Nguyên nhân tổ yến nhỏ và cách khắc phục

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Tổ yến trắng sạch trong nhà yến.
Tổ yến trắng sạch trong nhà yến.

Xin chào mọi người có bao giờ mọi người có câu hỏi "tại sao có những tổ yến nhỏ trong nhà yến hay không?" nếu có thì bài viết này bạn nên đọc để có cái nhìn khách quan và biết được nguyên nhân tại sao có những tổ yến nhỏ trong nhà yến của bạn và cách khắc phục chúng.

Như chúng ta đã biết chim yến là một loại chim đặc biệt chỉ có mặt chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên vàng trắng này. Chim yến làm tổ yến sào bằng nước bọt trong mùa giao phối, chim yến mắt gần 8 tuần để hoàn thành một chiếc tổ yến. Một tổ yến sào được xem là hoàn hảo khi những sợi yến to, đặc và dài tinh khiết ít lẫn các tạp chất khác. Nước bọt của chim yến có màu trong nhưng khi tiếp xúc với không khí nó sẽ chuyển sang màu trắng đục. Tổ yến màu trắng là tổ yến đạt chuẩn và tốt nhất (những tổ yến có màu khác lạ là do nhiễm nitrit, tạp chất).

Để chim yến tiết nước bọt dễ dàng và tạo ra những chiếc tổ yến hoàn hảo, yêu cầu quan trọng nhất đó là điều kiện phòng làm tổ phải có độ ẩm tối ưu. Chim yến là loài chim thích nơi ẩm ướt theo một nghiên cứu tại các hang có yến sinh sống thì hang ướt sẽ có lượng chim yến ở nhiều hơn hang khô. Nếu phòng làm tổ của chim yến có độ ẩm tốt sẽ giúp chúng dễ dàng tiết nước bọt, sợi yến sẽ to và dài hơn, quá trình làm tổ các sợi nước bọt được đan lại với nhau và khô từ từ.

Vì vậy, điều kiện độ ẩm là cực kỳ quan trọng với nhà yến trong quá trình làm tổ của chim yến.

Vậy để có những chiếc tổ hoàn hảo trong nhà yến của mình chúng ta phải làm gì và nguyên nhân nào khiến cho tổ yến nhỏ trong nhà yến:

1. Độ ẩm nhà yến dưới 80%.

Như các tài liệu nghiên cứu thì độ ẩm tối ưu trong nhà yến là từ 80 đến 90%, Nếu dưới mức 80% được xem là chưa tối ưu còn trên 90% thì quá dư ẩm dễ gây mốc, thối.

Để duy trì độ ẩm cho nhà yến thì chúng ta có thể dùng máy tạo ẩm, sử dụng các hồ nước nhân tạo trong nhà yến... những cái này thì ai cũng biết cả.

2. Nhiệt độ trong nhà yến.

Rất nhiều chủ nhà yến chủ yếu tập trung vào độ ẩm mà quên mất yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tổ yến hoàn hảo, nhiệt độ quá nóng khiến cho việc mất ẩm nhanh, khiến cho chim yến khó tiết nước bọt, tổ yến cũng khô nhanh giòn, co lại.

Chính vì thế duy trì nhiệt độ ổn định khoảng 28 đến 29 độ C trong nhà yến là tuyệt vời.

Cái này thì phải thiết kế phần thô nhà yến tốt, sử dụng các vạch liệu chống nóng một cách hiệu quả. Một nguyên tắc cực kỳ đơn giản là những vật liệu chống nóng màu càng sáng sẽ cách nhiệt tốt hơn màu tối.

3. Chim yến mới làm tổ lần đầu.

Chim yến mới trưởng thành sẽ làm tổ kém hơn chim yến lâu năm. Tuyến nước bọt chưa lớn lắm, kinh nghiệm là tổ chưa nhiều nên việc tạo ra một chiếc tổ nhỏ chưa hoàn hảo là điều bình thường. 

Đây là điều hết sức bình thường việc chúng ta là chờ đợi cho chim yến phát triển trưởng thành và làm tổ đẹp hơn ở những lần sau.

4. Nguyên nhân tổ yến nhỏ do chủ nhà yến.

Việc chúng ta khai thác tổ yến trước thời hạn, không có kế hoạch và không quan tâm đến chu kỳ sinh sản của chim yến. Tổ yến chim đang làm và mới hoàn thành thường trắng và ít tạp chất như lông, phân, vỏ trứng. Việc khai thác tổ trong giai đoạn này sẽ đem đến những mã hàng đẹp có giá nhưng lại ảnh hưởng đến chim yến rất nhiều (phát triển không bền vững), chim yến đang trong giai đoạn làm tổ  hoặc sắp đẻ trứng mà bị lấy mất tổ làm cho chúng bị sốc chúng phải nhanh chóng làm lại chiếc tổ mới khiến cho tổ yến nhỏ hơn và kém hoàn hảo. 

Vì vậy, việc khai thác tổ yến phải dựa vào chu kỳ sinh sản của chim yến, chu kì sinh sản của chim yến mỗi nhà yến, mỗi khu vực mỗi mùa sẽ khác nhau. Chính vì thể chủ nhà yến nên quan sát và theo dõi nhà yến để có kế hoạch khai thác tổ tốt nhất cho nhà yến của mình.

 

Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5