Chuyên mục: những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến

Lộc Bụt chia sẻ kiến thức về xây dựng vận hành nhà yế miễn phí và các vấn đề liên quan đến nhãn #những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến
Showing posts with label những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến. Show all posts
Showing posts with label những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến. Show all posts

Một số lưu ý khi khai thác tổ yến để tăng đàn và hiệu quả.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Khai thác yến sào hiệu quả và tăng đàn nhanh.
Khai thác yến sào hiệu quả và tăng đàn nhanh.

Khai thác yến sào một chủ đề cứ nghĩ là đơn gian nhưng cũng không đơn giản chút nào. Khai thác yến trong nhà làm sao không ảnh hưởng đến chim yến mà nhà yến vẫn tăng đàn và phát triển.

Hôm nay hãy cùng Lộc Bụt bàn về chủ đề này nhé (đây chỉ là những chia sẻ mang tính cá nhân chỉ là thông tin tham khảo).


Một số lưu ý chung trong quá trình thu hoạch tổ yến mà người nuôi Yến cần biết:
 
✔️ Thời gian thu hoạch tổ yến tốt nhất là khi lượng chim yến đi kiếm ăn thông thường là sau 9h sáng và trước 3h chiều.
✔️ Các hoạt động trong nhà yến cần thực hiện nhanh chóng, an toàn tránh làm sáo trộn nhà yến, đặc biệt là các mùi lạ từ ngoài mang.
✔️ Chỉ khai thác những tổ không có trứng và chim non đã rời khỏi tổ.
 
 
Phương pháp thu hoạch tổ yến sau khi chim non đã rời tổ là phương pháp khai thác yến hiệu quả nhất mà các kỹ thuật nhà yến khuyên dùng.
 
🔻 Phương pháp này giúp nhà yến tăng số lượng bầy đàn nhanh chóng, giảm thiếu đến mức thấp nhấp ảnh hưởng đến bầy đàn chim yến và được xem là giải pháp an toàn hiệu quả và phát triển bền vững nghề dẫn dụ và nuôi chim yến.
 
 
Vậy khai thác theo phương pháp này có ưu nhược điểm gì:
 
 
🔻 Ưu điểm:
- Thu hoạch tổ yến bằng phương pháp này giúp số lượng yến trong nhà của bạn tăng nhanh, nhà yến tăng đàn nhanh chóng, những chu chim yến sẽ tăng lên và tránh tình trạng chim yến non chết trong nhà yến, giúp nhà yến nhanh phát triển cả về số lượng chim yến và số lượng tổ trong thời gian nhanh nhất, khai thác theo cách này cũng sẽ gia tăng được khả năng giử chim yến non ở lại nhà yến.
- Phương pháp này ngoài việc không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chim yến mẹ, nó còn mang ý nghĩa giá trị nhân văn trong nghề nuôi yến.
- Tổ yến dày hơn, nặng hơn do đã hình thành đầy đủ bộ khung.
 
 
🔻 Nhược điểm:
- Thu hoạch tổ yến bằng phương pháp này thường tổ yến bị bẩn hơn do dính nhiều lông, phân của chim non, trứng bể vụn trong quá trình sinh nở. Do đó người mua sẽ vất vả hơn trong việc làm sạch tổ yến.
 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ khá hay về câu chuyện nhà yến thất bại.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Chia sẻ hay về nhà yến thất bại.
Chia sẻ hay về nhà yến thất bại.

Nhà yến thất bại chủ đề muôn thuở trong dẫn dụ và nuôi chim yến. Trong dẫn dụ nuôi chim yến này chắc chắn sẽ có kẻ thắng và người thua, vì chim yến là một loài chim sống tự do, chúng ta không thể chủ động con giống và nguồn thức ăn. Chúng ta chỉ tạo một môi trường thuận lợi cho chúng sinh sản và phát triển tự nhiên.

Hôm nay tình cờ đọc được một chia sẻ khá hay của Nesthouse trong Hội nhà nuôi yến Việt Nam nên chia sẻ lại cho mọi người cùng tham khảo.

Tại sao nhà yến thất bại ?
<>Bài viết được dịch từ loạt bài về nhà yến của chú Harry.
-------------------
1. Tổng quan.
- Ở Malaysia số nhà yến thất bại chiếm 75% - 80%, hoặc nhiều hơn.
- Các nước lân cận cũng chiến tỷ lệ tương tự.
- Một nhà yến không thành công nghĩa là giá trị mà tổ yến mang lại mỗi tháng không đủ để chi trả cho công ty tài chính, đơn vị hỗ trợ vay vốn.
-------------------
2. Tại sao có nhiều nhà yến thất bại.
- Thật ra sẽ không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.
- Chúng tôi chỉ dựa trên những kiến thức thu thập trong quá trình tìm hiểu sự thất bại cũng như tham khảo kinh nghiệm từ những ông chủ nhà Yến.
- Bên cạnh những nhà Yến mới, là những ngôi nhà đã có hàng trăm hoặc nghìn tổ nhưng ngừng sinh sôi sau một thời gian.
- Nếu có cơ hội tham khảo các nhà Yến này, bạn sẽ nhận thấy được lý do mà cả 2 đều thất bại là gần như nhau.
-------------------
3. Vấn đề nổi cộm.
- Nếu xem xét kĩ lưỡng, thì đầu tư nhà yến là ngành đầu tư tài sản đầy rủi ro.
- Những người hoạt động trong lĩnh vực nhà Yến có xu hướng giấu kín bí mật cho riêng mình và chia sẻ chúng là điều cấm kỵ.
-------------------
4. Những yếu tố hạn chế thất bại.
- Có một số điều quan trọng giúp nhà yến của bạn thành công.
+ Chọn đúng vị trí
+ Chọn đúng thiết kế nhà yến.
+ Chọn đúng thiết bị để giảm thiểu rủi ro vận hành cho nhà yến.
+ Tạo các điều kiện sống thuận lợi để chim yến ở lại nhà.
+ Chọn đúng âm thanh bên trong.
+ Chọn đúng âm thanh bên ngoài.
+ Áp dụng một chiến lược tốt để chúng cư trú đông đúc trong nhà của Bạn.
-------------------
5. Cách chọn vị trí.
- Xây nhà yến với mục tiêu là dụ chim của nhà hàng xóm.
+ Những con chim này có thể có trứng và có con.
+ Để thu hút chim vào nhà yến của bạn, trước tiên bạn cần dụ nó bay gần nhà yến của bạn.
+ Lưu ý phạm vi âm thanh tối đa chỉ tầm 1 Km, nên tốt nhất là bạn nên tìm một mảnh đất nằm dưới đường bay của chúng.
+ Thường chúng đi cùng một con đường bay hàng ngày từ khu vực kiếm ăn của chúng trở lại nơi chúng ở.
Làm thế nào để biết đường bay của chúng ?
-------------------
6. Cách chọn vùng đất lý tưởng.
- Nếu tìm thấy một mảnh đất đang bán, Bạn đừng vội mua nó.
- Hãy phát âm thanh kiểm tra tiếng chim “Duress”, đếm số lượng chim Yến xuất hiện phía trên thiết bị.
- Lưu ý âm thanh kiểm tra tiếng chim “Duress” chỉ thu hút chim Yến.
- Chúng sẽ lượn phía trên thiết bị của Bạn một thời gian, cho đến khi chúng hối hả đi tìm thức ăn hoặc trở về nhà.
- Để chắc chắn hơn, Bạn hãy kiểm tra ít nhất 3 lần vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Tốt nhất là sau các trận mưa lớn.
- Khi đã có con số chính xác, Bạn mới tiến hành bước tiếp theo.
-------------------
7. Cách đếm chim bay về nhà.
- Sau khi nhắm được số lượng chim Yến, Bạn có thể thực hiện việc “đếm chim”.
- Mục đích chính của việc này là kiểm tra xem vùng đất có nằm ngay bên dưới đường bay của chúng cũng như số lượng thực sự chúng bay vào mỗi tối.
- Nhớ mang theo giấy, bút để tiện ghi chép.
- Vị trí Bạn ngồi cần đối diện với hướng những con chim đang bay đến.
- Bạn đếm bằng cách tính phút, mỗi phút có bao nhiêu con chim bay lượn trên trời.
- Sau khi hoàn thành, Bạn sẽ kiểm đếm được số lượng thực tế chúng bay phía trên thiết bị.
-------------------
8. Ý nghĩa của việc đếm chim.
- Việc kiểm đếm số lượng chim Yến bay lượn phía trên thiết bị giúp Bạn đánh giá cụ thể vùng chim.
- Số lượng càng lớn thì tỷ lệ chúng bay đến nhà của Bạn càng cao.
- Điều quan trọng nhất ở mỗi chu kỳ sinh sản là chim bố mẹ sẽ bay cùng những con non của chúng. Do đó, nhà yến của Bạn có cơ hội được tiếp xúc với lứa chim này.
- Nếu Bạn đếm được số lượng 1000 con. Sau 4 tháng, trong chu kỳ sinh sản mới số lượng sẽ tăng lên thành 2000 con. Sau đó, có thể 4000 con.
- Trong những năm tiếp theo, số lượng sẽ tăng theo cấp số nhân. Điều đó nói lên rằng, Bạn đã chọn được vị trí tốt để chúng cư trú.
-------------------
9. Tầm quan trọng của nguồn nước.
- Ngoài việc phát âm thanh kiểm tra tiếng chim và kiểm đếm số lượng vào buổi tối thì việc Bạn cần làm nữa là tìm kiếm các nguồn nước xung quanh.
- Bất kỳ ao, hồ chứa, cửa sông, trại nuôi tôm cá…
- Nước không chỉ làm dịu cơn khát của chúng mà còn sản sinh ra côn trùng.
- Hãy tham khảo các bài viết về tập tính kiếm ăn của chim Yến.
- Chúng cần uống nước ít nhất 2 lần mỗi ngày, đều đặn sáng, tối.
- Vào mùa khô, nóng chúng sẽ nhúng ướt phần lông bụng với mục đích mang về nhà làm mát con non.
- Nếu không có sẵn nguồn nước, hãy đào một vài cái ao.
-------------------
10. Khảo sát khu vực có nhà nuôi chim Yến thành công.
- Nếu Bạn biết rằng số lượng nhà nuôi chim Yến thành công nằm gần khu vực của Bạn, Bạn có thể sẽ trúng độc đắc.
- Những nhà Yến thành công này có thể sẽ trở thành nơi cung cấp chim non cho Bạn.
- Nếu những nhà Yến này có 10.000 tổ, trong vòng 12 tháng, Bạn sẽ có ít nhất 60.000 chim non.
- Tất cả những gì Bạn cần là kiến thức về việc thu hút chim Yến đến và ở lại ngôi nhà của Bạn.
-------------------
11. Đất bằng phẳng và đất đồi, núi.
- Đất bằng phẳng có nhiều lợi thế hơn đất đồi, núi.
- Các loài chim có xu hướng chọn đất bằng phẳng để tìm kiếm thức ăn.
- Vào buổi tối, chúng sẽ đến khu vực này để tìm kiếm bữa cuối cùng của ngày.
- Tốt nhất đó là khu vực khép kín của ruộng lúa, ao, hồ hoặc ven sông để xử lý chất thải.
- Xung quanh phải được dọn sạch cây cao.
- Áp dụng quy tắc ngón tay cái, quy luật 50:30:20.
- Nghĩa là: 50% diện tích đất bằng phẳng, 30% đồi núi, 20% nguồn nước.
 
Mong chia sẻ này sẽ giúp ích cho những anh chị đang muốn tìm hiểu và muốn hiểu hơn về dẫn dụ và nuôi chim yến trong nhà. 

Có thể bạn quan tâm

Tắc kè có thể phá nát nhà yến của bạn.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Tắc kè địch hại nguy hiểm nhất bên trong nhà yến.
Xin chào mọi người hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến mọi người một chủ để về địch hại bên trong nhà yến. Việc dẫn dụ chim yến là một công việc đã rất khó khăn rồi nhưng việc bảo vệ thành quả đó cũng khó khăn không kém. Nói về địch hại của chim yến thì có rất nhiều trong đó có tắc kè.

Một con tắc kè một ngày chỉ cần ăn 1 con yến của bạn thì một tháng bạn mất đi 30 con, một năm là 365 con. Còn nếu nhà yến có hai con đực thì con số là x2 lên, nếu nó sinh sản đẻ trong nhà yến của bạn thì đó là một tai họa.

Vậy làm sao để biết tắc kè có trong nhà yến của bạn? 

- Thứ nhất, bạn có thể quan sát và kiểm tra nhà yến thường xuyên qua camera.

- Thứ hai, mỗi lần vào nhà yến khai thác kiểm tra dọn dẹp nếu nhà yến của bạn phát hiện chim yến chết bị mất đầu thì đích thị trong nhà yến của bạn có tắc kè.

Hình ảnh chim yến bị tắc kè ăn mất đầu trong nhà yến.

Phát hiện chim yến chết mất đầu trong nhà yến do tắc kè.
Phát hiện chim yến chết mất đầu trong nhà yến do tắc kè.

Sau khi phát hiện vấn đề này thì chúng ta cần tìm và diệt tắc kè ngay nhé.

- Cách tốt nhất là tìm kiếm kỉ trong các ngóc nghếch trong nhà để tìm diệt.

- Nếu khó khăn quá trong tìm diệt được thì có thể dùng lưởi câu mốc dế treo trong nhà yến.

- Có thể chế dụng cụ bẩy tắc kè cho thêm mồi để trong nhà yến.

Xử lý tắc kè ăn chim yến trong nhà yến.



Có thể bạn quan tâm

Công nghệ rổ tre dẫn dụ chim yến đã có những mô hình áp dụng thành công

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Công nghệ dẫn dụ chim yến bằng rổ tre ở indonesia.
Công nghệ dẫn dụ chim yến bằng rổ tre ở indonesia.

Tre là một trong những vật liệu khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng rất ít người mạnh dạn thử dùng rổ tre hay thanh lam bằng tre làm thanh làm tổ cho chim yến. Vì ngần ngại về mức độ hiệu quả của vật liệu mới này.

Hôm nay tình cờ xem được một mô hình dùng rổ tre để làm thanh làm tổ cho chim yến và thấy được những thành công bước đầu của mô hình này nên chia sẻ cho anh chị cùng tham khảo.

Những mô hình dùng rổ tre làm thanh làm tổ cho chim yến đã áp dụng bên indonesia từ vài năm trước và có những nhà yến đã khá thành công. Với đặc tính là thoáng khí tốt, chim yến dễ dàng đu bám để làm tổ và chi phí khá rẻ.

Hy vọng thời gian tới ở Việt Nam sẽ có những chủ nhà yến mạnh dạn thử nghiệm mô hình này.



Có thể bạn quan tâm

Video về những nhà yến thành công mà bao người ao ước.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nhà yến thành công niềm mơ ước của biết bao chủ nhà yến trong đó có Lộc Bụt.
Nhà yến thành công niềm mơ ước của biết bao chủ nhà yến trong đó có Lộc Bụt.

Hôm nay tình cờ xem được những video về những ngôi nhà yến thành công đã mang lại cho chủ nhà yến nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm (đó là niềm ao ước của biết bao người nuôi yến ở Việt Nam). 

Nuôi yến xứng đáng là nghề khai thác vàng trắng nhưng không phải ai trong nghề cũng thành công.

Nhưng không ai cấm chúng ta nghĩ về một ngày chúng ta cũng được như vậy.


Video hàng ngàn đến hàng chục ngàn con chim yến về nhà yến.


Bên trong nhà yến thì chim yến ở san sát nhìn mà mê.


Cặp chim yến non bên trong nhà yến.

Có thể bạn quan tâm

Cách diệt nấm và mốc gỗ nhà yến cực kỳ rẻ và hiệu quả.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Cách diệt mốc gỗ nhà yến hiệu quả và rẻ tiền.
Cách diệt mốc gỗ nhà yến hiệu quả và rẻ tiền.

Chủ đề nấm và mốc gỗ nhà yến không còn quá xa lạ với các chủ nhà yến và rất nhiều người lay hoay không biết giải quyết thế nào?

- Diệt mốc gỗ có ảnh hưởng đến chim yến không?

- Gỗ mốc vậy dùng gì để diệt.

- Chi phí diệt mốc gỗ có cao không?

.....

Thì hôm nay Lộc Bụt sẽ chia sẻ lại cho mọi người, cách diệt nấm mốc gỗ hiệu quả đơn giản và không ảnh hưởng đến chim yến.

Trên ngành yến này thì có khá nhiều sản phẩm để diệt nấm và mốc cho gỗ nhà yến và giá thành của những sản phẩm này cũng không hề nhỏ, anh chị nào có đủ tiềm lực tài chính thì cứ mua và sử dụng những sản phẩm đó cho an toàn và khỏi lăn tăn.

Còn với cá nhân Lộc Bụt nhà nghèo ít tiền nên tự diệt nấm mốc gỗ nhà yến theo cách của mình (ai tin thì dùng không tin thì bỏ qua).

+ Lựa chọn gỗ, bảo quản gỗ kho trước khi lắp đặt trong nhà yến là khâu phòng ngừa hữu hiệu nhất.

+ Nhà yến cần làm sạch và khử trùng, kiểm tra ẩm mốc trước khi lắp gỗ và thiết bị.

+ Còn không may trong quá trình vận hành thì bị nấm gỗ thì vẫn có cách xử lý là dùng giấm gỗ sinh học (giấm này có mùi khói nhé), nhưng diệt nấm mốc ok lắm.

Lộc Bụt đã thử và thấy ok, chim vẫn ở bình thường mà giá thì rẻ quá rẻ.

Xin lưu ý Lộc Bụt không bán sản phẩm này chỉ là chia sẻ cho anh chị biết (vì đã dùng qua cho những ai cần).

Sản phẩm mua trên shopee giá 90K một lít dùng thả ga: Giấm gỗ sinh học xem ở đây.

Vậy cách dùng nó diệt nấm mốc như thế nào?

1. Lên kiểm tra tình trạng mốc, mốc nhiều thì dùng khò khò cho bớt lông mốc đi (Còn không thì dùng chà sắt chà cho bay lông mốc đi), sau đó xịt dấm gỗ lên nơi bị mốc (lúc trước Lộc Bụt nhúng dẽ lau khổ quá khổ, giờ xịt cho nhanh).

2. Nếu gỗ mốc ít thì xịt dấm gỗ lên luôn 

(tỉ lệ pha thì có trong hướng dẫn của người sản xuất).

3. Sau tuần lên kiểm tra lại nếu mốc nấm gỗ khô đi là ok, còn vẫn còn thì xịt thêm lần nữa.

*** Lưu ý: ***

- Nên xử lý mốc khi chim yến đã đi kiếm ăn nhé, không nên diệt gỗ trong mùa chim non đang nằm tổ và sắp ra ràng.

- Khi xử lý nấm gỗ thì nên mở hết thông gió nhà yến ra cho thông thoáng và phát tán bốt mùi khói của dấm gỗ.

*** Chúc các chủ nhà yến thành công *** (Nói lại đây là chia sẻ trải nghiệm của cá nhân, không đôi co đúng sai).


Có thể bạn quan tâm

Cấu tạo của tổ yến và loại bỏ tạp chất có trong tổ yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Cấu tạo của tổ yến.

Theo Lộc Bụt được biết thì tổ yến gồm 3 phần chính là:

Chân yến (được xem là nền móng của tổ yến), phần chân yến khá dày, sợi yến dai.

Sợi yến là phần đan nên lớp ngoài của tổ yến (gồm những sợi yến dài đan từ chân đến bên này qua bên kia).

Hai phần chân yến và tổ yến có ít tạp chất và dễ loại bỏ tạp chất (lông yến và vỏ trứng).

Sơ mướp là những sợi yến nhỏ mãnh làm lớp đệm bên trong lòng tổ yến (phần này là phần khó nhất để loại bỏ tạp chất vì lông tơ và vỏ chứng khá nhiều.

 


Có thể bạn quan tâm

Mùa dẫn dụ chim yến nhiều nhất trong năm đã đến rồi.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Mùa dẫn dụ chim yến nhiều nhất trong năm đã đến rồi.
Mùa dẫn dụ chim yến nhiều nhất trong năm đã đến rồi.

Xin chào mọi người, vậy là một mùa dẫn dụ chim yến mới đã bắt đầu rồi nhé.

Có rất nhiều anh chị thắc mắc khá nhiều về mùa dẫn dụ nuôi chim yến, nên hôm nay Lộc Bụt viết bài viết này để chia sẻ đến mọi người chủ đề này (những chia sẻ này mang tính chất cá nhân và kiến thức của Lộc Bụt).

1. Dẫn dụ chim yến có mùa (không phải cứ bất máy lên bất kỳ khi nào là dẫn dụ được chim yến). Nhà yến nên bật máy hoạt động vào tháng 3, tháng 4 là thời điểm tốt nhất để dẫn dụ được nhiều chim yến.

2. Mùa chim yến thường rộ nhất vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng năm khi mùa mưa bắt đầu đến, lượng thức ăn dồi dào, lượng chim yến ra ràng cực lớn và những con chim yến ra ràng trước đó cũng đã đủ khả năng bắt cặp và sinh sản.

3. Nhà yến nên xây dựng vào cuối năm hoặc đầu năm, sau đó tiến hành dọn dẹp, rửa nhà yến loại bỏ mùi xi măng, mùi nhà yến mới. Sau đó đi vào hoạt động hiệu chỉnh vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 là hợp lý nhất.


Có thể bạn quan tâm

Con sâu ăn tổ yến trong nhà yến như thế nào

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Sâu ăn yến (nguồn hình ảnh facebook).
Sâu ăn yến (nguồn hình ảnh facebook).

Sâu hay ấu trùng ăn yến không còn quá xa lạ đối với các chủ nhà yến lâu năm. 

Loài sâu này trong nhà yến nào cũng có, đặc biệt là những nhà yến lâu năm phân nhiều, ít phun thuốc diệt địch hại định kỳ.

Những con sâu này chủ yếu sẽ ăn những tổ yến lâu không khai thác (tổ yến từ hai mùa trở lên), chúng thường ăn phần sơ mướp của tổ yến và ị ra những hạt phân đen trên tổ yến.

Những tổ mà nhiều mùa chưa khai thác thường có rất nhiều con sâu này, chúng sẽ ăn những tầng dưới của tổ yến.

Làm sao để loại bỏ sâu ăn yến?

Để diệt chúng 100% là không thể, chúng ta nên phun thuốc diệt địch hại trong nhà yến định kỳ.

Dọn dẹp phân nhà yến để nhà yến thông thoáng, sạch sẽ (đối với nhà yến bầy đàn lớn).

Tổ yến nên khai thác sau mỗi mùa để hạn chết sự phát triển của sâu ăn yến.

 

Có thể bạn quan tâm

Hai loại thuốc quan trọng trong vận hành nhà yến thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Hai loại thuốc quan trọng cần có khi vận hành nhà yến.
Hai loại thuốc quan trọng cần có khi vận hành nhà yến.

Xin chào các anh chị, liên quan đến việc vận hành nhà yến.

Hôm nay, Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị "hai loại thuốc quan trọng và cần có trong vận hành nhà yến".

Đó là thuốc fedona (nếu không có thì có thể dùng hantox-200) dùng để phun định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần trên sàn và tường nhà yến chống kiến, gián, mạt và các côn trùng có hại cho chim yến. Đây đều là những loại thuốc không mùi nhưng hiệu quả cao rất được các chủ nhà yến thành công tin dùng. (lưu ý: anh chị nên phun thuốc sau khi đã khai thác tổ yến xong để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của tổ yến).

Loại thuốc thứ hai đó là bả diệt chuột, Lộc Bụt thường dùng là bả storm. Một loại bả có tác dụng khá tốt trong công tác diệt và dự phòng chuột bên trong nhà yến. Bả này không làm cho chuột chết ngay mà sẽ làm cho chúng bị mất nước dần dần và chết giúp hạn chế phần nào hiện tượng chuột chết trong nhà yến. (cách dùng thì khá đơn giản các anh  chị chỉ cần rải những hạt này xung quanh nhà yến và bên trong nhà yến).

Những loại thuốc này dễ dàng mua tại các tiệm thuốc thú y hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Còn không có nữa thì anh chị có thể đặt hàng trên shopee hoặc lazada.

Link fedona, bả storm trên shopee: 


Có thể bạn quan tâm

Nhà yến mới có ít tổ có nên khai thác không.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Tổ yến lâu không khai thác bị sâu ăn.
Tổ yến lâu không khai thác bị sâu ăn.
 

Các chủ nhà yến mới đặc biệt là những nhà yến ít chim rấ hay phân vân vấn đề nên để hay khai thác tổ yến. Theo kinh nghiệm cá nhân Lộc Bụt đúc rút ra là các chủ nhà yến mới nên khai thác sau khi chim yến ra ràng cho dù nhà yến có ít hay nhiều tổ (có thể 2 mùa chim khai thác 1 lần, còn nhà yến nhiều tổ nhiều chim thì khi chim yến ra ràng nên khai thác tổ).

Tại sao vậy?

  1. Khai thác tổ sau khi chim ra ràng cho tổ đẹp và chất lượng tổ tốt hơn. 2. Để tổ quá lâu sẽ sinh ra hiện tượng sâu ăn tổ yến, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ và chim yến non (có một số nhà yến còn phát sinh thêm mạt). 3. Khai thác tổ giúp chim yến làm tổ tốt hơn trong những vụ mùa sau.

Khai thác như vậy thì chim yến có đi mất hay không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người mới nuôi chim yến.

Theo Lộc Bụt là khai thác tổ chim yến sẽ không đi nhé mọi, người nó vẫn ở lại nhà yến tiếp tục làm tổ sinh sản.

Chim yến đã sinh sản là chim yến chắc chắn ở trong nhà yến của bạn, nó chỉ đi khi nhà yến bị phá hoặc bị các tác động mệnh như thiên địch, địch hại...

 


Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện về mốc gỗ nhà yến và những điều cần lưu ý.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Mốc gỗ nhà yến và những điều cần lưu ý.

Xin chào mọi người, chúc mọi người một ngày nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị một câu chuyện về gỗ thanh làm tổ nhà yến và những điều cần lưu ý.

Còn nhớ lần đầu tiên Lộc Bụt làm nhà yến cũng đắn đo và phân vân về nên dùng thanh làm tổ nào cho nhà yến (thấy mọi người chia sẻ nào là đá, gỗ, lam bê tông...), nhưng rồi cuối cùng tựu lại một câu là dùng gỗ (Lộc Bụt thấy nó nhiều ưu điểm hơn tất cả các loại thanh làm tổ khác). Tuy nhiên, gỗ chỉ có một khuyết điểm lớn nhất là rất hay bị mốc gỗ nếu gỗ bị lại ẩm (hoặc bị nhiễm mầm bệnh).

Lần đầu tiên Lộc Bụt làm nhà yến cũng bị mốc gỗ trắng, có nhiều nơi bị mốc đen  (lúc đó cũng khá lo lắng nhưng khi sau khi dùng giấm gỗ để xử lý thì không còn thấy nấm mốc quay lại và chim yến vẫn làm tổ bình thường. Anh chị có thể tham khảo bài viết "Cách diệt nấm mốc bằng giấm gỗ sinh học".

Sau lần đầu tiên đó Lộc Bụt đã rút ra được rất nhiều bài học trong vấn đề dùng thanh lam bằng gỗ. Hôm nay muốn chia sẻ đến cho các anh chị quan tâm (đây không phải là lời khuyên mà chỉ là chia sẻ mang tính chất cá nhân).

Trước khi đi vào chi tiết Lộc Bụt sẽ kể câu truyện trước nhé: Vấn đề gỗ được lưu kho tại nơi bán và trong quá trình vận chuyển như thế nào, chủ nhà yến rất khó kiểm soát nhưng từ khâu gỗ đến nhà yến thì chủ nhà yến có thể hoàn toàn kiểm soát được. Do làm nhà yến lần đầu tiên và tính nôn nóng, nhà yến chưa được khô ráo hoàn toàn, Lộc Bụt đã cho nhập gỗ về, hình như là đưa gỗ về vào khoảng tháng 9 (như anh chị cũng biết những tháng này các tỉnh tây nguyên mưa rất nhiều và độ ẩm trong không khí lớn). Thế là gỗ bị lại ẩm, cùng với việc nhà yến chưa khử mốc khử trùng mà đã mang gỗ vào (vì không có chổ để) nên đã bị nhiễm nấm mốc từ đó. Thế là chỉ sau hơn 1 tháng gỗ được đóng lên bị mốc gỗ hơn 40%. Lúc đó cực kỳ lo lắng và hoang mang lên mạng tìm đủ cách diệt mốc gỗ (nhưng phải chọn lọc và đắn đo không biết làm cách này đúng không, rồi khử thế chim yến có ở không? ). Cuối cùng thì cũng tìm được cách và rút ra rất nhiều bài học đắt giá.

 Sau đây là những lưu ý trước khi đóng thanh làm tổ nhà yến.

1. Trong quá trình sản xuất thanh lam làm tổ nhà yến chắc chắn người sản xuất đã xấy gỗ để gỗ tránh bị nấm mốc, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển và lưu kho thì gỗ rất dễ lại ẩm. Không ai đảm bảo rằng trong quá trình vận chuyển và lưu kho gỗ vẫn giữ được độ ẩm như mong muốn.

2. Sau khi gỗ được tập kết đến nhà yến, gỗ được sắp xếp ở những khu vực độ ẩm cao, bị ướt hoặc nhiễm nấm mốc....

3. Có rất nhiều khâu để gỗ bị lại ẩm hoặc nhiễm nấm mốc.

4. Nhà yến chưa được xử lý kỉ trước khi đóng thanh làm tổ.

5. Gặp những điều kiện không tốt từ môi trường.

.....

Sau đây là một số ý kiến các nhân của Lộc Bụt để hạn chế đến mức thấp nhất vấn đề mốc gỗ.

1. Gỗ sau khi tập kết đến nhà yến nên chọn những nơi khô ráo thoáng và sạch sẻ để bảo quản gỗ.

2. Nếu có nhân lục thì có thể đem phơi gỗ trước khi lắp lên nhà yến.

3. Nhà yến nên khử trùng, khử nấm mốc và đặc biệt là phải để cho nhà yến khô ráo hoàn toàn mới lắp gỗ.

4. Cần kiểm tra kỹ vấn đề thấm tường sản trước khi đóng gỗ nhà yến.

5. Khi đóng thanh làm tổ nhà yến vào mùa mưa thì điều này cần phải được xem trọng hơn nữa.

6. Chọn nguồn gỗ chất lượng ưu tín là điều nên làm.


Có thể bạn quan tâm

Cách phân biệt các tiếng chim yến phát ra bên trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Phân biệt các tiếng chim yến trong nhà yến.
Phân biệt các tiếng chim yến trong nhà yến.

Xin chào các anh chị, hôm nay có thời gian rảnh làm một video phân biệt các tiếng chim yến bên trong nhà yến. Nó không thực sự đầy đủ nhưng cũng mong là thông tin hữu ích cho các anh chị tham khảo trong vấn đề âm thanh nhà yến.

1. Tiếng chim yến định vị (khi chim yến bay vào không gian tối chúng thường phát ra những tiếng tạch tạch, đó là tiếng định vị bên trong nhà yến), khi đi vào bên trong nhà yến lúc cúp điện bạn rất hay nghe âm thanh này.

2. Tiếng chim yến con đòi ăn: tiếng này vào mùa chim non chúng ta nghe rất nhiều và lộc bụt cũng có một video quay lại cảnh những con chim yến đòi ăn sẽ như thế nào. Anh chị có thể xem bài viết "tiếng chim yến đòi ăn trong nhà yến".

3. Tiếng chim yến bố mẹ (chim yến bố mẹ cũng phát ra những âm thanh riêng giúp chúng giao tiếp với nhau).

4. Tiếng âm thanh chim yến giao phối, tiếng chim yến gọi bạn tình..... (Chưa cập nhật).

Bài viết này chưa thực sự đầy đủ vì kiến thức còn hạn chế, nếu anh chị có đóng góp xin comment bên dưới. 

 


Có thể bạn quan tâm

Chìa khóa bắt bệnh mọi nhà yến chưa thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Một vài chìa khóa giúp bắt bệnh của một căn nhà yến đang gặp phải.
Một vài chìa khóa giúp bắt bệnh của một căn nhà yến đang gặp phải.

Xin chào mọi người lại là em Lộc Bụt đây, hôm nay em xin chia sẻ đến mọi người một chủ đề mà chắc rất nhiều các anh chị đang dẫn dụ chim yến gặp phải.

Nhưng trước khi bước vào chia sẻ này, Lộc bụt xin nhắc lại đây chỉ là những chia sẻ mang tính cá nhân dựa trên những trải nghiệm của bản thân về nghề dẫn dụ và nuôi chim yến. 

Bây giờ hãy cùng Lộc Bụt tìm hiểu về những vấn đề hay gặp phải và rất nhiều câu hỏi khi bắt đầu vận hành nhà yến.

Chắc chắn nếu anh chị đang nuôi chim yến sẽ ít nhất 1 lần trong quá trình dẫn dụ và nuôi chim yến đặt ra.

1. Tại sao chim yến không đến chơi quanh nhà yến của mình?

2. Tại sao chim yến có đến chơi mà không bay vào nhà yến?

3. Chim yến có bay vào phòng lượn dạo chơi nhưng không vào phòng ở?

4. Chim yến có vào phòng ở nhưng không ở lại qua đêm?

5. Chim yến ở lại qua đêm nhưng không chịu làm tổ?

Từ năm vấn đề trên chúng ta hãy cùng giải thích và đưa ra những cách giải quyết nó, Nó cũng chính là những chìa khóa và thứ tự ưu tiên giải quyết từ 1 đến 5 khi nhà yến chúng ta gặp vấn đề. (Chúng ta sẽ loại bỏ những chìa khóa quan trọng khi quyết định đầu tư nhà yến nhé như vùng chim, thiết kế xây dựng, .... vì những vấn đề này Lộc Bụt chia sẻ rất nhiều trong website này rồi). Bây giờ chúng ta giải quyết những vấn đề khi nhà yến đã hoạt động và phát sinh vấn đề (mặc nhiên nhà yến nằm trong vùng có chim).

Đầu tiên, chim yến không đến, không phản ứng gì với nhà yến, nguy hiểm hơn là không có bất kỳ một con chim yến nào bén mãng lượn quanh nhà yến của bạn (tùy vào từng mùa trong năm mà chim yến sẽ phản ứng với nhà yến của bạn khác nhau, có những mùa chim yến chơi nhà yến rất nhiều khung thời gian sáng, trưa, chiều... nhưng cũng có những mùa chim yến chỉ chơi quanh nhà yến có hai khung thời gian chính là sáng sớm và chiều tối). Nếu vấn đề này xảy ra thì xin đảm bảo gần như 100% âm thanh bên ngoài nhà yến của bạn không phù hợp hoặc không thu hút. Nhiệm vụ của bạn là hãy tìm kiếm những âm thanh phù hợp hơn (điều kiện đầu tiên trong dẫn dụ chim yến là âm thanh). Vậy âm thanh này lấy từ đâu, các anh chị dễ dàng tìm kiếm những âm thanh dụ yến trên cách trang mạng xã hội, internet các hội nhóm hoặc anh em nuôi yến trong nghề hoàn toàn miễn phí hoặc có phí. (tới đây rất nhiều anh chị thắc mắc rằng vậy âm thanh nào là tốt nhất, Lộc Bụt xin nói luôn là trong ngành yến này không có một âm thanh nào là tốt nhất mà chỉ có âm thanh phù hợp nhất, một âm thanh phù hợp cho nhà yến này chưa chắc đã phù hợp cho nhà yến khác, vấn đề âm thanh là một vấn đề nan giải trong dẫn dụ và nuôi chim yến).

Thứ hai, khi anh chị đã có một âm thanh phù hợp và đã có chim chơi quanh nhà yến nhưng lại gặp phải vấn đề chim yến chỉ chơi bên ngoài mà không muốn bay vào bên trong nhà yến. Điều nay thường xảy ra là do hướng lỗ thu chim chưa đúng, các anh chị cần nghiên cứu hướng bay của chim yến, đặc biệt là hướng bay về của chim yến lúc chiều muộn, hướng chim yến bay về từ hướng nào thì miệng hang chính ở hướng đó. Ngoài ra anh chị còn quan tâm thêm vấn đề cường độ âm thanh, cường độ âm thanh nhà yến quá lớn cũng khiến cho chim yến ngại bay vào nhà yến (không có một mô típ nào trong vấn đề chỉnh cường độ âm thanh mà các anh chị nên chủ động thay đổi và quan sát phản ứng của chim).

Thứ ba, đó là chim yến đã vào nhà yến nhưng không ở lại qua đếm. Trong vấn đề này thì có hai vấn đề nhỏ là chim yến chỉ chơi ở phòng lượn mà ít vào phòng ở và chim yến có vào phòng ở nhưng không ở lại qua đêm. Nếu chim yến dạo chơi quanh phòng lượn rồi đi ra thì chúng ta nên xem xét vấn đề cản trở đường bay của chim yến, vấn đề cửa vào phòng ở và các vách ngăn. Còn nếu chim yến đã vào phòng ở mà ít ở lại qua đêm thì anh chị nên quan tâm đến âm thanh ru chưa hấp dẫn và đảm bảo các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mùi sinh cảnh...

Vấn đề cuối cùng là chim yến ở lại qua đếm nhưng không chịu làm tổ. Vấn đề này có thể là do chim yến ở trong nhà yến còn quá non chưa sẵn sàng làm tổ, bắt cặp hoặc là do ván làm tổ có vấn đề. Thanh làm tổ của chim yến khó cho nó du bám, đậu (lời khuyên là nên lắp thêm xốp, mút để chim yến dễ đu bám). Mẹo dùng thêm xốp mút này còn giúp chim yến non làm tổ nhanh hơn và khẳng định lẫn thổ.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ mang tính chất cá nhân của Lộc Bụt và bất chợt nghĩ ra, nó chắc chắn là chưa đầy đủ nhưng hy vọng củng là nguồn tham khảo hữu ích cho mọi người. 

Cảm ơn các anh chị đã đọc hết bài viết này!

Có thể bạn quan tâm

Thiết kế lỗ thu chim nhà yến chính xác và đúng cách.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Lỗ thu chim nhà yến.
Lỗ thu chim nhà yến.

Lỗ thu chim nhà yến hay còn gọi với cái tên thân thương là miệng hang nhà yến. Là một trong những thành phần quan trong của một nhà yến. Lỗ vào của chim yến là nơi giao nhau giữa hai không gian bên ngoài và bên trong nhà yến, nơi mà các con chim yến bắt buộc phải bay qua để vào tham quan bên trong nhà yến. Không ít người đang tìm hiểu hoặc mới tham gia vào nghề dẫn dụ và nuôi chim yến rất lúng túng trong việc thiết kế một miệng hang cho nhà yến. Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị một vài tiêu chí quan trọng khi thiết kế miệng hang nhà yến.

1. Đầu tiên đó là kích thước của lỗ thu chim. Kích thước miệng hang lý tưởng là kích thước mà không quá rộng và cũng không quá hẹp làm sao giúp chim yến bay lượn một cách thoải mái, làm sao ổn định được ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng gió ra vào nhà yến. Nếu lỗ thu chim quá hẹp chim yến sẽ khó ra vào nhà yến (đặc biệt nhà yến có nhiều chim). Nếu lỗ thu chim quá rộng thì ánh sáng sẽ vào nhiều, gió và các yếu tố môi trường dễ ảnh hưởng đến nhà yến. Kích thước chuẩn mà rất nhiều nhà yến đang áp dụng là 80 cm x50 cm. Việc thiết kế miệng hang còn phụ thuộc vào luồng chim đi lại và kích thước của phòng lượn.

2. Hướng chính của lỗ thu chim là hướng mà những con chim yến bay về vào buổi chiều tối. Ví dụ rất nhiều địa phương ở Việt Nam chim yến thường bay từ đồng sang tây, chúng thường quay về nhà yến theo hướng tây, chính vì thế hướng chính của miệng hang sẽ là hướng tây (sẽ tạo thuận lợi kêu gọi và thu hút chim yến).

3. Miệng hang nhà yến cần đặt cách vách và trần phòng lượn ít nhất là 50 cm, một miệng lỗ quá gần sẽ cản trở đường bay của chim yến, nhiều khi còn gây ra hiện tượng chim yến va vào tường hoặc trần nhà. Khi miệng hang quá gần tường hoặc trần nhà cũng gây ra hiện tượng miệng hang khá nóng điều này cũng không tốt cho chim yến khi muốn bay vào nhà yến.

6. Phía trước lối vào của chim yến nên thông thoáng để chúng dễ dàng bay lượn và nhìn thấy được lỗ vào. Tốt nhất miệng hang nên hướng đến các khoảng không rộng như đồn điền, ruộng lúa, sông, hồ...

Giống nhứ một số nhà yến sào lâm đồng, yến sào gia lai, yến sào daknong, yến sào nha trang, yến sào khánh hóa... họ thường để lỗ thu chim theo hai hướng là hướng đông, nam hoặc tây nam.

Trên đây là toàn bộ tiêu chí để thiết kế một miệng hang chuẩn cho nhà yến, chúc các anh chị thành công.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao chim yến chỉ bay vào và bay ra khỏi phòng lượn nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Chim yến chỉ bay vào và bay ra ngay lập tức.
Chim yến chỉ bay vào và bay ra ngay lập tức.

Trong nghề nuôi chim yến này có rất nhiều chủ nhà yến thắc mắc rằng sao nhà yến của mình chim yến chỉ bay vào phòng lượn và bay ra mà không bay xuống dưới các phòng ở của chim yến. Có rất nhiều người lý giải rằng thời gian ban đầu chim yến sẽ tham quan dạo sau một thời gian chúng sẽ tự khắc bay vào sâu hơn trong nhà yến. Suy nghĩ này không sai nhưng chúng cũng không hoàn toàn đúng. Những con chim không muốn bay xuống dưới phòng lượn sẽ có một số nguyên nhân sau:

1. Phòng lượn của bạn quá nhỏ.

Đây là một vấn đề khá phổ biến với những nhà yến cải tạo từ nhà củ hoặc những nhà yến có diện tích nhỏ. Kích thước phòng lượn quá nhỏ làm cho chim yến không thoải mái trong một khoảng không gian trật hẹp, chúng cần có thời gian để làm quen. Chính vì thế mà trong kỹ thuật xây dựng nhà yến chúng ta nên dành một khoảng không gian đủ lớn ở phòng lượn (kích thước phòng lượn phải lớn hơn 4x4m). Còn nếu điều kiện không cho phép thì chúng ta cần tạo một khoảng dài đủ lớn từ cửa thu chim đến vách đối diện là 4m, chiều ngang có thể nhỏ hơn. 

Chim yến khi bay vào phòng lượn, đặc biệt là những con chim yến mới thường có xu hướng chuyển động tròn trong khoảng không khoảng 4x4m chính vì thế một không gian nhỏ hơn sẽ làm cho chúng cảm giác không thoải mái và chúng sẽ bay ra khỏi nhà yến.

2. Lỗ lao xuống quá hẹp hoặc bị cản trở.

Có rất nhiều nhà yến được thiết kế thu hẹp khoảng không gian lao xuống của chim yến cũng là một nguyên nhân khiến cho chim yến không xuống sâu bên dưới nhà yến. Tốt nhất là phòng lượn nên là một khối thống nhất, có kích thước tối thiểu 4x4 cả bên trên và bên dưới (hạn chế tối đa các vật cản đường bay của chúng.

3. Không có âm thanh kéo chim (âm dẫn) hoặc âm dẫn không đủ lớn để kéo chim:

Âm thanh dẫn kéo chim trong phòng lượn cũng hết sức quan trọng và nó cần có đủ âm lượng để lôi kéo chim yến xuống nhà yến. Chức năng chính của âm thanh dẫn (âm thanh kéo) là dẫn đường cho chim yến vào sâu bên trong nhà yến. Nếu âm thanh kéo không thực sự hấp dẫn hoặc đủ mạnh thì chim yến chỉ có xu hướng chơi quanh khu vực khu vực miệng hang mà không bay xuống bên dưới nhà yến. 

Trong âm thanh kéo, âm thanh dẫn chúng ta cần quan tâm đến ba điều chính là âm thanh kéo thu hút, bố trí loa hợp lý và âm lượng đủ lớn để thu hút chim.

4. Sự hiện diện của những kẻ săn mồi:

Những kẻ săn mồi cũng là nguyên nhân khiến chim yến không vào sâu trong nhà yến. 

5. Bố trí và thiết kế đường bay của chim yến (thuận theo tự nhiên). 

Chúng ta không thể nào bắt ép con chim bay theo suy nghĩ của chúng ta mà chúng ta phải thiết kế bố trí cửa, vách ngăn của chim yến theo ý thích của chúng. 

((Chúc các anh chị thành công trong dẫn dụ và nuôi chim yến)).

Có thể bạn quan tâm