Nhiệt độ và nuôi chim yến ở miền bắc.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nuôi chim yến ngoài miền bắc có được không?
Nuôi chim yến ngoài miền bắc có được không?

Xin chào mọi người, hôm nay Lộc Bụt xin mạo muội viết một bài về vấn đề nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến chim yến và nuôi chim yến ngoài miền bắc có được không?

Vấn đề nhà yến được xây dựng ngoài bắc không còn quá xa lạ với cộng đồng nuôi chim yến, có những bằng chứng cho thấy có rất nhiều nhà yến thành công. Tuy nhiên, vẫn còn một câu chuyện gây tranh cải là nuôi chim yến ngoài bắc khi thời tiết mùa đông giá lạnh chim yến có chết không?. 

Hãy cùng Lộc Bụt tìm câu trả lời nhé.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề "nhiệt độ ảnh hưởng đến chim yến như thế nào?".

Lộc Bụt xin dựa vào một công trình nguyên cứu về các nhà yến ở miền bắc (đươc công bố trên mạng internet để nói về điều này).

 Hiện nay, chim yến đã mở rộng khu vực sinh sống của chúng ra tận miền bắc Việt Nam, nơi có khí hậu 4 mùa rỏ rệt, đặc biệt là có mùa đông lạnh, có những năm nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ và kéo dài trong nhiều ngày. Điều nay thật sự là không phù hợp với nhiều loại chim trong đó có chim yến.

Nhiệt độ lạnh còn làm cho lượng côn trùng giảm, khiến cho việc tìm kiếm thức ăn cho chim yến càng trở nên khó khăn hơn.

Vậy nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến chim yến nuôi trong nhà:

Bảng thống kê tỷ lệ chim yến chết theo nhiệt độ.
Bảng thống kê tỷ lệ chim yến chết theo nhiệt độ.

 Bảng trên đây là bảng thống kê tỷ lệ chim yến chết theo nhiệt độ môi trường. Kết quả bên trên cho thấy nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn đến chim yến. Trong khoảng nhiệt độ từ 15 đến 39 độ C không phát hiện thấy chim yến chết trong nhà yến. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới 15 độ C thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng chim yến chết. Nhiệt độ càng giảm thì chim yến chết càng nhiều và nếu xuống dưới 7 độ C hầu như 100% chim yến sẽ chết.

Theo một thống kê cơ bản của một vài nhà yến ở miền bắc năm 2016 cho thấy: 

Tại Hải Phòng, ngày 24/01 nhiệt độ là 7 oC, có những nơi nhiệt độ hạ xuống thấp nhất tới 4,2 oC chim yến tại các nhà nuôi đã có dấu hiệu chết hàng loạt. Tại Thanh Hóa, ngày 23/01 nhiệt độ ban ngày 14 oC, nhiệt độ ban đêm là 10 oC chim yến chưa chết. Sáng ngày 24 đến ngày 25/01 nhiệt độ giảm xuống 6 oC có một nửa số chim bắt đầu có hiện tượng bu lại trong nhà yến không bay ra ngoài kiếm ăn. Thời tiết ven biển thời gian này, gió cấp 9, cấp 10 nên chim nếu bay ra ngoài cũng có thể bị gió quật chết. Đến ngày 26/01 nhiệt độ ngoài trời tăng lên 7 - 8 oC, các chủ nhà yến đã sử dụng điều hòa và lò sưởi để điều chỉnh nhiệt độ trong nhà yến ở khoảng 17 -19 oC, độ ẩm trong phòng 60 - 62%. Tuy nhiên, qua một đêm lượng chim yến chết trong nhà mất khoảng 80% chỉ còn lại khoảng 20% sống sót. Ngày 27/01 nhiệt độ thời tiết vẫn giữ là 8 oC, điều hòa để nóng 30 oC, lò sưởi để nóng hết công suất nhưng không cứu được, lượng chim chết khoảng 95% chỉ còn 5% còn sống. Tại Thanh Hóa ngày 28/01 khi nhiệt độ môi trường là 80C thì các nhà yến chim chết gần hết. Nhà có số lượng chim nhiều nhất khi chúng tôi đến khảo sát vào mùng 1/1/2017 có số lượng chim khoảng trên 1.000 cá thể thì sau đợt rét đậm, rét hại chỉ còn lác đác 2 đến 3 cá thể bay trong phòng. Nhà yến trước đó có khoảng 300 - 400 cá thể chim yến thì sau đợt rét không còn một cá thể nào. Chim yến có khả năng thích nghi kém với nhiệt độ môi trường sống thấp. Hơn thế với các loài chim bay liên tục, cường độ trao đổi chất lớn, nhu cầu thức ăn cao như chim yến thì chỉ cần một ngày không đi kiếm thức ăn cũng có thể khiến chim chết vì đói. Tập tính của chim yến là bắt mồi khi bay, do đó việc bổ sung thức ăn tĩnh cho chim yến trong nhà yến khi chim không ra ngoài cũng không đáp ứng được.

Quan sát tập tính đi kiếm ăn của chim yến của chúng tôi ghi nhận vào mùa đông nhiệt độ môi trường lạnh 18 - 24 oC chim bắt đầu đi kiếm ăn lúc 6h00 - 7h35, khi nhiệt độ môi trường xuống 10 - 15 oC chim bắt đầu đi kiếm ăn muộn hơn khoảng từ 7h00 - 9h00. Khi nhiệt độ càng giảm, chim yến đi kiếm ăn càng muộn và rải rác. Khi nhiệt độ xuống dưới 10 oC chim sẽ rất hạn chế bay ra ngoài kiếm ăn. Nếu nhiệt độ thấp tiếp tục duy trì, chim không ra ngoài kiếm ăn được sẽ bị dẫn tới chết hàng loạt. Như vậy có thể thấy năm 2016, các nhà yến ở phía Bắc rơi vào tình trạng yến nhà chết hoàn toàn do đợt rét đậm kéo dài bắt đầu từ ngày 22- 30/1/2016. Trong khoảng thời gian rất ngắn là 5 ngày mặc dù các nhà yến ở tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng đã cải tiến lắp thêm điều hòa không khí (Hình 3) hoặc lò đốt hơi nước, lò sưởi để nâng nhiệt độ trong nhà yến nhưng số lượng chim yến ở Thanh Hóa và Hải Phòng vẫn bị chết hàng loạt

Cho đến nay, nhiệt độ môi trường quá lạnh vào mùa đông ở miền Bắc vẫn là một trở ngại hạn chế sự sống sót và phát triển của đàn chim yến nhà. Chim yến ở Thanh Hóa và Hải Phòng đã có sự thích nghi với nhiệt độ lạnh vào mùa đông ở miền Bắc. Nhưng nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 10 oC thì chim không thể chịu đựng được và trong một vài ngày sẽ chết hàng loạt. Vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu để khắc phục nhằm phát triển bền vững quần đàn chim yến nhà ở miền Bắc nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

(nguồn tin được trích dẫn từ bào cáo nhiên cứu khoa học về ảnh hưởng của môi trường đến quần đàn chim yến nuôi trong nhà).

==> Thông qua những phân tích trên đây chúng ta dễ dàng trả lời cho câu hỏi "nuôi chim yến ngoài bắc có được không?". Câu trả lời là được nhưng gặp phải hai vấn đề lớn cần được giải quyết là nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông và vấn đề cung cấp thêm thức ăn cho chim yến.

Nếu bạn có ý định xây dựng nhà yến ngoài miền bắc thì nên tìm cách sưởi ấm (tăng nhiệt độ nhà yến vào mùa đông), đồng thời có các biện pháp tạo côn trùng và cung cấp thức ăn cho chim yến vào mùa đông.


 

 

 


Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5