Xây dựng nhà yến thành công cần đảm bảo những yêu cầu sau.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Mô hình xây dựng nhà yến hoàn chỉnh kích thước 5x12m.
Mô hình xây dựng nhà yến hoàn chỉnh kích thước 5x12m.
Xây dựng nhà yến dẫn dụ chim yến còn khá xa lạ với mọi người cách đây chục, hai chục năm còn bây giờ nghề dẫn dụ chim yến nuôi trong nhà không còn quá xa lạ với mọi người. Nó là một nghề đã mang lại giá trị kinh tế cao cho rất nhiều người và cũng mang đến những quả đắng cho rất nhiều người.

Có rất nhiều mô hình xây dựng nhà yến hiện nay, mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm. Nhưng cái cốt lõi nhất là dựa vào túi tiền của chủ nhà yến mà chọn mô hình cho phù hợp, đừng nghe ai đó vẽ rồng vẽ rắn rồi cắn răng làm theo mà không biết kết quả như thế nào (Các anh chị nên biết rằng họ đếm m ăn tiền thêm một m là tăng thêm tiền nhưng chi phí khác tăng không bao nhiêu), vì vậy hãy giử cái đầu tỉnh táo, nắm chắc kiến thức, mất lòng trước được lòng sau (giử lại vài chục % không nghĩa lý gì với việc bạn phải bỏ ra cả mớ tiền nhưng nhà yến không thành công, chỉ có bạn là người ngậm trái đắng). Lời khuyên thực sự dành cho các bạn, đừng vay tiền ngân hàng để làm nhà yến vì các khoản vay đều là vay ngắn hạn, trong khi xây dựng nhà yến cần đầu tư dài hạn (đó là cái bẩy tài chính rất nhiều chủ nhà yến đang mắc phải). Vay thì phải trả lãi nhà yến chưa có thu cũng phải trả lãi, còn chi phí vận hành nhà yến nữa, nhiều khi chim chưa có gia chủ đã ngã gục vì gòng không nỗi.

Nếu có ít tiền thì làm mô hình ít tiền, làm vì đam mê trước, học hỏi kinh nghiệm sau này tích lũy đủ tiền, đủ kiến thức rồi tự mình tự quyết định thất bại tự chịu, thay vì giao phó cho người khác.

Dù nhà yến ít tiền hay nhiều tiền thì nên nhớ khảo sáy thật kỹ nơi định xây dựng nhà yến nhé, sau đó là xây dựng nhà yến đảm bảo các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh, mùi sinh cảng nhà yến, ánh sáng, đối lưu không khí nhà yến.


Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành yến phát triển muộn, nhưng lại sở hữu một loài chim yến tổ trắng tuyệt vời. Như bên malaysia hay indonesia còn tồn tại thêm loài chim yến tổ đen hiệu quả kinh tế không cao.

Mặc dù ngành nếu thành công sẽ mang đến cho bạn một nguồn thu lớn, nhưng nó đòi hỏi bạn phải chịu khó tìm tòi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm và một chút may mắn.

Môi trường thích hợp cho nhà yến:

Dù có muốn hay không thì chim yến là một loài động vật hoang dã, rất khó nuôi nhốt. Trước đây chúng thường sinh sống ở các hang động và những nhà yến bị bỏ hoang lâu năm ít người qua lại. Vì vậy mà khi xây dựng nhà yến người ta cũng mô phòng theo điều kiện môi trường của hang động với mong muốn chim yến sẽ sinh sống và làm tổ nhiều trong môi trường nhà yến mới. Chúng ta không phải là con chim yến không thể biết nó thích gì nhưng chúng ta biết có những hang yến nhà yến rất nhiều chim và có những hang yến, nhà yến rất ít chim hoặc chim không ở. Vì vậy, mà các nhà nghiên cứu đã dùng các nghiệp vụ, máy móc thiết bị đo đạc để mong muốn tìm ra những thông số tham chiếu trong những hang động, nhà yến nhiều chim để nhân rộng ra.

Bài viết này cũng chỉ dựa vào những nghiên cứu khoa học trước đây để giới thiệu cho các anh chị mong là nguồn thông tin tham khảo hữu ích.

Những yếu tố bên ngoài nhà yến thúc đẩy chim yến tìm tới là nguồn thức ăn và nguồn nước (nên trong các lời khuyên nên xây dựng nhà yến gần các đồn điền, sông, ao hồ lớn, những cánh rừng nơi tập trung nhiều côn trùng làm nguồn thức ăn cho chim yến). Hôm trước có một anh nói một câu mà Lộc Bụt thấy cũng khá đúng (những nơi nào tập trung nhiều bãi rác thì nơi đó có nhiều chim yến, vì bãi rác có nhiều côn trùng).


Còn bên trong nhà yến thì quan tâm đến nhiệt độ không khí, vận tốc không khí, độ ẩm và cường độ ánh sáng (ngoài ra còn có âm thanh và mùi). Theo các nghiên cứu thì nhiệt độ thích hợp cho chim yến sinh sống là 25 đến 35 độ C (tuy nhiên ngưỡng nhiệt độ tốt nhất là từ 27 đến 29 độ C). Nếu nhiệt độ cao trên 30 độ C sẽ làm cho nước bọt tiết khi khi làm tổ nhanh khô từ đó khiến tổ bị co, bẹp. Nếu nhiệt độ dưới 25 độ C sẽ khiến chim yến khó làm tổ.

Độ ẩm trong nhà yến có thể giao động từ 75 đến 95%, tuy nhiên ngưỡng độ ẩm tốt nhất cho chim yến sinh sản và phát triển tốt là 80 đến 90% (môi trường tốt được đo đạc trong các hang động nhiều chim yến). Nếu độ ẩm tương đối dưới 80%, hình dạng của tổ sẽ bị ảnh hưởng, vì tổ khô hơn và độ dính kém hơn, tổ sẽ bị mỏng hơn và dễ dàng rơi vở. Ngoài ra, nếu độ ẩm quá cao, tổ sẽ có màu vàng nhạt và giảm giá trị của tổ yến.

Còn về cường độ ánh sáng trong nhà yến thì theo Lộc Bụt tìm hiểu được thì không nên vượt quá 2 lux, ngưỡng tốt nhất là 0.01 đến 0.02 lux. Chim yến thích môi trường tối vì chúng cảm giác được an toàn tránh các kẻ săn mồi, chính vì thế mà khả năng định vị bằng tiếng vang trong bóng tối của chúng phát triển.

Tiếp theo là cần nghiên cứu bức xạ mặt trời ở vùng cần xây nhà yến để xác định hướng nhà cho phù hợp, làm sao cho diện tích tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là thấp nhất. Vì thế từ nay các anh chị đừng có rập khuôn hướng xây dựng nhà yến nữa nhé, cứ quan sát và chọn hướng nhà cho phù hợp. Còn nếu tin vào phong thủy thì có thể xem hướng tài lộc, tài thần cho hên nhé (đùa chút thôi).

Thông gió đối lưu không khí trong nhà yến cũng rất quan trọng giúp mang không khí tươi mới vào nhà yến và giảm bớt khí độc trong nhà yến.

Chia sẻ hoài chia sẻ mãi thì cũng lanh quanh những yếu tố đó khi xây dựng nhà yến thôi, đó là những lý thuyết cơ bản nhất để có môi trường tốt trong nhà yến, còn đi vào thực hiện thì mỗi người mỗi khác, mỗi ứng dụng khoa học kỹ thuật khác nhau. Miễn làm sao tối ưu hóa được nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đối lưu không khí.



Chúc anh chị thành công trong nghề xây dựng nhà yếndẫn dụ nuôi chim yến.

Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5