Đối lưu không khí trong phòng chống covid 19.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nguyên tắc phát tán giọt bắn trong phòng kín.
Nguyên tắc phát tán giọt bắn trong phòng kín.

Dịch bệnh hiện nay đang diễn biến phức tạp, hàng ngày vẫn còn có các ca nhiễm mới đặc biệt là các tỉnh thành phía nam như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai...

Bộ y tế đã có một biểu đồ thống kê số ca mắc trong tháng 7 này (nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy những tín hiệu đáng mừng, cho thấy hạ nhiệt số ca nhiễm covid 19). Hy vọng chiến dịch tiêm chủng và những nổ lực phòng chống dịch bệnh của chính phủ, người dân sẽ mang lại cuộc sống bình yên cho mọi người.

Biều đồ theo dõi ca mắc mới covid 19 trong tháng 7 (nguồn bộ y tế).
Biều đồ theo dõi ca mắc mới covid 19 trong tháng 7 (nguồn bộ y tế).

Hôm nay tình cờ xem lại video về một công trình nghiên cứu về giọt bắn (của người ho) trong phòng kín và cơ chế phát tán của nó. Lộc Bụt muốn chia sẻ đến cho mọi người để hiểu hơn về nó và có biện pháp phòng tránh cho mình.

Một điều quan trọng là chúng ta nên đối lưu không khí trong tốt, nên mở của xổ tạo thông thoáng trong nhà (có cửa xổ đón gió và thoát gió). Hạn chế sử dụng điều hòa trong không gian kín, nên dùng quạt thay thế nhé.


Xin chúc anh chị sức khỏe.



Có thể bạn quan tâm

Tại sao nhà yến bị mất nhiều chim và câu trả lời.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Tại sao nhà yến bị mất chim nhiều.
Tại sao nhà yến bị mất chim nhiều.

Xin chào mọi người, sáng nay lại nhận được một câu hỏi mà Lộc Bụt nhớ là mình đã chia sẻ rất nhiều lần trong website https://www.locbut.com đó là "sao nhà yến của em mất nhiều chim?". Câu trả lời này cực kỳ đơn giản và nó cũng chẳng phải là vấn đề gì quá ghê gớm (rất nhiều người không biết và bắt đầu nghi ngờ là nhà yến mình có vấn đề gì về kỹ thuật, âm thanh hay không? rồi bắt đầu đi hỏi và nhiều khi bị dụ mua cái này cái kia mất tiền oan). Lộc Bụt sẽ trả lời lại câu hỏi này, nhưng trước khi trả lời thì Lộc Bụt xin hướng dẫn anh chị cách tìm kiếm thông tin trong website Lộc Bụt. Lộc Bụt tin chắc rằng gần như tất cả các thắc mắc của anh chị đã được Lộc Bụt chia sẻ trên website.

Khi các anh chị vào website locbut.com trên trình máy tính để bản hay điện thoại sẽ thấy mục tìm kiếm trên đầu website như hình bên dưới:

Tìm kiếm thông tin nuôi yến.
Tìm kiếm thông tin nuôi yến.

Sau đó anh chị nhập từ khóa và nhấn tìm kiếm. 

Ví dụ: cách xây dựng nhà yến.

Tại sao nhà yến bị mất nhiều chim và câu trả lời.

Nguyên nhân chủ yếu của việc nhà yến mất chim là do chim yến non ra ràng, trong khi thời gian chim yến non bám tổ và tập bay bạn luôn thấy chim yến xuất hiện ở trong nhà bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Khi chim yến non đang trong thời gian đu tổ, tần xuất chim yến bố mẹ bay về nhà yến cho chim yến non ăn cũng nhiều hơn.

Chính lý do này mà chủ nhà yến khi quan sát trong camera thấy nhà yến của mình tăng chim nhiều (đặc biệt là vào buổi tối), 1 tổ bình thường có 2 chim giờ có tới 4 chim đậu cạnh nhau và nghĩ rằng nhà yến tăng chim ngon, nhưng sau một khoảng thời gian nhìn lại tá hỏa sao hôm trước nhiều lắm mà hôm nay giảm hơn một nữa là do chim yến non đã ra ràng và rời khỏi nhà yến (tỷ lệ chúng quay lại là cực kỳ thấp).

Nên nếu nhà yến của bạn gặp tình trạng như thế này là chuyện bình thường trong nghề nuôi chim yến. 

Còn vấn đề địch hại thì nó sẽ không giảm sản lượng chim nhiều như vậy.

Chúc mọi người vui.

Có thể bạn quan tâm

Chim yến con tập bay như thế nào trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Chim yến non tập bay như thế nào?
Chim yến non tập bay như thế nào?

Xin chào mọi người, lại là em Lộc Bụt đây. 

Thấy có rất nhiều anh chị trong nghề nuôi chim yến không biết là chim yến nó tập bay như thế nào? Khi nào chim yến nó rời khỏi tổ và khi nó bay ra khỏi nhà nó có trở lại nhà yến hay không?

Hôm nay hãy cùng em tìm hiểu về chủ để này nhé.

Chim yến non sau khi nở khoảng 37 ngày sẽ có hiện tượng vỗ cánh như muốn bay.

Đây là video em quay được trong nhà yến của mình về một con chim yến non đang vỗ cánh tấp bay.


Nhìn thì có cảm giác là chúng đang chuẩn bị bay đi, nhưng không phải vậy. Không phải chim yến rời khỏi tổ là bay đi ngay (một bước là biết bay). Chim yến nó sẽ khác những loài chim khác là khi tập bay sẽ có bố mẹ đi theo. Chim yến non phải tự mình làm mọi việc (nó như kiểu một phản xạ không điều kiện mà không cần phải có người dạy).

Chúng sẽ thực hiện việc đập cánh như video trên nhiều lần trong ngày trong một vài ngày.

Sau khi lực cánh đủ cứng cáp và có lực nâng chúng sẽ rời khỏi tổ và tập bay bên trong nhà yến (hiện tượng này anh chị dễ dàng nhận ra khi vào khai thác tổ có rất nhiều con chim yến bay loạn xạ trong nhà yến, có con còn bay va vào loa tường nhà yến (đa số chúng đều là những con chim yến non), có những con yến chưa đủ thuần thục bay khi các anh chị vào nhà yến chúng chỉ bay một đoạn rồi rơi xuống nền nhà yến, nếu anh chị không phát hiện kịp thời, có thể chúng sẽ chết vì chim yến non rất khó bay lên từ mặt đất). Chính điều nay mà trong kỹ thuật xây dựng nhà yến chúng ta cần có một khoảng không nhất định để chim yến rơi tự do và bay (sàn và trần nhà yến quá thấp gây cản trở đến việc tập bay của chim yến non).

Sau khoảng từ 47 đến 50 ngày kể từ khi nở, chim yến non sẽ chính thức rời khỏi nhà yến. Khi đã rời khỏi nhà yến, chúng giống như một trang giấy trắng mọi thứ bên ngoài đối với chúng đều rất lạ để khám phá, tỷ lệ chim yến non quay lại nhà yến mà nó sinh ra là rất thấp. 


Có thể bạn quan tâm

Thống kê chi tiết những địa phương có thể nuôi chim yến ở Việt Nam.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Bản đồ phân bổ chim yến tại việt nam.
Bản đồ phân bổ chim yến tại việt nam.

Xin chào các anh chị, có rất nhiều anh chị đang thắc mắc là những địa phương nào có thể xây dựng nhà yến và nuôi chim yến. Thì hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ bài viết này để giải đáp thắc mắc đó.

1. Những vùng có thể nuôi chim yến ở bắc trung bộ:

Lãnh thổ của vùng kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lý. Đối với các tỉnh ở Vùng Bắc Trung Bộ cần ưu tiên phát triển các vùng như sau:

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Thanh Hóa: Ở Thanh Hóa có đàn chim hơn 4.700 con, phân bố nhiều ở khu vực giáp biển, nhiều nhất là ở huyện Quảng Xương. Khu vực này giáp với biển Sầm Sơn (Huyện này có 26/28 nhà yến của Thanh Hóa), các nhà yến ở đây chủ yếu là do tự phát. Huyện Quảng Xương với đồng bằng trồng lúa rộng lớn, hai mặt giáp Sông Mã và Sông Yên chảy qua. Nguồn thức ăn cho chim yến dồi dào phong phú, vùng sinh cảnh thích hợp cho chim yến có khu vực đồng ruộng, hoa màu, có diện tích mặt nước như ao hồ, biển. Bên cạnh đó huyện này còn tiếp giáp với các huyện có diện tích ruộng lúa lớn như huyện Hoằng Hóa, Nông Cống, Đông Sơn… Đây chính là những vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Vì vậy có thể tập trung quy hoạch vùng nuôi chim yến tại khu vực của huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Nông Cống, Đông Sơn.

 - Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở Nghệ An: Tỉnh Nghệ An theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 1.438.701 ha chiếm 87,23%, đất chưa sử dụng là 36.460,62 ha, chiếm 2,21%. Như vậy vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 1.475.161,62 ha, chiếm 89,44% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đây là vùng có thức ăn rộng lớn. Trong đó huyện Hưng Nguyên và huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An là 2 vùng có đồng lúa rộng, có sông Lam chảy qua, cây cối xanh tốt, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Bên cạnh đó, hai huyện này còn tiếp giáp các huyện có vùng thức ăn dồi dào như huyện Thanh Chương, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu… Hai huyện này nằm bao quanh thành phố Vinh, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Tại tỉnh này đã có nhà yến tại thành phố Vinh với đàn chim hơn 120 con. Thêm vào đó vùng quy hoạch cách đàn chim yến hơn 1.000 con của tỉnh Hà Tỉnh khoảng 45km đường chim bay, đây là những điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi chim yến phát triển.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở Hà Tỉnh: Huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh là 2 vùng có đồng lúa rộng lớn, đồi núi cây bụi tầm thấp, giáp ranh với biển, có hệ thống sông ngòi phong phú như sông Cầu Nậy, sông Gia Hội, Sông Rác… chảy qua, có hồ Kẻ Gỗ diện tích mặt nước rộng, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Hai huyện này nằm bao quanh thành phố Hà Tĩnh, có điều kiện thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển. Tại tỉnh này đã có nhà yến tại thành phố Hà Tĩnh với đàn chim hơn 1.000 con, đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển nghề nuôi chim yến.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở Quảng Bình: Tỉnh Quảng Bình theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 719.149,81 ha chiếm 89,17%, đất chưa sử dụng là 6.466,85 ha, chiếm 0,8%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 725.616.66 ha, chiếm 89,97% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình là vùng có đồng lúa 2 vụ rộng lớn, đồi núi cây bụi tầng thấp, có sông Kiến Giang chảy qua, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Vùng này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Bên cạnh đó, khoảng cách từ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đến đàn chim yến hơn 3.500 con của tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 100 km đường chim bay, nên có khả năng nhân đàn tại vùng này.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở Quảng Trị: Tỉnh Quảng Trị theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 413.841 ha chiếm 87,31%, đất chưa sử dụng là 5.429 ha, chiếm 1,15%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 419.270 ha, chiếm 88,46% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng có đồng bằng trồng lúa nước rộng lớn, đồi núi cây bụi tầm thấp, có sông Bến Đá và sông Ô Lâu chảy qua, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Vùng này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Bên cạnh đó, khoảng cách từ huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đến đàn chim yến hơn 3.500 con của tỉnh Thừa Thiên Huế là khoảng 40 km đường chim bay, nên khả năng nhân đàn, phát triển đàn tại vùng này là có cơ sở.

Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở Thừa Thiên Huế: Qua điều tra thấy chim yến ở Huế phân bố ở khu vực thành phố và vùng biển Thuận An. Hiện nay, toàn tỉnh mới chỉ có 9 nhà yến nhưng số lượng chim yến ở các nhà đó rất ổn định 6/9 nhà có từ 300 đến trên 1.000 cá thể / 1 nhà. Ở tỉnh này có thể quy hoạch phát triển nhà yến từ khu vực từ Phú Dương, Phú An đến bãi biển Thuận An.

Trên đây là danh sách các địa điểm có thể xây dựng và nuôi chim yến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

2. Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở Nam Trung Bộ.

Khu vực nam trung bộ hiện đang chiếm khoảng 1/3 số lượng nhà yến trên cả nước, đây là những địa phương có tiền năng trong việc phát triển nghề nuôi yến trong nhà.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở thành phố Đà Nẵng: Khu vực huyện Hòa Vang có nhiều ruộng lúa, cây trồng hàng năm, và có sông Cẩm Lệ, sông Cu Đê, sông Yên chảy qua, đặc biệt có diện tích rừng và đồi núi lớn như núi Sơn Gà, núi Hồn Áng, núi Khe Đương, núi Khe Trai… Đây là vùng kiếm ăn quanh năm của chim yến. Các vùng thức ăn này nằm trong bán kính 30 km nên dễ dàng cho việc kiếm ăn của chim yến. Ngoài ra, khu vực này nằm xa khu dân cư, nằm trên đường kiếm ăn chim yến tại địa phương, là khu vực lân cận các nhà yến đang phát triển ổn định tại Đà Nẵng. Thêm vào đó Đà Nẵng có đàn chim yến khoảng 4.500 con, tập trung hầu hết trong thành phố. Khoảng cách đàn chim yến đến huyện Hòa Vang đều nằm trong bán kính khoảng 30 km, đây là cơ sở để quy hoạch vùng nuôi chim yến tại đây, dần chuyển dịch nghề nuôi chim yến ra khỏi nội đô đông dân cư.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Quảng Nam: Khu vực xã Điện Nam Đông có khả năng phát triển nhà yến vì khu vực này có vùng đồng lúa rộng lớn và cây bụi tầng thấp nên tạo được nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Bên cạnh vùng thức ăn nội tại và lân cận của hai khu vực trên, trong phạm vi bán kính 20 km là các ruộng lúa của các huyện Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên với diện tích rộng, đây cũng là vùng kiếm ăn thường xuyên quanh năm cho chim yến. Hơn nữa hai khu vực này nằm gần đàn chim yến của tỉnh với hơn 7.000 con, đa số đàn chim yến nằm trong phạm vi 15km, nơi xa nhất là 40 km so với khu vực quy hoạch.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Quãng Ngãi: Hiện nay, đàn chim yến trên toàn tỉnh khá lớn, khoảng hơn 17.000 con. Huyện Tư Nghĩa nằm bao quanh thành phố Quảng Ngãi nơi có số lượng nhà yến nhiều nhất tỉnh, với đàn chim tương đối đông. Khoảng cách từ huyện Tư Nghĩa đến thành phố Quảng Ngãi trong khoảng phạm vi 20 km. Bên cạnh đó, đàn chim yến còn phân bố tương đối nhiều tại các xã như Nghĩa Thương, Nghĩa Lâm. Đồng thời khu vực sinh thái ở đây đa dạng, có cánh đồng lúa rộng, gần sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Phước Giang, cách biển không xa có cả khu vực đồi núi và rừng cây thấp nên cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến. Vì vậy, có thể quy hoạch khu vực nuôi chim yến tại huyện Tư Nghĩa.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Bình Định: Hiện nay, tỉnh Bình Định có quần thể đàn chim yến nhà, với khoảng hơn 16.000 con, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Khu vực từ thị trấn Tuy Phước kéo dài ra phía biển đến Nhơn Bình và vùng ngoại ô giáp với thành phố Quy Nhơn là vùng cần quy hoạch. Khu vực này có quần thể chim yến tập trung đông, sinh thái đa dạng, xung quanh có sông Hà Thanh, sông Kôn chảy qua, gần Đầm Thị Nại, gần khu vực nuôi thủy sản có diện tích rừng cây thấp rộng, ruộng lúa của huyện Tuy Phước, An Nhơn bao quanh, đảm bảo nguồn thức ăn quanh năm cho chim yến. Thêm vào đó từ khu vực quy hoạch đến đàn chim yến nằm trong phạm vi bán kính 30 km, nên thuận lợi cho việc phát triển đàn.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Phú Yến: Phú Yên có đồng lúa Tuy Hòa thuộc diện rộng nhất miền Trung, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho chim yến kiếm ăn mà không phải địa phương nào cũng có được. Hiện tỉnh có đàn chim yến tương đối đông với số lượng khoảng hơn 15.000 con. Khu vực ngoại ô phía Nam thành phố Tuy Hòa, huyện Đông Hòa, huyện Phú Hòa, đây là khu vực có nhiều chim sinh sống. Thành phố Tuy Hòa là địa điểm có số lượng chim yến và nhà yến nhất hiện nay. Vì vậy, nên có hướng quy hoạch huyện Đông Hòa, Phú Hòa kéo dài ra ngoại ô thành phố Tuy Hòa và về các huyện ven biển. Từ vùng quy hoạch này đến đàn chim yến với khoảng cách trong phạm vi bán kính 25 km. Thêm vào đó, tại khu vực quy hoạch có đồng lúa lớn thuộc hàng bậc nhất của miền Trung, có sông Đà Rằng chảy qua, đây là nguồn thức ăn quanh năm cho chim yến. Chính vì vậy khu vực này là thích hợp nhất cho quy hoạch nuôi chim yến trong nhà.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Khánh Hòa:

Thành phố Nha Trang: Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,30C. Có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài. Là nơi có mật độ nhà yến và chim yến đông nhất tỉnh. Với đàn chim yến nhà số lượng ước khoảng hơn 38.000 con, nên rất thuận lợi trong việc nuôi chim yến trong nhà. Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Thái, xã Vĩnh Ngọc, xã Vĩnh Phương, xã Vĩnh Hiệp, xã Phước Đồng và Phường Ngọc Hiệp.

Thị xã Ninh Hòa: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Ninh Ích, xã Ninh Lộc, phường Ninh Hà, phương Ninh Giang, xã Ninh Xuân, xã Ninh Phụng, xã Ninh Thọ, xã Ninh Hải, xã Ninh Bình và xã Ninh Hưng. 

Huyện Diên Khánh: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Suối Tiên, xã Diên Tân, xã Diên Thạnh, xã Diên Lâm, xã Diên Phước, xã Diên Đồng, xã Diên Xuân và xã Diên Điền. 

Huyện Cam Lâm: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Câm Phước Tây, xã Cam Hiệp Nam, xã Cam Hiệp Bắc, xã Cam Hòa, xã Cam Hải Tây, xã Cam Tân, xã Suối Tân, xã Suối Cát và xã Cam Hải Đông. 

Thành phố Cam Ranh: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Cam Thịnh Đông và xã Cam Phước Đông. 

Huyện Khánh Vĩnh: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Khánh Phú, xã Sông Cầu, xã Cầu Bà, xã Khánh Thượng, xã Khánh Nam và xã Khánh Bình. Huyện Khánh Sơn: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại khu vực xã Sơn Hiệp.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở Ninh Thuận: Đã hoàn thành việc quy hoạch các vùng nuôi chim yến tại Ninh Thuận đến năm 2020, đã được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt ban hành. 

Vùng Nam Sông Dinh: Khu vực này phần lớn là diện tích đất nông nghiệp, nằm dọc lưu vực sông Dinh nên có khí hậu tương đối ôn hòa là môi trường sinh thái tự nhiên phù hợp, chủ yếu đất trồng lúa 2 vụ, nho, nhãn, ổi... rất tốt cho sự phát triển của chim yến. Mặt khác, khu vực dọc sông Dinh chim yến thường xuyên tập trung kiếm ăn hàng ngày với số lượng lớn, diện tích đất tự nhiên tại nơi đây còn khá nhiều. Chính vì vậy, công tác quy hoạch phát triển làng nghề nuôi chim yến tại khu vực được ưu tiên. Dự tính từ nay đến năm 2020 có khoảng 65 - 70 nhà yến xây dựng trong khu vực này với tổng diện tích sàn 14.300 m2 (Chiếm 60% tổng diện tích toàn tỉnh có thể xây thêm), diện tích làng yến quy hoạch mỗi khu là 15 đến 20 ha. Bước đầu, từ nay đến năm 2015 nếu chưa có điều kiện đầu tư làng nghề nuôi chim yến thì vùng này quy hoạch cho phát triển khoảng 10 đến 15 nhà yến đơn lẻ, với tổng diện tích sàn xây dựng 1.500 – 2.000 m2. 

Vùng Bắc sông Dinh: Khu vực này cũng chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp trồng lúa nước 2 vụ, với hệ thống kênh mương thủy lợi được đầu tư xây dựng kiên cố, hoa màu tươi tốt là nơi kiếm ăn và là môi trường thích hợp của chim yến. Theo khảo sát của chúng tôi, nơi đây còn rất ít vùng đất có thể quy hoạch sử dụng cho nuôi chimyến (đất trồng cây hàng năm, lâu năm). Vì vậy, để quy hoạch vùng nuôi chúng ta cần phải lựa chọn khu vực phù hợp. Dự tính từ nay đến năm 2020, tại đây có thể xây dựng khoảng 40 – 45 nhà yến, tổng diện tích sàn xây dựng 9.500 m2, diện tích làng yến quy hoạch là 10 đến 15 ha. Bước đầu, từ nay đến năm 2015 có thể quy hoạch thành vùng nuôi chim yến bán tập trung với số lượng nhà yến từ 6 đến 9 nhà yến, tổng diện tích sàn 1.000 – 1.500m2.

Khu vực nuôi chim yến phường Tấn Tài: Khu vực này hiện có mật độ các nhà yến tự phát của các năm trước rất dày đặc, quy hoạch cần đưa vào diện phải quản lý giám sát, cho tồn tại theo như hiện trạng đã có, nhưng phải giám sát, theo dõi đúng các quy định nhà nước hiện nay về nuôi chim yến. Khu vực này có mật độ dân cư cao, nên việc quy hoạch làng nghề là khó khăn và vấp phải các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã phê duyệt. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 nên dứt khoát không cho phép xây thêm nhà yến tại khu vực này để đảm bảo về môi trường, an ninh khu vực, và quản lý thú y. 

Khu vực nội đô thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: Hiện tại khu vực này tập trung nhiều nhà yến trên các đường Thống Nhất, Lê Duẩn, Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền… trong thời gian qua có những tác động không tốt về an ninh, an toàn cho cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh. Vì vậy, các nhà yến thuộc diện này cần phải kiểm tra, giám sát quản lý đúng theo quy định của Nhà nước, vẫn cho tồn tại các nhà yến hiện hữu đến năm 2020, nhưng không cho phát triển mới gây tác động xấu đến khu dân cư.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở Bình Thuận: Tỉnh Bình Thuận có diện tích đất nông nghiệp là 655.508 ha, chiếm 83,9%, đất chưa sử dụng là 13.275 ha, chiếm 1,7%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 668.783 ha, chiếm 85,6% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Hiên tại, tỉnh có đàn chim yến tương đối đông, khoảng 14.000 con. Khu vực huyện Hàm Thuận Bắc là huyện có địa hình bao gồm đồi núi, khu vực đồng bằng phù sa ven sông và khu vực cồn cát biển phía Nam và phía Đông. Bên cạnh đó, huyện Hàm Thuận Bắc tiếp giáp với huyện Bắc Bình, nơi có diện tích rộng trồng cây lâu năm và ruộng lúa, có sông Quao chảy qua, nhiều hồ như: Hồ Hàm Trí, Suối Đá, Hồ Hàm Thuận, Hồ Đa Mi. Trên địa bàn huyện đã có nhà yến xây dựng và có chim yến về ở, quần đàn chim yến ở đây khá đông đúc, khoảng cách từ huyện Hàm Thuận Bắc đến đàn chim yến tập trung đông nằm trong bán kính 30 km. Tại vùng này nguồn thức ăn và vùng sinh thái đảm bảo cho chim yến kiếm ăn và sinh sống, nên có thể chọn Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, ngoại ô TP. Phan Thiết là khu quy hoạch nuôi chim yến cho tỉnh.

3. Những địa điểm có thể nuôi chim yến tại Tây Nguyên: các vùng có độ cao 550m trở xuống ở tây nguyên cũng khá thuận lợi để nuôi chim yến.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở DAKLAK: Tỉnh Đắk Lắk theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 1.132.023 ha, chiếm 86,25%, đất chưa sử dụng là 79.123 ha, chiếm 6,03%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 1.211.146 ha, chiếm 92,28% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Hiện tại, tỉnh có đàn chim yến khoảng gần 8.000 con. Khu vực thị xã Buôn Hồ có quần thể chim yến phát triển, có nhà yến xây dựng thành công, có nhà yến có hơn 1.000 chim ở ổn định, đây là tiền đề rất tốt cho việc phát triển quần đàn chim yến. Đắk lắk là nơi có khí hậu cao nguyên, diện tích cây công nghiệp lớn, có các hồ như Ea Kao, Ea Phun K’Ram, Ea Kmur, Ea Ju, Krông Buk… nằm rải rác đảm bảo nguồn thức ăn và sinh cảnh cho chim yến sinh sống và phát triển. Ngoài ra, các vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột cũng là khu vực có tiềm năng phát triển, khu vực có quần thể chim yến rất phát triển, có nhà yến có 5.000 chim.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở Lâm Đồng: Tỉnh Lâm Đồng có đàn chim yến tương đối đông, với hơn 12.000 con, đây là tỉnh có đàn chim yến đông nhất vùng Tây Nguyên. Đàn chim yến tập trung chủ yếu ở thành phố Bảo Lộc và huyện Đa Huoai. Vùng ngoại ô của Bảo Lộc về các xã Lộc Châu, Lộc Nga, Đại Lào đã có quần thể chim yến phát triển, có các nhà yến được xây dựng và có chim về ở ổn định, hơn nữa vùng này gần đàn chim yến, nơi xa nhất cũng chỉ nằm trong bán kính 30 km. Bảo Lộc là vùng chuyên canh trà, cà phê và dâu tằm. Các cây ăn trái của Bảo Lộc cũng rất phong phú, trong đó có những loại cây đặc sản như: bơ, sầu riêng, mít tố nữ… đây cũng là vùng kiếm ăn của chim yến. Từ các điều kiện trên nên có thể chọn các xã Lộc Châu, Lộc Nga, Đại Lào, ngoại ô thành phố Bảo Lộc làm vùng quy hoạch nuôi chim yến. 

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Gia Lai: Tỉnh Gia Lai có diện tích đất nông nghiệp là 1.370.088 ha, chiếm 88,18%, đất chưa sử dụng là 29.231 ha, chiếm 1.88%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 1.399.319 ha, chiếm 90,06% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Huyện Krôngpa và huyện Phú Thiện của tỉnh Gia Lai là 2 vùng có đồng lúa, đồng bằng trồng cây hàng năm, đất rẫy trồng cây hàng năm, đồi núi rộng lớn, có hệ thống sông suối phong phú, như sông Ba…, cây cối xanh tốt, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Hai huyện này nằm tương đối gần đàn chim yến gần 8.000 con của tỉnh Đắk Lắk, khoảng 60 km đường chim bay, hai huyện này có điều kiện thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Đắk Nông: Tỉnh Đắk Nông có diện tích đất nông nghiệp là 575.695 ha, chiếm 88,4%, đất chưa sử dụng là 7.662 ha, chiếm 1.2%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 583.357 ha, chiếm 89,6% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó, huyện ĐăkR’Lấp của tỉnh Đăk Nông là vùng có diện tích trồng cây lâu năm rộng lớn, đồi núi rộng, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Huyện này nằm tương đối gần đàn chim yến rất đông, gần 54.000 con của tỉnh Bình Phước, cách khoảng 50 km đường chim bay. Huyện này có điều kiện thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển. Có thể phát triển nghề nuôi chim yến tại huyện này.

4. Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở Đông Nam Bộ: đây được xem là vùng nuôi chim yến tốt nhất cả nước hiện nay, nơi đây đang tập trung số lượng những nhà yến rất thành công.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Bình Phước: Tỉnh Bình Phước có diện tích đất nông nghiệp là 590.067 ha, chiếm 85,87%, đất chưa sử dụng là 500 ha, chiếm 0,07%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 590.567 ha, chiếm 85,94% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn này chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, vùng đồi rừng, các hồ có diện tích mặt nước lớn. Tỉnh Bình Phước là một trong những tỉnh có đàn chim yến trong nhà đông nhất cả nước, với số lượng gần 54.000 con. Đây là điều kiện thuận lợi nổi bật so với các tỉnh khác, nên nghề nuôi chim yến tại đây cần quy hoạch, đầu tư phát triển. Khu vực các huyện Bù Gia Mập, thị xã Phước Long và thị xã Đồng Xoài, Phú Riềng là các huyện, thị xã có nhà yến phát triển và thành công, đàn chim yến tập trung nhiều. Khu vực sinh thái phù hợp, có nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến. Có diện tích lớn là đất trồng cây công nghiệp, diện tích mặt nước gần các hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Sôk Phu Miêng… Từ các yếu tố trên, quy hoạch khu vực huyện Bù Gia Mập, vùng ngoại thành thị xã Phước Long, thị xã Đồng Xoài và Phú Riềng để phát triển nghề nuôi chim yến là thuận lợi nhất. Bình Dương: huyện Phú Giáo, huyện Bến Cát.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Bình Dương: Tỉnh Bình Dương theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 174.480 ha, chiếm 64,76%, không còn đất diện chưa sử dụng, đây cũng chính là vùng kiếm ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, các hồ có diện tích mặt nước lớn. Tỉnh Bình Dương có đàn chim yến rất lớn với khoảng hơn 41.000 con, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Khu vực huyện Phú Giáo, huyện Bến Cát nằm phía Bắc của thành phố Thủ Dầu Một, là khu vực có diện tích trồng lúa và hoa màu cũng như các khu vực rẫy cao su, cây công nghiệp hai bên là hồ Trị An và hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước lớn, đảm bảo nguồn thức ăn và vùng sinh thái cho chim yến sinh sống và phát triển. Khu vực các huyện này cũng đã có nhà yến và có chim về sinh sống ổn định. Hơn nữa khoảng cách từ hai huyện trên đến đàn chim yến nằm trong bán kính khoảng 40 km, thuận lợi cho việc cho việc nhân đàn và phát triển đàn. Từ các cơ sở trên, có thể chọn huyện Phú Giáo, huyện Bến Cát làm vùng quy hoạch nuôi chim yến cho tỉnh.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Đồng Nai: Tỉnh Đồng Nai có diện tích đất nông nghiệp là 421.690 ha, chiếm 71,39%, đất chưa sử dụng là 172 ha chiếm 0,03%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 421.862 ha, chiếm 71,42% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là cây lâu năm, cây hàng năm, một ít diện tích đất trồng lúa, đất rừng, các hồ có diện tích mặt nước lớn. Tỉnh Đồng Nai có đàn chim yến đông, với số lượng khoảng hơn 42.000 con. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Khu vực các địa phương như: huyện Trảng Bom, thị xã Long Khánh, Long Thành và huyện Nhơn Trạch là các địa phương nằm trong vùng kiếm ăn của chim yến, đã có các nhà yến được xây dựng và có chim yến về sinh sống. Từ các địa phương này đến đàn chim yến phân bố trong tỉnh gần, khoảng cách xa nhất nằm trong bán kính khoảng 40 km. Vùng sinh thái bao gồm diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp gần các khu có diện tích mặt nước là hồ Trị An ở phía Bắc và sông Đồng Nai bao quanh phía Tây. Từ các điều kiện trên, chọn huyện Trảng Bom, thị xã Long Khánh, Long Thành và huyện Nhơn Trạch làm khu quy hoạch nuôi chim yến là thuận lợi nhất.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích đất nông nghiệp là 118.304 ha, chiếm 59,46%, đất chưa sử dụng là 288 ha chiếm 0,15%. Như vậy vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 118.592 ha, chiếm 59,61% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm, các hồ có diện tích mặt nước lớn. Tỉnh có đàn chim yến hơn 15.000 con, đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi chim yến. Các huyện ven biển như Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền là các huyện có quần thể chim yến và nhà yến phát triển. Phía Bắc của huyện Long Điền có các hồ bao quanh như Đá Bàng, Suối Môn, Suối Rao, Bà Tô, Sông Kinh và cách đó không xa về phía Đông Bắc là khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu đảm bảo khu vực kiếm ăn và sinh sống cho chim yến. Trên cơ sở đó, chọn các huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền làm khu quy hoạch nuôi chim yến là hợp lý. 

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở thành phố Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh có diện tích đất nông nghiệp là 82.022 ha, chiếm 39,03%, đất chưa sử dụng là 200 ha chiếm 0,09%, Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn thành phố là 82.222 ha, chiếm 39,12% trên tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố. Đặc điểm vùng thức ăn toàn thành phố chủ yếu là đất rừng phòng hộ, đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm, các sông có diện tích mặt nước lớn như sông Soài Rạp, Nhà Bè… Thành phố có số lượng nhà yến và đàn chim yến đông hàng bậc nhất cả nước, số lượng khoảng hơn 96.000 con. Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho nghề nuôi chim yến phát triển. Các huyện phía Đông Nam thành phố như Cần Giờ, Nhà Bè là các huyện có tiềm năng phát triển nhà yến, bởi nguồn thức ăn dồi dào từ khu rừng ngập mặn, địa hình giáp biển, cửa sông. Hơn thế nữa với tốc độ đô thị hóa đứng đầu cả nước, nên việc quy hoạch nhà yến ra các khu vực ngoại ô, ngoại thành là cần thiết đối với một thành phố đã có rất nhiều nhà yến xây dựng trong khu đô thị và các khu dân cư. Việc làm này nhằm để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của nghề nuôi chim yến. Chính vì thế, chọn các huyện ngoại thành như Cần Giờ, Nhà Bè làm khu quy hoạch nuôi chim yến là hợp lý nhất.

5. Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở Tây Nam Bộ và Nam Bộ: đây là vùng đất bằng phẳng có nhiều đồng lúa, vườn cây ăn quả là nguồn thức ăn dồi dào cho quần đàn chim yến phát triển.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Long An: Tỉnh Long An có diện tích đất nông nghiệp là 330.095 ha, chiếm 73,48%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, các sông có diện tích mặt nước lớn. Tỉnh hiện có đàn chim yến trên 600 con, đây là tiền đề cho nghề nuôi chim yến hình thành và phát triển. Có thể quy hoạch phát triển nhà yến trên địa bàn hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước, hai huyện được bao quanh bởi hai con sông Nhà Bè và sông Vàm Cỏ lại cách biển không xa, dân cư không quá đông đúc, có diện tích trồng lúa đảm bảo nguồn thức ăn và vùng sinh thái sinh sống cho chim yến.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Tiền Giang: Tỉnh Tiền Giang có diện tích đất nông nghiệp là 174.766,82 ha, chiếm 69,57%, diện tích đất chưa sử dụng là 3.140,37 ha chiếm 1,25%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 177.907,19 ha, chiếm 70,82% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, cây ăn quả lâu năm, các sông có diện tích mặt nước lớn. Là tỉnh có số nhà yến đứng đầu trong cả nước và toàn bộ số nhà yến này đều nằm trong khu vực đô thị, việc quy hoạch phát triển nghề nuôi yến của tỉnh này đã trở nên bức thiết. Việc quy hoạch nhà yến có thể tiến hành ngay tại các địa phương có tiềm năng và phát triển mạnh nghề nuôi yến như tại khu vực các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và vùng ngoại ô thị xã Gò Công. Nơi đây vốn có nhiều nhà yến được xây dựng và quần đàn chim yến rất lớn, việc cần làm là hoạch định xây dựng các nhà yến mới ra khu vực ngoại ô, vùng dân cư thưa và có vùng sinh cảnh phù hợp với chim yến. Không cho xây dựng thêm hoặc tự ý cải tạo nhà ở tại các khu đô thị đông đúc để làm nhà yến nữa. Tiến hành nhân đàn, di đàn chim để phát triển ở những vùng sinh cảnh thích hợp.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Bến Tre: Tỉnh Bến Tre có diện tích đất nông nghiệp là 173.653 ha, chiếm 73,56%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng cây lâu năm ăn quả, đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, các sông có diện tích mặt nước lớn như sông Cổ Chiên, sông Tân Điền, sông Hàm Luông, sông Tiền… Tỉnh hiện có đàn chim yến khoảng hơn 1.700 con, đây là cơ sở ban đầu cho việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Khu vực huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm của tỉnh Bến Tre là các địa phương đầu tiên có nhà yến và có quần đàn chim yến phát triển ở tỉnh này. Khu vực này được bao quanh bởi sông và biển, về phía Bắc bên kia sông Tiền, cách khoảng 30 km là tỉnh Tiền Giang với quần đàn chim yến rất lớn nên quy hoạch phát triển nuôi chim yến ở các địa phương này có nhiều thuận lợi và khả năng thành công cao. Huyện Bình Đại đặc điểm chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản. Huyện Ba Tri chủ yếu là đất trồng lúa, bên cạnh vùng thức ăn rộng lớn của tỉnh, đây là vùng thức ăn quanh năm cho chim yến. Ngoài ra, khu vực thành phố Bến Tre cũng là nơi có quần thể chim yến rất phát triển. Vùng giáp ranh thành phố là huyện Giồng Trôm, đất chủ yếu là trồng cây lâu năm ăn quả và nơi có rất nhiều cây bụi thấp, tạo nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Vì vậy, đây cũng là nơi có tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến. 

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Trà Vinh: Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất nông nghiệp là 171.462,95 ha, chiếm 73,24%, diện tích đất chưa sử dụng là 60 ha chiếm 0,02%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 171.522,95 ha, chiếm 73,26% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, một ít đất trồng cây lâu năm ăn quả, các sông có diện tích mặt nước lớn, như sông Cổ Chiên phía Bắc, sông Hậu phía Nam tỉnh. Tỉnh hiện có đàn chim yến hơn 700 con, đây là nền tảng đầu tiên cho việc gầy dựng nghề nuôi chim yến. Có thể tập trung quy hoạch xây dựng nhà yến ở khu vực ngoại ô xung quanh thành phố Trà Vinh, như huyện Châu Thành, các xã Đại Phước, Đức Mỹ, Nhị Long, Bình Phú, Phương Thạnh của huyện Càng Long. Hiện tại tỉnh Trà Vinh mới có khoảng 20 nhà yến phân bố chủ yếu ở khu vực thành phố Trà Vinh. Vì vậy, muốn phát triển nghề nuôi yến phải phát triển quần thể chim yến nhà từ những quần thể sẵn có. Các khu vực ngoại ô phía Nam và phía Bắc thành phố, có vị trí và địa hình cũng như điều kiện sinh cảnh thích hợp để phát triển nghề nuôi yến trong tương lai.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Vĩnh Long: Tỉnh Vĩnh Long có diện tích đất nông nghiệp là 110.882,74 ha, chiếm 74,08%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm ăn quả, các sông có diện tích mặt nước lớn như sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Tiền… Huyện Vũng Liêm và huyện Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long là 2 vùng có diện tích trồng lúa nước rộng lớn và đất trồng cây lâu năm có sông Trà Ôn và Sông Hậu chảy qua, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Hai huyện này nằm giáp ranh với thành phố Cần Thơ, nơi có đàn chim yến hơn 2.200 con và giáp ranh tỉnh Trà Vinh nơi có đàn chim yến hơn 700 con. Hai huyện này có điều kiện rất thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển. Quy hoạch phát triển nghề nuôi chim yến tại hai huyện này sẽ thuận lợi.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Đồng Tháp: : Tỉnh Đồng Tháp có diện tích đất nông nghiệp là 265.947,03 ha, chiếm 78,75%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, các sông có diện tích mặt nước lớn như sông Hậu, sông Tiền… Huyện Thanh Bình và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp là 2 vùng có diện tích trồng lúa nước rộng lớn, có Sông Tiền chảy qua, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Hai huyện này nằm giáp ranh với tỉnh An Giang, nơi có đàn chim yến khoảng hơn 3600 con. Hai huyện này có điều kiện rất thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển. Phát triển nghề nuôi chim yến tại hai huyện này là thích hợp nhất.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh An Giang: Tỉnh An Giang có diện tích đất nông nghiệp là 286.858,47 ha, chiếm 81,11%, diện tích đất chưa sử dụng là 372,97 ha, chiếm 0,11%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 28.7231,44 ha, chiếm 81,22% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, các sông có diện tích mặt nước lớn, như sông Hậu, sông Tiền. Tỉnh có đàn chim yến khoảng hơn 3.600 con, đây là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Huyện Chợ Mới và các xã ven sông Hậu thuộc huyện Châu Phú là các khu vực có quần đàn chim yến sinh sống ổn định, phát triển nhiều trên địa bàn tỉnh. Nơi đây có sông Hậu chảy ngang qua, có các cánh đồng lúa bao quanh bởi hệ thống kênh mương chằng chịt cũng như các cù lao ở huyện Chợ Mới, đảm bảo nguồn thức ăn và vùng sinh cảnh cho chim yến sinh sống. Chọn hai địa phương trên làm vùng quy hoạch nuôi chim yến là thuận lợi nhất.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Kiên Giang: Tỉnh Kiên Giang có diện tích đất nông nghiệp là 549.640 ha, chiếm 86,5%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, rừng đặc dụng ở huyện đảo Phú Quốc, các sông như sông Cái Lớn, sông Cái Bé. Kiên Giang là một trong những tỉnh có số lượng nhà yến nhiều, đàn chim yến thuộc hàng đông nhất cả nước với hơn 131.000 con. Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Có thể tập trung quy hoạch vùng nuôi yến tại các huyện ven biển của tỉnh như: vùng ngoại ô thị xã Hà Tiên, huyện Hòn Đất, huyện đảo Phú Quốc là các địa phương có chim yến phân bố và có nhà yến được xây dựng, địa hình và khí hậu phù hợp để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở thành phố Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ có đàn chim yến khoảng hơn 2.200 con, đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi chim yến. Hiện tại, các nhà yến của thành phố Cần Thơ phân bố chủ yếu ở các phường thuộc trung tâm thành phố. Trong tương lai có thể quy hoạch phát triển nghề nuôi yến tại các địa phương như huyện Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng, các quận huyện này gần đàn chim yến, nơi xa nhất nằm trong bán kính khoảng 20 km. Đây là các quận huyện ven sông Hậu, có vùng đồng bằng do phù sa sông Hậu bồi đắp, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, nông, ngư nghiệp phát triển tạo vùng sinh cảnh thuận lợi cho chim yến phát triển. 

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Hậu Giang: Tỉnh Hậu Giang có diện tích đất nông nghiệp là 134.694,81 ha, chiếm 84,06%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm. Huyện Châu Thành và huyện Vị Thủy của tỉnh Hậu Giang là 2 vùng có diện tích trồng lúa nước rộng lớn, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến, điều kiện thuận lợi cho chim yến phát triển. Hai huyện này nằm giáp ranh với tỉnh Kiên Giang, nơi có đàn chim yến cực kỳ lớn với hơn 131.000 con, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến tại đây.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Sóc Trăng: Tỉnh Sóc Trăng có đàn chim yến khoảng 700 con, thêm vào đó tỉnh này tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu, nơi có đàn chim yến rất lớn, hơn 61.000 con. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh là đồng lúa, vùng nuôi trồng thủy sản, đất trồng hoa màu hàng năm. Khu ngoại ô thành phố Sóc Trăng và thị xã Vĩnh Châu là vùng gần sông có diện tích đất trồng hoa màu, có quần đàn chim yến về kiếm ăn và sinh sống, các nhà yến cũng được xây dựng ở các khu vực này. Hơn nữa tại thị xã Vĩnh Châu là nơi tiếp giáp với thành phố Bạc Liêu, khu vực có đàn chim yến tập trung đông. Vì vậy, việc nhân đàn, phát triển đàn rất thuận lợi. Chọn khu ngoại ô thành phố Sóc Trăng và thị xã Vĩnh Châu làm quy hoạch nuôi chim yến là thuận lợi nhất.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Bạc Liêu: Tỉnh Bạc Liêu có diện tích đất nông nghiệp là 218.272 ha, chiếm 88,42%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản. Tỉnh có đàn chim yến rất đông, với khoảng 61.000 con, đây là một trong những tỉnh có đàn chim yến đông nhất cả nước. Vì thế, đây là điều kiện thuận lợi nổi bật của tỉnh trong việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Khu vực ngoại ô thành phố Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai là những huyện có diện tích đất trồng lúa, gần biển, gần với thành phố Bạc Liêu nơi có rất nhiều nhà yến được xây dựng và quần đàn chim yến đông đúc, trên địa bàn các huyện này cũng đã có chim yến kiếm ăn, nằm trên đường bay của chim yến là một điều kiện thuận lợi để nhân đàn, phát triển nhà yến. Chọn khu vực ngoại ô thành phố Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai làm vùng quy hoạch phát triển nghề nuôi chim yến là thuận lợi, khả năng thành công cao.

- Những địa điểm có thể nuôi chim yến ở tỉnh Cà Mau: Tỉnh Cà Mau có diện tích đất nông nghiệp là 458.551 ha, chiếm 86,6%, diện tích đất chưa sử dụng là 4.135 ha, chiếm 0,78%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 462.686 ha, chiếm 87,38% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng. Tỉnh có đàn chim yến tương đối đông, khoảng hơn 32.000 con. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi chim yến. Các địa phương ven biển của tỉnh Cà Mau như thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh là các huyện vùng sông nước có diện tích rừng ngập mặn tạo nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Hiện tại, các địa phương này và thành phố Cà Mau đều đã có nhà yến và quần đàn chim yến về kiếm ăn ngày càng đông và phát triển. Địa hình, khí hậu thuận lợi cho chim yến kiếm ăn và sinh sống.

(nguồn trích từ: QUY HOẠCH VÀ TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI CHIM YẾN TẠI VIỆT NAM).

Có thể bạn quan tâm

Nhiệt độ và nuôi chim yến ở miền bắc.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nuôi chim yến ngoài miền bắc có được không?
Nuôi chim yến ngoài miền bắc có được không?

Xin chào mọi người, hôm nay Lộc Bụt xin mạo muội viết một bài về vấn đề nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến chim yến và nuôi chim yến ngoài miền bắc có được không?

Vấn đề nhà yến được xây dựng ngoài bắc không còn quá xa lạ với cộng đồng nuôi chim yến, có những bằng chứng cho thấy có rất nhiều nhà yến thành công. Tuy nhiên, vẫn còn một câu chuyện gây tranh cải là nuôi chim yến ngoài bắc khi thời tiết mùa đông giá lạnh chim yến có chết không?. 

Hãy cùng Lộc Bụt tìm câu trả lời nhé.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề "nhiệt độ ảnh hưởng đến chim yến như thế nào?".

Lộc Bụt xin dựa vào một công trình nguyên cứu về các nhà yến ở miền bắc (đươc công bố trên mạng internet để nói về điều này).

 Hiện nay, chim yến đã mở rộng khu vực sinh sống của chúng ra tận miền bắc Việt Nam, nơi có khí hậu 4 mùa rỏ rệt, đặc biệt là có mùa đông lạnh, có những năm nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ và kéo dài trong nhiều ngày. Điều nay thật sự là không phù hợp với nhiều loại chim trong đó có chim yến.

Nhiệt độ lạnh còn làm cho lượng côn trùng giảm, khiến cho việc tìm kiếm thức ăn cho chim yến càng trở nên khó khăn hơn.

Vậy nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến chim yến nuôi trong nhà:

Bảng thống kê tỷ lệ chim yến chết theo nhiệt độ.
Bảng thống kê tỷ lệ chim yến chết theo nhiệt độ.

 Bảng trên đây là bảng thống kê tỷ lệ chim yến chết theo nhiệt độ môi trường. Kết quả bên trên cho thấy nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn đến chim yến. Trong khoảng nhiệt độ từ 15 đến 39 độ C không phát hiện thấy chim yến chết trong nhà yến. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới 15 độ C thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng chim yến chết. Nhiệt độ càng giảm thì chim yến chết càng nhiều và nếu xuống dưới 7 độ C hầu như 100% chim yến sẽ chết.

Theo một thống kê cơ bản của một vài nhà yến ở miền bắc năm 2016 cho thấy: 

Tại Hải Phòng, ngày 24/01 nhiệt độ là 7 oC, có những nơi nhiệt độ hạ xuống thấp nhất tới 4,2 oC chim yến tại các nhà nuôi đã có dấu hiệu chết hàng loạt. Tại Thanh Hóa, ngày 23/01 nhiệt độ ban ngày 14 oC, nhiệt độ ban đêm là 10 oC chim yến chưa chết. Sáng ngày 24 đến ngày 25/01 nhiệt độ giảm xuống 6 oC có một nửa số chim bắt đầu có hiện tượng bu lại trong nhà yến không bay ra ngoài kiếm ăn. Thời tiết ven biển thời gian này, gió cấp 9, cấp 10 nên chim nếu bay ra ngoài cũng có thể bị gió quật chết. Đến ngày 26/01 nhiệt độ ngoài trời tăng lên 7 - 8 oC, các chủ nhà yến đã sử dụng điều hòa và lò sưởi để điều chỉnh nhiệt độ trong nhà yến ở khoảng 17 -19 oC, độ ẩm trong phòng 60 - 62%. Tuy nhiên, qua một đêm lượng chim yến chết trong nhà mất khoảng 80% chỉ còn lại khoảng 20% sống sót. Ngày 27/01 nhiệt độ thời tiết vẫn giữ là 8 oC, điều hòa để nóng 30 oC, lò sưởi để nóng hết công suất nhưng không cứu được, lượng chim chết khoảng 95% chỉ còn 5% còn sống. Tại Thanh Hóa ngày 28/01 khi nhiệt độ môi trường là 80C thì các nhà yến chim chết gần hết. Nhà có số lượng chim nhiều nhất khi chúng tôi đến khảo sát vào mùng 1/1/2017 có số lượng chim khoảng trên 1.000 cá thể thì sau đợt rét đậm, rét hại chỉ còn lác đác 2 đến 3 cá thể bay trong phòng. Nhà yến trước đó có khoảng 300 - 400 cá thể chim yến thì sau đợt rét không còn một cá thể nào. Chim yến có khả năng thích nghi kém với nhiệt độ môi trường sống thấp. Hơn thế với các loài chim bay liên tục, cường độ trao đổi chất lớn, nhu cầu thức ăn cao như chim yến thì chỉ cần một ngày không đi kiếm thức ăn cũng có thể khiến chim chết vì đói. Tập tính của chim yến là bắt mồi khi bay, do đó việc bổ sung thức ăn tĩnh cho chim yến trong nhà yến khi chim không ra ngoài cũng không đáp ứng được.

Quan sát tập tính đi kiếm ăn của chim yến của chúng tôi ghi nhận vào mùa đông nhiệt độ môi trường lạnh 18 - 24 oC chim bắt đầu đi kiếm ăn lúc 6h00 - 7h35, khi nhiệt độ môi trường xuống 10 - 15 oC chim bắt đầu đi kiếm ăn muộn hơn khoảng từ 7h00 - 9h00. Khi nhiệt độ càng giảm, chim yến đi kiếm ăn càng muộn và rải rác. Khi nhiệt độ xuống dưới 10 oC chim sẽ rất hạn chế bay ra ngoài kiếm ăn. Nếu nhiệt độ thấp tiếp tục duy trì, chim không ra ngoài kiếm ăn được sẽ bị dẫn tới chết hàng loạt. Như vậy có thể thấy năm 2016, các nhà yến ở phía Bắc rơi vào tình trạng yến nhà chết hoàn toàn do đợt rét đậm kéo dài bắt đầu từ ngày 22- 30/1/2016. Trong khoảng thời gian rất ngắn là 5 ngày mặc dù các nhà yến ở tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng đã cải tiến lắp thêm điều hòa không khí (Hình 3) hoặc lò đốt hơi nước, lò sưởi để nâng nhiệt độ trong nhà yến nhưng số lượng chim yến ở Thanh Hóa và Hải Phòng vẫn bị chết hàng loạt

Cho đến nay, nhiệt độ môi trường quá lạnh vào mùa đông ở miền Bắc vẫn là một trở ngại hạn chế sự sống sót và phát triển của đàn chim yến nhà. Chim yến ở Thanh Hóa và Hải Phòng đã có sự thích nghi với nhiệt độ lạnh vào mùa đông ở miền Bắc. Nhưng nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 10 oC thì chim không thể chịu đựng được và trong một vài ngày sẽ chết hàng loạt. Vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu để khắc phục nhằm phát triển bền vững quần đàn chim yến nhà ở miền Bắc nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

(nguồn tin được trích dẫn từ bào cáo nhiên cứu khoa học về ảnh hưởng của môi trường đến quần đàn chim yến nuôi trong nhà).

==> Thông qua những phân tích trên đây chúng ta dễ dàng trả lời cho câu hỏi "nuôi chim yến ngoài bắc có được không?". Câu trả lời là được nhưng gặp phải hai vấn đề lớn cần được giải quyết là nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông và vấn đề cung cấp thêm thức ăn cho chim yến.

Nếu bạn có ý định xây dựng nhà yến ngoài miền bắc thì nên tìm cách sưởi ấm (tăng nhiệt độ nhà yến vào mùa đông), đồng thời có các biện pháp tạo côn trùng và cung cấp thức ăn cho chim yến vào mùa đông.


 

 

 


Có thể bạn quan tâm

Tác dụng không thể bàn cải của tổ giả trong việc thu hút chim yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Tác dụng tuyệt vời của tổ giả trong việc thu hút chim yến.
Tác dụng tuyệt vời của tổ giả trong việc thu hút chim yến.

Chủ đề lắp tổ giả trong nhà yến mới là chủ để Lộc Bụt đã trình bày khá nhiều trong video này. Hôm nay tình cờ xem được video này nên muốn chia sẻ một lần nữa đến anh chị về chủ để này, đặc biệt dành cho những chủ nhà yến mới, nhà yến tự làm...

Chắc chắn có rất nhiều anh chị khi bước vào nghề yến này sẽ đặt ra những câu hỏi như:

  • Làm cách nào để dẫn dụ chim yến nhanh.
  • Có cách nào để chim yến vào nhà ở nhanh.
  • Có cách nào chim yến ở lại mà không đi.
  • Có cách nào giúp chim yến quẹt tổ nhanh.

Thì một trong những phương pháp đó là lắp tổ giả.

Vậy tại sao lắp tổ giả cho nhà yến mới sẽ kích thích chim yến ở lại và nhanh làm tổ.

  • Chim yến rất thích làm tổ ở những nơi nó dễ đu bám (nói một ví dụ dễ hiểu thế này, những con chim yến đảo thường sinh sống và làm tổ trong những hang đá, nhưng không phải vách đá nào chúng cũng làm tổ, mà lượng lớn tổ yến được làm trên các khe nứt của tảng đá, vì chổ đó chúng dễ đu bám). 
  • Tổ giả tạo một môi trường ấm áp, thoải mái giúp chim yến cảm giác an toàn và ở lại.
  • Tổ giả còn giúp cho chim yến làm tổ nhanh từ đó bắt cặp nhanh và sinh sản nhanh (khi chim yến đã sinh sản trong nhà yến của bạn coi như nó đã ở lại mãi mãi trong nhà yến của bạn).
  • Chim yến dụ được chim yến là chim yến nên, chưa sinh sản. Kỹ năng làm tổ của chúng còn kém vì vậy tổ giả giúp chúng làm tổ nhanh và sinh sản nhanh.

.....

Chính vì thế mà tổ giá là một trong những giải áp cực kỳ hữu hiệu để thu hút chim yến ở lại, nhanh làm tổ trong nhà yến mới. 

Tiếp theo sẽ có người nói rằng, lắp tổ giả không đạt năng suất tổ (điều đó là hoàn toàn đúng vì chim yến chỉ quẹt một lớp mỏng rồi sinh sản, khi khai thác không được một tổ đẹp và nặng), nhưng mục đích của một ngôi nhà yến mới là gì, là thu hút càng nhiều chim càng tốt (hơn là năng suất), chính vì thế lắp tổ giả sẽ giúp chúng ta đạt được mục đích này. Khi chim yến sinh sản được một đến 2 lứa (hoặc nhà yến nhiều chim) thì chúng ta bắt đầu tháo tổ giả.

Lắp tổ giá lại tốn tiền: theo Lộc Bụt thì chẳng tốn bao nhiêu tiền cả, đừng mua tổ giá bằng nhựa nó không quá hiệu quả đâu, hãy lấy mấy xốp bảo vệ tivi, tủ lạnh cắt ra làm tổ giả (hoàn toàn miễn phí và hiệu quả tốt). Xốp này thì nhà nào mà chằng có.

Video tác dụng của tổ giả trong một nhà yến:




 

 

 


Có thể bạn quan tâm

Sơ đồ đơn giản đi dây hệ thống loa ngoài, dẫn và ru cho nhà yến nhỏ.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị cách đi đây loa cho hệ thống loa ru, loa dẫn và loa ngoài đơn giản cho nhà yến nhỏ.

Như chúng ta đã biết một nhà yến dù to hay nhỏ thì cũng có một hệ thống âm thanh gồm 4 thứ sau:

  • Hệ thống loa ru.
  • Hệ thống loa dẫn.
  • Hệ thống loa miệng lỗ.
  • Hệ thống loa chùm, phóng bên ngoài nhà yến. 

Hôm nay, Lộc Bụt xin mạo muội chia sẻ đến anh chị một hệ thống âm thanh nhà yến bao gồm miệng lỗ, dẫn, ru đơn giản nhất có thể cho một nhà yến nhỏ.

1. Sơ đồ hệ thống loa ru bên trong nhà yến.

Sơ đồ hệ thống loa ru đơn giản bên trong nhà yến.
Sơ đồ hệ thống loa ru đơn giản bên trong nhà yến.

Trong nhà yến thì có rất nhiều loa ru ít nhất cũng là 1m2 một loa ru. 

Amply thì luôn có hai kênh trái và phải, chúng ta khi đi dây loa nên bố trí đều cho 2 kênh trái và phải, để phát huy tối đa hiệu quả của âm thanh. 

Anh chị có thể xem sơ đồ trên để hiểu rỏ hơn về cách bố trí và đi dây loa cho. 

2. Sơ đồ đi dây loa dẫn và miệng lỗ nhà yến.

Với cách tận dụng hệ thống âm thanh stereo 2 kênh trái và phải, anh chị có thể phát cùng lúc 2 âm thanh ngoài và dẫn trên cùng 1 amply (áp dụng cho nhà yến nhỏ và tiết kiệm chi phí).

Khi thiết kế theo kiểu này thì chỉ cần 2 amply mà có thể chạy được 3 âm ngoài, dẫn và ru. (Tuy nhiên, yêu cầu phải có chút kiếm thức về edit âm thanh stereo).

Còn nếu không thì vẫn dùng hệ thống 3 amply như bình thường.

Sơ đồ đi dây hệ thống loa miệng lỗ và dẫn đơn giản cho nhà yến nhỏ.
Sơ đồ đi dây hệ thống loa miệng lỗ và dẫn đơn giản cho nhà yến nhỏ.

Một số lưu ý:

- Khi đi loa dẫn là loa dẫn được bố trí đến cuối nhà yến để tăng khả năng dẫn dụ chim yến vào sâu bên trong nhà yến. 

- Đây chỉ là sơ đồ đi dây cực kỳ đơn giản cho nhà yến, dựa vào đây và các bố trí nhà yến của bạn mà thiết kế nên một hệ thống đi dây loa cho hoàn chỉnh.

Chúc các chủ nhà yến thành công.

Có thể bạn quan tâm

Dụng cụ hút chim yến cực mạnh.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Dụng cụ thu hút chim yến.
Dụng cụ thu hút chim yến.

Xin chào các anh chị, hôm nay kể một câu chuyện vui về những con chim yến cho anh chị nghe.

Hôm nay tình cờ xem tiktok thì thấy có đoạn video này, thấy khá hay nên muốn chia sẻ cho anh chị xem cho vui.

Lộc Bụt thấy nó cũng đúng đó, mỗi lần mà Lộc Bụt bay flycam nhất là buổi chiều khi chim yến về, chúng nó bu kín xung quanh cái flycam. Ngoài việc bay quanh chúng nó còn đuổi đánh nhau kêu éc éc (rất vui mắt).

Chắc mỗi chủ nhà yến nên sắm một cái flycam mà thu hút chim yến nhé.


Có thể bạn quan tâm

Tại sao chim yến chỉ tạt qua miệng lỗ mà không bay vào nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nhà yến nhỏ nhưng vui vẽ.
Nhà yến nhỏ nhưng vui vẽ.

Xin chào tất cả mọi người, hôm nay Lộc Bụt xin trả lời câu hỏi mà rất nhiều người nuôi yến quan tâm: "Sao chim yến không bay vào miệng lỗ nhà yến mà chỉ bay tạt nang qua miệng lỗ."

Anh chị nào có câu hỏi thắc mắc thì có thể xem qua chuyên mục "những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến". 

Như chúng ta đã biết chim yến là loài chim sống theo bầy đàn và có tập trình bầy đàn rất cao.

Nhà yến càng có quần đàn lớn thì khả năng thu hút bầy đàn càng lớn.

Đối với nhà yến có quần đàn lớn thì đa số chim yến sẽ chơi quanh nhà yến ở 2 khung giờ chính là sáng sớm và chiều (một ít sẽ chơi vài buổi trưa), những nhà yến này thì chim yến chơi quanh năm khỏi bàn cải.

Còn những nhà yến mới những nhà yến chim yến ít thì chim yến cũng chơi vào khung giờ trên nhưng rất ít chim yến.

Tuy nhiên, có những thời điểm (những ngày) có một lượng lớn chim yến chơi nhiều hơn mọi ngày (kể cả nhà yến nhiều và ít chim), những ngày này thì trong một năm chỉ được vài lần (đa số là những ngày mưa, nhất là những ngày mưa phùn, mua nhỏ lâm thâm). Vào những ngày này thì đa số tất cả các nhà yến trong vùng đó đều chó chim chơi, chúng bay thành từng đàn lớn chơi từ nhà này đến nhà khác (nhìn rất đã và rất sướng). Do chim yến đi kiếm ăn theo những cơn mưa, chúng tập trung một quần đàn cực kỳ lớn (chim yến rất nhiều).

Nãy giờ lan man về chim yến chơi rồi, giờ đi vào chủ để chính là chim yến sao tạt ngang miệng lỗ mà không bay vào nhà yến. Hiện tượng này Lộc Bụt bắt gặp rất nhiều đặc biệt là những nhà yến mới nhà yến ít chim (và qua bao nhiêu năm học hỏi nghiên cứu tìm tòi Lộc Bụt xem đó là một hiện tượng rất tự nhiên và không có gì lạ của chim yến). Đối với những nhà yến nhiều chim chim yến bay ra vào nhà yến rất thường xuyên chính vì thế mà những con chim khác cũng bay theo, còn những nhà yến ít chim lâu lâu mới có một con bay vào thì đa số chúng chỉ bay dạo chơi quanh nhà yến, chúng đuổi nhau kêu éc éc. Nhưng khi có một hoặc vài con bay vào miệng hang thì rất nhiều con khác bay theo và bay vào miệng lỗ (nhìn rất là sướng).

Yến Sào Lâm Đồng, Yến Sào Hồ Chí Minh, Yến Sào Đồng Nai, Yến Sào Giao Lai.... đang phát triển rất mạnh.

Chính vì thế nếu trong một khoảng thời gian nào đó mà nhà yến của bạn có rất nhiều chim yến chơi, nó bay quanh nhà yến rượt đuổi nhau nhưng nó chỉ tạt ngang qua cửa miệng hang mà không bay vào nhà yến tham quan thì bạn cũng đừng lo, điều này hết sức bình thường. Chỉ cần có một hai con bay vô là thể nào cũng có một đám ùa theo.

Chính vì thế trong dẫn dụ chim yến, việc tăng bầy đàn lúc đầu là cực kỳ khó khăn, bạn phải chắt chiu từng con yến một (nhà yến có chim ở là rất tốt rồi), khi lượng quần đàn đủ nhiều thì việc tăng đàn là cực kỳ nhanh mà bạn không ngờ đến.

Chúc các bạn thành công với nghề nuôi chim yến.

Sau đây là video về một nhà yến nhỏ nhưng quần đàn cũng đủ để thu hút chim yến, có những khoảng thời gian chim yến chỉ dạo chơi và tạt qua miệng hang, nhưng có lúc thì chúng thi nhau chui vào miệng lỗ nhà yến.



Có thể bạn quan tâm

Bạn nuôi yến lâu năm nhưng chưa chắc bạn đã làm điều này.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nối mass amply nhà yến.
Nối mass amply nhà yến.

Dàn âm thanh nhà yến được xem là linh hồn của ngôi nhà yến, một hệ thống âm thanh tốt sẽ dẫn dụ được chim yến vào nhà tham quan và ở lại.

Tuy nhiên có rất nhiều chủ nhà yến không quan tâm đến một điều cho hệ thống amply nhà yến, đó chính là nối mass cho amply ngay từ khi phát âm thanh nhà yến.

Nếu chủ nhà yến ý thức điều này ngay từ đầu thì sẽ có những tính toán khi xây dựng nhà yến. Cụ thể là việc đóng cọc bằng sắt hoặc đồng sâu xuống đất khoảng 1m và để đây chờ sẵn.

Vậy khi nào bạn nên tiếp mass cho amply nhà yến.

- Theo Lộc Bụt là khi lắp hệ thống amply nhà yến là nên tiếp mass luôn (nếu amply đã có jack tiếp mass thì quá tốt, còn những amply chưa có thì chúng ta có thể bắt vào ốc sườn amply.

- Với một chiếc amply khi bạn vô tình chạm phải các cạnh trên vỏ máy kim loại. Bạn cảm thấy “tê tê” bởi chiếc amply đã bị rò điện. Mặc dù chưa đến mức độ gì “to tát” nhưng chúng ta cũng cần đề phòng và giải quyết để đảm bảo được an toàn tuyệt đối. Đây là lúc chúng ta cần phải nối tiếp đất cho chiếc amply của mình.

- Khi các bạn cảm thấy tín hiệu bị nhiễu, có tiếng ù xì rõ, gây khó chịu và làm cho chất lượng âm thanh giảm sút thì các bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để giảm thiểu tình trạng đó, giúp cho âm thanh tiếng chim yến tốt hơn.

Cách nối đất, tiếp mass cho amply 

Như đã nói ở trên, phần lớn những chiếc amply nhà yến có vỏ bằng kim loại đều có con vít để người dùng đấu dây nối đất và thường nằm ở mặt sau của amply. 

Bạn chỉ cần một đoạn dây điện nối vào amply sườn amply và một đầu khác nối vào cọc tiếp đất.

Nếu bạn không có cọc tiếp đất thì có thể dùng 1 thanh sắt hoặc một cây đinh dài dóng vào góc tường hoặc nền nhà yến.

Chúc các anh chị thành công.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình nhà yến giếng trời sẽ phát triển trong tương lai.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Mô hình nhà yến óng khói, giếng trời.
Mô hình nhà yến óng khói, giếng trời. (nguồn hình ảnh: internet).

Xin chào các bạn, có rất nhiều bạn đang thắc mắc là những mô hình nhà yến như thế nào là hiệu quả. Thì câu trả lời có rất nhiều mỗi người mỗi quan điểm. Mô hình nào rồi cũng có những ưu nhược điểm khác nhau chúng ta khi quyết định xây dựng nhà yến nên xem xét kỹ.

Đối với cá nhân Lộc Bụt trải qua một quá trình tìm hiểu và nuôi yến, Lộc Bụt tin chắc rằng mô hình nhà yến giếng trời sẽ là mô hình phát triển trong tương lai. Vì nó mang những ưu điểm vượt trội về cả đối lưu không khí, làm mát nhà yến, thoát mùi thu hút chim yến,.... 

Nếu bạn là một người am hiểu về xây dựng thì chắc chắn bạn sẽ biết những ưu nhược điểm của giếng trời để đối lưu không khí. Còn riêng Lộc Bụt chỉ là một người bình thường nên biết gì nói nấy thôi.

Tại sao mô hình nhà yến giếng trời, ống khói sẽ phát triển trong thời gian tới:

1. Mọi người có thể lên google và search tác dụng của giếng trời nhé. Các mô hình nhà yến hiện nay đều đang áp dụng mô hình giếng trời trong xây dựng, đó là thông tầng thẳng (dành ít nhất 4x4 m để tạo phòng lượn cho chim yến và thông từ trên xuống dưới). Ngoài mục đích tạo khoảng không gian tốt cho chim yến bay lượn mà còn có tác dụng trong việc đối lưu không khí. Những ngôi nhà yến là những khối bê tông lớn (chẳng khác gì những ngôi nhà hộp ở đô thị), không có cửa xổ (chỉ có lỗ thông gió) và một lỗ thu chim.

2. Mô hình nhà yến giếng trời sẽ giúp đối lưu không khí rất tốt nó sẽ hút không khí nóng, những mùi độc hại trong nhà yến ra bên ngoài rất tốt (với điều kiện là bạn phải thiết kế lỗ thông gió một cách hợp lý). Nói nôm na nguyên lý hoạt động là thế này không khí nóng có xu hướng bay lên nó sẽ tạo ra được một luồng không khí (luồng gió) từ trong và thoát ra ngoài. Chính vì thế mà cách mô hình nhà yến hiện nay phòng lượn đa số được thiết kế ở hướng tây.

3. Chính luồng không khí này đã tạo thêm nhiều lợi ích khác là phân tán mùi (mùi bầy đàn) bên trong nhà yến phát tán ra môi trường xung quanh nhà yến (đặc biệt là khu vực xung quanh lỗ thu chim).

4. Mô hình nhà yến óng khói, giếng trời còn giúp tạo thêm một luồng gió khá tốt giúp chim yến dễ dàng bay lượn trong nhà yến (nếu anh chị để ý thì chim yến rất thích bay ngược chiều gió (tạo lựu nâng tốt và dễ dàng bay lượn kiếm mồi), Việc bay cùng chiều gió giúp chim bay xa và nhanh hơn (nhưng nó chỉ áp dụng trong những không gian lớn) trong những ngày bão chim yến thường bị những cơn gió cuốn đi rất xa. Nhưng trong môi trường nhà yến nhỏ đặc biệt là phòng lượn tạo được luồng gió nâng là khá quan trọng và mô hình nhà yến ống khói, giếng trời phát huy được điều này.

(Tuy nhiên hiện nay mô hình phòng lượn thẳng bị bịt kín ở trên mái phòng lượn tạo nên hiện tượng tụ khí và không khí đối lưu qua lỗ thu chim rất thấp, chính vì thế Lộc Bụt tin chắc rằng trong thời gian tới, những mô hình nhà yến tiếp theo sẽ mở thêm giếng trời ở trên nóc phòng lượn để phát huy hiệu quả của nó.)

Chúc mọi người thành công.

Có thể bạn quan tâm