Chuyên mục: những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến

Lộc Bụt chia sẻ kiến thức về xây dựng vận hành nhà yế miễn phí và các vấn đề liên quan đến nhãn #những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến
Showing posts with label những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến. Show all posts
Showing posts with label những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến. Show all posts

Tại sao mùa này có nhiều lông yến trên sàn nhà yến mới xây.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

xây dựng nhà yến mới mùa này có nhiều lông
Mùa này sàn nhà có nhiều lông chim yến.

Xin chào cách anh chị, lại là em Lộc Bụt đây. 

Tiếp tục chuỗi những bài viết về "kỹ thuật xây dựng nhà yến mới" và "Những câu hỏi thường gặp trong xây dựng và vận hành nhà yến".

Hôm nay em sẽ trả lời câu hỏi mà trong vài ngày qua có rất nhiều chủ nhà yến mới xây dựng nhà yến quan tâm "sao đợt này vào chở những đóng phân mới có một vài cộng lông chim yến".

Lộc Bụt xin trả lời thế này (ở đây không đề cập đến vấn đề chim yến bị thiên địch hay địch hại tấn công nhé). Mùa này là mùa chim yến bắt cặp và sinh sản, chính vì thế những đóng phân chim mới thường có một vài cọng lông yến.

Nếu vào nhà yến mà thấy vậy, thì xin chúc mừng anh chị nhé, chim yến mới trong nhà yến của anh chị đã bắt đầu bắp cặp và sinh sản.

Vào mùa kết đôi và sinh sản con chim yến trống hoạt động khá nhiều, chúng thường bay qua bay lại trong nhà yến để kết đôi. Chim yến mái thường hoạt động bay ít hơn chim yến trống. 

Chim yến giao phối bằng cách con đực sẽ bám vào người con cái (và xảy ra hiện tượng rơi tự do một khoảng của hai con chim yến). Trong quá trình giao phối, đu bám những chiếc lông yếu có thể bị rụng và rơi xuống sàn nhà.

Nếu nhà yến của anh chị mùa nay có một vài cọng lông gần những đóng phân chim yến mới thì đừng lo nhé.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nhà yến và câu chuyện chim yến nở không đều.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Hiện tượng trứng nở chậm - xây dựng nhà yến mới.
Hiện tượng trứng nở chậm - xây dựng nhà yến mới.

Xây dựng nhà yến, dẫn dụ chim yến và vận hành nhà yến sẽ phát sinh vô vàn những câu hỏi, những chủ nhà yến lâu năm đã trải qua thì những điều này trở nên quá bình thường, còn với những chủ nhà yến mới thì rất mong muốn tìm hiểu câu trả lời.

Hôm nay tiếp tục là một câu trả lời cho một anh "Sao vào nhà yến nhìn thấy 1 trứng đã nở còn trứng kia chưa nở, có phải trứng bị hư hay không?".

Lộc Bụt đã quay một video trả lời câu hỏi này.

Chim yến non mới đẻ trứng lần đầu tiên thường đẻ 1 trứng (nên những nhà yến mới vào thấy có 1 trứng trong tổ thì cũng không quá lo lắng).

Đến lần đẻ trứng thứ hai thường là 2 trứng (có những tổ đẻ 3 đến 4 trứng thì lý do chính là có con chim khác đẻ ké vì chưa làm tổ kịp).

Hai quả trứng đẻ cách nhau từ 1 đến vài ngày vì thế trứng yến nở ra không đều nhau, một quả trứng nở trước và một quả trứng nở sau. Nên khi lên kiểm tra nhà yến phát hiện 1 con chim đỏ hỏn nằm bên một quả trứng trắng như ngọc trinh thì cũng đừng lo lắng, đó là một điều rất tự nhiên.


Có thể bạn quan tâm

Nên quan tâm đến việc chống nóng cho mái tôn khi xây dựng nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chống nóng mái tôn cho nhà yến.
Chống nóng mái tôn cho nhà yến.
Xin chào các anh chị, lại là em Lộc Bụt đây. Hôm nay chia sẻ đến anh chị một vài thông tin theo hiểu biết cá nhân về những lưu ý trong việc chống nóng mái tôn cho nhà yến.

Hôm trước có dịp đi giao lưu với một vài anh chủ nhà yến và được các anh tin tưởng cho vào nhà yến tham quan, Lộc Bụt đã học hỏi và rút ra nhiều bài học nên hôm nay viết bài viết chia sẻ lại cho các anh chị đang có ý định xây dựng nhà yến hoặc nhà yến đang gặp tình trạng này.

Với hiện tượng biến đổi khí hậu như hiện nay, nhiệt độ ngày càng tăng cao, mà đa số các nhà yến hiện nay đều lợp tôn chính vì thế không tránh khỏi hiện tượng nhà yến bị nóng, truyền nhiệt từ mái tôn xuống phòng ở áp mái.

Vì vậy nếu anh chị nào đang nghiên cứu xây dựng nhà yến thì nên quan tâm đến việc chống nóng cho mái nhà yến nhé, nó quyết định khá lớn đến việc chim yến ở lại đó. Đa số những nhà yến chống nóng mái tôn và trần áp mái không tốt thường thì chim sẽ ở nhiều ở các tầng dưới, còn tầng áp mái chim ở khá ít (nếu có điều kiện thì đúc bê tông mái thì tốt hơn).

Còn nếu lợp tôn thì phải nghiên cứu các biện pháp chống nóng, Lộc Bụt xin đưa ra một vài phương pháp dưới đây.

Từ trước đến nay rất nhiều chủ nhà yến chỉ quan tâm đến việc đối lưu không khí cho phòng ở của chim yến nhưng lại quên đối lưu không khí cho không gian giữa mái tôn và trần áp mái khiến cho không khí trong khoảng không giửa mái tôn và trần không lưu thông, làm nóng và truyền nhiệt xuống phòng ở của chim yến. Chính vì thế nên tạo hệ thống thông gió, đối lưu không khí cho khoảng không gian giữa mái tôn và trần bằng hệ thống ống thông gió, hoặc các khoảng hở để không khí lưu thông.

Ngoài ra có thể nghiên cứu thêm hệ thống giếng trời giúp lưu thông không khí cho mái tôn, giếng trời có thể thiết kế ở phần cao nhất của máu tôn (vì vị trí này thường nóng nhất) - kích thước có thể khoảng 1m x 1m (lưu ý giếng trời thông gió mái tôn khác với hệ thống giếng trời ở chuồng cu mà một vài kỹ thuật xây dựng nhà yến đang phát triển hiện nay. Khi áp dụng giếng trời cho mái tôn nên lưu ý tính toán gió giật mái tôn và chống thấm nhé).

Vật liệu chống nóng mái tôn: sau một khoảng thời gian sử dụng và tham khảo một số chủ nhà yến Lộc Bụt thấy rằng nên cách nhiệt mái tôn bằng xốp sẽ tốt hơn cách nhiệt bằng tấm cách nhiệt 2 lớp bạc, tấm cách nhiệt 2 lớp bạc hiệu suất cách nhiệt không cao (nhưng dễ thi công giá thành rẻ).

Nếu có điều kiện thì nên dùng tấm tôn phủ xốp PE để tăng khả năng cách nhiệt.

Khoảng không giửa mái tôn và trần nhà yến nên lớn hơn 0,5 m (trong khoảng không này nên có nhiều lỗ hoặc khoảng không lưu thông khí với môi trường bên ngoài).

Trần áp mái có thể dùng trần tấm cemboard (nếu có điều kiện thì thêm một lớp tấm xốp ở trên hoặc tấm cách nhiệt 2 mặt bạc), sử dụng keo chống nứt múi nối tấm cemboard để hạn chế các khoản hở giữa 2 tấm cemboard tránh lưu thông không khí nóng xuống phòng chim yến ở).

Trên đây là một vài ý kiến cá nhân của Lộc Bụt về chống nóng mái tôn cho nhà yến, cách này có thể chưa tối ưu, anh chị nào có cách nào hay hơn thì cứ bình luận bên dưới chúng ta cùng học hỏi.






Có thể bạn quan tâm

Những bí mật về môi trường bên trong nhà yến thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Những bí mật về môi trường bên trong nhà yến thành công.
Những bí mật về môi trường bên trong nhà yến thành công.
Trong khoảng vài ba năm gần đây làn sóng đầu tư nhà nuôi chim yến nở rộ và rất nhiều các chủ nhà yến, các chủ doanh nghiệp đầu tư vào ngành nghề dẫn dụ nuôi chim yến và các kỹ thuật nhà yến bị thua lỗ do thiếu những kiến thức trong môi trường sống của chim yến.

Trong ngành nghề này mỗi người sẽ tìm cho một một hướng đi và cho đó là công nghệ tốt nào là công nghệ malaysia, công nghệ indonesia, rồi nào là công nghệ sách và công nghệ bẩn. Thôi cứ tạm gọi là công nghệ đi thì công nghệ nào cũng có ưu nhược điểm của nó, công nghệ nào rồi cũng có nhà yến thành công và cũng có nhà yến thất bại. Tựu trung lại của các công nghệ đó là đi giải quyết các vấn đề cơ bản về môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, âm thanh (chủ đề nói đi nói lại không bao giờ hết hot). Những yếu tố môi trường đó chỉ đi sau yếu tố quan trọng nhất là Vùng chim yến (vùng chim yến không phải là nói đến trữ lượng chim yến mà là nhiều thành phần khác nữa như khí hậu, điều kiện tự nhiên, vùng thức ăn,....).

Đến cả Malaysia một nước có nền nông nghiệp dẫn dụ nuôi chim yến hàng đầu thế giới mà còn đang phải lay hoay, tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề đó. Họ cũng thừa nhận rằng cho đến nay cũng có đầy rẩy các doanh nghiệp các chủ nhà yến của họ đang làm ăn thua lỗ và chưa có lợi nhuận trong ngành này. Ví thế việc chúng ta không phải là tranh cải so đo tính toán, mà việc chúng ta là thu nhặt những kiến thức và thông qua trải nghiệm đến đánh giá.

Hôm nay Lộc Bụt sẽ tiếp tục trình bày về chủ để "môi trường bên trong nhà yến" nhưng dựa trên một công trình nghiên cứu khoa học của Malaysia "Các thông số môi trường bên trong các nhà yến thành công tại Malaysia" được công bố trên tạp chí khoa học và phát triển bền vững vào tháng 6 năm 2018. Mong sẽ là một nguồn thông tin tham khảo hữu ích mang tính chất hàn lâm trong ngàng nghề dẫn dụ nuôi chim yến. Từ đó anh chị có thể trả lời được những "Câu hỏi thường gặp trong kỹ thuật xây dựng và vận hành nhà yến".

Nghiên cứu này được thực hiện trong 3 khu vực thành thị, nông thôn và duyên hải với mỗi khu vực là 10 căn nhà yến (tổng cộng số mẫu là 30 căn nhà yến). Nghiên cứu này với mục tiêu tìm ra được các yếu tố môi trường quan trọng trong một căn nhà yến và tìm ra yếu tố môi trường nào là quan trọng nhất.

Các biến họ tập trung nghiên cứu là nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và cường độ âm thanh bên trong và bên ngoài nhà yến.

  1. Những thiết bị dùng để đo thông số môi trường bao gồm: 
  2. Nhiệt kế (TES1315) để đo nhiệt độ không khí và nhiệt độ bề mặt; 
  3. Nhiệt ẩm kế (ATM, HT-92130) để đo độ ẩm tương đối;
  4. Máy đo ánh sáng (TES 1336A) để đo ánh sáng
  5. Máy đo cường độ và mức âm thanh (TES 1351B) để đo mức độ âm thanh trong nhà yến.
Để có thể lấy được những số liệu chính xác nhất họ đã tiến hành đo đạc đồng nhất trong các khung thời giản từ 10h30 đến 3h30 chiều khi số lượng chim bên trong nhà yến là thấp nhất (tránh sai số không mong muốn).

Kết quả sau khi đã phân tích và lọc số liệu như bảng phân tích bên dưới.

Kết quả nghiên cứu môi trường bên trong nhà yến.
Kết quả nghiên cứu môi trường bên trong nhà yến.
Việc thống kê ước tính số lượng cá thể chim yến trong nhà yến được tính theo công thức mà Lộc Bụt đã chia sẻ trong bài viết trước đây, anh chị nào quan tâm về công thức cách tính số lượng chim yến bên trong nhà yến thì tham khảo.

Lộc Bụt xin rút ngắn phương pháp phân tích số liệu vì những thông tin này thuộc về chuyên môn trong phân tích và xử lý số liệu (anh chị đừng lo vì em là một trong những người được đào tạo từ trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM nên những cái này đã được học qua nên không làm khó em được).

Sau khi nhà nghiên cứu thực hiện các bước về phân tích số liệu họ đã đưa ra kết luận (đây là cái anh chị nên quan tâm).

Các yếu tố môi trường rất quan trọng cần được xem xét nghiêm túc trước khi xây dựng nhà yến.
Để thành công trong nghề dẫn dụ và nuôi chim yến cần đảm bảo và kiểm soát tốt các yếu tố môi trường: nhiệt độ không khí 30 độ C, độ ẩm tương đối 83.7%, cường độ ánh sáng 0.16 lux, cường độ âm thanh bên ngoài là 68 DB và cường độ âm thanh bên trong nhà yến là 47 DB.

Nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà yến nên tương đồng với môi trường tự nhiên sinh sống của chim yến. Nhiệt độ và độ ẩm đóng góp vai trò quan trọng trong việc làm tổ của chim yến. Yếu tố này cần cảm bảo để chim yến làm tổ dễ dàng, không bị nứt vở và đảm bảo tốt nhất cho quá trình ấp nở chim yến non. Những con chim yến đầu tiên bước vào nhà yến sẽ quan sát đến thiết kế căn nhà yến, nếu nhiệt độ và độ ẩm phù hợp chúng sẽ ở lại, đôi khi chúng sẽ di chuyển từ tấm ván này sang tấm ván khác đến khi tìm được nơi thích hợp nhất để làm tổ. Những ngôi nhà yến có nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp sẽ chậm chim hơn những ngôi nhà yến có nhiệt độ độ ẩm phù hợp.

Cường độ ánh sáng trong nhà yến nên nhỏ hơn 0.16 lux, yếu tố cường độ ánh sáng phụ thuộc vào kích thước lỗ ra vào nhà yến, màu sắc của tường bên trong nhà yến, chiều cao không gian bên trong nhà yến mà ánh sáng có thể lọt vào.

Hệ thống âm thanh bên trong nhà yến, chim yến rất nhạy bén với âm thanh nhà yến, khi vào bên trong nhà yến chúng sẽ tìm kiếm đến những nơi phát ra âm thanh tương tự với tiếng kêu của chúng.

Quần đàn chim yến: những ngôi nhà yến ở nông thôn sẽ tăng đàn tốt hơn những căn nhà yến ở thành thị, do môi trường nông thôn đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của loài chim yến.

Chúc anh chị thành công trong nghề dẫn dụ và nuôi chim yến (mong đây là thông tin tham khảo hữu ích cho mọi người - việc áp dụng công trình nghiên cứu của malaysia vào việt nam có thể lá khập khiểng nhưng ở Việt nam rất thiếu nghiên cứu trong ngành yến nên chúng ta bắt buộc phải tham khảo những nghiên cứu từ nước ngoài).

Có thể bạn quan tâm

Công thức ước tính số lượng chim yến trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Cách kiểm đếm số lượng chim yến trong nhà yến.
Tiếp tục với chủ đề "những câu hỏi thường gặp trong việc xây dựng và vận hành nhà yến" hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị các cách kiểm đếm số lượng chim yến đơn giản và chính xác nhất.

Việc kiểm đếm số lượng chim yến đang sinh sống trong một ngôi nhà yến là một công việc mà các chủ nhà yến hay thực hiện, đặc biệt là các chủ nhà yến mới, đang mong ngóng chờ đợi từng con chim yến vào nhà làm tổ và sinh sống.

Lộc Bụt đã bắt gặp rất nhiều ông chủ nhà yến, đam mê chim yến đến độ mà chiều chiều từ 4h30 là đem ghế cùng 1 ly cà phê ra ngồi nhìn về hướng miệng hang đếm từng con chim bay ra bay vào (đây cũng là một thú vui điền viên lúc xế chiều, tuy nhiên rất mất thời gian và công sức).

Có chủ nhà yến thì hàng đêm bật camera nhà yến lên để đếm chim, cách này thì chính xác hơn nhưng đòi hỏi camera trong nhà yến phải bao quát, đa số khi đếm qua camera chúng ta chỉ có thể đếm được một phía của thanh làm tổ.

Rồi cũng có những ông chủ nhà yến đếm chim thông qua số lượng tổ ví dụ nhà yến có 50 tổ thì mỗi tổ có 2 con chim bố mẹ, vậy là áng chừng nhà yến có khoảng hơn 100 chim. (cách này khá hay và không tốn quá nhiều công sức và thời gian).

Để phát triển cao hơn cách đếm chim yến trong nhà yến thông qua số lượng tổ, hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị các kiểm đếm chim yến mang tính chất khoa học đã được trình bày trong báo cáo về ngành dẫn dụ và nuôi chim yến của Malaysia.

Số lượng chim yến trong một nhà yến có thể được ước tính bằng con số cụ thể thông qua việc kiểm đếm số lượng tổ yến khi vào kiểm tra hoặc thu hoạch tổ.

Công thức để tính số lượng chim yến trong nhà yến sẽ như sau:

Tổng lượng chim = Số lượng cá thể chim yến sinh sản + số lượng cá thể chim yến không sinh sản.

  • Số lượng chim yến sinh sản = số lượng tổ trong nhà yến x 2 (2 cá thể sinh sản làm chim yến bố và chim yến mẹ).
  • Số lượng chim yến không sinh sản = số lượng chim yến sinh sản x 30%.

Ví dụ trong một nhà yến đếm được 65 tổ sau khi vào kiểm tra.

Thì số lượng chim yến sinh sản = 65 x 2 = 130 chim yến.
Số lượng chim yến không sinh sản = 130 x 30% = 39  chim yến.
Tổng số chim yến ở trong nhà yến = 130 + 39 = 169 con chim yến.

Đây là chỉ là con số mang tính chất ước tính, nhưng cũng khá chính xác số lượng chim yến ở lại trong nhà yến (nếu dùng phương pháp đếm cá thể chim yến trực tiếp rất có thể anh chị sẽ gặp phải trường hợp có tháng lượng chim yến tăng rất nhiều, nhưng khoảng 1 đến 2 tuần sau lượng chim yến đếm được giảm gần một nữa do lượng chim con ra ràng và không còn ở lại trong nhà yến).

Chúc anh chị thành công với nghề dẫn dụ và nuôi chim yến.

Đọc thêm:

1. Thế nào là nhà yến thất bại.
2. Kỹ thuật xây dựng nhà yến.
3. Thời điểm đưa nhà yến vào hoạt động tốt nhất trong năm.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu nguyên nhân thất bại của một căn nhà yến và cách khắc phục.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Mô hình một căn nhà yến mô phỏng.
Mô hình một căn nhà yến mô phỏng.
Nhà yến thất bại một thuật ngữ không còn quá xa lạ trong nghề xây dựng và dẫn dụ nuôi chim yến trong nhà. Tuy nhiên, rất nhiều người ngoài kia cứ bô bô cái miệng là nhà yến thất bại nhưng rồi chính họ cũng chẳng thể đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể nào, thế nào là một nhà yến thất bại.

Trước khi đi vào tìm hiểu về những nguyên nhân làm cho một nhà yến thất bại thì chúng ta phải đi vào giải thích thuật ngữ "thất bại".

Theo wikipedia "thất bại là trạng thái không đáp ứng được mục tiêu được mong muốn hoặc dự định, hay khi ta làm một việc gì đó nhưng công việc không đạt được kết quả như ta mong muốn, và có thể được xem là trái ngược với ý muốn. Các thất bại thường để lại các hậu quả không mong muốn, có thể gây thiệt hại về vật chất và tinh thần từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, thất bại được ví như là "mẹ" của thành công, là cơ sở dẫn ta đến với thành công và được xem là một trong những bước tiền đề thường thấy cho thành công."

Từ định nghĩa đó chúng ta sẽ tiếp tục định nghĩa về "nhà yến thất bại" nhà yến thất bại là một căn nhà yến không đạt được mục tiêu (mong muốn hoặc dự định) của chủ đầu tư nhà yến. Mục tiêu trong đầu tư xây dựng nhà yến cũng chia làm hai mục tiêu là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, mục tiêu trong ngắn hạn thông thường là số lượng chim yến ở lại (hoặc số lượng tổ) trong 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Mục tiêu dài hạn có thể là nguồn thu nhập từ khai thác tổ yến.

Để xác định được mục tiêu này chúng ta không thể nói bô bô cái miệng là nhà yến 3 tháng phải bao nhiêu chim, 6 tháng phải bao nhiêu chim, 1 năm phải bao nhiêu chim hoặc nhà yến mỗi tháng phải thu bao nhiêu kg. Những cái đó chỉ là tự nghĩ và tự đưa ra, muốn xác định được mục tiêu này đòi hỏi anh chị phải nghiên cứu thu thập thông tin để đưa ra con số cho chính mình. Mỗi vùng miền, mỗi mô hình nhà yến sẽ có có số liệu tăng đàn khác nhau. Không thể đem số liệu của vùng nam nam bộ so sánh với vùng đông nam bộ, không thể đem số liệu tăng đàn của gia lai daklak so sánh với vùng an giang, tiền giang... Nghề dẫn dụ nuôi chim yến này phạm vi khác nhau của nó còn nhỏ hơn ví dụ trong một địa phương có những khu vực tỷ lệ tăng đàn nhanh nhưng cũng có những khu vực tăng đàn rất chậm. Chính vì thế muốn biết nhà yến của mình có thất bại hay không thì cần có thông tin để đưa ra mục tiêu cho chính mình.

Trong bất kỳ một lĩnh vực nào thu thấp thông tin không phải là một chuyện dễ dàng, trong ngành yến này thì càng khó khăn hơn nó thực thực ảo ảo không thể kiểm chứng. Chính vì vậy kinh nghiệm, thâm niên và mối quan hệ thân tình là những nguồn thông tin tốt nhất để có thể đưa ra mục tiêu của một căn nhà yến.

Cho nên có rất nhiều anh chị hỏi Lộc Bụt rằng em ơi nhà yến bao nhiêu chim một năm thì được xem là thất bại, những câu hỏi này xin phép cho em không trả lời vì nếu em trả lời thì cũng chỉ là đoán mò hoặc phán đại vì để đưa ra một nhận định đòi hỏi phải có thông tin, một câu hỏi chung chung thì làm sao đưa ra nhận định được. Câu trả lời tốt nhất cho anh chị là từ anh chị (anh chị là thổ địa của vùng đó, anh chị có thể khảo sát thông tin những nhà yến lân cận để đưa ra nhận định cho chính mình). Nói thật ai mà trả lời những câu hỏi chung chung như vậy chỉ là phán bừa.

Thôi nãy giờ nói lan mam liên miên rồi, quay lại chủ để chính nhà yến thất lại là nhà yến không đáp ứng được mục tiêu kỳ vọng của chủ nhà yến trong ngắn hạn và dài hạn (mục tiêu đó có thể là số lượng chim, số lượng tổ hoặc doanh thu từ bán tổ yến). Tuy nhiên, những mục tiêu mong muốn đó phải được xác định cụ thể bằng những con số dựa trên thông tin thu thập được (không nên đưa cái mục tiêu mang tính chung chung hoặc tự mình nghĩ ra).

Ví dụ thế này cho dễ hiểu nhé: Ví dụ anh chị có bà con đang sở hữu một căn nhà yến và người đó khuyên anh chị nên đầu tư một căn nhà yến như vậy. Thì anh chị có thể sử dụng số liệu của người đi trước để đặt mục tiêu cho mình (với điều kiện cùng khu vực, cùng diện tích, cùng trang thiết bị, cùng số tầng.....)

Nếu nhà yến của anh chị không đạt được những mong muốn đã đặt ra thì nên xem xét lại (đặc biệt là những nhà yến đã mở máy một khoảng thời gian đủ lâu nhưng không có chim yến ở hoặc nhà yến hoạt động được vài năm mà doanh thu bán tổ yến không bù dắp được chi phí bỏ ra).

Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến nhà yến của anh chị thất bại:

1. Do vùng chim yến: 


Một nhà yến ở vùng ít chim thì không thể nào đòi hỏi tăng đàn nhanh được, tốt nhất những vùng như vậy không nên đầu tư nhà yến vì khả năng thu hồi vốn cực thấp. Có rất nhiều người lầm tưởng chim yến tổ trắng và chim yến cỏ (thấy chim yến bay nhiều) thế là xây dựng nhà yến nhưng quần đàn nhiều ở đó là chim yến cỏ chứ không phải là chim yến tổ trắng (đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất bại - muốn phân biệt chim yến cỏ, chim én, chim yến tổ trắng thì có thể tham khảo bài viết "cách phân biệt chim yến cỏ và chim yến tổ trắng". Còn nếu đã lở đầu tư thì nên xem xét lại hoặc phải chờ đợi. Còn nếu đã xây dựng nhà yến ở vùng chim nhiều thì xem xét đến mức độ cạnh tranh, vùng chim nhiều mà nhà yến cũng nhiều thì khả năng tăng đàn cũng sẽ giảm bớt, chim yến có tính bầy đàn chúng sẽ tập trung nhiều ở những nhà yến có bầy đàn lớn, trong vùng cạnh tranh chim yến có rất nhiều lựa chọn vì thể việc cầu kỳ trong việc xây dựng nhà yến là điều bắt buộc (phải tạo môi trường tốt nhất có thể cho chim yến sinh sống). Xây dựng nhà yến trong vùng chim tốt mà cạnh tranh cao thì ngoài kỹ thuật xây dựng và vận hành nhà yến tốt thì vấn đề thời gian cũng rất quan trọng.

2. Yếu tố môi trường sống của chim yến. Sau khi đã xác định được vùng chim, thì mới tiến hành xem xét đến môi trường sống của chim yến.


Môi trường sống của chim yến thì có môi trường bên ngoài nhà yến và môi trường bên trong nhà yến.

Môi trường bên ngoài bao gồm nguồn thức ăn, thảm thực vật, thiên địch.... Nhà yến xây dựng gần những lò than, những nhà máy, những nơi đông dân cư, có những nhà cao tầng hoặc cây cối cao cản đường bay của chim yến.... (những cái này ít chủ nhà yến để ý, thông thường chỉ quan tâm đến môi trường bên trong nhà yến).

Môi trường bên trong bao gồm thiết kế nhà yến, thiết kế đường bay phù hợp, ngăn phòng phù hợp, đối lưu không khí, điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, âm thanh, mùi, địch hại....


3. Do con người:


Kiến thức, kinh nghiệm và thông tin sẽ là những yếu tố quan trọng giúp chủ nhà yến đưa ra cho mình những quyệt định đúng đắn và chuẩn xác nhất. Hãy luôn chau dồi kiến thức kinh nghiệm và kỹ năng (đừng bao giờ giao phó mọi thứ cho kỹ thuật, nếu thuận lợi thì không nói nhưng gặp khó khăn thì chủ nhà yến là người nhận cái kết đắng).

"Thất bại là mẹ thành công" ai trải qua rồi mới thấm thía, không có con đường trải đầy hoa hồng mà không có trả giá. Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, hãy biết quản lý rủi ro cho mình ở mức thấp nhất (đặc biệt trong ngành dẫn dụ nuôi chim yến - rất nhiều thú thực thực ảo ảo).

Kết lại bài viết này Lộc Bụt xin đưa ra một câu nói "Hãy thu thập thông tin rồi đưa ra mục tiêu trước khi xây dựng nhà yến, mục tiêu nên rỏ ràng và đúng với thực tế (đừng ảo tưởng và đừng nghĩ ra)". Khi đã có mục tiêu tốt thì bạn dễ dàng biết được nhà yến của mình có thất bại hay không. Có nhiều nhà yến đang thành công nhưng chủ nhà yến lại xem đó là thất bại, do mục tiêu không thực tế.







Có thể bạn quan tâm

Thời điểm đưa nhà yến mới xây dựng vào hoạt động tốt nhất trong một năm

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Thời điểm đưa nhà yến vào hoạt động tốt nhất trong một năm.
Thời điểm đưa nhà yến vào hoạt động tốt nhất trong một năm.
Chủ nhà yến nào chẳng nôn nóng đưa nhà yến mới xây dựng vào hoạt động, tuy nhiên nhiều khi nôn nóng sẽ làm hại đến ngôi nhà yến bạn vừa đầu tiên.

Nhà yến sau khi xây xong cần thực hiện các biện pháp khử mùi nhà yến mới như phun rửa nhà yến, khử mùi nhà yến mới.... nhằm gia tăng khả năng dẫn dụ chim yến khi đưa nhà yến vào hoạt động.

Ngoài ra việc lựa chọn thời điểm mở máy nhà yến cũng khá quan trọng (giúp cho tâm lý chủ nhà yến bớt gánh nặng và không chờ đợi khá lâu).

Hãy cùng Lộc Bụt tìm hiểu xem thời gian nào trong năm đưa nhà yến vào hoạt động là tốt nhất nhé.

Chu kỳ sinh sản của chim yến trong 1 năm.

  • Chim yến 1 năm tuổi trưởng thành kết đôi sinh sản. 
  • Chim kết đôi cả đời, cả hai cùng ấp và cùng nuôi con. 
  • Vào tháng 3 âm lịch mỗi năm là mùa chim yến động dục sinh sản, chim làm tổ xong là bay lượn kêu ríu rít liên tục trong nhiều giờ và khoảng 10 ngày sau là chim đẻ trứng trong tổ. 
  • Chim làm tổ về đêm vì ngày đi kiếm ăn, tổ do chim đực xây dính vào thành tường hay ván gỗ. 
  • Đôi chim yến chọn một chỗ thích hợp trên vách tường hay trên tấm ván để xây tổ. 
  • Vị trí này được giữ cố định trong suốt cuộc đời của đôi chim nếu không có các biến động môi trường hay người bạn chim bị chết. 
  • Chim yến xây tổ bằng nước bọt tiết ra từ tuyến bọt nằm dưới lưỡi. 
  • Cặp tuyến này phát triển lớn trong thời gian làm tổ, có kích thước cực đại vào tháng 2-3 và thấp nhất vào tháng 8-10 sau đó xẹp xuống bình thường. 
  • Nước bọt gặp không khí khô lại sau 2-3 giờ. 
  • Trong khi đẻ trứng, chim vẫn tiếp tục làm tổ có thể cao thêm 1-2 mm. 
  • Một đêm chim làm được khoảng 1mm mép tổ với khoảng 0,13-15 gr nước bọt tiết ra. 
  • Tổ chim làm lần đầu nặng 7-15gr, lần hai nặng 5-10gr và các lần sau thì nhỏ nhẹ dần. 
  • Chim yến đẻ vào lúc 2-4 giò sáng. 
  • Trứng thứ hai đẻ sau trứng thứ nhất 3 ngày và có thể tới ngày thứ 6 nhưng thời gian trúng nở chỉ cách nhau 1,6 ngày tối đa là 4 ngày vì sau khi đẻ lần thứ 2 chim mới ấp. 
  • Chỉ có 72,6% số tổ có 2 trứng, 22,1% số tổ có 1 trứng, 6% số tổ không trứng. 
  • Nhiệt độ ở tổ ấp là 33,5-340C, thời gian ấp là 26-29 ngày. 
  • Tỷ lệ trứng nở tự nhiên là 88-89% cho lứa đẻ đầu và 73-74% cho lứa đẻ sau. Sau 11 ngày ấp, tim phôi trứng xuất hiện, ngày thứ 15 tim phôi đập mạnh và thấy rõ. 
  • Ở lứa đẻ lần đầu, chim non rời tổ vào ngày thứ 43 sau khi nở, còn ở lứa thứ hai thì phải 45-47 ngày tuổi khi long cánh sơ cấp thứ 7 mọc hoàn chỉnh và trọng lượng cơ thể chim non là 14,4-14,7gr. 

Dựa vào những thông tin ở trên chúng ta có thể chọn thời điểm đưa nhà yến vào hoạt động là vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch (chào đón những cặp chim yến vào nhà làm tổ ngay) và khoảng 1 đến 2 tháng sau chào đón những con chim yến non mới ra ràng.

Có thể bạn quan tâm

Tại sao chim yến tìm được tổ trong bóng tối.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tại sao chim yến tìm được tổ trong bóng tối nhà yến.
Tại sao chim yến tìm được tổ trong bóng tối nhà yến.
Có bao giờ anh chị tự hỏi tại sao những con chim yến có thể bay về đúng chính xác tổ của mình trong hàng ngàn tổ kín bên trong nhà yến tối. Có phải là do thói quen, do mùi của tổ hay vì một yếu tố gì khác, hãy cùng Lộc Bụt tìm hiểu nhé.

Như chúng ta đã biết chim yến thích sống trong những khu vực hơi tối hoặc gần tối, nơi chúng có cảm giác an toàn.

Chim yến có khả năng định vị bằng tiếng vang.

Chim yến phát ra âm thanh gọi là âm dội để dò đường. Âm dội có hai xung liên tiếp, mỗi xung là 1-2 ms. Mỗi con chim yến có đỉnh tần số âm thanh khác nhau nên khi nhận được âm dội chim có thể xác đinh âm dội của chính mình.

Âm dội gặp vật cản sẽ dội lại để chim “nghe và thấy” được vật cản trước mắt và tránh đi.

Trong nhà yến tối thẳm có cả hàng ngàn con, ngàn tổ yến cách nhau vài mm, khi chim bay về chỉ trong vài phút là đã tìm đến tổ chui vào, không va chạm tường, cầu thang, ván ngăn.

Mỗi tổ có một cấu trúc riêng biệt do đôi chim tạo ra nên sẽ cho âm dội phản hồi đặc trưng, chỉ có chim làm ra tổ đó mới nhận biết tổ của mình.

Chim yến non chỉ biết phát âm dội khi rời tổ.

Có thể bạn quan tâm

Phân biệt chim én nhạn, chim yến cỏ và chim yến tổ trắng.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim én chim nhạn
Chim én chim nhạn
Có rất nhiều anh chị đang tìm hiểu về nghề xây dựng nhà yếndẫn dụ nuôi chim yến quan tâm là chim én khác chim yến như thế nào và cách phân biệt chim én, chim yến cỏ và chim yến làm tổ trắng.

Đầu tiên là cách phân biệt chim én nhạn và chim yến cỏ:

Hai loại chim này không có giá trị kinh tế trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến (nhưng rất nhiều người gọi tên sai chúng và lẫn lộn giữa chim yến và chim én).

Chim én nhạn sống phổ biến ở các đồng ruộng Việt Nam, lông màu đen, kích thước lớn hơn nhưng đuôi chẻ rất sâu. Chúng bay theo kiểu chớp chớp cánh ngắt quãng bay không liên tục và thường đậu trên cành cây, đọt tre và đặc biệt bay trên dây điện.

Phân biệt chim yến, chim én và chim yến cỏ.
Phân biệt chim yến, chim én và chim yến cỏ.


Chim yến cỏ có thân hình giống chim yến, cách bay lượn cũng giống chim yến. Đặc điểm dễ nhận dạng là toàn thân màu đen tuyền nhưng trên phần đuôi có mảng trắng tiếng kêu đặc biệt, làm tổ bằng rơm rác nên có tên gọi là yến rác, thường làm tổ trên hiên nhà, hoặc các lam gió bên hông nhà, không có giá trị.

Cách phân biệt chim yến cỏ và chim yến tổ trắng:


Chim yến cỏ và chim yến tổ trắng có thân hình khá giống nhau, đặc biệt là khi chúng bay trên cao. Chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa hai loại chim yến này, chính vì thế cách dễ dàng để phân biệt chim yến với chim én và chim yến cỏ là khi dùng âm thanh gọi chim yến về, chỉ có chim yến bay lượn vòng quanh trên khu vực phát ra âm thanh, còn chim én nhạn và yến cỏ không bay đến.

Hiện tại Lộc Bụt đang bán loa test chim yến Lb6000 (chuyên nghiệp để kiểm tra trữ lượng chim yến trước khi quyết định xây dựng nhà yến). Anh chị nào quan tâm và có nhu cầu có thể xem qua bài viết "Loa kiểm tra trữ lượng chim yến Lb6000".



Loa test chim yến Lb6000.
Loa test chim yến Lb6000.


Có thể bạn quan tâm

Bằng chứng chân thực nhất về tác dụng của việc phun sương bên ngoài nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Phun sương bên ngoài nhà yến thu hút chim.
Việc phun sương bên ngoài nhà yến đặc biệt là trên nóc chuồng cu (phía trên miệng hang) đã không còn quá xa lạ với nhiều chủ nhà yếnkỹ thuật lâu năm. Tuy nhiên, đối với những người mới thì đang còn hoài nghi.

Thì hôm nay nhân tiện phát hiện được một video trên mạng quay lại cảnh chim yến chơi quanh khu vực phun sương phía trước nhà yến (video nước ngoài) thì chia sẻ cho anh chị cùng xem và tự nhận định về tác dụng của việc phun sương bên ngoài nhà yến đặc biệt là những ngày nắng nóng và khi chim yến bắt đầu về nhà yến sau một ngày kiếm ăn.

  • Phun sương có tác dụng làm mát nhà yến.
  • Phun sương tạo ra những lớp mỏng nhìn xa như những đám côn trùng thu hút chim yến.
  • Chim yến sau một ngày kiếm ăn có thể tắm và hấp thụ thêm nước trước khi vào nhà yến.
  • Chim yến sẽ chơi lâu hơn gia tăng khả năng thu hút những con chim khác.
  • ....


Có thể bạn quan tâm

Có nên lắp đèn trong phòng lượn nhà yến để thu hút chim.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Lắp đèn trong phòng lượn nhà yến có phát huy tác dụng.
Lắp đèn trong phòng lượn nhà yến có phát huy tác dụng.
Xin chào các anh chị chủ nhà yến, lại là Thằng Lộc Bụt đây.

Hôm nay em xin chia sẻ đến anh chị một chủ đề mới và rất nhiều anh chị đang quan tâm "Lắp đèn dẫn dụ chim yến bên trong phòng lượn nhà yến".

Như anh chị đã biết thời gian qua có rất nhiều chủ nhà yến chia sẻ việc mắc đèn bên trong phòng lượn để thu hút chim yến vào bên trong nhà yến và cũng có cho thấy hiệu quả của nó trong việc thu hút chim yến.

Vậy mục đích của việc lắp đèn bên trong phòng lượn nhà yến để làm gì:


  1. Chim yến có tập tính bầy đàn rất cao, việc thu hút chim yến bằng âm thanh là chuyện từ trước đến nay ai cũng làm và ai cũng biết. Chim yến ngoài nghe âm thanh chúng cũng có đôi mắt khá tinh tườm (khả năng bắt mồi trong không gian), nếu anh chị để ý sẽ thấy có những thời điểm lúc đầu chỉ có một hai con chim yến chơi, nhưng từ từ thì càng đông chim yến chơi, chim chơi càng đông thì càng thu hút những con chim yến khác. Thông qua đó chúng ta cũng thấy được rằng chim yến ngoài âm thanh chúng còn ham những nơi đông đúc, chúng có thể nhìn thấy nhau (cái đó là vào ban ngày khi ánh sáng mặt trời chưa tắt). Nhưng khi mặt trời lặn chim yến hầu như không nhìn thấy (chúng phải định vị bằng tiếng vang), chính vì thế mà chúng ta có thể lắp thêm đèn bên trong phòng lượn nhà yến để chim yến để thể nhìn thấy nhau khi ánh sáng mặt trời tắt.
  2. Việc bật đèn bên trong nhà yến sẽ thu hút côn trùng góp phần thu hút chim yến (nhưng không đáng kể). Nói tới đây chắc chắn có nhiều anh chị sẽ nói lắp đèn trong phòng lượn sẽ thu hút thằn lằn, tắc kè... điều này thì không thể tránh khỏi nếu nhà anh chị không có hệ thống chống địch hại tốt (có đèn hay không thì nhà yến cũng có những con đó).
  3. Việc lắp đèn bên trong phòng lượn nhà yến sẽ giúp giảm được dơi vào bên trong nhà yến.
  4. ....... và còn nhiều tác dụng khác mà chưa phát hiện ra.

Nói xuông thì cũng chưa thuyết phục, có thực hành mới hiểu và chia sẻ chứ.

Lộc Bụt đã tiến hành lắp đèn trong phòng lượn nhà yến (tuy nhiên không phải loại đèn nào cũng lắp được nhé, không phải đem cái đèn sáng chói (đèn led công suất cao) lắp vào phòng lượn điều nay sẽ làm chói mặt chim yến). Lộc Bụt sử dụng đèn led ánh sáng vàng công suất nhỏ, vừa làm ấm căn nhà yến, chim không bị chói mắt và không làm ánh sáng bên trong phòng ở của chim yến tăng cao.

Bật đèn bên trong phòng lượn nhà yến cũng phải có thời gian cụ thể, không nên bật suốt đêm. Lộc Bụt bặt đèn lúc 5h30 và tắt lúc 7h30 (cùng vời âm thanh bên ngoài).

Vì mới thực hiện được vài tháng thì kết quả vẫn chưa thể khẳng định 100% nhưng bước đầu sẽ có những chuyển biến tốt như chim yến sẽ chơi lâu hơn bên ngoài nhà yến (thay vì chim yến về là vào phòng làm tổ ngay thì nó sẽ chơi lâu hơn) giúp gia tăng khả năng thu hút những con chim yến khác, tần suất chúng bay ra vào miệng lỗ và phòng lượn nhiều hơn từ đó gia tăng khả năng thu hút những con chim yến khác bay qua miệng lỗ, lượn trong phòng lượn và vào phòng ở.

Trong phòng lượn khi có ánh đèn chim yến sẽ nhìn thấy nhau và bay lượn chơi tốt hơn từ đó kéo được chim xuống sâu hơn.

Mới quan sát được tới đấy, sẽ tiếp tục cập nhật nếu có phát hiện mới, Nếu thấy chia sẻ hay thì nhớ like, comment và chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé.




Có thể bạn quan tâm

Khai thác tổ yến có ảnh hưởng đến chim bố mẹ hay không?

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Khai thác tổ chim yến.
Khai thác tổ chim yến.
Xin chào các anh chị, đã lâu không có bài đăng chia sẻ trên website www.locbut.com. Hôm nay có thời gian nên chia sẻ lên đây một chủ đề mà khá nhiều chủ nhà yến mới quan tâm, mong rằng thông tin này sẽ là thông tin tham khảo hữu ích cho các chủ nhà yến mới.

Câu hỏi liên quan đến khai thác tổ yến trong nhà yến:
  • Việc khai thác tổ yến có làm ảnh hưởng đến chim yến sinh sống trong nhà yến hay không?
  • Lấy tổ của chim yến có ảnh hưởng đến chim bố mẹ hay không?
  • Bao nhiêu tổ thì mới khai thác.

Câu trả lời của Lộc Bụt là có, đặc biệt là các nhà yến mới, nhà yến có tổ và chim chưa nhiều.

Lộc Bụt đã tiến hành quan sát chim yến trong một khoảng thời gian rất dài từ lúc nhà yến chỉ có vài chim chim đến nhà yến có vài trăm chim. Lộc Bụt nhận ra một điều là khi khai thác tổ yến có ảnh hưởng đến cặp chim yến làm chiếc tổ đó (nó ảnh hưởng mạnh hơn đối với những nhà yến đang có ít chim, ít tổ).

Vậy thì cụ thể nó ảnh hưởng như thế nào.


Khi khai thác xong chiếc tổ yến, cặp chim yến sở hữu chiếc tổ đó khi bay về sẽ có cảm giác hoảng (đặc biệt là con chim yến đầu tiên bay về tổ, nó sẽ đậu vào vị trí chiếc tổ theo thói quan và bật bay ra ngay, nó sẽ bay vòng vòng một hồi rồi mới đậu lại vị trí đó) sau đó thì hai con chim sẽ không đậu tại vị trí tổ đó nữa mà sẽ đậu sát bên hoặc bám vào cái loa gần chiếc tổ đó, đó là đối với những cặp chim yến ở và làm tổ lâu năm trong nhà yến (điều này không đáng lo ngại lắm).

Còn đối với những con chim làm tổ lứa đầu thì cảm giác hoảng loạn của chúng sẽ nhiều hơn, Lộc Bụt đã quan sát có nhiều con chim yến bỏ luôn vị trí đó là làm tổ ở một vị trí khác.

Một hiện tượng nữa mà Lộc Bụt quan sát được là có một cặp yến làm tổ nguyên (không trên tổ giả), cũng được 1 mùa nhưng khi khai thác chiếc tổ đó đi thì cặp chim yến đó quay qua chọn chiếc tổ giả để sinh sản (quẹt tổ rất sơ sài), nguyên nhân chắc có lẽ là khai thác đúng cái tổ mà chim mái sắp đẻ, khi tổ bị lấy đi thì chúng cần một cái tổ mới để chim mái đẻ trứng chính vì thế nó chọn chiếc tổ giả chứ không làm lại tổ mới ở vị trí cũ. (Lộc Bụt luôn khuyên các chủ nhà yến mới nên lắp tổ giả (không phải tổ nhựa bán trên thị trường mà tổ được cắt từ các tấm mút xốp, giúp gia tăng khả năng dẫn dụ chim, dùng tổ giả bằng nhựa chất lượng tổ rất ít so với tổ tự làm bằng xốp, mút).

Có anh chị hỏi là nếu cái tổ không khai thác thì chim yến sẽ làm gì? thì nếu chúng ta không khai thác tổ thì chim yến sẽ tiếp tục quẹt thêm một chiếc tổ mới trên nền tổ củ, càng ngày chiếc tổ càng dày và cao hơn (như video bên dưới).



Khai thác tổ yến có ảnh hưởng thì phải làm sao?


Việc khai thác tổ yến là niềm ao ước của rất nhiều chủ nhà yến vì nó là bước cuối cùng để gặt hái thành quả, tuy nhiên, nếu khai thác không hợp lý có thể ảnh hưởng đến chim yến trong nhà yến và tâm lý của chủ nhà yến (đặc biệt là những ngôi nhà yến mới ít chim).

Đối với những ngôi nhà yến nhiều chim việc khai thác tổ yến có ảnh hưởng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến chim yến và cũng như tâm lý của chủ nhà yến còn đối với nhà yến mới thì ảnh hưởng nhiều hơn.

Trong nuôi yến yếu tố tâm lý rất quan trọng nhé anh chị, những chủ nhà yến mới luôn có tâm lý nặng nề hơn những chủ nhà yến củ, họ có nhiều băn khoăn suy nghĩ nhiều hơn chủ nhà yến củ. Việc khai thác tổ yến của chủ nhà yến củ là điều tất nhiên, lượng chim nhiều nên việc quan sát thấy ảnh hưởng của việc khai thác là không đáng kể và họ cũng đã rèn luyện được tâm lý của mình rồi (nhà yến củ là nhà yến lâu năm có nhiều tổ nhiều chim), còn với những chủ nhà yến mới việc khai thác tổ yến là điều gì đó khá mới (họ có rất nhiều băn khoăn, lo lắng) vì chưa được tôi luyện tâm lý, chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng khiến họ lo lắng, nhà yến mới khi khai thác tổ yến chúng ta rất dễ quan sát được những cái mà Lộc Bụt trình bày ở trên.

Nói tóm lại việc khai thác tổ yến có ảnh hưởng đến chim yến trong nhà yến đặc biệt là ảnh hưởng lớn đối với nhà yến mới và tâm lý của chủ nhà yến mới. Chính vì thế mà những nhà yến ít tổ, ít chim thì đừng vội khai thác, cứ để cho chim yến cảm giác an toàn thoải mái ít nhất là trong hai ba lứa đầu (nếu thèm ăn yến thì vào hái 1, 2 tổ ăn cho biết thôi). Có rất nhiều chuyên gia nhà yến khuyên rằng nhà yến chỉ nên khai thác tỉa khi trong nhà yến có hơn 200 tổ.

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết, Lộc Bụt hy vọng nó là thông tin tham khảo hữu ích cho những người đang muốn tìm hiểu về nghề nuôi chim yến trong nhà.




Có thể bạn quan tâm

Tạo mùi hấp dẫn chim yến bằng cần sa.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tạo mùi chim yến bằng cần sa (câu chuyện vui).
Tạo mùi chim yến bằng cần sa (câu chuyện vui).
Hôm nay bắt gặp một câu chuyện theo mình là khôi hài trong làng nuôi chim yến Việt Nam. Tại sao Lộc Bụt viết bài viết này vì để tiếp tục cho một bài về chủ đề "dùng mùi nhà yến đúng khoa học".

Nói tới đây mà Lộc Bụt vẫn thấy buồn cười và anh ta thật sự là một người có ý nghĩ táo bạo, câu hỏi của anh ấy trong một hội về nuôi chim yến đại loại là thế này "Là có ai dùng cần sa thu hút chim yến chưa ạ ?". Nếu anh chị nghe xong câu hỏi này anh chị nghĩ như thế nào thì c

Thứ nhất, cần sa là một loại cây bị cấm trồng và bị cấm sử dụng, đã có nhiều vụ phát hiện chồng cây cần sa trong rẩy cà phê với mục đích cho lợn ăn mau lớn (không biết lợn có ăn mau lớn không, nhưng người chồng đã vi phạm pháp luật rồi).

Thứ hai, dùng cần sa tạo mùi nhà yến, đừng có ngu mà dùng đốt trong nhà yến nhé, chưa hấp dẫn được con chim yến nào thì chủ nhà yến đã bị dụ trước rồi.

Khi tôi đọc câu hỏi này trên một nhóm về nuôi yến, tôi cũng nhớ đến hôm trước có một anh nào cũng có đốt cái cây gì bên trên nhà yến và nói là có thể hấp dẫn được chim yến (việc có một loại cây nào đó có thể thu hút chim yến là có vì theo một báo cáo về mùi nhà yến người ta tạo mùi hấp dẫn chim yến bằng các hợp chất dễ bay hơi có nguồn gốc thực vật (anh chị nào quan tâm có thể xem bài viết "Các loại mùi tự nhiên trong nhà yến")). Loại cây đó chắc chắn họ sẽ không dễ tiết lộ cho chúng ta, còn anh chị nào biết thì comment hoặc inbox cho Lộc Bụt biết với nhé.

Lộc Bụt cũng biết tại sao anh đó lại hỏi là tạo mùi nhà yến bằng cây cần sa, vì trong một báo cáo về mùi nhà yến của nước ngoài (Lộc Bụt có đọc thời gian trước), người ta có dùng một từ là "terpenes" chắc anh ấy dùng google search nên nó hiện lên là "cần sa". Không tin anh chị cứ search google cụm từ "terpenes" kết quả trả về đa số có liên quan đến cây cần sa.

Báo cáo nghiên cứu về mùi bên trong nhà yến.
Báo cáo nghiên cứu về mùi bên trong nhà yến.
Nhưng từ terpenes này không nói đến loại cây bất hợp pháp đó nhé các anh chị. Cái từ này có nghĩa là phân tử mùi thơm (aroma) để thu hút chim yến. Còn nó được triết suất từ loại cây gì thì chỉ có những người đang giử bí mật công nghệ tạo mùi nhà yến mới biết.

Ngoài ra cũng có một vài video youtube làm mùi "candu walet", tuy nhiên candu walet là gì thì không biết, đại loại chắc nghĩa của từ này là "chất hấp dẫn chim yến". Anh chị nào ở indonesia thì hỏi thử nhé.



Thôi nói tới đây thôi, còn ai đang có suy nghĩ cần sa tạo mùi nhà yến thì bỏ đi nhé, không lại tiền mất tật mang. Tốt nhất không biết thì dùng tạo mùi từ phân chim yến và tổ yến.

Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng mùi nhà yến đúng cách và mang tính khoa học.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Phân chim yến tạo mùi sinh cảnh.
Phân chim yến tạo mùi sinh cảnh.
Chủ đề tạo mùi nhà yến luôn là chủ đề được rất nhiều chủ nhà yến quan tâm đặc biệt là những chủ nhà yến mới. Có rất nhiều người còn tìm cách tạo ra mùi riêng cho nhà yến của mình với mong rằng sẽ thu hút được nhiều chim hơn (có những video dùng trứng, đốt cây abc, pha cái này với cái kia...).

Nếu có một ai đó nói mùi nhà yến không quan trọng thì người ấy nên nghĩ lại (đặc biệt đối với nhà yến mới). Các yếu tố cấu thành một nhà yến thành công cần có khu vực có chim yến sinh sống, âm, ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, mùi bên trong nhà yến.

Nếu biết sử dụng mùi tốt sẽ giúp gia tăng đáng kể việc dẫn dụ chim yến ở lại trong nhà yến và còn nếu sử dụng mùi sai thì có thể là một thảm họa cho nhà yến. Những người nói không nên dùng mùi bên trong nhà yến là những người không biết cách tạo mùi hoặc dùng mùi sai cách dẫn đến thất bại.

Dùng mùi thì phải phân biệt được từng loại mùi, dùng đúng nơi đúng chổ chứ không phải bạ đâu dùng nấy, thích là dùng. Ví dụ có những loại mùi dùng đúng thời điểm sẽ kích thích chim rất lớn và cũng có loại mùi đòi hỏi dùng quanh năm.

Các anh chị đùng hỏi Lộc Bụt dùng mùi như thế nào, vì dùng mùi là cả một nghệ thuật và mỗi người sẽ có cách sử dụng khác nhau miễn sao là hiệu quả cho ngôi nhà yến. Ở đây Lộc Bụt chỉ chia sẻ ở mức độ cơ bản và mang tính chất khoa học, dựa trên những nghiên cứu về mùi nhà yến đã được nghiên cứu. Những bài viết Lộc Bụt đưa ra trong website này cần đòi hỏi anh chị đọc và tự mình suy ngẫm và tự rút ra nhận định cho riêng mình, chứ không có kiểu cầm tay chỉ việc ăn sẵn còn nếu anh chị muốn ăn sẵn thì chắc website này không dành cho bạn.

Theo một báo cáo phân tích về phân tích mùi cho nhà yến, người ta chia mùi nhà yến ra thành 2 loại là mùi nhà yến bên trênmùi nhà yến bên dưới. Trong phần mùi hương phần trên người ta chia làm hai loại là hương thơm hấp dẫnpheromone.  Hương thơm hấp dẫn được tạo thành từ những hợp chất dễ bay hơi có nguồn gốc thực vật (trong colume A bảng bên dưới). Hương thơm hấp dẫn thường được sử dụng ở trên đường bay dẫn của chim yến. Tuy nhiên, hương thơm hấp dẫn không đảm bảo rằng chim yến sẽ sinh sản. Vì vậy hương thơm pheromone (Colume B ) sẽ được sử dụng ở các tấm ván làm tổ để kích thích những con chim yến đực quẹt tổ và bắt cặp (một loại hương liệu dễ kiếm để kích thích quá trình này theo báo này là tổ yến). Phân chim yến (Colume C) là thành phần chính trong hương liệu sàn được áp dụng ở khu vực thấp trong phòng ở của chim yến. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân chim yến tươi sẽ phát sinh khí độc và là môi trường tuyệt vời cho các sinh vật như kiến, gián, chuột... Còn việc dùng nó như thế nào thì xin phép không nói ở đây, các anh chị từ suy ngẫm, nghiên cứu và có câu trả lời cho chính mình (Lộc Bụt chỉ chia sẻ kiến thức, còn việc anh chị làm như thế nào thì anh chị phải tự nghiên cứu, trang web này không dành cho những anh chị muốn ăn ngay, cảm ơn).

Thành phần hóa học của các loại mùi bên trong nhà yến.
Thành phần hóa học của các loại mùi bên trong nhà yến.




Có thể bạn quan tâm

Luật chăn nuôi yến và những quy định liên quan đến xây dựng nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Luật chăn nuôi yến và những quy định khi xây dựng nhà yến.
Luật chăn nuôi yến và những quy định khi xây dựng nhà yến.
Như các anh chị đã biết vào ngày 21/01/2020, chính phủ đã ban hành nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi năm 2018. Trong đó có những định nghĩa, những quy định có liên quan đến việc quản lý đối với ngành nghề dẫn dụ nuôi chim yến.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều anh chị chưa biết, chưa đọc hoặc chưa biết cách tìm kiếm những thông tin liên quan đến luật chăn nuôi chim yến. Chính vì thế Lộc Bụt hôm nay sẽ hướng dẫn anh chị cách tìm kiếm thông tin trong luật chăn nuôi có liên quan đến nghề xây dựng và dẫn dụ nuôi chim yến để đọc và hiểu về luật.

Luật chăn nuôi thì rất là dài, tuy nhiên có vài mục trong nghị định đã trình bày rất rỏ về nuôi chim yến. Sau đây là các tìm những thông tin liên quan đến ngành yến trong một đóng thông tin trong luật chăn nuôi.

1. Tìm thông tin luật chăn nuôi yến trên máy tính.


Tại trang web này "Luật chăn nuôi yến" các anh chị đùng máy tính thì ấn trên bàn phím tổ hợp phím Ctrl + F.

Tìm luật chăn nuôi yến trên máy tính.
Tìm luật chăn nuôi yến trên máy tính.
Sau đó một thanh tìm kiếm xuất hiện anh chị chỉ cần nhập từ khóa "Yến" sau đó nhấn mũi tên lên và xuống nó sẽ dẫn anh chị đến các thông tin có liên quan đến ngành yến trong luật chăn nuôi.

2. Tìm thông tin luật chăn nuôi yến trong smartphone.


Tại trang web này "Luật chăn nuôi yến" các anh chị click vào dấu 3 chấm sau đó click "tìm trong trang".


Sau đó một thanh tìm kiếm xuất hiện anh chị chỉ cần nhập từ khóa "Yến" sau đó nhấn mũi tên lên và xuống nó sẽ dẫn anh chị đến các thông tin có liên quan đến ngành yến trong luật chăn nuôi.

 3. Nội dung thông tư hướng dẫn luật chăn nuôi yến .

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2020/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT LUẬT CHĂN NUÔI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này hướng dẫn chi tiết khoản 4 Điều 14, khoản 3 Điều 19, khoản 3 Điều 38, khoản 4 Điều 39, khoản 5 Điều 41, khoản 8 Điều 43, khoản 5 Điều 45, khoản 2 Điều 52, khoản 4 Điều 53, khoản 4 Điều 58, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 63, khoản 4 Điều 64, khoản 3 Điều 67, khoản 2 Điều 68, khoản 5 Điều 78 Luật Chăn nuôi.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ sau được hiểu như sau:
1. Chất chính trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc là protein thô và lysine tổng số; trong thức ăn hỗn hp hoàn chỉnh cho động vật cảnh là protein tổng số; trong thức ăn chăn nuôi khác, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là các chất quyết định công dụng và bản chất của sản phẩm, do nhà sản xuất công bố trong tài liệu kỹ thuật kèm theo hoặc trên nhãn sản phẩm.
2. Chỉ tiêu an toàn là chỉ tiêu quy định mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi để không ảnh hưởng tiêu cực đến vật nuôi, con người và môi trường. Chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi gồm: độc tố, vi sinh vật gây hại, kim loại nặng và chỉ tiêu khác quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Cơ sở chăn nuôi là nơi nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi. Cơ sở chăn nuôi bao gồm: Chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ; chăn nuôi nông hộ.
4. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi là cơ sở thực hiện một hoặc toàn bộ hoạt động chế biến, gia công thức ăn chăn nuôi.
5. Hệ số đơn vị vật nuôi là hằng số áp dụng để quy đổi trực tiếp số lượng gia súc, gia cm sang đơn vị vật nuôi.
6. Loa phóng là thiết bị âm thanh để dẫn dụ chim yến, được đặt ở ngoài cửa lối ra, vào của chim yến.
7. Nhà yến là công trình xây dựng mới hoặc cải tạo để nuôi chim yến.
8. Nhân giống nhân tạo chim yến là hoạt động ấp nở, nuôi dưỡng nhân tạo chim yến.
9. Sản phẩm chim yến là tổ yến, trứng giống, con giống chim yến.
10. Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi là sản phẩm có đặc tính lý học, hóa học, sinh học sử dụng để xử lý chất thải chăn nuôi.
Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tùy theo điều kiện tiếp nhận, trả kết quả của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, tổ chức, cá nhân nộp 01 hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).
Quy định về nộp hồ sơ như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp không chứng thực kèm bản chính để đối chiếu;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
2. Thời gian trả lời tính đầy đủ của hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân đ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện h sơ.
3. Cách thức nộp phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính hoặc bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Cách thức trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.
5. Trường hợp Nghị định này có quy định khác với quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì thực hiện theo quy định đó.
6. Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực.
7. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp.
Chương II
GIỐNG VẬT NUÔI
Điều 5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi
1. Việc điều tra, thu thập nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, lưu giữ nguồn gen giống vật nuôi mới được phát hiện;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá ban đầu về nguồn gen, bản chất di truyền, đặc tính sinh học của nguồn gen giống vật nuôi mới;
c) Khi phát hiện nguồn gen giống vật nuôi mi, tổ chức, cá nhân không được giết thịt, mua bán, tiêu hủy. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát hiện nguồn gen ging vật nuôi mới có trách nhiệm thực hiện các biện pháp lưu giữ, bảo vệ nguồn gen giống vật nuôi mới và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Tổ chức, cá nhân không được phép xuất khẩu, nghiên cứu hoặc sử dụng cùng vi tổ chức, cá nhân nước ngoài đi với nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.
2. Việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
a) Hoạt động bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;
b) Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn ngun gen ging vật nuôi có tính khác biệt với ngun gen ging vật nuôi đã có để bảo tồn, đưa vào chương trình quỹ gen quốc gia, nghiên cứu, sử dụng vào hoạt động chọn, tạo, nhân ging và cập nhật vào cơ sở dữ liu Quốc gia về nguồn gen giống vật nuôi;
c) Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi.
3. Việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
a) Khi sản xuất và thị trường có nhu cầu thì nguồn gen giống vật nuôi được khai thác, phát triển;
b) Nguồn gen giống vật nuôi đưa vào khai thác, phát triển thì được đưa ra khỏi danh sách nguồn gen giống vật nuôi được bảo tn;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hp với các cơ quan có thẩm quyền thm định, phê duyệt việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi;
d) Tổ chức, cá nhân hp tác nghiên cứu và tiếp cận nguồn gen giống vật nuôi thực hiện theo quy định của Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng ngun gen.
Điều 6. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn
1. Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có số lượng cá thể hoặc có số nhóm huyết thống còn ít dẫn đến nguy cơ cận huyết cao;
b) Có số lượng cá thể suy giảm ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
2. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 7. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu
1. Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Giống vật nuôi bản địa mang nguồn gen quý, hiếm;
b) Có tính độc đáo, đặc hữu của Việt Nam.
2. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu theo quy đnh tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 8. Cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu
1. Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, lập hồ sơ cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.
2. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Kết quả rà soát, đánh giá về Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;
b) Đơn của tổ chức, cá nhân đề nghị giống vật nuôi đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu (nếu có);
c) Bản thông tin về tên giống và địa điểm phân bố của giống vật nuôi cần đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;
d) Bản thuyết minh tính cần thiết của việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảtồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu bao gồm các thành phần sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Chăn nuôi và các đơn vị liên quan;
b) Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ;
d) Chuyên gia về lĩnh vực giống vật nuôi.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ kết quả thm định, trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Chương III
THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Điều 9. Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Điểm c khoản 1 Điều 38 của Luật Chăn nuôi được quy định chi tiết như sau:
Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
2. Điểm đ khoản 1 Điều 38 của Luật Chăn nuôi được quy định chi tiết như sau:
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khvực sản xuất.
Điều 10. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng được quy định như sau:
a) Cục Chăn nuôi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấchứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện sản xuất theo Mu số 02.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất theo Mu số 03.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
Trường hp hồ sơ chưa đạt yêu cu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiệthực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này và lập Biên bản theo Mu số 05.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).
Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ; trường hp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị đinh này; trường hp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trường hp nước nhập khẩu yêu cầu phải đánh giá điều kiện thực tế để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ quan có thm quyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân (tên cơ sở, tên địa chỉ cơ sở sản xuất, địa chỉ trụ sở) trong Giấy chứng nhận.
5. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trường hợp cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mà thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục theo quy định tại khoản 3 Điều này.
7. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xử lý vi phạm hành chính, ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều 39 của Luật Chăn nuôi
;
b) Cơ sở không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Chăn nuôi và Điều 9 Nghị định này nhưng không khắc phục trong thời hạn đã cam kết với cơ quan có thm quyền.
8. Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
9. Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá để cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do tổ chức, cá nhân đăng ký chi trả theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 11. Đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
b) Đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
2. Nội dung đánh giá điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định tại Mu số 04.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đoàn đánh giá bao gồm trưởng đoàn và thành viên đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đối với trưởng đoàn đánh giá: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi;
b) Đối với thành viên: Có ít nhất 01 thành viên được tập huấn về đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi do Cục Chăn nuôi tổ chức; có ít nhất 01 thành viên có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực chăn nuôi.
4. Đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi là quan sát hiện trường cơ sở; xem xét và tra cứu tài liệu, hồ sơ; các hoạt động khác có liên quan.
5. Tần suất đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:
a) Tần suất đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là 24 tháng một lần. Đối với cơ sở quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Nghị định này, thực hiện đánh giá giám sát lần đầu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
b) Trường hợp cơ sở sản xuất thức chăn nuôi đã được cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương thì thực hiện đánh giá giám sát với tần suất 36 tháng một ln;
c) Trường hợp phát hiện cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, đánh giá giám sát đột xuất.
Điều 12. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh
1. Tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy đnh như sau:
a) Lợn con có khối lượng đến 25 kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi;
b) Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 đến 21 ngày tuổi;
c) Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi;
d) Bê, nghé từ sơ sinh đến 06 tháng tuổi.
2. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.
3. Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như sau:
a) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đi với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020;
b) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh rất quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;
c) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022;
d) Thuốc thú y có chứa kháng sinh không thuộc quy định tại điểm a, b và c khoản này đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục kháng sinh quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều này.
Điều 13. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Cơ quan cấp phép:
Cục Chăn nuôi là cơ quan cấp phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, khảo nghiệm, làm mẫu phân ch tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xut khẩu.
2. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm theo Mu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản chứng minh về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
3. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi theo Mu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai của cơ sở đăng ký về đối tượng, số lượng vật nuôi nuôi thích nghi, thời gian nuôi, địa điểm nuôi và mục đích nuôi.
4. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu hoặc khảo nghiệm theo Mu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề cương nghiên cứu hoặc khảo nghiệm theo Mu 08.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm theo Mu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu, trong đó có cam kết mẫu sản phẩm nhập khẩu không dùng cho hoạt động thương mại.
6. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu theo Mu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.
7. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo mục đích nhập khẩu quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 hoặc 6 Điều này đến Cục Chăn nuôi.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hp lệ, Cục Chăn nuôi cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo Mu số 09.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 14. Đánh giá để thừa nhận phương pháp thử nghiệm của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu
1. Phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khu được Cục Chăn nuôi thừa nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được tổ chức công nhận quốc gia hoặc tổ chức công nhận quốc tế công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước xuất khẩu chỉ định, thừa nhận, trong đó có phạm vi công nhận là thức ăn chăn nuôi hoc thực phẩm;
b) Có máy móc, thiết bị, dụng cụ phù hợp với phương pháp thử nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025;
c) Có phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi được thẩm định, xác nhận giá trị sử dụng.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nhu cầu thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khu, nộp hồ sơ đăng ký về Cục Chăn nuôi. H sơ bao gm:
a) Đơn đề nghị thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu theo Mu số 10.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu được công nhận hệ thống quản lý cht lượng phù hp vi tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 hoặc văn bản chỉ định, thừa nhận của cơ quan có thm quyền của nước xuất khẩu;
c) Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm phù hp với phương pháp thử nghiệm bao gồm các thông tin: Tên máy móc, thiết bị; thi gian đưa vào sử dụng và thời gian kiểm định, hiệu chuẩn kèm theo Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn còn hiệu lực do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;
d) Quy trình thử nghiệm và hồ sơ thẩm định, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử nghiệm trên nền mẫu thức ăn chăn nuôi do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;
đ) Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng (nếu có) do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp.
3. Trình tự thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu được quy đnh như sau:
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức đánh giá thực tế tại phòng thử nghiệm (nếu cần thiết). Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu; trường hợp từ chối phải trả lời bng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyết định thừa nhận có hiệu lực tối đa 03 năm.
4. Thành phần Đoàn đánh giá thực tế tại phòng thử nghiệm bao gồm: Cục Chăn nuôi, các đơn vị có liên quan và các chuyên gia kỹ thuật.
Điều 15. Đánh giá để thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng phải khảo nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Chăn nuôi có nhu cầu thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xut khẩu nộp 01 bộ hồ sơ về Cục Chăn nuôi. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu theo Mu số 11.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản mô tả về năng lực của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật Chăn nuôi do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;
c) Quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại Mu 08.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;
d) Báo cáo kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo các nội dung trong quy trình khảo nghiệm và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp.
2. Trình tự thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu được quy định như sau:
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức đánh giá tại nước xuất khẩu (nếu cần thiết). Trường hp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thành phần đoàn đánh giá bao gồm: Cục Chăn nuôi, các đơn vị có liên quan và các chuyên gia kỹ thuật.
Điều 16. Kiểm tra tại nước xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Khi phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam, Cục Chăn nuôi phối hợp với đơn vị có liên quan thành lập đoàn kiểm tra tại nước xuất khẩu.
2. Nội dung kiểm tra: Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, phòng thử nghiệm.
3. Căn cứ kết quả kiểm tra, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định biện pháp xử lý kết quả kiểm tra đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 17. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước
1. Cơ quan kiểm tra:
a) Cục Chăn nuôi kiểm tra trên phạm vi toàn quốc;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trên địa bàn.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi thương mại sản xuất và lưu hành trong nước: Thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật Chăn nuôi;
b) Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi bị triệu hồi hoặc trả về: Kiểm tra sự phù hợp của các chỉ tiêu công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, các chỉ tiêu an toàn quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định khác có liên quan. Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hp, tổ chức, cá nhân phải xử lý thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
Điều 18. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
1. Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Biện pháp kiểm tra được quy định như sau:
a) Đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hp của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong quá trình lưu thông trên thị trường bị phát hiện không bảo đảm chất lượng, gây mất an toàn cho con người, vật nuôi, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hoặc hoạt động sản xuất thì kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm ghi biện pháp kiểm tra vào Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối vi thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hp hoàn chỉnh thuộc trường hợp này;
b) Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn đã được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này được thừa nhận kết quả thử nghiệm của chỉ tiêu đó khi kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu theo Mu số 12.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàn(Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
c) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống;
d) Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.
Thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c và d khoản này bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt.
4. Trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP); Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Nghị định s 154/2018/NĐ-CP).
5. Miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quy định như sau:
a) Việc miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
Thời hạn miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là 01 năm;
b) Trong thời gian được miễn giảm kiểm tra, tổ chức, cá nhân tự cập nhật thông tin lô thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi làm thủ tục thông quan.
Hồ sơ tự cập nhật thông tin bao gồm các thành phần hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và văn bản xác nhận sản phẩm được áp dụng miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu của cơ quan kiểm tra.
Ngay sau khi hoàn thiện việc cập nhật thông tin lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân được làm thủ tục để thông quan lô hàng và tự chịu trách nhiệm về hồ sơ và chất lượng sản phẩm;
c) Đánh giá giám sát lô thức ăn chăn nuôi được miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
Điều 19. Xử lý kết quả thử nghiệm về chất lượng thức ăn chăn nuôi
1. Kết quả thử nghiệm về chất lượng thức ăn chăn nuôi là kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm của phòng thử nghiệm được chỉ định sau khi tính độ dao động kết quả thử nghiệm quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Việc thử nghiệm mẫu thức ăn chăn nuôi phục vụ quản lý nhà nước phải thực hiện trước khi lô sản phẩm được lấy mẫu thử nghiệm hết hạn sử dụng.
3. Trình tự, thủ tục xử lý kết quả thử nghiệm về chất lượng thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thử nghiệm, cơ quan kiểm tra thông báo cho tổ chức, cá nhân kết quả thử nghiệm qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức, cá nhân không có khiếu nại về kết quả thử nghiệm thì cơ quan kiểm tra xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Giải quyết khiếu nại kết quả thử nghiệm về chất lượng thức ăn chăn nuôi:
a) Trường hợp không đồng ý với kết quả thử nghiệm, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại bằng văn bản gửi cơ quan kiểm tra.
Cơ quan kiểm tra sử dụng mẫu lưu hoặc lấy lại mẫu (khi cn thiết) để thử nghiệm chỉ tiêu bị khiếu nại tại phòng thử nghiệm được chỉ định khác phòng thử nghiệm lần đầu. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để đưa ra kết luận cuối cùng;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại về kết quả thử nghiệm do phòng thử nghiệm duy nhất được chỉ định tại Việt Nam thực hiện, cơ quan kiểm tra có thể gửi mẫu đến phòng thử nghiệm ở nước ngoài đã được tổ chức quốc tế, khu vực công nhận hoặc được Cục Chăn nuôi thừa nhận. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để đưa ra kết luận cuối cùng;
c) Trường hợp lô hàng có kết quả thử nghiệm bị khiếu nại mà đã hết hạn sử dụng, thì kết quả thử nghiệm ln đầu là căn cứ để đưa ra kết luận cuối cùng;
d) Chi phí giải quyết khiếu nại về kết quả thử nghiệm do tổ chức, cá nhân chi trả theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Xử lý thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng
1. Thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị xử lý bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Buộc tái xuất: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tái xuất phải thực hiện thủ tục tái xuất theo quy định của pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và nộp hồ sơ tái xuất về cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi;
b) Buộc tiêu hủy: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tiêu hủy phải ký hp đồng với tổ chức, cá nhân có chức năng tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Nội dung hp đồng phải nêu rõ biện pháp tiêu hủy để cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi giám sát;
c) Buộc tái chế: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tái chế phải thực hiện tái chế sản phẩm theo phương án phù hp với quy định của pháp luật, bảo đảm sản phẩm sau khi tái chế có chất lượng phù hp với tiêu chuẩn chất lượng công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; báo cáo phương án và kết quả tái chế cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi để giám sát khi cần thiết;
d) Buộc chuyển mục đích sử dụng: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp chuyển đổi mục đích sử dụng phải chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm theo phương án phù hợp với quy định của pháp luật; báo cáo phương án và kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi để giám sát khi cần thiết;
đ) Buộc cải chính thông tin: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp cải chính thông tin phải thực hiện cải chính thông tin sản phẩm theo kết quả kiểm tra thực tế trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trước khi sử dụng.
2. Giám sát việc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng được quy định như sau:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát việc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng trên địa bàn, lập biên bản giám sát theo quy định tại điểm b khoản này theo thẩm quyền và giám sát khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Biên bản giám sát việc tiêu hủy thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng phải có các thông tin sau: Căn cứ pháp lý, lý do; thời gian, địa điểm; thành phần tham gia; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng sản phẩm; biện pháp tiêu hủy và các nội dung cần thiết khác.
Biên bản giám sát tiêu hủy phải được xác nhận của đại diện các bên tham gia giám sát và tổ chức, cá nhân có sản phẩm bị tiêu hủy.
3. Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý.
4. Trường hợp thức ăn chăn nuôi vô chủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, bố trí kinh phí để xử lý.
Chương IV
ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI
Điều 21. Quy mô chăn nuôi
1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thi điểm;
c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
3. Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.
Trường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ. Tần suất kiểm tra là 03 năm một lần;
c) Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.
4. Hệ số đơn vị vật nuôi quy định như sau:
a) Hệ số đơn vị vật nuôi sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi;
b) Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi, hệ số đơn vị vật nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Điều 22. Mật độ chăn nuôi đối với các vùng
1. Diện tích đất nông nghiệp làm căn cứ để xác định mật độ chăn nuôi bao gồm tổng diện tích các loại đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định thành các vùng như sau để xác định mật độ chăn nuôi:
a) Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình;
b) Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình;
c) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung gồm các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;
d) Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng;
đ) Vùng Đông Nam Bộ gồm các tỉnh, thành phố: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh;
e) Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
3. Mật độ chăn nuôi vùng áp dụng đối vi địa phương thuộc từng vùng được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Căn cứ chiến lược phát triển chăn nuôi, công nghệ chăn nuôi và môi trường sinh thái, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mật độ chăn nuôi của địa phương nhưng không vượt quá mật độ chăn nuôi vùng quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung mật độ chăn nuôi của các vùng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Điều 23. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn quy định như sau:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương;
b) Trường hợp cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn nằm trên địa bàn từ hai tnh trở lên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký thủ tục đầu tư thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mu số 01.ĐKCN Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi theo Mu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thi hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).
Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối vi chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận;
c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đã được cấp, trừ trường hp Giấy chứng nhận bị mất.
5. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quy đnh như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đi với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xử lý vi phạm hành chính, ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đi với chăn nuôi trang trại quy mô lớn, thông báo tới Cục Chăn nuôi và trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở chăn nuôi thuộc trường hợp quy định tại điểm a và c khoản 3 Điều 58 của Luật Chăn nuôi;
b) Cơ sở chăn nuôi không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Chăn nuôi nhưng không khắc phục trong thời hạn đã cam kết với cơ quan có thẩm quyền.
7. Kinh phí chi cho hoạt động đánh giá để cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 24. Đánh giá điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn
1. Nội dung đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn bao gm:
a) Đánh giá hồ sơ đăng ký;
b) Đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi về việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Chăn nuôi thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Mu số 03.ĐKCN, ghi biên bản đánh giá theo Mu số 04.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Thành phn đoàn đánh giá gồm:
a) Trưởng đoàn đánh giá là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi;
b) Có ít nhất 01 thành viên được tập huấn về đánh giá điều kiện cơ sở chăn nuôi do Cục Chăn nuôi tổ chức;
c) Có ít nhất 01 thành viên có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực chăn nuôi.
3. Nội dung đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn bao gồm:
a) Đánh giá việc duy trì các điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Chăn nuôi;
b) Đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ của cơ sở chăn nuôi quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.
4. Tần suất đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn là 24 tháng một lần.
Trường hợp phát hiện cơ sở có dấu hiệu vi phạm về điều kiện chăn nuôi, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này tiến hành đánh giá giám sát đột xuất.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đi với cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn trên địa bàn.
Trong trường hợp cần thiết, Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đi với cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương.
Điều 25. Quản lý nuôi chim yến
1. Quy định về vùng nuôi chim yến:
a) Vùng nuôi chim yến do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cp tỉnh quyết định;
b) Vùng nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.
2. Quy định đối với cơ sở nuôi chim yến:
a) Nhà yến, trang thiết bị sử dụng cho hoạt động nuôi chim yến phải bảo đảm phù hp tập tính hoạt động của chim yến.
Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì phải giữ nguyên trạng, không được cơi nới;
b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động nuôi chim yến, có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có hồ sơ ghi chép và lưu trữ thông tin về hoạt động nuôi chim yến, sơ chế, bảo quản tổ yến bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm chim yến;
d) Thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến có cường độ âm thanh đo tại miệng loa không vượt quá 70 dBA (đề xi ben A); thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến từ 5 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 đến 19 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m thì không được sử dụng loa phóng phát âm thanh;
e) Không săn bắt; không dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến, nghiên cứu khoa học.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Ban hành và tuân thủ quy trình kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản t yến;
b) Khu vực, nhà, xưởng phục vụ sơ chế, bảo quản tổ yến phải cách xa nguồn gây ô nhiễm, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm;
c) Có biện pháp ngăn ngừa, xử lý phù hp để bảo đảm sinh vật gây hại không xâm nhập vào khu vực sơ chế, bảo quản tổ yến;
d) Có nguồn nước sử dụng trong sơ chế tổ yến đạt yêu cầu tiêu chuẩn nước sinh hoạt;
đ) Tổ yến sau sơ chế phải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 26. Quản lý nuôi hươu sao
1. Căn cứ quy mô chăn nuôi, cơ sở nuôi hươu sao phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 55 hoặc Điều 56 của Luật Chăn nuôi và các yêu cầu sau:
a) Trại chăn nuôi phải bảo đảm hươu sao được sống gn gũi với điều kiện tự nhiên;
b) Con giống hươu sao phải có nguồn gốc từ cơ sở nuôi hươu sao hp pháp;
c) Cơ sở sản xuất giống phải có hồ sơ theo dõi cá thể và hệ phả hươu sao.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, bảo quản nhung hươu phải thực hiện yêu cầu sau:
a) Sử dụng biện pháp để giảm đau cho hươu khi thực hiện thủ thuật ct nhung;
b) Bảo quản nhung hươu sau khi cắt trong điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm;
c) Ghi chép, lưu trữ thông tin về khai thác, bảo quản nhung hươu bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Điều 27. Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi
1. Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện rà soát, đánh giá và trình Chính phủ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi định kỳ 03 năm một lần hoặc khi có yêu cầu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Chương V
NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CHĂN NUÔI VÀ VẬT NUÔI SỐNG
Điều 28. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi
1. Sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu có nguy cơ cao về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Sản phẩm chăn nuôi của các loại vật nuôi thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ theo quy định tại Điều 37 của Luật Thú y;
b) Sản phẩm chăn nuôi thuộc đối tượng phải phân tích ngucơ đối với an toàn thực phẩm quy định tại Điều 49 của Luật An toàn thực phẩm;
c) Sản phẩm chăn nuôi có nguồn gốc, xuất xứ từ cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến, bảo quản bị nghi ngờ hoặc phát hiện có sử dụng chất cấm sử dụng trong chăn nuôi;
d) Sản phẩm chăn nuôi được sơ chế, đóng gói, bảo quản tại cơ sở bị nghi ngờ hoặc phát hiện bị ô nhiễm bởi các chất độc hại đối với sức khỏe người tiêu dùng;
đ) Sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam qua nước trung gian.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan kiểm tra cơ sở sản xuất, cung cấp sản phẩm chăn nuôi tại nước xuất khu trước khi nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định tại Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy đnh chi tiết một số điều của Luật Thú y, Nghị định s 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Điều 29. Quy định về nhập khẩu vật nuôi sống
1. Vật nuôi sống nhập khẩu làm thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ xác nhận sử dụng làm thực phẩm;
b) Trong quá trình chăn nuôi không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Thú y.
2. Trừ trường hợp thỏa thuận giữa Việt Nam và nước ngoài có quy định khác, các cửa khẩu tiếp nhận vật nuôi sống nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm:
a) Cảng hàng không: Nội Bài, Đà Nng, Tân Sơn Nhất.
b) Cửa khẩu trên đất liền: Hữu Nghị, Chi Ma (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Hà Khẩu (Lào Cai), Móng Cái (Quảng Ninh), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh), Mộc Hóa (Long An).
c) Cảng biển: Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cửa Lò (Nghệ An), Đà Nng, Quy Nhơn (Bình Định), Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh), Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Chương VI
XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
Điều 30. Quy định đối với sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi lưu thông trên thị trường
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải công bố trong tiêu chuẩn áp dụng được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân tự công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Trong thời gian xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu sử dụng cho việc tự công bố thông tin về sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông tin về sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tới Cục Chăn nuôi để tổng hợp, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sản xuất trong nước bao gm:
a) Thông tin về cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (tên, địa điểm, thông tin liên lạc);
b) Tiêu chuẩn công bố áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Phiếu kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày công bố thông tin được cấp bởi phòng thử nghiệm đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm;
d) Mu nhãn sản phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
đ) Kết quả khảo nghiệm đối với sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi lần đầu được sản xuất tại Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm hoặc biên bản đánh giá, nghiệm thu của Hội đồng khoa học đối với sản phẩm là kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
e) Văn bằng bảo hộ sáng chế hoặc bản cam kết không vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đề nghị đăng ký lưu hành.
4. Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:
a) Thông tin về cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (tên, địa điểm, thông tin liên lạc);
b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
c) Bản thông tin về thành phần nguyên liệu, công dụng, hưng dẫn sử dụng của sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp;
d) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm của nhà nhập khẩu bằng tiếng Việt;
đ) Nhãn bao bì sản phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp; kèm theo nhãn phụ bằng tiếng Việt;
e) Phiếu kết quả thử nghiệm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày công bố thông tin được cấp bởi phòng thử nghiệm đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm;
g) Kết quả khảo nghiệm đối với sản phẩm lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.
5. Trường hợp thay đổi thông tin sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tổ chức, cá nhân tự cập nhật thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 31. Khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
1. Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi lần đầu được sản xuất hoặc nhập khu vào Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam phải thực hiện khảo nghiệm trước khi công bố sản phẩm; trừ sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận.
2. Tổ chức, cá nhân phải thực hiện khảo nghiệm tại cơ sở khảo nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
b) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường;
c) Có hoặc hợp đồng với đơn vị có phòng thử nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm;
d) Trường hợp cơ sở khảo nghiệm các sản phẩm vi sinh vật sử dụng để xử lý chất thải chăn nuôi phải có tủ lạnh, tủ lạnh âm sâu giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc khảo nghiệm.
3. Nội dung khảo nghiệm bao gồm:
a) Đánh giá về thành phần, chất lượng của sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng;
b) Đánh giá tính an toàn đối với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng sản phẩm;
c) Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi của sản phẩm.
4. Cơ sở khảo nghiệm lập báo cáo kết quả khảo nghiệm sản phẩm theo Mu số 01.MTCN Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
5. Cơ sở khảo nghiệm phải lưu hồ sơ kết quả khảo nghiệm tối thiểu 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm.
Điều 32. Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
1. Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
2. Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm bảo đảm không gây nhiễm chéo; có kho hoặc dụng cụ chuyên dụng để bảo quản những nguyên liệu, sản phẩm có tính đặc thù theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;
3. Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh;
4. Có hoặc hp đồng với phòng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất;
5. Có thiết bị thu gom và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất;
6. Cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật bảo đảm an toàn cho người và môi trường;
7. Có hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 03 năm 2020.
2. Nghị định này thay thế các văn bản sau đây:
a) Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
b) Nghị định số 100/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP;
c) Khoản 5 Điều 1 và Điều 3 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
d) Điều 9, 10 và 11 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
3. Nghị định này bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Quyết định số 78/2004/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu;
b) Quyết định số 88/2005/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cn bảo tồn;
c) Quyết định số 43/2006/QĐ-BNN ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm;
d) Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định s 1405/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm;
đ) Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi;
e) Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
g) Điều 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;
h) Thông tư số 06/2012/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn;
i) Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tạm thời về quản lý nuôchim yến;
k) Thông tư số 14/2014/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi cao sản;
l) Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
m) Thông tư số 01/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục ging vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Điều 34. Quy định chuyển tiếp
1. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận hp quvề điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản (sau đây gọi là Nghị định số 39/2017/NĐ-CP) nhưng hết hiệu lực trong thời gian từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 được tiếp tục sản xuất không quá 12 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận hp quy hết hiệu lực.
2. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chng nhận hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP được tiếp tục sản xuất cho đến khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận hp quy, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tiếp tục sản xuất và phải đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xut thức ăn chăn nuôi trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4Sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đã được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn, miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP tiếp tục được áp dụng theo hiệu lực ghi trên văn bản xác nhận kiểm tra giảm, miễn kiểm tra.
5. Việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chưa có Quy chuẩn kỹ thuật được tiếp tục áp dụng quy định tại Nghị đnh số 39/2017/NĐ-CP đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020.
6. Sản phẩm thức ăn hỗn hp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc nhập khẩu được phép lưu hành theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP tiếp tục được lưu hành theo thời hạn hiệu lực đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Tổ chức, cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký giải quyết thủ tục hành chính về thức ăn chăn nuôi trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ.
8. Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trước ngày 31 tháng 12 năm 2019 không phải thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này.
Điều 35. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính ph
;
- HĐND, 
UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đ
ơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc


Có thể bạn quan tâm