Đặc tính sinh học của loài yến nuôi trong nhà bạn cần biết phần 2

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tiếp tục một câu nói "muốn thành công thì phải nên học hỏi", muốn nuôi yến trong nhà thành công thì phải hiểu đặc tính sinh học của chim yến.

Bài viết hôm nay "Lộc Bụt sẽ chia sẻ đến anh chị đặc tính sinh học của loài chim yến cần biết phần 2".

Chim yến nuôi trong nhà.
Chim yến nuôi trong nhà.


Chim yến nuôi trong nhà là chim yến tổ trắng nó khác với loài chim yến đảo sống trên các đảo của Việt Nam (yến hồng xám).

Loài yến nuôi trong nhà có chiều dài thân từ 10 đến 16 cm, loài yến đảo hơi lớn hơn một chút.
Trọng lượng chim có trọng lượng từ 12,4 đến 18 g, sải cánh từ 12 đến 15 cm;  trọng lượng từ 8 đến 18 g.

Chim yến nuôi trong nhà có lưng nâu phớt đen, bụng xám hoặc nâu và đặc biết là có đuôi chẻ đôi không sâu.

Âm thanh chim yến phát âm thanh ríu rít với tần số cao. Chúng thường phát ra tiếng kêu lách cách để dò đường vào ban đếm có tần số từ 2 - 8 KHZ. Chim yến sống theo bầy đàn vì vậy chúng bị thu hút bởi tiếng kêu của đồng loại bao gồm âm thanh bầy đàn, âm thanh báo nơi có thức ăn, âm thanh báo nơi ở, âm thanh trống gọi mái và ngược lại, âm thanh tiếng chim mẹ và chim con. Vì vậy chúng ta đã lợi dụng tập tính này để dụ chim yến vào nhà yến.

Chim yến trong nhà do được chăm sóc tốt và có điều kiện vô thuận lợi nên có thể khai thác từ 3 - 4 tổ 1  năm, còn chim yến đảo chỉ 2 tổ 1 năm.

Một đôi chim yến có thể sinh sản 3 lứa một năm, mỗi lức thường có 2 con. Như vậy khả năng tăng đàn của chim yến có thể từ 2 đến 3 lần một năm. Tuy nhiên, sản lượng tăng đàn thực tế có thể cao hoặc thấp hơn túy thuộc vào nguồn thức ăn và điều kiện tự nhiên.

Chim yến nuôi trong nhà thường có tuổi thọ 12 năm.

Chim yến ăn các loài có cánh, chân đốt như kiến cánh, chuồn chuồn, ruồi, muỗi... Chúng chỉ đớp mồi trên không trung không thể mổ thức ăn trên mặt đất. Chim yến thường kiếm ăn ở những nới có ao hồ, đồng cỏ, vườn cây ăn quả hoặc các khu chợ, bãi rác, trang trại nuôi gia súc.

Chim yến có khả năng định vị rất tốt và có tính định cứ, chúng chỉ rời khỏi nơi đã sinh sống khi gặp nguy hiểm hoặc mất chổ ở.

Chim yến nuôi trong nhà có tập tính bầy đàn, căn nhà yến thành công nhất được khảo sát có đến 80 con một m2.

Theo các báo cáo nghiên cứu mới đây chim yến thường kiếm ăn ở độ cao 50 km, nhưng có thể bay xa đến 250 km. Chim yến thường lợi dụng các luồng gió để có thể bay xa hơn, vận tốc bay trung bình khoảng 40 km/h. Vận tốc bay tối đa lên đến 130 - 160 km/h.

- Yếu tố vi khí hậu thích hợp cho nơi ở của chim yến là: nhiệt độ 28 +-3 độ C; độ ẩm tương đổi 80 +- 5%; ảnh sáng 0,02-0,2 Lux. Cần có độ thông thoáng khí nhất định nhưng không được có gió lùa mạnh. Đây là các yếu tố cần thiết tuân thủ cho việc xây dựng nhà nuôi chim yến nếu không muốn thất bại.

- Chim yến khá nhậy bén với các mùi vị. Chúng ưa thích mùi nhà cũ, mùi tổ yến và các sản phẩm phân giải của tổ yến, của đồng loại, mùi nhà có phân yến cũ, Chúng sợ mùi nhà mới, mùi động vật gây hại, mùi hóa chất lạ, mùi khói, thuốc nổ, hơi người…

- Chim yến không có khả năng đậu trên các cành cây, dây điện; không có khả năng đi, nhảy như gà, chim bồ câu. Chân chúng tiêu giảm chỉ còn khả năng bấu bám vào một số vật liệu như dơi và khi bay phải lấy đã bằng cách thả mình rơi tự do một khoảng cách thường là 2m (với chim non). Vật liệu bấu bám, làm tổ phải có độ nhám, độ mềm, mùi vị nhất định. Vì thế không phải vật liệu nào cũng có thể làm thanh làm tổ cho chim yến.

- Tổ yến (yến sào) được làm bằng nước bọt của chim yến. Sau mỗi lần đẻ, lứa sau chim yến lại làm một cải tố mới. Nếu ta không lấy tổ cũ đi, nơi ở chật trội, chim làm tổ mới chồng chất lên tổ trước rồi đẻ trứng. Nhưng tổ lưu cữu sẽ làm phát triển bọ mạt, có thể cắn đốt làm chim con phải bỏ ra, rơi khỏi tổ và chết. Đây là điều rất quan trọng, khác với chăn nuôi động vật hoang dã khác như nuôi gấu lấy mật, nuôi trăn, cá sâu lấy da, thịt... Việc lấy tổ yến không những không gây đau đớn, làm hại động vật mà còn có ích cho chim con.

- Chim yến cho đến nay được xác định là không mắc cúm gia cầm H5Nl. Có lẽ vì trong thành chim yến phần nước bọt có nhiều axit sialic, có tác dụng kết dính vào các thụ thể có chức năng bám dính vào các tế bào vật chủ mới của virus cúm, khiến chúng không bám dính được và truyền vật liệu thông tin vào tế bào mới. Tính chất này chính là nguyên nhân làm cho y học cổ truyền phương đông nhận xét tổ yến có khả năng giúp tăng sức đề kháng, phòng bệnh cúm và một số bệnh tật khác và là cơ sở cho y học hiện đại nghiên cứu chế ra các loại thuốc chống cúm thế hệ mới. Như vậy có thể nói nuôi chim yến không sợ lây truyền cúm gia cầm. Nhưng theo nguyên lý phòng dịch trong chăn nuôi, các khu nuôi chim yến tập trung vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch thú y, cách xa khu dân cư một cự ly nhất định, tránh sự giao thoa, ảnh hưởng bệnh dịch giữa người và chim.

- Chim yến trong tự nhiên chỉ phân bố ở Đông Nam Á; nay được nuôi bán hoang dã trong nhà trên quy mô công nghiệp ở ASEAN và không bị cạnh tranh bởi các quốc gia ngòai khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5