Học được gì từ những nhà yến thất bại.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chúng ta không chỉ học từ những mô hình nhà yến thành công mà còn học từ những mô hình nhà yến thất bại để tránh lặp lại những lý do thất bại đó và thực hiện tốt những cái ưu của nhà yến thành công. Từ đó tạo nên một nhà yến thành công cho bản thân mình.

Trang trại nuôi chim yến
Trang trại nuôi chim yến - Hình ảnh internet.
Hôm nay, mọi người hãy cùng locbut nói về những nhà yến thất bại, tìm ra nguyên nhân và cùng nhau học hỏi để tránh lặp lại những sai lầm đó nhé. Bài viết chỉ trình bày những yếu tố cơ bản nhất dẫn đến một nhà yến thất bại mà thôi.

Khi đến bất kỳ một nhà yến nào, thì điều đầu tiên đập vào mắt chúng ta là môi trường xung quanh nhà yến và căn nhà yến.

1. Có rất nhiều nhà yến thất bại không phải vì nhà yến xây không đúng kỹ thuật hay âm thanh chim yến quá tệ mà chính do vị trí xây dựng nhà yến. Một số nguyên nhân thất bại trong việc trọn vị trí như:

  • Xây dựng nhà yến trên khu vực không có chim yến hoặc lượng chim yến rất ít. (có rất nhiều chủ nhà yến cứ loay hoay đi hỏi này, hỏi kia nhà yến của anh có đúng kỹ thuật không, âm thanh bên trong nhà yến có tốt không, mùi nhà yến làm vậy đúng chưa, ngăn phòng vậy hợp lý chưa, có nên mua hóa chất phun mùi không, gỗ ván nhà yến dùng loại này tốt chưa.... nhưng thực chất bên ngoài chẳng có con chim nào mà cứ đi lo bên trong nhà yến không ổn).
  • Xây dựng nhà yến tại những khu vực ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, hóa chất,...
  • Xây dựng nhà yến ở những khu vực mức độ cạnh tranh cao, chim yến thì nhiều nhưng chủ nhà yến tiềm lực kinh tế eo hẹp, xây dựng nhà yến không thể tốt hơn các nhà yến hiện hữu.
  • v.v...

Để loại bỏ được điều này thì theo Lộc Bụt có những cách sau:

Khảo sát trữ lượng chim yến (bật tiếng và test trữ lượng chim yến vào hai khung giờ sáng và chiều).
Quan sát, xem xét các nhà yến lân cận (nhà yến đã hoạt động lâu chưa, nhà yến phát triển bầy đàn có tốt không), những điều nay anh chị rất khó hỏi thăm nhưng Lộc Bụt xin đưa ra một cách là chúng ta có thể hỏi thăm hàng xóm, đứng quan sát nhà yến lúc chiều muộn chim chim yến về nhà yến).

2. Nhà yến thất bại trong vùng nhiều chim thì phải xem xét đến các yếu tố kỹ thuật khác.

-  Phòng ở của chim yến quá sáng: chim yến sẽ không chịu làm tổ ở những nơi quá sáng, vì vậy khi vào nhà yến thấy quá sáng chúng ta cần phải có những biện pháp để giảm cường độ ánh sáng trong nhà yến lại như ngăn phòng, thu hẹp lỗ vào phòng, sơn đen phòng lượn giúp hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Theo khuyến nghị của chuyên gia thì ánh sáng trong nhà yến nên dưới 2 lux.

- Chim yến rất khó để bay xung quanh nhà yến: có thể là do nguyên nhân ngăn phòng quá nhỏ. Để đảm bảo cho chím yến có một khoảng đủ rộng để lượn 1 vòng, khoảng cách ngăn phòng được khuyến nghị tối thiểu là 4x4. Ngoài ra, có thể do nguyên nhân để cửa thu chim vào phòng không hợp lý chim yến khó bay và lượn.

- Trần đóng gỗ nhà yến không bằng phẳng tạo ra những khoảng hở (những vị trí như vậy chim yến sẽ ít làm tổ).

- Nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến không đảm bảo (nhất là vào những ngày quá nóng hoặc những ngày quá lạnh). Nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến được các chuyên gia khuyến nghị là 27 đến 29 độ C và độ ẩm tương đối từ 70 đến 90%.

- Nhà yến có địch hại như cú mèo, chuột, kiến, gián, dơi, ... đặc biệt là cú mèo nó có thể xua đuổi chim yến cả bên ngoài và bên trong nhà yến.

- Mùi bên trong nhà yến, điều này khá là quan trọng để thu hút chim yến vào nhà yến. Mùi sinh cảnh của chim yến có thể dùng phân chim yến và các phế phẩm trong quá trình sơ chế tổ yến. Nếu có điều kiện thì có thể mua các loại mùi công nghiệp (tuy nhiên lưu ý liều lượng các dùng) và tạo mùi sinh cảnh nhà yến nên thường xuyên và liên tục.

.....

Trên đây là những lý do cơ bản nhất dẫn đến một nhà yến thất bại, rất mong nhận được thêm những góp ý của anh chị để bài viết đầy đủ hơn và chi tiết hơn.




Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5