Làm gì khi miệng lỗ nhà yến quá cao so với phòng ở.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nhà yến hai chuống cu
Nhà yến hai chuồng cu

Xin chào mọi người, hôm nay có một tình huống hy hữu trong ngành của nuôi chim yến. Lộc Bụt cũng muốn chia sẻ lên đây cho anh chị nào đang thắc mắc có thể tham khảo.

Như chúng ta đã biết không phải ai cũng có ngân sách để đầu tư nhà yến ngay từ đầu, chúng ta có thể xây dựng nhà yến theo từng giai đoạn theo tình hình tài chính của mình.

Và câu chuyện ngày hôm nay có liên quan đến một ngôi nhà yến như vậy.

Theo anh kể thì anh có một căn nhà yến (hiện tại là 1 trệt và một chuồng cư xây khá cao), mục đích xây chuồng cu cao là khi có tiền anh sẽ nâng thêm một tầng nuôi chim nữa. Chính vì lý do này mà miệng lỗ chuồng cu cách phòng ở hiện tại khá cao.

Vì miệng lỗ cao nên anh quan sát trong camera thấy là chim yến bay vào phòng lượn rất nhiều, nhưng tỷ lệ chim yến xuống phòng làm tổ rất ít. 

Thì theo quan điểm cá nhân của Lộc Bụt, anh có thể mở thêm một miệng hang nữa thấp hơn miệng hang cũ, miệng hang mới cao hơn phòng làm tổ của chim yến hiện tại khoảng từ 1m đến 1,5m để chim yến dễ dàng bay lượn và khám phá phòng ở của chim yến. 

Sau này khi anh xây dựng thêm thì vẫn giử cả miệng hang cũ và miệng hang mới.

Chúc anh thành công.

Có thể bạn quan tâm

Có nên bít miệng lỗ cũ khi xây dựng chuồng cu mới.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Sơ đồ bố trí loa nhà yến.
Sơ đồ bố trí loa nhà yến.

Xin chào các anh chị, có rất nhiều anh chị thắc mắc về vấn đề là có nên bít miệng lỗ cụ khi xây dựng chuồng cu mới. Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị vấn đề này.

Vậy nguyên nhân tại sao lại xảy ra vấn đề miệng lỗ thu chim cũ và mới.

Có rất nhiều anh chị tham qua vào nghề dẫn dụ và nuôi chim yến với số vốn nhỏ, không có điều kiện xây dựng nhà yến mới ngay từ đầu mà cải tạo những ngôi nhà cũ thành nhà nuôi yến, lúc đó thì chuồng cu và lỗ thu chim khá thấp. Sau này khi chim nhiều hoặc các anh chị có điều kiện kinh tế tốt hơn thì muốn cơi nới nhà yến và xây dựng chuồng cu cao hơn. Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng là nhà yến có miệng hang cũ và miệng hang mới. Vậy thì có nên bít miệng cũ để chim tập trung vào miệng hang mới hay không?

Câu trả lời của Lộc Bụt là tuyệt đối không bít miệng hang cũ mà hãy để nguyên miệng hang cũ và hoạt động miệng hang mới. Nếu các anh chị bít miệng hang cũ vô hình chung đã bít đi cái cửa miệng hang quen thuộc của những con chim cũ đang ở trong nhà yến, còn chim yến cũ sẽ không thể nào biết được đường về tổ của chúng từ miệng hang mới, vì thế chúng có thể bay đi mất.

Vì vậy, cho dù có cơi nới thêm hoặc xây thêm phòng lượn thì phòng lượn cũ các anh chị vẫn nên để nguyên và đừng thay đổi gì cả.

Chúc anh chị thành công.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nhà yến sai hướng và cái kết đắng cho chủ nhà yến trong mùa nóng.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Xây dựng nhà yến.
Xây dựng nhà yến.
 

Xin chào các chủ nhà yến đã, đang và sắp dẫn dụ chim yến. Chủ đề xây dựng nhà yến theo hướng nào là chủ đề mà Lộc Bụt đã chia sẻ cách đây rất lâu rồi, nhưng vẫn có rất nhiều người chưa đọc hoặc thậm chí là không muốn đọc mà cứ đi hỏi hoài.

Hôm nay Lộc Bụt sẽ viết bài viết này để chia sẻ thêm một lần nữa (nói thật là những thông tin về ngành yến này Lộc Bụt đã chia sẻ gần như hoàn toàn miễn phí trong website: www.locbut.com. Nếu anh chị chịu khó search và hiên cứu, Lộc Bụt tin chắc rằng anh chị sẽ góp nhặt được nhiều thông tin hữu ích và có thể tự mình làm nhà yến mà không cần đến kỹ thuật (nhà yến nhỏ). 

Như chúng ta đã biết trong vài tuần gần đây, Nam bộ đang đi vào những tháng nắng nóng, trời có ngày nắng nóng lên đến 35 độ C và rất nhiều nhà yến chịu ảnh hưởng. Đặc biệt là những nhà yến xây những bức tường lớn theo hướng Đông Tây (lưu ý là bức tường lớn).

Ví dụ cho chúng ta dễ hiểu như thế này, một nhà yến 5x20 đi. Thì chúng ta sẽ có 2 mặt là 5m và 2 mặt là 20m. Chúng ta lại đi xây dựng nhà yến cho 2 mặt 20m một mặt ở hướng đông và một mặt ở hướng tây là thế 2 mặt to nhất này tiếp xúc hoàn toàn với anh nắng mặt trời, làm cho các bức tường nhà yến nóng lên rất nhanh và từ đó truyền nhiệt vào trong nhà yến rất nhanh (nếu kết cấu chống nóng của tường không tốt) từ đó ảnh hưởng không hề nhỏ đến bên trong nhà yến.

(Tại Việt Nam, hướng mặt trời mọc và mặt trời lặn còn phụ thuộc vào các tháng trong năm (xuân phân, hạ chí... các anh chị có thể tìm hiểu thêm trên google).

Vậy nhà yến tốt nhất nên xây theo hướng nào, đó là xây 2 mặt nhỏ nhất theo hướng đông và tây (như ví dụ trên là mặt 5m, một mặt quay theo hướng đông và một mặt quay theo hướng tây, để cho diện tích tiếp xúc với anh sáng mặt trời là ít nhất từ đó giảm thiểu một phần nhiệt trong nhà yến.

Còn 2 mặt lớn của nhà yến sẽ tiếp xúc không trực tiếp với anh sáng mặt trời.

Nhân đây cũng chia sẻ thêm là rất nhiều anh chị hỏi là nên đặt phòng lượn ở cuối nhà hay đầu nhà yến, thì theo suy nghĩ cá nhân của Lộc Bụt là nên dăt phòng lượn nhà yến ở Hướng Tây nó tốt cho cả hướng bay của chim, tránh nóng cho nhà yến và đặc biệt là việc đối lưu không khí trong nhà yến (Lộc Bụt xin phép không chia sẻ trong bài viết này).

Mặt 5m theo hướng đông chịu ảnh hưởng của ánh năng mặt trời trong 6h đầu tiên từ 6h sáng đến 12 giờ trưa (và đây chưa phải là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày), bức tường phía tây 5m sẽ chịu trực tiếp của ánh sáng từ 12h trưa đến 6h chiều và đây cũng là khung thời gian nóng nhất trong ngày và việc hấp thu nhiệt vào trong nhà yến sâu nhất (việc xây phòng lượn ở hướng tây sẽ có rất nhiều tác dụng cho nhà yến).

Việc xây dựng nhà yến theo mặt nhỏ theo hướng đông và tây không phải là giải pháp duy nhất trong chống nóng nhà yến, nhưng nếu thực hiện được sẽ rất tốt cho nhà yến. 

(nếu các anh chị còn hoài nghi thì hãy quan sát những nhà yến thành công và những nhà yến của những kỹ thuật hàng đầu để đánh giá nhé).

Chúc các anh chị vui, nếu có ý kiến cứ comment bên dưới bài viết.
 

 

Có thể bạn quan tâm