Các kỹ thuật chống thiên địch cho nhà yến bạn nên biết.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào mọi người, em là Lộc Bụt đây. Tiếp tục chuỗi bài viết và video về những kỹ thuật cũng như kinh nghiệm vận hành nhà yến. Hôm nay em tiếp tục chia sẻ đến anh chị những phương pháp chống thiên địch cho nhà yến, ưu nhược điểm của từng phương pháp và hy vọng nó sẽ giúp các anh chị lựa chọn một giải pháp phù hợp cho nhà yến của mình.

Hệ thống chống thiên địch hoàn hảo cho nhà yến.
Hệ thống chống thiên địch hoàn hảo cho nhà yến.

Trước đây, khi kỹ thuật nhà yến chưa phát triển và chủ yếu nhà yến được cải tạo từ nhà ở bỏ không. Các biện pháp can thiệp chống thiên địch là vô cùng khó, chủ yếu chúng ta chống thiên địch nhà yến đặc biệt là rắn, thằn lằn, tắc kè bằng bàn chông chống thằn lằn bao quanh miệng hang. Tuy nhiên cách này lại bọc lộ rất nhiều nhược điểm là bàn chông này chỉ chống được tắc kè, thằn lằn trong khi rắn vẫn có thể bò qua.

Tiếp đến là kỹ thuật xây mương nước bao quanh nhà yến để chống thiên địch, giải pháp này cũng có hiệu quả và đặc biệt là có nước bao quanh phần nào làm mát nhà yến. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian sử dụng cũng bọc lộ một vài nhược điểm là thằn lằn, rắn và tắc kè vẫn có thể bò qua và vào nhà yến. Mối nguy hại lớn nhất cho con người khi vào nhà yến là rắn, vì vậy các anh em kỹ thuật xây dựng nhà yến nghĩ thêm phương pháp lắp những tấm tôn phẳng bọc các mép tường hoặc đặt dao cắt giấy, dao làm cặp mép tường để rắn không bò lên (vì đa số rắn bò vào nhà yến thông qua mép tường bên ngoài nhà yến, vì nơi đó cúng tăng được độ ma sát khi bò). 



Và gần đây, đó là phương pháp làm mái tôn bao quanh nhà yến hoặc chỉ bao quanh chuồng lượn nhà yến. Phương pháp này đã được chứng minh hiệu quả chống được thằn lằn và rắn (Anh Phú có chia sẻ).

Phương pháp này có hai cách thực hiện là bao quanh hết nhà yến và bao quanh chuồng cu nhà yến.

Cách 1: Mái tôn xéo bao quanh nhà yến bằng mái tôn xéo.

Phương pháp này khá là tốt, đặc biệt là những nhà yến không kín, những mép mái tôn lúc hoàn thiện không được kín (tạo điều kiện cho rắn, thằn lằn, tắc kè dễ dàng chui vào nhà yến). Vì vậy những nhà yến có nhiều khe tôn hở thì bên làm mái tôn nghiêng bao quanh cả nhà yến. Phương pháp này tốn chi phí vì diện tích mái bao quanh nhà yến khá nhiều.

Cách 2: Mái tôn xéo báo quang phòng lượn nhà yến (dưới miệng lỗ).

Phương pháp này cũng tương tự phương pháp 1 là làm mái tôn xéo nhưng thay vì bao quanh cả nhà yến thì chúng ta chỉ cần bao quang phòng lượn nhà yến từ đó giảm chi phí (Tuy nhiên chỉ áp dụng những nhà yến kín, không khe hở ở mái tôn).

Nguyên lý hoạt động của phương pháp làm mái tôn xéo là khi thằn lằn, tắc kè, rắn  bò đến phần mái xéo, để có thể bò tiếp buộc lòng chúng phải treo người theo góc nghiên mái. Tuy nhiên, tôn khó đu bám vì vậy rất khó để chúng vượt qua, thậm chí là không thể buộc chúng phải nằm ở dưới phần tường dưới lớp tôn xéo, còn nếu cố gắng vượt qua thì sẽ rớt xuống đất.

Từ những chia sẻ ở trên và những anh chị có kinh nghiệm đã chia sẻ, Lộc Bụt thấy cách hay nhất là kết hợp cả phương pháp xây mương nước để chống kiến, xây mái tôn bao quanh chuồng lượn để chống tắc kè, thằn lằn, rắn và giảm chi phí (lưu ý khi lợp mái tôn nhà yến nên chèn tất cả các khe hở)



Cảm ơn các anh chị đã xem bài viết.


Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5