Câu chuyện về mốc gỗ nhà yến và những điều cần lưu ý.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Mốc gỗ nhà yến và những điều cần lưu ý.

Xin chào mọi người, chúc mọi người một ngày nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị một câu chuyện về gỗ thanh làm tổ nhà yến và những điều cần lưu ý.

Còn nhớ lần đầu tiên Lộc Bụt làm nhà yến cũng đắn đo và phân vân về nên dùng thanh làm tổ nào cho nhà yến (thấy mọi người chia sẻ nào là đá, gỗ, lam bê tông...), nhưng rồi cuối cùng tựu lại một câu là dùng gỗ (Lộc Bụt thấy nó nhiều ưu điểm hơn tất cả các loại thanh làm tổ khác). Tuy nhiên, gỗ chỉ có một khuyết điểm lớn nhất là rất hay bị mốc gỗ nếu gỗ bị lại ẩm (hoặc bị nhiễm mầm bệnh).

Lần đầu tiên Lộc Bụt làm nhà yến cũng bị mốc gỗ trắng, có nhiều nơi bị mốc đen  (lúc đó cũng khá lo lắng nhưng khi sau khi dùng giấm gỗ để xử lý thì không còn thấy nấm mốc quay lại và chim yến vẫn làm tổ bình thường. Anh chị có thể tham khảo bài viết "Cách diệt nấm mốc bằng giấm gỗ sinh học".

Sau lần đầu tiên đó Lộc Bụt đã rút ra được rất nhiều bài học trong vấn đề dùng thanh lam bằng gỗ. Hôm nay muốn chia sẻ đến cho các anh chị quan tâm (đây không phải là lời khuyên mà chỉ là chia sẻ mang tính chất cá nhân).

Trước khi đi vào chi tiết Lộc Bụt sẽ kể câu truyện trước nhé: Vấn đề gỗ được lưu kho tại nơi bán và trong quá trình vận chuyển như thế nào, chủ nhà yến rất khó kiểm soát nhưng từ khâu gỗ đến nhà yến thì chủ nhà yến có thể hoàn toàn kiểm soát được. Do làm nhà yến lần đầu tiên và tính nôn nóng, nhà yến chưa được khô ráo hoàn toàn, Lộc Bụt đã cho nhập gỗ về, hình như là đưa gỗ về vào khoảng tháng 9 (như anh chị cũng biết những tháng này các tỉnh tây nguyên mưa rất nhiều và độ ẩm trong không khí lớn). Thế là gỗ bị lại ẩm, cùng với việc nhà yến chưa khử mốc khử trùng mà đã mang gỗ vào (vì không có chổ để) nên đã bị nhiễm nấm mốc từ đó. Thế là chỉ sau hơn 1 tháng gỗ được đóng lên bị mốc gỗ hơn 40%. Lúc đó cực kỳ lo lắng và hoang mang lên mạng tìm đủ cách diệt mốc gỗ (nhưng phải chọn lọc và đắn đo không biết làm cách này đúng không, rồi khử thế chim yến có ở không? ). Cuối cùng thì cũng tìm được cách và rút ra rất nhiều bài học đắt giá.

 Sau đây là những lưu ý trước khi đóng thanh làm tổ nhà yến.

1. Trong quá trình sản xuất thanh lam làm tổ nhà yến chắc chắn người sản xuất đã xấy gỗ để gỗ tránh bị nấm mốc, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển và lưu kho thì gỗ rất dễ lại ẩm. Không ai đảm bảo rằng trong quá trình vận chuyển và lưu kho gỗ vẫn giữ được độ ẩm như mong muốn.

2. Sau khi gỗ được tập kết đến nhà yến, gỗ được sắp xếp ở những khu vực độ ẩm cao, bị ướt hoặc nhiễm nấm mốc....

3. Có rất nhiều khâu để gỗ bị lại ẩm hoặc nhiễm nấm mốc.

4. Nhà yến chưa được xử lý kỉ trước khi đóng thanh làm tổ.

5. Gặp những điều kiện không tốt từ môi trường.

.....

Sau đây là một số ý kiến các nhân của Lộc Bụt để hạn chế đến mức thấp nhất vấn đề mốc gỗ.

1. Gỗ sau khi tập kết đến nhà yến nên chọn những nơi khô ráo thoáng và sạch sẻ để bảo quản gỗ.

2. Nếu có nhân lục thì có thể đem phơi gỗ trước khi lắp lên nhà yến.

3. Nhà yến nên khử trùng, khử nấm mốc và đặc biệt là phải để cho nhà yến khô ráo hoàn toàn mới lắp gỗ.

4. Cần kiểm tra kỹ vấn đề thấm tường sản trước khi đóng gỗ nhà yến.

5. Khi đóng thanh làm tổ nhà yến vào mùa mưa thì điều này cần phải được xem trọng hơn nữa.

6. Chọn nguồn gỗ chất lượng ưu tín là điều nên làm.


Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5