Xây dựng nhà yến bao nhiêu năm thì thu hồi vốn?

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Xây nhà yến sau bao nhiêu năm sẽ thu hồi được vốn?...

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và đặt ra, và cũng rất khó tìm ra câu trả lời chính xác. Sau đây tôi sẽ cung cấp một số thông tin để các anh chị nào có dự định xây nhà yến tham khảo thêm trước khi quyết định đầu tư xây dựng nhà yến. 



1. Khi đầu bỏ vốn đầu tư vào bất cứ việc gì, mọi người cũng ai cũng đặt mục tiêu về hiệu quả kinh tế mang lại trong tương lai. Hiệu quả đầu tư vào nhà yến được tính như như thế nào?... Là thu nhập từ bán tổ yến - (trừ) chí phí đầu tư, quản lý, vận hành nhà yến chứ sao nữa... Vậy để đi đến quyết định đầu tư bạn phải xác định được "thu nhập" (doanh thu) và "chi phí" của nhà yến. 

2. Trước hết phải khảng định rằng xây nhà yến là một kênh đầu tư dài hạn, thu nhập bao nhiêu năm thì chi phí cũng phải phân bổ cho chừng đó năm mới hợp lý, đúng phỏng các anh chị?... Vậy tại sao mọi người lại cứ phải xoắn lên đòi 5 năm, 7 năm thu hồi vốn?... Vấn đề tôi sắp đề cập dưới đây cũng chỉ là quan điểm, góc nhìn cá nhân, lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế đem lại trên vốn đầu tư để xem xét lựa chọn. 

3. "Đầu tiên"?... nói về chi phí cái đã, giả định bạn có lô đất trị giá 300 triệu, dự định xây nhà yến 300m2 trị giá 1 tỷ đồng, khi nhà yến đi vào hoạt động bạn tốn thêm tiền điện, tiền nước, chi phí thay thế, sửa chữa thường xuyên thiết bị hư hỏng, vv... và mây mây... Vậy chi phí phân bổ bình quân một năm là bao nhiêu?... Giả sử căn nhà yến của bạn được xây dựng bằng bê tông, cốt thép có tuổi thọ 40 năm, thì chi phí khấu hao nhà cửa tính bình quân là 25 triệu/năm; Nguồn vốn 1 tỷ của bạn là tiền đi vay thì bạn phải trả lãi ngân hàng tính bình quân 10%/năm là 100 triệu; nếu là vốn tự có thì bạn cũng phải tính như vậy, nếu ko tính vậy thì mắc gì xây nhà yến, bạn đem tiền đó gửi ngân hàng lấy tiền lời 5-6%/năm cho nó khỏe; tiền điện, nước, sửa chữa thường xuyên tạm tính 25tr/năm... Như vậy tổng chi phí của bạn trung bình là 150tr/năm (đó là tôi chưa tính giá trị sinh lời của đất). 

4.Thu nhập của nhà yến ở mức trung bình là bao nhiêu?... Ở đây tôi lấy thông tin từ nhà yến của một anh bạn tại Bình Phước(vùng này chim khá tốt từ trước 2017) xây dựng cách đây 5 năm (nhà phát triển ở mức trung bình khá) như sau: Năm đầu chưa có thu, Năm thứ hai được khoảng 2kg Năm thứ ba khoảng 7kg Năm thứ tư 15kg Năm thứ năm 36kg Tổng sản lượng thu trong 5 năm đầu 60kg, tính giá bình quân 20tr/kg = 1,2 tỷ. Tổng thu 5 năm: 1,2 tỷ Tổng chi phí phân bổ cho 5 năm: (5x150tr) = 750tr Tổng lời: 450tr. ( b.quân 90tr/năm) Như vậy sau 5 năm hoạt động, xét về mục tiêu thu hồi vốn thì chủ nhà này đã thu hồi xong; xét về lợi nhuận thực thì chủ nhà này lời 90tr/năm (đó là chưa tính tiền lãi 100tr/năm, nếu đầu tư bằng vốn tự có). Từ năm thứ sáu trở đi sản lượng đã tương đối nhiều, các bạn tự tính nhé, hiện tại nhà này thu bình quân 6kg/tháng. 

5. Đó là thông tin về một nhà yến được xây dựng cách nay 5 năm còn hiện tại thì sao?... Với tốc độ tăng trưởng nhà yến chóng mặt như hiện nay thì bạn đừng có mơ sau 5 năm, 7 năm sẽ thu hồi được vốn như anh chủ nhà tôi vừa đề cập ở trên, vì sao?... Bạn hãy tính tốc độ tăng trưởng của đàn chim và tốc độ tăng trưởng của nhà yến là biết liền. 

Theo lý thuyết thì mỗi năm một cặp yến sinh sản 3 lần, mỗi lần đẻ 2 trứng và nở được 6 con, tăng những gấp 3 lần. (Đó là tôi đang kể cua trong lỗ đó bạn, bạn hãy tỉnh lại đi...) Theo tôi một cặp chim bố mẹ đẻ, ấp và nuôi được 3 con chim trưởng thành trong một năm đã là đạt tỷ lệ cao lắm rồi (vì bạn phải loại trừ trứng ung, chim non chết, rồi chim bị bẫy, và đâu phải cặp nào cũng đẻ đều 3 lứa, mỗi lứa được 2 trứng, rồi những nhà full chim chủ nhà lấy trứng tận thu tổ theo mùa vụ). Những con chim non mới ra đời, thì những con chim già yếu cũng phải về với tổ tiên, ông bà nhà nó chớ!... Vậy thì bạn phải trừ bớt đi vài con chết vì già nữa chứ..., tính ra vậy là một cặp chim tăng thêm có 01 con/năm (tăng 50%). Một số tài liệu nói là tốc độ tăng trưởng bầy đàn chim yến khoảng 30%. Vậy tình hình phát triển nhà yến những năm qua ra sao?... 

Trong khoảng thời gian 3 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng của nhà yến tăng phi mã, trong các tỉnh thành cả nước trong phạm vi bán kính chừng 5km đã có vài chục căn nhà yến (trong đó nhà yến cũ khoảng hơn hai chục căn, còn lại là nhà yến mới). Sản lượng tổ yến của tất cả các nhà trong khu vực ước chừng 1.000kg/năm (trong đó có một số nhà hoạt động lâu năm, sản lượng gần 20kg/tháng). Tình hình phát triển của những nhà yến mới xây dựng trong khu vực như sau: những nhà mở máy khoảng khoảng đầu năm 2017 trở về trước cơ bản là thuận lợi (khoảng trên dưới 30 căn), một số nhà sau một năm đã có vài ba trăm tổ, nhà bình thường như nhà tôi năm đầu cũng được 100 tổ, những nhà mở máy sau thời gian này gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều nhà xây vài tỷ mà cả năm mới có 5-10 con về ở. Một số nhà nằm cách nhà full chim khoảng 1-2 km trở lại hàng ngày chim bay về qua rất nhiều nhưng nghe âm chim nó ngó lơ và chả phản ứng gì, sửa tới sửa lui cũng bó tay.com vì ko thể cụ chim đã trưởng thành từ nhà chim của họ. 

Đó là tình hình trong khu vực, còn rộng hơn nữa thì sao?... Theo một số thông tin (chưa được kiểm chứng) tính đến khoảng đầu năm 2019 cả nước đã có khoảng 11.000 căn nhà yến, và hiện tại trào lưu xây dựng nhà yến ở nhiều địa phương vẫn còn đang phát triển mạnh, riêng nhiều khu vực đã có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều người có dự định xây nhà yến nhưng thấy hàng xóm méo mặt nên từ bỏ ý định luôn. Anh bạn tôi lỡ bỏ ra gần 2 tỷ xây nhà (không kể tiền đất), sửa tới, sửa lui đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy bóng chim tăm cá nơi đâu...phải mời các chuyên gia có kinh nghiệm từ HHYS về tư vấn..và có khởi sắc tuy nhiên bạn tôi chấp nhận chờ đợi và gặt hái thành quả sau vài năm. Vậy tại sao một số người có rất nhiều nhà yến (cả năm sáu chục căn) mà vẫn tiếp tục đầu tư xây nhà yến, chả nhẽ họ u mê?... 

Xin trả lời rằng đó là cách chơi của những bậc cao thủ, họ có nhiều tiền và cũng rất thông minh, họ lấy thu nhập từ căn này đầu tư làm căn khác, và họ đầu tư rất bài bản, kỹ lưỡng, kinh nghiệm đầy mình, phía sau lưng họ còn có cao thủ chống lưng nữa, khả năng thất bại của họ rất thấp. Một câu hỏi nữa là tại sao các tài phiệt bản địa như Anh Vượng, Chị Thảo... không đầu tư vào lĩnh vực này?... 

Xin thưa rằng đầu tư vào món này tốc độ xoay vòng vốn rất chậm, và đây là một kiểu kinh doanh thụ động, mà họ thì có nhiều kênh đầu tư khác (giải thích vậy ko biết có ổn ko nhé?...) 

Hy vọng rằng những thông tin ít ỏi này sẽ giúp ích được cho các anh, chị ít nhiều trước khi quyết định đầu tư làm nhà yến.


(Nguồn trích từ bài viết của anh Duy Khiêm).

Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5