Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân để có một nhà yến không thất bại

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Trong vài năm trở lại đây ngành yến sào việt nam phát triển khá mạnh, các nhà yến mọc lên như nấm vì lợi ích kinh tế tuyệt vời mà nó mang lại.

Tuy nhiên trong những nhà yến đã xây dựng, không phải 100% các nhà yến đều thành công (có chim vào ở trong nhà và tăng trường tốt). Thì vẫn có những nhà yến thất bại có nhiều lý do để dẫn đến tình trạng này.


Nhà yến thành công
Nhà yến thành công

Vậy là thế nào để có một nhà yến không thất bại theo quan điểm cá nhân của Lộc Bụt sẽ như thế này.

  1. Việc khảo sát vùng chim là vô cùng quan trọng, cần phải test trữ lượng chim yến để ra quyết định đầu tư. Đầu tư nhà yến không đơn giản là xây nhà mua gà nhốt vào nhà nuôi mà là xây dựng nhà tạo điều kiện thuận lợi nhất để chim vào nhà sinh sống (chim tự nhiên).
  2. Tiếp theo phải quan tâm đến điều kiện khí hậu vùng miền, những địa phương có thời tiết khắc nghiệt (đặc biệt là lạnh buốt, nhiệt độ quá thấp) thì tốt nhất là không nên đầu tư ở những khu vực này.
  3. Việc dẫn dụ chim yến không phải là ngày một ngày hai, không phải là khoản đầu tư sinh lời tức thì (đầu tư ngắn hạn) mà là đầu tư dài hạn (vì vậy cần cân nhắc tài chính để đầu tư). Nhà yến là để khai thác lâu dài vì vậy cũng cần cân nhắc đến kết cấu công trình, tính bền vững của công trình. Nói như vậy không có nghĩa là cần xây nhà yến hoành tráng, to, cao. (mà phù hợp với điều kiện kinh tế và có những cái nhìn dài hạn).
  4. Dù là chủ đầu tư nhưng cũng đừng phó mặc tất cả cho kỹ thuật, cũng nên tìm hiểu về những cái cơ bản nhất như đặc tính bầy đàn của chim yến, tập tính sinh học của chim yến, kích thước chiều cao chiều dài nhà yến bao nhiêu là hiệu quả, nhiệt độ độ ẩm thích hợp cho chim yến, thanh làm tổ nào giúp chim yến thích làm tổ, độ ẩm cần thiết cho nhà yến, mùi bầy đàn cho chim yến là gì...
  5. Hiểu được thiết kế âm thanh trong nhà yến gồm những gì âm trong, âm ngoài,...
  6. Cách vận hàng nhà yến như thế nào, cách nhận biết bất thường của thiết bị, cách hoạt động của các thiết bị.
  7. Giai đoạn đầu ưu tiên phát triển bầy đàn, không nên nóng vội khai thác tổ yến. Phải học cách khai thác tổ yến thế nào cho hiệu quả.
  8. Định kỳ thăm khám nhà yến, vệ sinh nhà yến để có một môi trường tốt nhất cho chim yến sinh sống và tạo ra những tổ yến có chất lượng.
Trên đây chỉ là một vài lưu ý để anh chị có cái nhìn khái quát về nghề dẫn dụ chim yến và cần có những kiến thức gì để có một nhà yến không thất bại. Anh chị có thắc mắc đóng góp có thể bình luận bên dưới. Lộc Bụt sẽ cố gắng chia sẻ hết tất tần tật về những kinh nghiệm, kiến thức và mẹo hay trong nghề nuôi chim yến.

Cảm ơn anh chị đã đọc qua bài viết này tại website: Lộc Bụt & Yến Sào Việt Nam.



Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5