Xây nhà yến mà sai lầm như thế này thì còn đúng cái nịt

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Lỗi thiết kế cửa ra vào phòng ở của nhà yến.
Lỗi thiết kế cửa ra vào phòng ở của nhà yến.

Xin chào mọi người lại là em Lộc Bụt đây.

Hôm nay tình cờ xem được hình ảnh về một ngôi nhà yến có thiết kế cửa vào phòng ở cực kỳ sai lầm, đây được xem là một trong những lỗi cơ bản nhất trong xây dựng nhà yến mà chúng ta tuyệt đối không nên mắc phải.

Có rất nhiều chủ nhà yến khi xây dựng nhà yến của mình cứ nghĩ rằng đóng được thật nhiều gỗ, tạo được nhiều không gian làm tổ chi chim yến là sẽ có nhiều chim, nhiều tổ từ đó rút đi rất nhiều không gian cho chim yến bay lượn (đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà những chủ nhà yến thiếu kinh nghiệm hay mắc phải).

Có những chủ nhà yến đặc biệt là những chủ nhà yến xây dựng nhà yến có kích thước khiêm tốn. Họ thường cố gắng ăn gian giảm bớt diện tích phòng lượn để tăng thêm diện tích phòng ở cho chim yến, đó là một trong những tai hại có thể ảnh hưởng cực kỳ lớn cho nhà yến sau này. Phòng lượn cần có diện tích tối thiểu là 4x4m (to hơn càng tốt 5x5m) để cho chim yến có không gian thoài mái bay lượn và hạ cánh xuống những phòng ở thấp hơn. Phòng lượn là không gian chuyển tiếp giữa không gian rộng lớn bên ngoài và không gian trật hẹp bên trong nhà yến, mọi người càng cố gắng ép không gian phòng lượn thì càng làm cho chim yến khó đi vào phòng ở (từ cái lợi vài m2 diện tích phòng ở mà phá vở cả một căn nhà yến).

Nói đến đây chắc chắn có nhiều anh chị nói thằng Lộc Bụt biết cái gì nhà tao phòng lượn có 4x2 mét hoặc 3x3m chim vẫn vào và ở. Điều đó hoàn toàn đúng một căn nhà yến cho dù có kém cõi như thế nào thì cũng phải có chim yến ở (chứ không thể nào nói nhà yến hoạt động 2, 3 năm mà không có con chim nào). Nhưng một nhà yến có phòng lượn nhỏ sẽ khiến cho việc tăng đàn và phát triển nhà yến chậm hơn thậm trí là thưa thớt. Những nhà yến có phòng lượn nhỏ mà có chim yến ở khá nhiều là do chủ nhà yến thiết kế được cửa ra vào phòng hợp lý nên chim yến vẫn dễ dàng bay vào (nhưng nhà yến đó chỉ có 1 tầng thôi, chứ xây 2 tầng phòng dưới không có chim). Những nhà yến này thì chim yến chỉ một cách là bay thằng một mạch từ bên ngoài đến phòng ở luôn (không có không gian bay đảo, vòng trong phòng lượn).

Bên trên là mới nói đến diện tích phòng lượn, chúng ta nên tạo không gian phòng đệm này đủ khoảng không gian cho chim yến bay lượn (thà hy sinh một chút diện tích phòng ở để tạo phòng lượn thông thoáng cho chim yến bay lượn). Sau phòng lượn thì tiếp tục chúng ta nói đến cửa ra vào phòng ở của chim yến.

Cửa vào phòng ở của chim yến bố trí sai làm ngôi nhà bị thất bại.
Cửa vào phòng ở của chim yến bố trí sai làm ngôi nhà bị thất bại.

 Nhìn vào hình bên trên mọi người dễ dàng nhận thấy chủ nhà yến này có các sai lầm cơ bản sau:

- Chiều cao nhà thì thấp nhưng muốn có nhiều sàn cho chim yến ở (tăng diện tích đóng gỗ và nghĩ sẽ có nhiều chim yến)(ông bà ta xưa có câu tham thì thâm - câu này đúng với nhà yến này). Theo cá nhân của Lộc Bụt một sàn của nhà yến cũng nên cao trên 2,5 m (tốt nhất và tối ưu chi phi nhất là từ 2,8 đến 3,5 m), chiều cao này lý tưởng cho đối lưu không khí và không gian bay lượn cho chim yến.

- Chiều cao nhà yến thấp không phải là sai lầm tai hại nhất của nhà yến này mà là thiết kế bố trí cửa vào phòng ở của chim yến (đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhà yến này ít chim), chim yến là một loài chim bay (không phải là loài chui dưới đất) mà chủ nhà yến này lại làm một cửa vào phòng chim yến ở sát dưới sàn nhà (điều này làm trái với quy luật tự nhiên bạn bắt một con bay trên trời phải chui ở dưới đất, ai chịu nỗi). Thứ hai khoảng cách chiều cao giữa lối vào và thanh làm tổ quá lớn, chim yến khi bay vào nhà yến chúng có xu hướng tìm những thanh làm tổ để đậu và cảm nhận sự an toàn. Còn với nhà yến này nếu chim yến chui vào xong nó cảm giác một không gian vô định trong bóng tối, kèm với việc mất độ cao đột ngột thì chắc chắn sẽ bay ra ngoài ngay). 

Theo Lộc Bụt nghĩ chủ nhà yến này thiết kế cửa vào phòng thấp như vậy với mong muốn giảm ánh sáng trong nhà yến, nhưng nó đã phản tác dụng.

Một bố trí cửa vào phòng chim yến tốt nhất là cách mặt dưới thanh làm tổ khoảng 20 đến 30 cm là hợp lý.

Còn việc bố trí cửa vào phòng ở chổ nào bên trái, bên phải hay ở giữa tùy thuộc vào việc bạn thiết kế lỗ thu chim ở đâu.

Trên đây là một vài chia sẻ mang tính chất cá nhân của Lộc Bụt về một nhà yến được chia sẽ trên mạng, mọi người có ý kiến đóng góp xin cứ comment bên dưới.







Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5