Tại sao những nhà yến mới thường hay bị mốc gỗ.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Gỗ nhà yến bị nấm mốc.
Gỗ nhà yến bị nấm mốc.

  1. Nếu nhà yến của bạn đang xây dựng.
  2. Nếu nhà yến của bạn sắp đi vào các khâu hoàn thiện cuối cùng để đưa nhà yến vào hoạt động.
  3. Nếu bạn đang tìm hiểu về nghề nuôi chim yến.
  4. Nếu bạn quyết định dùng gỗ làm thanh lam tổ cho chim yến.

Thì bài viết này dành cho bạn và hãy đọc nó để phòng ngừa được phần nào đó những nguy cơ bị nấm mốc gỗ khi đưa nhà yến vào hoạt động.

Đối với những nhà yến dùng thanh lam làm tổ bằng gỗ thì không còn quá xa lạ với vấn đề thanh lam làm tổ của chim yến bị nấm mốc đặc biệt là những nhà yến mới đi vào hoạt động. Gỗ bị nấm mốc ảnh hưởng rất lớn đến khả năng dẫn dụ chim yến của một nhà yến.

Sau đây, Lộc Bụt xin đưa ra một số nguyên nhân khiến nhà yến của bạn bị mốc gỗ.

1. Do điều kiện thời tiết: Thời tiết nóng ẩm mưa nhiều khiến cho nấm mốc có điều kiện thuận lợi để phát triển.

2. Nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến cao (phun ẩm nhiều) dẫn đến gỗ bị lại ẩm sinh ra nấm mốc.

3. Gỗ làm thanh lam nhà yến không được xử lý kỉ, không được xẽ sấy đúng quy cách.

4. Gỗ bị lại ẩm hoặc nhiễm nấm mốc trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

5. Vệ sinh nhà yến không tốt.

6. Phun ẩm quá nhiều tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển

....

Nói đến nguyên nhân gây ra mốc gỗ thanh lam nhà yến thì nhiều, nhưng tựu trung lại chỉ có hai nguyên nhân chính là độ ẩm và nguồn gây nấm mốc.

Vì vậy, Lộc Bụt xin mạo muội đưa ra một số bước thực hiện để tránh bị mốc gỗ trong quá trình đưa nhà yến vào hoạt động.

1. Đảm bảo nguồn gỗ thanh lam nhà yến đã được bảo quản và xử lý tốt. (trước khi lắp gỗ có thể thực hiện phơi nắng lại để đảm bảo gỗ khô và loại bỏ nấm mốc).

2. Thực hiện bố trí không gian bên trong nhà yến tốt tạo cho chim yến cảm giác an toàn.

3. Thực hiện các bước vệ sinh nhà yến, phun xịt nước rửa nhà yến, phun xịt khử trùng khử khuẩn, thuốc trị nấm mốc, khử mùi xi măng nhà yến mới trước khi lắp đặt thanh làm tổ và thiết bị.

4. Đảm bảo nhà yến khô hoàn toàn (đặc biệt là phần trần nhà trước khi lắp gỗ).

(Lộc Bụt đã bắt gặp rất nhiều chủ nhà yến chủ quan, vệ sinh nhà yến rất sơ sài hoặc không phun xịt rửa nhà yến, khử mùi khử khuẩn, chỉ vệ sinh phần nền nhà tường và không thực hiện vệ sinh phần trần nơi lắp thanh làm tổ, không để nhà yến khô hẵn và theo dõi thấm dột của nhà yến).

Nếu nhà yến không khô hẵn độ ẩm vẫn còn nhiều trong tường, trần và sàn rất dễ phát sinh hơi ẩm gây lại ẩm thanh làm tổ nhà yến.

5. Sau khi lắp đặt xong thiết bị nhà yến thì tiến hành lau dọn một lần nữa chỉ dọn dẹp phần sàn nhà (không phun nước rửa tường hoặc sàn nhà nữa nhé), nếu kỷ hơn có thể dùng máy hút hoặc máy thổi thổi bay những mùn cưa còn xót lại trên thanh làm tổ, lau lại thanh lam làm tổ một lần nữa.

6. Phun thuốc khử trùng, khử khuẩn và đặc biệt là thuốc chống nấm mốc ở phần sàn và tường. (quá trình này có thể lặp lại vài lần để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn nấm mốc).

7. Có thể thực hiện khử mùi nhà yến một vài lần nữa bằng việc đốt khóm (lưu ý khi đốt khóm thì nhớ bít thông gió, đóng cửa để phát huy tác dụng của công việc này).

**** Lưu ý: trong thời gian đầu đưa nhà yến vào hoạt động nên cài đặt độ ẩm trong nhà yến ở mức vừa phải (vì giai đoạn này chưa cần độ ẩm nhiều).

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết, nếu có đóng góp xin vui lòng comment bên dưới để chúng ta cùng học hỏi.



Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5