện sáu tháng một lần. Cả vụ thu hoạch đầu tiên và vụ thu hoạch thứ hai, được thực hiện sau khi trứng đã nở và chim có thể tự mình tìm kiếm thức ăn.

Với cách khai thác này mặc dù hình dạng của tổ là hoàn hảo, nhưng chất lượng của vụ thu hoạch rất thấp, bẩn, đen và giá thấp.


Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách lựa chọn hình dạng và kích thước miệng lỗ nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Nhà thì cần có cửa, ông bà ta thường có câu "Nhà cao cửa rộng", điều này cũng gần đúng với chim yến. Nhà yến cần cao hơn các vật cản, cửa rộng để chim dễ dàng bay lượn mà không gặp trở ngại hoặc cảm giác khó chịu.

Tuy nhiên khi để miệng lỗ nhà yến rộng sẽ có ưu điểm là chim dễ dàng bay lượn vào trong nhà, tuy nhiên có nhược điểm là ánh sáng lọt vào nhà nhiều, luồng gió lớn và thiên địch cũng dễ dàng bay lượn vào nhà yến.

Vì vậy, chọn hình dáng của cửa và kích thước của nhà yến bao nhiêu là phù hợp.

Hiện nay có hai loại của được sử dụng nhiều nhất cho nhà yến là miệng lỗ nằm ngang và miệng lỗ đứng (ngoài ra còn có miệng lỗ giếng trời lộc bụt sẽ có bài phân tích riêng).

Hình dáng miệng lỗ nhà yến.
Hình dáng miệng lỗ nhà yến thường xuyên sử dụng.
Việc lựa chọn hình dáng miệng lỗ nhà yến có hình dáng như thế nào là do chính các bạn lựa chọn. Và việc lựa chọn này phải phù hợp với chiều cao phòng lượn nhà bạn, Việc chọn miệng lỗ hình thù nào giúp giảm bớt góc từ miệng lỗ đến cửa vào phòng ở (giúp chim bay lượn tốt hơn).

Bài viết trước lộc bụt đã chia sẻ đến anh chị góc nghiêng lý tưởng từ miệng hang đến miệng vào phòng ở nhà yến làm sao hiệu quả.

Góc nghiêng từ miệng hang đến miệng phòng ở cho chim yến giúp chim dễ dàng bay lượn trong phòng lượn và vào phòng ở. Thì góc nghiêng của miệng lỗ với không gian bên ngoài cũng cần phải có để chim yến dễ dàng bay vào nhà yến.

Góc nghiêng chim yến bay vào miệng lỗ nhà yến.
Góc nghiêng chim yến bay vào miệng lỗ nhà yến.
Chim yến thường bay vào nhà yến ở góc nghiêng từ 0 đến 20 độ. Vì vậy các anh chị cần lưu ý khi làm mái phòng lượn nhà yến. Làm sao đảm bảo khoảng cách giữa cửa miệng hang và đầu mái nhà một góc lớn hơn 20 độ để chim yến dễ dàng bay vào nhà yến.

Kích thước miệng hang lý tưởng mà các anh chị kỹ thuật hiện nay hay sử dụng là kích thước 60cm x 80cm (ai quan tâm đến phong thủy thì để miệng hang 60cm x 90 cm). Tuy nhiên, tùy vào điều kiện phòng lượn và chim trong nhà yến các anh chị có thể thu hẹp miệng hang để giảm bớt ánh sáng và hạn chế thiên địch.

Sau đây là video về hình ảnh miệng hang hình thẳng đứng khá thành công.


Rất mong nhận được thêm những chia sẻ của anh chị để chúng ta cùng học hỏi với nhau.



Có thể bạn quan tâm

Các vị trí có thể xây dựng nhà nuôi chim yến hiệu quả.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xác định vị trí nhà nuôi chim yến là công việc đầu tiên để có một nhà yến thành công.

Vị trí xây dựng nhà yến
Vị trí xây dựng nhà yến


Các vị trí tốt để có thể xây dựng nhà nuôi yến tốt là:
  1. Gần một căn nhà yến có sẵn và đã thành công.
  2. Khu vực nằm trên đường bay đi kiếm ăn và đường bay về tổ của chim yến.
  3. Nơi chim yến đảo cánh, lượn vòng trước khi về tổ yến.
  4. Nơi có nhiều côn trùng chổ kiếm ăn hàng ngày của chim yến.
  5. Địa hình của khu vực nuôi chim yến: 50% cây bụi đồng cỏ; 30% cây cao và 20% mặt nước.
  6. Địa hình trước khu vực nhà yến: Gần ao hồ song suối, không có cây cao chắn hướng vào miệng lỗ và đường lượn của chim yến.
  7. Khu vực có những loại cây tạo côn trùng như sung, keo, dẹt.
Trên đây là những yếu tố cảm quan ban đầu để xác định vị trí xây nhà yến, để đảm bảo ít rủi ro trong đầu tư nhà yến cần thực hiện thêm một bước test trữ lượng chim yến để biết chính xác số lượng chim yến của khu vực đó.

Lộc bụt đã có một bài viết về chủ để này anh chị có thể xem thêm tại: Các test chim yến đúng kỹ thuật.

Sau một khoảng thời gian đi thử chim yến nhiều Lộc Bụt rút ra một kinh nghiệm thế này: Thời gian tốt nhất để test chim yến từ sau 4 giờ chiều. Khung thời gian chim yến chơi âm nhiều nhất là khoảng 5h30 giờ đến 6h30 giờ khi nhiệt độ giảm xuống chim hạ độ cao và đã kiếm ăn no nê.

 Anh chị nào quan tâm đến thiết bị test chim yến giá rẻ có thể xem tại đây: Loa test chim yến thể hệ 2 ax 65 chuyên dùng cho thử chim yến.




Có thể bạn quan tâm

Cách tạo đường bay dễ dàng cho chim yến trong phòng lượn.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Khi xác định một vị trí tốt để xây dựng nhà yến thành công, thì điều tiếp theo là thiết kế một ngôi nhà yến đáp ứng các nhu cầu cho chim yến sinh sống và phát triển.

Bài viết hôm nay, Lộc Bụt xin chia sẻ đến các anh chị về một vấn đề chắc chắn rất nhiều anh chị quan tâm, tuy là vấn đề nhỏ nhưng có quyết định lớn đến sự thành công của nhà yến "cách bố trí lỗ ra vào nhà yến phù hợp đúng kỹ thuật".

Lỗ vào nhà yến là nơi đầu tiên chim yến vào nhà yến của bạn và lỗ vào phòng là nơi chim yến đi vào tham quan để quyết định có ở lại hay không.

Bởi vì vậy việc thiết kế miệng lỗ nhà yến và miệng lỗ phòng là vô cùng quan trọng.

Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện xây dựng lỗ nhà yến:

Cách bố trí miệng lỗ nhà yến
Cách bố trí miệng lỗ nhà yến
  1. Không được nghiêng quá nhiều giữa miệng lỗ nhà yến (gọi là miệng lỗ thứ nhất) và miệng lỗ vào phòng ở chim yến (miệng lỗ thứ hai). Tốt nhất độ nghiên hai miệng lỗ không quá 45 đỗ, nếu độ nghiêng vượt quá cần gia tăng khoảng cách.
  2. Giảm chướng ngại vật giữa miệng lỗ thứ nhất và miệng lỗ thứ hai.
  3. Nếu độ nghiêng miệng lỗ quá lớn mà không thể gia tăng khoảng cách phòng lượn, thì cần nâng cao miệng lỗ thứ hai, hoặc hạ thấp miệng lỗ thứ nhất hoặc cả hai để có được độ nghiêng tốt cho chim yến dễ dàng bay lượn và đảo cánh.




Có thể bạn quan tâm

Những điều cần lưu ý khi vào nhà yến kiểm tra.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
NHỮNG QUY TẮC VÀNG KHI VÀO NHÀ YẾN

Môi trường nhà yến không giống như những môi trường khác, trong nhà yến rất tối, ẩm, trơn trượt và chứa đựng đầy nguy hiểm nếu chúng ta không có những biện pháp bảo vệ bản thân. Vì vậy, mỗi khi vào nhà yến, chủ nhà cũng như nhân viên kĩ thuật cần đặt ra cho mình những quy tắc không chỉ để đảm bảo sự an toàn cho bản thân mà còn đảm bảo sự an toàn cho nhà yến.

Những nguyên tắc vàng khi vào kiểm tra nhà yến
Những nguyên tắc vàng khi vào kiểm tra nhà yến


Dưới đây là những quy tắc bạn phải nhớ khi vào nhà yến:

1. Trước khi vào nhà yến phải vào phòng kĩ thuật quan sát các hệ thống máy móc hoạt động như thế nào:

+ Các âm ly hoạt động ổn định hay không.

+ Hệ thống tích điện dự phòng có hoạt động tốt không (thử bằng cách cúp cầu dao xem hệ thống có kích hoạt tự động hay không).

+ Hệ thống điều khiển tự động: timer có chạy đúng khung giờ đã cài đặt hay không.

+ Kiểm tra hệ thống lọc nước có bị cặn, nhiễm phèn,..v.v hay không.

+ Khởi động hệ thống phun sương tạo ẩm để kiểm tra có hoạt động ổn định hay không...

2. Không được hút thuốc, uống rượu bia trước khi vào nhà yến;

3. Không xịt nước nước hoa hoặc có mùi lạ trên người khi vào nhà yến;

4. Vào nhà yến nên chuẩn bị đèn pin để đảm bảo đủ ánh sáng cho việc bảo trì, bảo dưỡng, thu tổ,..v.v;

5. Chỉ được vào nhà yến trong các khung giờ: 8h-11h, 13h-15h, tối kỵ vào nhà yến vào ban đêm trừ trường hợp khẩn cấp bất khả khán

6. Khi vào nhà yến chú ý soi nền nhà, góc tường, lên trên trần nhà để kiểm tra gián, tắc kè, rắn,...v.v;

7. Khi vào nhà yến nên đi từ ít nhất 2 người trở nên đề phòng sự cố xảy ra có người ứng cứu;

8. Phải có cây gậy cứng mang theo đề phòng rắn, rết tấn công khi chúng bị gây động;

9. Đối với các công việc yêu cầu leo trèo hoặc phải ở trên cao thì cần chú ý tới điểm tựa vững chắc, thang leo chắc chắn. Không leo trèo cao khi ở 1 mình;

10. Tắt nguồn điện khi thay thế, sửa chữa, vệ sinh máy móc để đảm bảo an toàn và tránh sự cố chập cháy..

Trên đây là những nguyên tắc mà bất kỳ chủ nhà yến, kĩ thuật nhà yến nào cũng phải biết để đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân khi vào nhà yến như đảm bảo việc sửa chữa, bảo dưỡng nhà yến không gây ra tác động tiêu cực nào đến sự phát triển lâu dài của nhà chim cũng như an toàn bản thân khi vào nhà yến

Để một nhà yến thành công thì không thể bỏ qua công việc chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng máy móc. Nếu nhà yến không được chăm sóc thường xuyên thì chủ nhà, kĩ thuật nhà yến sẽ không nắm bắt được tình trạng hiện tại của nhà yến. Khi có sự cố hỏng hóc máy móc hoặc thiên địch tấn công sẽ kịp thời xử lý, để tránh trương hợp chim yến hoảng sợ mà bỏ đi.

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và tốc độ gió trong nhà yến cho chim yen phát triển.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xây dựng nhà yến đúng kỹ thuật là một điều kiện quan trọng để đảm bảo tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho chim yến phát triển. Vậy những điều kiện cho chim yến phát triển là gì?

1. Điều kiện nhiệt độ:


Nhiệt độ thoải mái cho chim yến phát triển và sinh sống nằm trong khoảng từ 26 đến 35 độ C. Nhiệt độ nhà yến quá cao hoặc quá cao sẽ làm cho chim yến không thoải mái và gây thiệt hại cho trứng của chim yến.

2. Điều kiện độ ẩm:

Điều kiện độ ẩm trong nhà yến
Điều kiện độ ẩm trong nhà yến


Độ ẩm thoải mái nhất cho chim yến phát triển trong khoảng từ 75% đến 90%. Nếu độ ẩm quá thấp có thể làm cho tổ yến bị khô và ảnh hưởng đến khả năng tiết nước bọt của chim yến. Điều kiện này làm cho tổ yến dễ bị vỡ, tổ yến không được đều co móp lại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của yến sào, ngoài ra còn ảnh hưởng đến chim yến con do tổ yến nhỏ, méo ảnh hưởng đến nơi trú ngụ của chim non và chim rất dễ rơi xuống đất.

3. Điều kiện tốc độ gió:


Phạm vi vận tốc không khí chấp nhận được trong nhà yến là khoảng 0.2 m/s đến 1 m/s để tạo điều kiện cho quá trình bay hơi không khí.

4. Điều kiện ánh sáng ở miệng lỗ nhà yến.


Miệng lỗ nhà yến là nơi duy nhất cung cấp ánh sàng cho nhà yến. Cường độ ánh sáng tối đa vào buổi sáng là 10.2 Lux ở hướng Tây Nam tại lối vào nhà yến và ánh sáng tôi đô buổi chiều là 12,4 Lux hướng Đông Nam. Cường độ ánh sáng trong nhà yến trong khoảng 0.8 Lux đến 12.4 Lux nhưng nên giử duối 5 Lux.

Kết luận có 4 yếu tố cần quan tâm trong nhà yến là nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và cường độ ánh sáng.

Phạm vi nhiệt độ đề nghị là từ 26 o C đến 35 o C. Nhiệt độ không khí thấp sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tổ yến. Lối vào nhà yến nên được xây dựng theo hướng Nam Bắc để tránh ánh nắng trực tiếp sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong và cường độ ánh sáng. Độ ẩm tương đối trong phạm vi 80% và 90% được khuyến khích để tối đa hóa năng suất của tổ yến. Độ ẩm cao hơn sẽ làm nấm trên tấm ván làm tổ và ẩm ướt dẫn đến hồ nước ứ đọng và dẫn đến sinh sản muỗi. Swiftlet sẽ không xây dựng tổ của chúng trên ván nấm. Cần có ống thông gió để thúc đẩy chuyển động không khí. Loại thành phần này có thể ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp với Ánh sáng mặt trời. Khoảng cách giữa các lỗ thông gió được khuyến cáo ở mức tối thiểu 1m từ mép ván làm tổ và được xây dựng tại các bức tường đối diện với hướng của các tấm ván làm tổ. Lắp đặt quạt thông gió vào tường thông gió là khuyến cáo để thúc đẩy sự thông gió và đồng thời kiểm soát quá trình bay hơi.


Có thể bạn quan tâm

Một số lưu ý khi tạo miệng lỗ cho nhà yến thành công

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
  • Bạn đang phân vân về kích thước miệng lỗ nhà yến.
  • Bạn đang có thắc mắc về miệng lỗ nhà yến nên quay về hướng nào.
  • Bạn đang không biết nên đặt miệng lỗ cho nhà yến ở đâu là tốt nhất.

Bài viết này Lộc Bụt hi vọng sẽ trả lời được những câu hỏi này cho các bạn một cách tốt nhất và đúng kỹ thuật nhất.

Nhà thì phải có cửa, nhà yến thì cần phải có miệng lỗ để chim yến bay ra bay vào. Vì vậy sau đây là một số:


Kỹ thuật tạo miệng lỗ cho nhà yến
Cách tạo miệng lỗ nhà yến thành công

Lưu ý cách tạo miệng lỗ cho nhà yến đúng kỹ thuật và thành công.


  1. Kích thước miệng lỗ nhà yến bao nhiêu là tốt: kích thước lý tưởng cho LMB là 60 cm x 80 cm. Kích thước miệng lỗ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển nhà yến, kích thước miệng lỗ phải đủ để cho chim yến dễ dàng bay ra bay vào nhà yến, ngăn chặn được những thiên địch xâm nhập và đặc biệt là cho một lượng ánh sáng vừa đủ cho nhà yến.
  2. Cửa ra vào nhà yến nên đặt ở đâu: Thông thường miệng lỗ nhà yến được đặt ở giửa tường, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân Lộc Bụt miệng lỗ đặt bên trái thì hiệu quả hơn đặt ở bên phải (vì tập tính của chim yến thường bay ngược chiều kim đồng hồ). Vị trí lý tưởng đế là cách mép tường bên trái 70 cm và cách mái nhà 70 cm.
  3. Miệng lỗ nhà yến nên quay theo hướng nào: Thông thường miệng lỗ thường quay theo hướng đông hoặc hướng tây. Tuy nhiên không phải rập khuôn máy móc mà hướng của cửa ra vào nên quay theo hướng mà chim yến bay về lúc buổi chiều (bạn cần quan sát để biết được hướng chim trong khu vực bạn xây dựng nhà yến).



Có thể bạn quan tâm

Những lời khuyên và nên làm gì để có được một nhà yến thành công

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
  • Nhà yến của bạn hiện đang ít chim!
  • Nhà yến của bạn mới đi vào hoạt động và ít chim ở!
  • Bạn chuẩn bị xây dựng nhà yến mà chưa biết cách vận hành nó như thế nào?
Hãy đọc qua bài viết này, Lộc Bụt hi vọng bạn sẽ góp nhặt được được một số thông tin và lời khuyên dành cho công việc dẫn dụ chim yến của mình.

Chim yến đang làm tổ - nhà yến thành công
Nhà yến thành công

Đầu tư nhà yến là một khoản đầu tư lớn và dài hạn. Nó không đơn giản là bạn xây dựng một nhà yến đúng kỹ thuật, lắp hệ thống loa cực tốt, bật âm thanh lên và ngồi đó chờ chim vào nhà yến của bạn.

Sau đây là một vài chia sẻ của Lộc Bụt trong việc vận hành nhà yến thành công.

Chim yến đang làm tổ trong nhà yến
Chim yến đang làm tổ trong nhà yến

  1. Luôn kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của nhà yến thường xuyên. Duy trì ở mức ổn định thông qua hệ thống máy phun sương và hồ nước trong nhà yến.
  2. Thường xuyên quan sát nhà yến xác định địch hại và có cách ngăn chặn kịp thời.
  3. Đừng quên tạo mùi bầy đàn cho nhà yến (bằng các mùi đang bán trên thị trường hoặc mùi tự chế).
  4. Sử dụng những âm thanh gọi chim yến hiệu quả bên ngoài, bên trong (nên thử để biết âm thanh nào phù hợp với nhà của bạn) và đừng quên tạo thức ăn cho chim yến bên trong nhà yến của bạn.
  5. Nên thay đổi âm thanh bên trongbên ngoài nhà yến nếu không thấy sự phát triển (Đừng nên in lặng và chờ đợi mà không có giải pháp nào).
  6. Đừng quên nâng cao kiến thức và chia sẻ, học hỏi, nói chuyện với bạn bè cùng nuôi chim yến.

Một góc nhà yến thành công
Một góc nhà yến thành công

Kiến thức về ngành yến khá rộng vì vậy Lộc Bụt cũng mong muốn nhận được những đóng góp và chia sẻ của anh chị để phát triển website Lộc Bụt trở thành một kênh thông tin quan trọng cho ngành yến Việt Nam.





Có thể bạn quan tâm

Cách cài đặt thời gian vận hành các hệ thống bên trong nhà yến

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị, Lộc Bụt lại quay trở lại rồi đây. Không biết nhà yến của các anh chị như thế nào rồi?

Hôm nay là một chủ đề mới locbut.com muốn chia sẻ đến đến anh chị cách cài đặt timer vận hàng các thiết bị âm thanh trong, âm thanh ngoài, máy phun sương trong, ngoài. Vận hành nhà yến một cách tự đồng và hiệu quả hơn.

Đây chỉ là những chia sẻ thật lòng và những kinh nghiệm Lộc Bụt học hỏi được hoặc từ những trải nghiệm bản thân trong nghề nuôi yến sào. Rất mong các anh chị đóng góp ý kiến để website: https://www.locbut.con ngày càng phát triển hơn.

Cách cài đặt vận hàng tự động thiết bị nhà yến qua timer
Cách cài đặt vận hàng tự động thiết bị nhà yến qua timer


Timer là một thiết bị không thể thiếu trong phòng kỷ thuật của một nhà yến. Nó giúp cho nhà yến vận hàng một cách tự động theo một chu kỳ định sẵn. Trong phòng kỹ thuật của một nhà yến thành công gồm có những thiết bị cơ bản:
  1. Hệ thống amply phát tiếng chim cho nhà yến.
  2. Hệ thống thiết bị điều khiển phun sương tự động.
  3. Hệ thống timer hẹn giờ vận hành thiết bị nhà yến.
  4. Hệ thống nguồn điện dự phòng.
Tuy nhiên mỗi loại thiết bị trong nhà yến đều có những thời gian hoạt động khác nhau vì vậy timer là một người bạn hữu dụng cho chủ nhà yến. Vậy chu trình hoạt động của mỗi thiết bị là như thế nào và cài đặt timer thời gian nào là hợp lý cho nhà yến vận hành.

Trong nhà yến của Lộc Bụt gồm 5 hệ thống timer chính.

  1. Timer điều khiển hệ thống phun sương ngoài: thời gian phun sương là 15 phút mỗi giờ và phun liên tục từ 16 đến 18h (tức già 4 giờ chiều đến 6h tối).
  2. Timer điều khiển hệ thống phun sương bên trong nhà yến: Thời gian hoạt động của máy phun sương là từ 7h giờ sáng đến 5 giờ chiều được hỗ trợ bởi hệ thống cảm biến độ ẩm đặt trong phòng ở của chim yến. Lưu ý là từ 5 giờ chiều đến 6h sáng hôm sau máy phun sương không hoạt đồng vì khi đó chim yến đang ở trong nhà rất nhiều, tiếng máy phun sương có thể ảnh hưởng đến tính bầy đàn của chim yến.
  3. Timer điều khiển đèn chống cú: được bật lên từ 6h tối đến 5 h sáng hôm sau.
  4. Timer điều khiển âm thanh bên trong nhà yến: hoạt động từ 6h sáng đến 5h sáng hôm sau.
  5. Timer điều khiển âm thanh bên ngoài nhà yến: Hoạt động từ 5h sáng đến 12h trưa, nghỉ 1 tiếng 30 phút đến 1h30 phút bật lại đến 7h tối thì tắt.








Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật mắc loa miệng lỗ nhà yến của chuyên gia dẫn dụ yến hàng đầu malaysia

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Loa miệng lỗ là một trong những bộ phận loa quan trọng của hệ thống âm thanh nhà yến.

Hệ thống âm thanh nhà yến gồm có 3 hệ thống chính (trong những hệ thống chính có những hệ thống phụ khác).
  1. Hệ thống loa phóng, loa chùm bên ngoài nhà yến.
  2. Hệ thống loa miệng lỗ dẫn bên trong nhà yến.
  3. Hệ thống loa ru nhà yến.
Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị cách cài đặt hệ thống loa miệng lỗ cho nhà yến thành công (kỹ thuật của chuyên gia ngành yến Malaysia).

Kỹ thuật mắc loa miệng lỗ nhà yến thành công
Kỹ thuật mắc loa miệng lỗ nhà yến thành công
 Hệ thống loa miệng lỗ nhà yến có tất cả là 8 loa (tuy nhiên tùy thuộc vào kích thước miệng lỗ và nhà yến mà có hệ thống loa thích hợp).

3 loa bên phải, 3 loa bên trái và 2 loa trên miệng lỗ.

Lưu ý: Hệ thống loa nên đặt chếch lên để tăng hiệu quả truyền âm và thu hút chim yến.

+ Ở malaysia người ta sử dụng loa piro 88, tuy nhiên mẫu loa này ở việt nam không có nên các anh chị có thể thay thế bằng loa ax 65 (giá trung cấp), các dòng loa hp (loa cao cấp).

Anh chị nào quan tâm đến giá các dòng loa có thể xem thêm Bảng giá thiết bị nhà yến.

Sau khi hoàn thành hệ thống loa miệng lỗ anh chị sẻ có một hệ thống loa miệng lỗ cực tốt cho nhà yến của mình như hình ảnh bên dưới.

Demo hệ thống loa miệng lỗ nhà yến tiêu chuẫn kỹ thuật malaysia
Demo hệ thống loa miệng lỗ nhà yến tiêu chuẫn kỹ thuật malaysia

Có thể bạn quan tâm

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dẫn dụ chim yến thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Những yếu tố cần lưu ý và ảnh hưởng đến việc dụ chim yến thành công.

Nhà yến muốn thành công thì trước hết phải có chim yến làm tổ
Nhà yến muốn thành công thì trước hết phải có chim yến làm tổ

1. Nhiệt độ trong nhà yến :

  • Tốt nhất duy trì ở mức 28-30 độ.
  • Qua quan sát, tôi thấy chim phản ứng khá rõ khi nhiệt độ cao
  • Các nhà yến thường mở máy từ tháng 1 đến tháng 5, thông tầng xéo, tầng trên lúc nào nhiệt độ cũng cao hơn tầng dưới khoảng 2 độ, cách bố trí đường bay khiến chim tiếp cận tầng trên cùng và các tầng dưới thuận lợi gần như nhau. Thời gian đầu đa số chim vào ở tầng trên cùng. 7-10 ngày sau phần lớn chim chuyển xuống các tầng dưới và định cư lại đó. Toàn bộ nhà chim thời gian đầu, khi bầy đàn chưa đủ lớn, phần lớn chim ở các tầng dưới. Bạn thấy rõ ràng chim không thích nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao chim vẫn ở, có thể do không còn lựa chọn nào khác, hay do nhiều nguyên nhân khác.
  • Nhiệt độ cao còn ảnh hưởng đến chất lượng tổ, làm tổ nhanh đổi màu
  • Nhiệt độ cũng là tác nhân chính để chim phân bổ vào các tầng một cách tự nhiên. Mùa hè, nhiệt độ tầng trên cao, chim mới vào các tầng dưới ở. Mùa đông, nhiệt độ tầng dưới thấp, chim mới lại ở các tầng trên.
  • Nếu nhà bạn có vài yếu tố không đủ để chim di chuyển dễ dàng xuống các tầng dưới, lại mở máy đúng mùa nắng nóng, khả năng nhà chậm chim thời gian đầu, chim không ở lại vì nhiệt độ cao của tầng trên, tầng chim dễ tiếp cận nhất.

2. Độ ẩm bên trong nhà yến :

  • Phù hợp cho chim ở : từ 65%
  • Thích hợp cho chim làm tổ : từ 75%
  • Cho tổ to, đẹp : 80-85%

Thời gian đầu, khi cần chim hơn tổ, cũng để tránh mốc gỗ, bạn nên duy trì độ ẩm tầm 70-75%
Đến giai đoạn cần tổ, chim cũng đã nhiều lên, bạn tăng độ ẩm lên tầm 82%
Khi chim nhiều, gỗ hầu như k bị mốc nữa, có thể do chim quạt cánh, giúp khí luân chuyển tốt hơn.

Độ ẩm rất quan trọng đối với tổ. Độ ẩm không đạt, trọng lượng tổ có thể giảm 30-40%. Nên đừng tiếc tiền để kiểm soát độ ẩm. Rất nhiều nhà hiện tại 1 cái ẩm kế cũng k có, k biết độ ẩm hiện bao nhiêu, thì kiểm soát ẩm kiểu gì. Nhiều nhà 3 tầng dùng chung 1 chế độ tạo ẩm, trong khi chênh lệch độ ẩm giữa tầng trên và dưới cùng thường không dưới 10%.

3. Mùi nhà yến:

Nhà yến cần rãi phân + nước rửa tổ trước khi mở máy, gọi là khử mùi xi măng, sau đó không dùng mùi mè gì, cũng không thêm phân. Có những nhà không cần rải phân trước khi mở máy, ngày trước phủ composite, ngày sau mở máy, thấy chim vẫn vào chơi bình thường, thậm chí ở lại.

Tôi không sử dụng mùi, nên không thể nói nó hiệu quả như nào. Nhưng một điều chắc chắn các bạn cũng có thể chọn không mùi, không rãi thêm phân nếu có cùng các mục tiêu giống tôi, trong đó có mục tiêu vận hành nhà đơn giản.

Tóm lại, trong phần này bạn cần chú ý :

+ Phần cứng : thiết kế đường bay đơn giản, chim dễ vào ra, ngăn đủ phòng để tạo cảm giác an toàn
+ Ánh sáng : đủ sáng để dẫn chim vào tới khu vực làm tổ, đủ tối trong khu vực làm tổ để chim ở lại
+ Âm thanh : loa đủ số lượng, bắt đúng vị trí; âm lượng, giờ mở tắt từng loại loa phù hợp để dẫn chim vào sâu trong nhà và giữ chim lại. Hiện rất nhiều nhà sai phần âm lượng và thời điểm mở, tắt từng loại loa.

Có thể bạn quan tâm

Tại sao nhà yến đã hoạt động lại vô cùng ít chim yến

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Có rất nhiều anh chị em trong cộng đồng Lộc Bụt thắc mắc rằng tại sao nhà yến mới đi vào hoạt động thì chim đến nhiều sau khi hoạt động được vài ngày thì chim không thấy nữa. Hoặc phát âm thanh nhà yến mà chim đến rất ít, không là vì sào?

Nhà nuôi chim yến ít chim
Nhà nuôi chim yến ít chim
Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề nay, nhưng theo kinh nghiệm của Lộc Bụt sau khi đầu tư nhà nuôi yến.

1. Do tâm lý của chủ nhà yến: 

  • Khi quyết định xây dựng nhà yến chúng ta luôn mong muốn làm sao cho nhà yến nhanh chóng đi vào hoạt động mà quên đi các vấn đề về khử mùi nhà yến. (Lộc bụt đã có chuỗi bài viết về vấn đề này anh chị quan tâm có thể xem thêm tại: Mẹo hay trong nghề nuôi chim yến).
  • Tâm lý của người nuôi yến là thường mong ngóng mong chờ, cứ chiều chiều ra ngắm chim (tâm lý chung của mọi người, đây là điều tốt chứ không xấu, có một thú vui sau một ngày làm việc mệt mõi).

2. Do tập tính của chim yến: 


Chim yến cũng rất tò mò các anh chị ơi, khi mà nghe có âm thanh mới phát ra ở một vị trí mới chúng cũng tò mò tìm đến xem có gì không vì vậy nhiều khi anh chị phát tiếng chim mấy ngày đầu nó nghe âm thanh lạ nên đến tìm hiểu, sau vài ngày đã quen hoặc tìm hiểu rồi nên không quan tâm đến nữa.

3. Do tính chu kỳ trong thời vụ nuôi chim yến.


Nếu mọi thứ nhà yến của bạn đều rất tốt, đúng kỹ thuật thì đây chắc chắn là nguyên nhân chính.

  • Một số câu hỏi như "nhà tôi hoạt động được 3 tháng có 10 chim, trong khi nhà khác những 40-50 chim" nguyên nhân là do anh chị không biết về tính thời điểm trong nghề nuôi chim yến.
  • Trong 1 năm có thời điểm thời tiết thuận lợi chim chơi rất nhiều, nhà tăng chim ào ào. Nhưng cũng có thời điểm chim mãi đi kiếm ăn, vắng chim trên diện rộng, không có chim chơi, lấy đâu chim tăng. 
  • Nếu rơi vào thời điểm này, tốt nhất bạn không làm gì cả, đừng cố thay âm chi cho mất thời gian, tốn tiền, nhà ai cũng vậy, không chỉ mình bạn. 
  • Tốc độ tăng chim thời gian đầu phụ thuộc rất lớn vào thời điểm mở máy. Nếu nhà bạn mở máy vào thời điểm vắng chim, nhà mấy tháng chỉ có chục chim, không có gì phải lo. 
  • Tốc độ tăng chim nên tính bằng tháng, vài tháng, năm, không  nên tính theo ngày, tuần. 
  • Trong 1 năm chim chơi nhiều, tăng khá khi mùa mưa đến, vùng Bình thuận và lân cận có 2 đợt chim tăng mạnh, rơi vào tháng 7-8 và 10-11 âm lịch. 
  • Các thời điểm khác chim tăng chậm, thậm chí không tăng. 
  • Theo ý kiến cá nhân, ví dụ như vùng bình thuận và lân cận thời điểm mở máy nhà mới tốt nhất nên rơi và tháng 2-3 âm lịch, nhà bạn sẽ có 4-5 tháng chuẩn bị để có thể tận dụng tốt nhất 2 đợt tăng lớn trong năm.


Có thể bạn quan tâm

Kích thước nhà yến tối thiểu đề thành công

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Việc xây dựng nhà yến cần một khoản đầu tư không hề nhỏ. Tuy nhiên với nguồn vốn hạn hẹp mà các anh chị vẫn muốn đầu tư nuôi chim yến thì nên xây dựng nhà yến bao nhiêu để có hiệu quả.

Sau đây là kích thước nhà yến tối thiểu để chim dễ dàng di chuyển và mang lại thành công cho chủ nhà yến.

Kích thước tối thiểu cho nhà yến
Kích thước tối thiểu cho nhà yến


Theo đường bay lượn vòng của chim yến được nghiên cứu là khoãng 4m vì vậy chiều rộng tối thiểu của nhà yến phải là 4m. Chiều dài tối thiểu để chim bay lượn và ra vào tốt là 4m, nên chiều dài nhà yến tối thiểu nhà 8m.

Từ những nhận định trên chúng ta có thể thấy rằng một nhà yến tối thiểu phải có kích thước 4x8m.

Đây là kích thước tối thiểu vì thế nhà yến có thể có kích thước lớn hơn 5x10, 4x 20, 6x8.....

Tùy vào địa hình đất của anh chị mà có kích thước nhà yến phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Xây Dựng Và Vận Hành Nhà Yến Từ A-Z Của Lộc Bụt

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Bài viết này dành cho những bạn đang có ý định xây dựng nhà yến hoặc các anh chị đã và đang có nhà yến hoạt động. Bài viết này Lộc Bụt sẽ chia sẻ khái quát nhất về những thông tin cần lưu ý nhất khi xây dựng, khử mùi nhà yến, lắp thiết bị nhà yến, vận hành nhà yến, tạo mùi nhà yến và tạo thức ăn cho chim yến.

Nhà nuôi yến thành công
Nhà nuôi yến thành công

1. Kỹ thuật xây dựng nhà yến.

Trong website Lộc Bụt cũng có chia sẻ từng bài viết cho tiết tại "kỹ thuật xây dựng nhà yến" anh chị nào quan tâm có thể click xem.

Trong khi xây dựng nhà yến cần quan tâm đặc biệt đến kết cấu tường, nên xây tường 20 cm, ở giữa có lớp xốp cách nhiệt.

Nên dùng thông hơi trực tiếp để đối lưu không khí tốt hơn (anh chị có thể xem bài viết các cách tạo thông gió trong nhà yến).

Tùy vào cách đánh giá của anh chị có thể xây dựng chuồng cu thẳng đứng hoặc thông tầng lệch (theo Lộc Bụt thì xây thông tầng lệch có nhiều ưu điểm hơn và tăng diện tích nuôi hơn thông tầng thẳng đứng). (anh chị nào quan tấm đến thông tầng thì xem bài viết cách tạo thông tầng lệch cho nhà yến).

Tiếp theo nhà vấn đề thiết kế miệng lỗ cho nhà yến, thông thường chúng ta nên sử dụng kích thước miệng lỗ 60 x 80 khi mới vận hàng nhà yến, sau đó giảm kích thước xuống còn 40 x 60 khi nhiều chim.

2. Cách khử mùi nhà yến khi mới xây xong.

Đây là một vấn đề quan trọng nhưng rất nhiều anh chị bỏ qua vì tâm lý nôn nóng cho nhà yến đi vào hoạt động.

Có nhiều cách để khử mùi nhà yến như các biện pháp như:

Thực hiện khử mùi bằng cách phun các dung dịch có tính acid pH<5 để trung hòa làm hết mùi nhà mới, làm từ chuồng cu xuống tầng trệt, trong và ngoài nhà yến, nếu có điều kiện nên rửa phần hở của 2 tường.

Dung dịch khử mùi có thể là trái thơm, me, khế…xay ép luôn vỏ, lược bỏ xác, cho thêm nước phun xịt lên tất cả kết cấu trong nhà. Sau 5-6 giờ rửa lại bằng nước sạch và làm 3-4 lần trong thời gian 2-3 ngày.

Lộc Bụt cũng có một bài viết chi tiết hướng dẫn khử mùi nhà yến bằng trái Thơm (anh chị nào quan tâm có thể click xem)

Có thể dùng các acid hữu cơ như acid acetic, acid citric hay dấm ăn pha loãng để khử mùi nhà mới. Dấm ăn nên nấu chín để diệt hết vi khuẩn lên men dấm.

Khi sử dụng pha loãng với nồng độ 2-2,5%.Sau khi rửa khử mùi xong là phải dùng nước sạch xịt rửa lại để tường, mái, trần và các kết cấu trong nhà yến trở nên trung tính pH= 6,7-7,2, mới hết mùi nhà mới.

Anh chị nào cần mua bột amoniac khử mùi nhà yến có thể liên hệ với Lộc Bụt: 0984.88.26.37

3. Lắp đặt thiết bị nhà yến

Tổ chức lắp đặt vật tư, trang thiết bị nhà yến.

Đầu tiên là gắn các tấm ván ngang, dọc dưới trần, ván phân chia phòng giả, sau đó gắn các loa chép vào trong các góc các tấm ván rồi đến các loa dẫn và loa phóng, đi đường ống, béc phun nước hơi sương trong và ngoài nhà yến, gắn nhiệt ẩm kế và ánh sáng kế cho các phòng.

Máy phun nước và các thiết bị điều hành đặt trong phòng kỹ thuật nhà nuôi yến.

Anh chị có thể tham khảo thêm thông tin tại:

- Cách lắp giá tổ nhà yến.
- Cấu trúc đường âm thanh bên trong nhà yến.
- Kỹ thuật tạo ẩm nhà yến.

Anh chị nào cần thiết bị, cần được tư vấn có thể nhắn tin cho em qua zalo: 0984.88.26.37 (mr. Lộc)

4. Các mẹo hay về tạo mùi và tạo thức ăn cho chim yến.

Lộc Bụt đã có những bài viết chi tiết về vấn để này, anh chị nên tham khảo tại:

- Kỹ thuật tạo mùi nhà yến bằng phân chim yến và mùi nhà yến.
- Cách tạo ruồi dấm làm thức ăn cho chim yến để có nhà yến thành công.

Tạo ruồi dấm cho nhà yến
Tạo ruồi dấm cho nhà yến

5. Vận hành nhà yến như thế nào để thành công.

Cho nước vào các hồ chứa nước và kiểm tra các lỗ thông thoáng.

Đóng cửa nhà yến, theo dõi kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ trong và ngoài nhà yến mỗi lần cách nhau 2-3 giờ liên tục trong 2-3 ngày, lấy các thông số bình quân trong ngày và đêm.

Hệ thống thông gió và hồ nước tự vận hành hoạt động tốt là nhiệt độ trong nhà yến phải thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 3-50C vào ban ngày và 2-30C vào ban đêm.

Duy trì nhiệt độ 27-29 độ C và độ ẩm 65-75% là môi trường được vận hành tự nhiên phù hợp với đặc điểm sinh lý của chim khi ở trong nhà.

Hệ thống thông gió và hồ nước tự vận hành có thể đạt được hiệu quả tốt khoảng 7.200-7.900 giờ trong năm mà không dùng đến trợ giúp của hệ thống phun nước hơi sương và phun nước trên mái nhà.




Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chim yến non không quay lại và tham quan nhà yến

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Việc dẫn dụ chim yến non từ nơi khác đến nhà yến của bạn, hay việc giữ những chú chim yến non sinh sản bên trong nhà yến của bạn là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, sau khi trải qua một thời gian nuôi yến Lộc Bụt đã rút ra một vài kinh nghiệm muốn chia sẻ đến anh chị.

Giữ chim non trong nhà yến
Giữ chim non trong nhà yến
Nhiều nhà yến có cách để miệng lỗ rất tùy tiện. Nhiều người cứ nghĩ rằng cứ để đại một cái lỗ ra vào là chim yến có thể bay vào và đến mọi nơi trong nhà yến. Chính những sai lầm này đã ngăn cản rất lớn sự thành công của một ngôi nhà yến.

Các anh chị nên suy nghĩ như thế này để có cách tạo miệng lỗ nhà yến hiệu quả. Khi nhà yến xây xong, trong nhà yến của anh chị chẳng có 1 con chim nào, sau một khoảng thời gian chim yến bắt đầu chơi và tham quan nhà yến. Có những con chim sẽ ở lại hoặc có những con chim đến chơi và không bao giờ quay trở lại. Chính vì thế việc tạo ra miệng lỗ nhà yến cần quan tấm đến đường bay vào của chim yến (quỹ đạo của chim yến khi trở về vào buổi chiều). Nếu một quỹ đạo bay thoải mái từ ngoài vào nhà yến thì tỷ lệ chim tiến xâu vào căn nhà sẽ lớn hơn.

Ngoài ra nếu có một quỹ đạo quay về tốt, những con chim yến non trong nhà sẽ dễ nhớ đường về nơi nó đã sinh ra thay vì tìm một nơi khác để cư ngụ.

Tiêu chuẫn để có một miệng lỗ nhà yến hiệu quả.

Kích thước tối thiểu cho miệng lỗ nhà yến là 40 x 60 cm.
Miệng lỗ cần đăt cao hơn các vật cản khác.
Không bị che chắn bởi cây cối, nhà cửa...
Không có các vật gây phiền cho chim như kính, gương, dây điện....
Đối diện với miệng lỗ của một nhà yến khác.
Số miệng lỗ không được quá 1.

Một số giải pháp thay thế tối ưu cho miệng lỗ nhà yến.


Bạn có thể tăng kích thước miệng lỗ lên 60 x 80 cm.
Cần quan sát quỹ đạo bay của chim vào buổi chiều muộn để có hướng điều chỉnh.
Nên sơn màu đen hoặc xanh xung quanh miệng lỗ.
Cài đặt loa miệng lỗ có chất lượng tốt. (Hiện tại Lộc Bụt đang cung cấp các dòng loa miệng lỗ audax ax 65, Loa hp 1000, Loa hp 2000, Loa hp 3000, Loa hp 4000).
Cần sử dụng âm thanh miệng lỗ chất lượng.

Anh chị nào cần tư vấn hoặc mua loa miệng lỗ nhà yến có thể liên hệ với Lộc Bụt qua zalo: 0984.88.26.37 (Mr. Lộc) (đảm bảo mức giá tốt nhất thị trường).


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Xây Dựng Lỗ Thông Tầng Lệch Cho Nhà Yến

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Hiện nay có rất nhiều mô hình xây dựng nhà yến khác nhau. Tuy nhiên mô hình lỗ thông tầng lệch đang được rất nhiều kỹ thuật và chủ đầu tư nhà yến tin dùng.

Những ưu điểm khi thiết kế Lỗ Thông Tầng Lệch cho nhà yến.

1. Lỗ thông tầng lệch giúp cho chim yến dễ dàng di chuyển giữa các tầng của nhà yến.
2. Có một luồng anh sáng theo đường thẳng từ tầng thấp nhất đến miệng lỗ.
3. Tiết kiệm được nhiều diện tích cho phòng chim yến ở, từ đó gia tăng hiệu quả của nhà yến.
4. Giảm được chi phí đầu tư cho phòng lượn.

Vậy thiết kế lỗ thông tầng lệch cho nhà yến như thế nào.

Kỹ thuật xây dựng nhà yến thông tầng lệch
Kỹ thuật xây dựng nhà yến thông tầng lệch
Miệng lỗ nhà yến nên để kích thước 40 cm x 60 cm.
Lỗ thông tầng đầu tiên có kích thước to hơn các lỗ thông tầng tiếp theo, giúp cho chim vào nhà chim nhanh và rộng rãi hơn có kích thước 2m x 2m.
Các lộ thông tầng tiếp theo có kích thước 1,5 m x 1,5 m.
Chiều cao của chuồng cu từ lỗ thông tầng đầu tiên là 1m75.
Kích thước của ngôi là này là 8m x 16m

Mong rằng đây là thông tin tốt cho các anh chị tham khảo để xây dựng nhà yến của mình.

Có thể bạn quan tâm