Nên hiểu về nguyên lý chống nóng cho nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chống nóng cho nhà yến.
Chống nóng cho nhà yến
Vấn đề chống nóng cho nhà yến là một vấn đề khá quan trọng khi xây dựng nhà yến đặc biệt là những nhà yến nằm trong khu vực quanh năm nóng như khánh hòa, ninh thuận, bình thuận, đồng nai, vũng tàu....

Trước khi đi vào nói về việc chống nóng cho nhà yến, chúng ta hãy cùng nhau bàn luận về những nguyên nhân khiến cho nhà yến bị nóng. Theo Lộc Bụt tìm hiểu thì có 3 nguyên nhân truyền nhiệt làm cho nhà yến nóng lên.

  1. Bức xạ nhiệt: Đó là hiện tượng các bức bức xạ nhiệt từ mặt trời đập vào mái nhà và các vách tường làm cho các bề mặt này nóng lên.
  2.  
  3. Dẫn nhiệt: Khi bề mặt mái nhà và các vách tường nóng lên nó sẽ truyền nhiệt vào bên trong nhà yến (ví dụ như mái tôn nóng lên sẽ truyền nhiệt qua lớp đệm không khí, tiếp đến lớp đếm này truyền nhiệt cho lớp la phong bên trong nhà yến...).
  4.  
  5. Đối lưu không khí: Khí nóng luôn di chuyển lên trên còn khí mát sẽ trìm xuống dưới.
  6.  
  7. Nhiệt phát ra từ các thiết bị trong nhà yến và chim yến.

Trong 4 nguyên nhân phát sinh nhiệt ở trên thì nguyên nhân bức xạ nhiệt là nguyên nhân chính khiến nhà yến nóng lên. Mái và tường nhà yến hấp thu năng lượng từ mặt trời sau đó trở thành một nguồn phát nhiệt rất mạnh bên trong nhà yến. Vì vậy muốn tăng hoặc giảm nhiệt độ bên trong nhà yến chúng ta cần giải quyết vấn đề này. Để làm giảm hiện tượng hấp thu và tỏa nhiệt cho mái chúng ta có thể sử dụng các vật liệu chống nóng như mái ngói, vật liệu chống nóng như xốp, tôn chống nóng hay tấm chống nóng mái tôn, phun nước làm mát, sử dụng vật liệu lợp có màu sáng. Tạo một khoảng không đủ rộng và các lỗ đối lưu không khí giữa bề mặt mái và trần nhà yến.

Tiếp theo là đến vấn đề đối lưu không khí : Một nhà yến đối lưu không khí tốt sẽ tạo ra cảm giác dễ chịu, thoải mái và mát mẽ. Không khí nóng bên trong nhà yến sẽ được luân chuyển ra bên ngoài nhà yến, nhờ nguyên lý dịch chuyển không khí từ nơi nóng đến nơi lạnh và không khí nóng thường bay lên và không khí lạnh trìm xuống.

Nhờ việc đối lưu không khí mà cung cấp thêm oxy cho nhà yến và đẩy những khí độc ra ngoài.

Còn về cách bố trí đối lưu không khí Lộc Bụt đã có chia sẻ trong các bài viết khác, anh chị có thể tìm đọc. Nhưng tựu trung lại hiện nay có 3 hình thức đối lưu không khí chính:

  • Trực tiếp : Sử dụng ống nhựa cho không khí trong và ngoài đối lưu trực tiếp. Ưu điểm của phương pháp này là kiểm soát rất tốt dòng khí ra vào, thông qua việc bịt hay mở ống thống gió (khi sử dụng phương pháp này nên dùng co để tiêu sáng trực tiếp vào nhà yến.
  • Gián tiếp (thông gió chéo), rất khó kiểm soát dòng khí ra vào, lúc dư lúc thiếu. (Đặc biệt cần thiết kế hệ thống đối lưu không khí và truyền nhiệt tốt cho cả hai bề mặt tường. Bề mặt tường bên ngoài hấp thu nhiệt phải được làm mát để tránh hiện tượng không khí nóng giữa 2 bức tường truyền vào nhà yến.
  • Giếng trời: đây là một biện pháp đối lưu không khí khá tốt cho nhà yến thông qua nguyên lý nguyên lý Bernoulli (không khí nóng sẽ được đẩy ra ngoài nhà yến thông qua ống khói). Cái này cũng có cái hay nữa là mùi nhà yến sẽ được tập trung bay qua ống khói giúp thu hút chim yến (nên hiện nay có nhiều nhà yến dùng ống thông hướng lên trời với 2 tác dụng đối lưu không khí và lỗ thu chim nhà yến).
Ngoài ra nhà yến nên xây dựng theo hướng mà diện tích các bức tường tiếp xúc ít nhất với các bức xạ từ mặt trời để tránh hiện tượng hấp thu nhiệt, nóng lên và tỏa nhiệt.

[Góc quảng cáo] Lộc Bụt không quên quảng cáo là Lộc Bụt đang kinh doanh loa test chim yến Lb 4000 (anh chị nào có nhu cầu thì ủng hộ) (zalo: 0984882637).



Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5