Mua thiết bị nhà yến giá rẻ niêm yết giá công khai.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Thiết bị nhà yến giá rẻ chất lượng giá công khai.
Thiết bị nhà yến giá rẻ chất lượng giá công khai.

Xin chào mọi người việc mua thiết bị nhà yến thời diểm hiện tại quá đơn giản, giá thành lại rẻ, niêm yết mọi thứ đầy đủ.

Còn nhớ vài năm trước khi kiến thức về xây dựng nhà yến còn hạn chế, mua thiết bị nhà yến phải đến tận nơi hoặc phải nhắn tin gọi điện thoại khá phiền phức (nào là inbox hỏi giá, thông tin sản phẩm chờ trả lời.... khá phiền phức và chúng ta không thể so sánh được ở đâu bán giá tốt và chất lượng).

Còn hiện nay khi thương mại điện tử phát triển chúng ta dễ dàng mua thiết bị nhà yến nhanh gọn, rồi nhiều khi được giảm giá, miễn phí ship (nhận hàng tại nhà sau đó mới thanh toán).

Các sản phẩm được niêm yết giá công khai, các lắp đặt và sử dụng.

Đặc biệt dễ dàng so sánh giá để mua được thiết bị tốt với giá rẻ.

Sau đây lộc Bụt xin giới thiệu đến mọi người hai trang mua thiết bị nhà yến an toàn, tiết kiệm, giá rẻ và chất lượng (dặc biệt là giao hàng tận nhà thu tiền và chính sách trả hàng trong vòng 7 ngày nếu sản phẩm không đúng mô tả và cam kết).

Link hai nơi cung cấp thiết bị nhà yến đa dạng nhiều lựa chọn.

1. Link nhà cung cấp số 1: Mua thiết bị nhà yến chất lượng giá rẻ      

2. Link nhà cung cấp số 2: Mua thiết bị nhà yến chất lượng giá siêu tốt.  

Chúc mọi người dẫn dụ chim yến thành công.

Có thể bạn quan tâm

Mẫu nhà yến có phòng lượn lỗ thu chim cho anh chị nào muốn xây dựng nhà yến ở thành phố khu dân cư.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Mẫu nhà yến dành cho khu vực thành phố trong khu dân cư.
Mẫu nhà yến dành cho khu vực thành phố trong khu dân cư.

Xin chào, Lộc Bụt thấy vẫn có rất nhiều anh chị muốn cải tạo những căn nhà ở thành thị, thành phố hoặc khu dân cư để nuôi chim yến thì hôm nay Lộc Bụt cũng xin chia sẻ chút thông tin cho anh chị tham khảo, nếu thấy hay thì có thể áp dụng cho nhà yến.

Việc nuôi yến trong khu dân cư, thành phố thành thị thì không được khuyến khích nhưng những khu vực như thế này lại có trữ lượng chim yến tốt và ít cạnh tranh. Cũng có rất nhiều anh chị muốn cải tạo nhà ở của mình để nuôi chim yến nên hôm nay Lộc Bụt bao đồng tí chia sẻ cho anh chị tham khảo.

Nhà yến trong khu vực thành thìm thánh phố chủ yếu là cải tạo nhà ở hiện hữu thành nhà yến nên giảm bớt khá nhiều chi phí đầu tư, vì dụ tận dụng 1 hai tấng áp mái sân thượng để nuôi chim yến. Điều quan trọng chính khi hoạt động nhà yến ở khu vực này là hạn chế tiếng ốn cho những người bên cạnh, nếu ồn quá người ta báo chính quyền thì rất là phiền phức, còn về kỹ thuật nhà yến thì y hệt nhà yến bình thường. Đối lưu không khí chủ yếu thông qua phòng lượn và lỗ thoát khí phía trên, lỗ thoát khí bên tường có thể ảnh hưởng cả về tiếng ồn và mùi cho nhà hàng xóm.

Chính vì thế bài viết này Lộc Bụt chỉ chia sẻ về phòng lượn đặc biệt là lỗ thu chim bố trí như thế nào cho hợp lý và tránh phát tiếng ồn cho hàng xóm.

Bố chí lỗ thu chim cho nhà yến trong thành phố


 

Nhìn vào hình bên trên là anh chị cũng thấy được thông tin là Lộc Bụt muốn chia sẻ, đó là chúng ta sẽ bố trí lỗ thu chim như bình thường theo chiều ngang và một lỗ thu chim lớn hơn ở trên nóc chuồng cu theo chiều thẳng xuống. Tại sao chúng ta lại thiết kế như vậy để cho việc giảm tiếng ồn cho các nhà xung quanh mà vẫn đảm bảo hiệu quả thu chim.

Nhà yến bình thường chúng ta chủ yếu tập trung súng ống đạn dược (loa) ở miệng hang theo chiều ngang vì khu vực thông thoáng ít ảnh hưởng đến người khác, còn nhà yến khu vực thành thị thì chúng ta sẽ tập trung súng ống đạn được ở miệng hang thẳng trên xuống.

Cách bố trí loa thì có thể dùng vài loa ax 61 ở miệng hang ngang (giảm cường độ âm thanh nhưng khi chim gần vẫn nghe và ra vào thoải mái, còn khó khăn quá thì có thể bố trí loa phía trong). Còn phần miệng hang to thẳng đứng thì chúng ta có thể dùng loa có cuộn dây đặt chếch lên trên và xéo góc để thu hút chim yến.

Theo một nghiên cứu cho thấy những nhà yến càng nhiều loa thì chim yến vào tổ sẽ nhanh và nhiều hơn.

Trên đây là nội dung Lộc Bụt muốn chia sẻ cho anh chị nào có ý định xây dựng nhà yến ở thành phố hoặc khu dân cư. Thông tin này chỉ là chia sẻ kiến thức cá nhân và Lôc Bụt tin chắc rằng cũng chẳng ai muốn chia sẻ cho mọi người.

Việc xây dựng nhà yến và thu hoạch yến sào lấy tổ đang là một trào lưu và sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho gia chủ thành công và cái kết đắng cho gia chủ thất bại.

Nếu thấy bài viết hay thì đừng tiếc một like nhé.


Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng chim yến tụ lại một góc trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Hiện tượng chim yến gom tụ lại một góc trong nhà yến.
Hiện tượng chim yến gom tụ lại một góc trong nhà yến.

Xin chào mọi người nhé, tiếp tục với chuỗi chia sẻ những kiến thức cá nhân về nghề dẫn dụ nuôi chim yến.

Hôm nay Lộc Bụt sẽ tiếp tục chia sẻ đến mọi người một hiện tượng hiếm khi gặp trong nhà yến, nhưng nếu có gặp thì nhà yến của bạn đang bị mất an toàn cho chim yến.

Mọi ngày bình thường chim yến trong nhà yến của bạn sẽ nằm rải rác quanh phòng nhà yến, có chổ ít có chỗ nhiều nhưng nhìn chung là không có gì bất ổn. Đến một ngày ngẫu nhiên nào đó bạn tình cờ thấy chim yến nhà bạn phân bố bất thường, chúng co cụm đu bám ở một góc. Thì đó là hiện tượng nhà yến của bạn đang bị mất an toàn bạn phải tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục ngay.

Khi chim yến có cảm giác mất an toàn chúng có xu hướng bay ra ngoài nếu trời sáng hoặc co cụm lại một chổ nếu trời tối.

Nếu hiện tượng này xuất hiện nguyên nhân do bạn, như bạn vào bắt tắc kè, thiên địch... thì không quá lo ngại vì bạn đã biết được nguyên nhân.

Còn nếu bạn không làm gì cả mà chim yến nhà bạn co cụm lại một góc thì rất có thể nhà yến của bạn bị chim cú tấn công, bị chuột hoặc tắc kè quấy rối bên trong nhà yến của bạn... bạn nên rà soát và tìm cách khắc phục.

Hiện tượng chim yến co cụm bất thường này ít khi xảy ra nhưng cũng đã có chủ nhà yến đã gặp phải.

Tại sao lộc bụt biết điều này vì Lộc Bụt đã từng gặp vấn đề này. Hôm đó có con chuột không biết ở đâu chạy vào bên trong nhà yến, nó mon nen theo đường đây loa và dây phun sương làm cho bầy chim yến hoảng sợ rồi co cụm tại một góc (Lộc Bụt khi xem camera cũng thấy lạ không hiểu nguyên nhân, cũng hơi lo lắng ngồi xem lại lịch sử camera mới biết là con chuột vào nhà yến. Hôm sau tức tốc đi mua bẩy và thuốc tom về bả từ đó về sai may mắn không còn thấy chuột xuất hiện nữa).

Một câu chuyện thứ hai là có một anh hỏi Lộc Bụt, em ơi sao đêm nay chim yến nhà anh nó tụ lại một góc không đều như mọi ngày. Lúc đầu mình cũng chưa biết trả lời thế nào, sau đó có nói chuyện qua lại thì anh nói là anh vừa vào nhà yến bắt con tắc kè, lúc vào chim bay nháo nhác nhưng cũng đành chịu để bắt con tắc kè, sau khi bắt xong ra ngoài thì anh khá lo lắng chim yến tụ lại một chổ không quay trở lại tổ, nên anh đang lo. Với vấn đề này thì mọi người không cần lo lắng vì sau một khoảng thời gian vài tiếng chim yến sẽ trở lại bình thường, thế là anh cũng yên tâm đi ngủ ngày mai nhà yến của anh lại trở lại bình thường.

Trên đây là chia sẻ ngắn của Lộc Bụt về hiện tượng chim yến tụ lại một góc bất thường trong nhà yến. Nếu nhà yến anh chị có hiện tượng này thì nên tìm hiểu nguyên nhân và khác phục nhé.

 


Có thể bạn quan tâm

Amply nhà yến có thể cho chạy 24 giờ 7 ngày trong tuần được không

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Amply nhà yến có thể dùng 24/24 không?
Amply nhà yến có thể dùng 24/24 không?
 

Xin chào mọi người, tiếp tục với chủ đề chia sẻ những kiến thức cá nhân trong nghề nuôi chim yến. Hôm nay Lộc Bụt sẽ nói về chủ đề là amply nhà yến đặc biệt là amply ru có thể cho chạy 24 giờ một ngày 7 ngày trong tuần chạy suốt được không (để khỏi chạy luôn phiên 2 amply mỗi amply 12 giờ).

Thì câu trả lời của Lộc Bụt là có nhé và Lộc Bụt cũng đang dùng theo cách này dùng 1 amply ru chạy liên tục không ngừng nghĩ. Điều này áp dụng cho những nhà yến nhỏ và trung bình khá tốt nhé.

Lúc trước khi chưa biết nhiều về ngành yến này, Lộc Bụt cũng cố gắng tìm hiểu nào là timer đảo cách cho amply chạy luân phiên để không cháy amply... nếu anh chị có biết lộc bụt từ lâu thì sẽ đọc được những bài này. Nhưng đến hiện tại Lộc Bụt với phương châm đơn giản nhất cho nhà yến nên chỉ dùng 1 amply ru chạy liên tục cho nhà yến gần 150 m2, và sài cũng gần 3 năm rồi mà amply vẫn chạy bình thường ngon lành.

Chỉ dùng timer để điều chỉnh cho amply dẫn và ngoài.

Bài viết hôm nay ngắn gọn vậy thôi, Lộc Bụt đưa ra chỉ làm thông tin cho anh chị tham khảo. Đặc biệt là những nhà yến nhỏ và vừa. Tất cả bài viết của Lộc Bụt không có dạy ai cả nhé.

Mỗi người có cách làm khác nhau nếu có điều kiện thì chúng ta nên dùng 2 amply luân phiên (vì đa số ai cũng sử dụng).

Cảm ơn mọi người.

Có thể bạn quan tâm

Cách nhúng một video bất kỳ trên facebook vào website cực kỳ đơn giản

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nhúng một video bất kỳ trên facebook vào website.
Nhúng một video bất kỳ trên facebook vào website.

Xin chào mọi người, hôm nay ngoài lề một chút nhé mọi người.

Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến các bạn cách nhúng một video bất kỳ trên facebook vào nền tảng web, đây là một tính năng facebook cho phép chúng ta sử dụng nhé mọi người (những video đã được public lên facebook thì sẽ hiển thị mã nhúng này nhé đó là một chính sách của facebook trừ khi video của bạn đặt ở chế độ không công khai hoặc ẩn danh thì mới không hiện mã nhúng này).

Chúng ta sẽ click vào dấu 3 chấm bên phải màn hình, lúc này sẽ hiển thị mã nhúng trong đó có code để chúng ta nhúng vào web (ngoài ra chúng ta có thể sử dụng tính năng nâng cao để tùy biến code trên video nhúng, cái này đòi hỏi người có kiến thức và code nhé).

Sau đó chúng ta chỉ cần copy mã nhúng và dán vào website.

Đây là video hướng dẫn chi tiết ạ.

 

Đây là một video Lộc Bụt nhúng từ facebook của vtv nhé mọi người.

 

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp sưởi nhà yến đơn giản hiệu quả trong mùa lạnh.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Xin chào mọi người mùa lạnh đang đến rồi và nguy cơ chim yến chết vì lạnh trong nhà yến là không thể tránh khỏi (nếu thời tiết năm nay cực đoan, không khí lạnh về nhiều thì cực kỳ ảnh hưởng đến nhà yến đặc biệt là những nhà yến từ miền trung tây nguyên trở ra bắc).

Vậy làm cách nào để làm ấm nhà yến một cách đơn giản hiệu quả mà ai cũng có thể làm được giúp cho đàn chim yến vượt qua mùa đông. Hôm nay hãy cùng Lộc Bụt đi tìm hiểu giải pháp này nhé.

Để sưởi ấm cho nhà yến thì đã có rất nhiều anh chị chia sẻ rồi ví dụ dùng máy sưởi, có người dùng cục nóng máy lạnh, có người dùng đèn sợi đốt .... Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, hôm nay Lộc Bụt sẽ chia sẻ đến anh chị một cách đơn giản nhất, an toàn nhất dễ lắp đặt nhất và ít ảnh hưởng đến chim yến nhất.

Trước khi đi vào giải pháp này thì hãy cùng Lộc Bụt điểm qua các cách sưởi ấm cho nhà yến.

1. Máy sưởi thì chi phí đầu tư khá tốn kém và cồng kềnh để trong nhà yến thì khó kiểm soát nguy hiểm đến cháy nổ.

2. Dùng đèn sợi đốt lắp đặt khá dễ dàng, chi phí ít tốn kém nhưng đèn sợi đốt phát ra ánh sáng nên phải có biện pháp che chắn ánh sáng phát ra trong nhà yến.

Dùng đèn sợi đốt, đèn sưởi sưởi ấm cho nhà yến mùa đông.
Dùng đèn sợi đốt, đèn sưởi sưởi ấm cho nhà yến mùa đông.
 

Dùng đèn để sưởi cho nhà yến có thể xem là một giải pháp khá hay nhưng nhược điểm là vẫn còn tồn tại ánh sáng trong nhà yến (điều này thì không tốt cho lắm).

Giải pháp sưởi ấm nhà yến bắng đèn giúp chim yến vượt qua mùa đông khắc nghiệt là giải pháp theo Lộc Bụt là tối ưu nhất và dễ dàng lắp đặt nhất, với chi phí phù hợp nhất mà ai cũng có thể làm được.

Nhưng chúng ta chỉ cần khắc phục cái điểm yếu là đa số đèn sợi đốt đều phát ra ánh sáng. Chính vì thế Lộc Bụt đã thử tìm hiểu xem có loại đèn sưởi nào không phát ra ánh sáng không thì Lộc Bụt đã tìm ra đó là loại đèn sưởi bằng sứ có thể mua trực tiếp trên shopee với mức giá khá rẻ.

Link đèn sứ sưởi ấm không phát ra ánh sáng tại đây. https://shorten.asia/Vxm48H6Q

Đèn này sử dụng đuôi cắm như đèn sợi đốt, nhiều công suất khác nhau, được bọc bên ngoài là một lớp sứ không phát ra ánh sáng nên không ảnh hưởng đến chim yến.


Lưu ý: nếu sử dụng bóng đèn này thì nên mua đuôi đèn bằng gốm sứ để an toàn. Thêm một lớp lưới bao bọc bên ngoài tránh cho chim yến đụng phải.

Lên youtube luôn nhé mọi người

Trên đây chỉ là chia sẻ mang tính chất cá nhân của Lộc Bụt, mới tìm hiểu nên chưa thử áp dụng nên chưa biết hiệu quả đến đâu, nhưng muốn chia sẻ cho anh chị cùng tham khảo vì không khí bắt đầu lạnh rồi ạ.

Sau khi đăng bài thì có chị Lan cũng chia sẻ về một loại máy sưởi (theo chị thì chị đang sử dụng và thấy cũng khá ổn), mọi người có thể tham khảo thêm nhé.

Máy sưởi cho mùa lạnh.
Máy sưởi cho mùa lạnh.

 

Nếu anh chí có ý kiến đóng góp cứ comment bên dưới.









Đây là cách nhúng một video bất kỳ trên facebook vào web nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thời gian nào thì nên khai thác tổ yến và chu kỳ sinh sản của chim yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Chu kỳ sinh sản của chim yến
Chu kỳ sinh sản của chim yến

Có rất nhiều chủ nhà yến mới thắc mắc với Lộc Bụt rằng, thời gian nào thì khai thác tổ yến. Hôm nay hãy cùng Lộc Bụt bàn luận về vấn đề này nhé.

Trước khi đi vào khoảng thời gian để khai thác tổ yến, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chu kỳ sinh sản của chim yến nhé.

Chim yến bắt đầu đi kiếm bạn đời và sinh sản khi được khoảng 8 tháng tuổi (đây là giai đoạn dẫn dụ chim yến mùa sinh sản, còn một mùa dẫn dụ chim yến nữa là mùa dẫn dụ chim non).

Chu kỳ sinh sản của chim yến là một quá trình như hình bên trên:

- 30 - 32 ngày làm tổ.

- 8 -11 ngày tiếp theo là đẻ trứng đầu tiên, 1 -3 ngày tiếp theo đẻ quả trứng thứ hai (chính vì khoàng thời gian chênh lệch đẻ quả trứng thứ nhất và đẻ quả trứng thứ hai nên khi vào nhà yến chúng ta thường bắt gặp hai con chim non phát triển không đều nhau, ví dụ một con đỏ hỏn một con đã mọc lông hoặc 1 con đã đu ngoài tổ một con đang nằm trong tổ).

- 22 - 28 ngày tiếp theo là khoảng thời gian ấp trứng (không biết chim trống có tham gia ấp trứng hay không thì lộc bụt không giám chắc, nhưng theo quan sát thì chắc chỉ có chim mái ấp trứng và chim chống có nhiệm vụ đem thức ăn về mớm cho chim mái).

- 47 - 51 ngày tiếp theo là giai đoạn nuôi chim non và chim yến non rời khỏi tổ (khi chim non rồi khỏi tổ là một gian đoạn dụ chim yến non) (trong giai đoạn này khi vào nhà yến hoặc quan sát qua camera chúng ta thấy nhà yến có chim yến rất nhiều (đặc biệt là quan sát qua camera vào ban đêm và khi đó rất nhiều chủ nhà yến nghĩ rằng nhà yến mình đang tăng đàn, yến tăng gấp đôi gấp 3, nhưng thực tế đó là chim yến non bên trong nhà yến - những ai nghĩ như vậy giai đoạn sau sẽ hụt hẫng và nói nhà yến chi đi hết, đó là giai đoạn chim yến rồi khỏi tổ, bắt đầu là con chim đẻ trước xong trong đầu nghĩ sao nhà yến giảm chim vậy nhưng cũng chưa quá lo, rồi đến cuối cùng con chim thứ 2 rồi khỏi tổ bắt đầu tá hỏa lên lúc trước chim nhiều lắm mà sao giờ còn có mấy con, mất hết một nữa bắt đầu lo lắng hỏi han lung tung - tỷ lệ giử được chim non trong nhà yến không ai có thể thống kê được vì vậy đừng ai hỏi làm sao giử được chim non ở lại mà việc chúng ta là tạo môi trường tốt nhất có thể cho chim yến sinh sống và dẫn dụ chim yến).

- 7 ngày tiếp theo chim bố mẹ sẽ nghĩ ngơi để tiếp tục chu kỳ sinh sản mới.

Nếu cộng tổng một chu kỳ sinh sản của chim yến mất khoảng 115 - 132 ngày (khoảng 4 tháng).

Đó là trên bề mặt lý thuyết là chim yến khoảng 4 tháng là một chu kỳ sinh sản, nhưng điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách chúng ta khai thác tổ, điều kiện khí hậu thời tiết, nguồn thức ăn.... mà chu kỳ này có thể thay đổi.

Thời điểm chúng ta khai tỗ yến tốt nhất là 2 đến 3 ngày sau khi chim yến non rời khỏi tổ, nếu để lâu rất có thể chim yến sẽ quẹt lại hoặc đẻ trứng luôn vào tổ.

Khoảng thời gian chim yến rời khỏi tổ sẽ không có định vì mỗi vùng miền, mỗi năm điều kiện khí hậu và nguồn thức ăn khác nhau, cách chính xác nhất là thông qua camera giám sát khi thấy lượng chim yến ra ràng nhiều là chúng ta khai thác đợt 1, khi khai thác đợt 1 tổ nào vẫn còn chim non thì để dành khai thác mọt đợt hai.

Nói đến đây chắc chắn có người sẽ nói rằng, tao thấy khi nào trong nhà cũng có yến làm sao biết khi nào mà khai thác, đối với nhà yến nhiều chim có cơ số yến đủ lớn thì quanh năm chúng ta đều thấy có chim yến trong nhà yến, đối với anh chị mới chưa có kinh nghiệm sẽ rất phân vân vấn đề này không giám vào nhà yến khai thác vì nhà chim vẫn có chim (chờ đến khi nào nhà yến hết chim mới vào khai thác, đối với nhà yến ít chim thì chờ thế này được chứ nhà yến nhiều thì chờ hoài cũng không thấy từ đó lỡ mất mùa khai thác tổ, lúc vào thì thấy chim yến đã quẹt chồng lên tổ cũ và đẻ trứng, lúc đó thì đâu giám khai thác phải chờ chu kỳ sinh sản tiếp theo).

Chính vì thế dưới gốc độ cá nhân của lộc bụt cách nhận biết thời điểm khai thác tổ yến là quan sát qua camera (chuẩn không cần chỉnh), còn đi hỏi người khác thì mỗi nhà yến mỗi vùng khác nhau sẽ có thời gian thu hái tổ khác nhau. Ví dụ nhà yến Lộc Bụt là khoảng tháng 5 dương lịch và khoảng tháng 11.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Lộc Bụt về chu kỳ sinh sản và thời điểm khai thác tổ yến, anh chị có đóng góp xin comment bên dưới.


Có thể bạn quan tâm

Xây nhà yến mà sai lầm như thế này thì còn đúng cái nịt

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Lỗi thiết kế cửa ra vào phòng ở của nhà yến.
Lỗi thiết kế cửa ra vào phòng ở của nhà yến.

Xin chào mọi người lại là em Lộc Bụt đây.

Hôm nay tình cờ xem được hình ảnh về một ngôi nhà yến có thiết kế cửa vào phòng ở cực kỳ sai lầm, đây được xem là một trong những lỗi cơ bản nhất trong xây dựng nhà yến mà chúng ta tuyệt đối không nên mắc phải.

Có rất nhiều chủ nhà yến khi xây dựng nhà yến của mình cứ nghĩ rằng đóng được thật nhiều gỗ, tạo được nhiều không gian làm tổ chi chim yến là sẽ có nhiều chim, nhiều tổ từ đó rút đi rất nhiều không gian cho chim yến bay lượn (đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà những chủ nhà yến thiếu kinh nghiệm hay mắc phải).

Có những chủ nhà yến đặc biệt là những chủ nhà yến xây dựng nhà yến có kích thước khiêm tốn. Họ thường cố gắng ăn gian giảm bớt diện tích phòng lượn để tăng thêm diện tích phòng ở cho chim yến, đó là một trong những tai hại có thể ảnh hưởng cực kỳ lớn cho nhà yến sau này. Phòng lượn cần có diện tích tối thiểu là 4x4m (to hơn càng tốt 5x5m) để cho chim yến có không gian thoài mái bay lượn và hạ cánh xuống những phòng ở thấp hơn. Phòng lượn là không gian chuyển tiếp giữa không gian rộng lớn bên ngoài và không gian trật hẹp bên trong nhà yến, mọi người càng cố gắng ép không gian phòng lượn thì càng làm cho chim yến khó đi vào phòng ở (từ cái lợi vài m2 diện tích phòng ở mà phá vở cả một căn nhà yến).

Nói đến đây chắc chắn có nhiều anh chị nói thằng Lộc Bụt biết cái gì nhà tao phòng lượn có 4x2 mét hoặc 3x3m chim vẫn vào và ở. Điều đó hoàn toàn đúng một căn nhà yến cho dù có kém cõi như thế nào thì cũng phải có chim yến ở (chứ không thể nào nói nhà yến hoạt động 2, 3 năm mà không có con chim nào). Nhưng một nhà yến có phòng lượn nhỏ sẽ khiến cho việc tăng đàn và phát triển nhà yến chậm hơn thậm trí là thưa thớt. Những nhà yến có phòng lượn nhỏ mà có chim yến ở khá nhiều là do chủ nhà yến thiết kế được cửa ra vào phòng hợp lý nên chim yến vẫn dễ dàng bay vào (nhưng nhà yến đó chỉ có 1 tầng thôi, chứ xây 2 tầng phòng dưới không có chim). Những nhà yến này thì chim yến chỉ một cách là bay thằng một mạch từ bên ngoài đến phòng ở luôn (không có không gian bay đảo, vòng trong phòng lượn).

Bên trên là mới nói đến diện tích phòng lượn, chúng ta nên tạo không gian phòng đệm này đủ khoảng không gian cho chim yến bay lượn (thà hy sinh một chút diện tích phòng ở để tạo phòng lượn thông thoáng cho chim yến bay lượn). Sau phòng lượn thì tiếp tục chúng ta nói đến cửa ra vào phòng ở của chim yến.

Cửa vào phòng ở của chim yến bố trí sai làm ngôi nhà bị thất bại.
Cửa vào phòng ở của chim yến bố trí sai làm ngôi nhà bị thất bại.

 Nhìn vào hình bên trên mọi người dễ dàng nhận thấy chủ nhà yến này có các sai lầm cơ bản sau:

- Chiều cao nhà thì thấp nhưng muốn có nhiều sàn cho chim yến ở (tăng diện tích đóng gỗ và nghĩ sẽ có nhiều chim yến)(ông bà ta xưa có câu tham thì thâm - câu này đúng với nhà yến này). Theo cá nhân của Lộc Bụt một sàn của nhà yến cũng nên cao trên 2,5 m (tốt nhất và tối ưu chi phi nhất là từ 2,8 đến 3,5 m), chiều cao này lý tưởng cho đối lưu không khí và không gian bay lượn cho chim yến.

- Chiều cao nhà yến thấp không phải là sai lầm tai hại nhất của nhà yến này mà là thiết kế bố trí cửa vào phòng ở của chim yến (đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhà yến này ít chim), chim yến là một loài chim bay (không phải là loài chui dưới đất) mà chủ nhà yến này lại làm một cửa vào phòng chim yến ở sát dưới sàn nhà (điều này làm trái với quy luật tự nhiên bạn bắt một con bay trên trời phải chui ở dưới đất, ai chịu nỗi). Thứ hai khoảng cách chiều cao giữa lối vào và thanh làm tổ quá lớn, chim yến khi bay vào nhà yến chúng có xu hướng tìm những thanh làm tổ để đậu và cảm nhận sự an toàn. Còn với nhà yến này nếu chim yến chui vào xong nó cảm giác một không gian vô định trong bóng tối, kèm với việc mất độ cao đột ngột thì chắc chắn sẽ bay ra ngoài ngay). 

Theo Lộc Bụt nghĩ chủ nhà yến này thiết kế cửa vào phòng thấp như vậy với mong muốn giảm ánh sáng trong nhà yến, nhưng nó đã phản tác dụng.

Một bố trí cửa vào phòng chim yến tốt nhất là cách mặt dưới thanh làm tổ khoảng 20 đến 30 cm là hợp lý.

Còn việc bố trí cửa vào phòng ở chổ nào bên trái, bên phải hay ở giữa tùy thuộc vào việc bạn thiết kế lỗ thu chim ở đâu.

Trên đây là một vài chia sẻ mang tính chất cá nhân của Lộc Bụt về một nhà yến được chia sẽ trên mạng, mọi người có ý kiến đóng góp xin cứ comment bên dưới.







Có thể bạn quan tâm