Cách diệt nấm và mốc gỗ nhà yến cực kỳ rẻ và hiệu quả.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Cách diệt mốc gỗ nhà yến hiệu quả và rẻ tiền.
Cách diệt mốc gỗ nhà yến hiệu quả và rẻ tiền.

Chủ đề nấm và mốc gỗ nhà yến không còn quá xa lạ với các chủ nhà yến và rất nhiều người lay hoay không biết giải quyết thế nào?

- Diệt mốc gỗ có ảnh hưởng đến chim yến không?

- Gỗ mốc vậy dùng gì để diệt.

- Chi phí diệt mốc gỗ có cao không?

.....

Thì hôm nay Lộc Bụt sẽ chia sẻ lại cho mọi người, cách diệt nấm mốc gỗ hiệu quả đơn giản và không ảnh hưởng đến chim yến.

Trên ngành yến này thì có khá nhiều sản phẩm để diệt nấm và mốc cho gỗ nhà yến và giá thành của những sản phẩm này cũng không hề nhỏ, anh chị nào có đủ tiềm lực tài chính thì cứ mua và sử dụng những sản phẩm đó cho an toàn và khỏi lăn tăn.

Còn với cá nhân Lộc Bụt nhà nghèo ít tiền nên tự diệt nấm mốc gỗ nhà yến theo cách của mình (ai tin thì dùng không tin thì bỏ qua).

+ Lựa chọn gỗ, bảo quản gỗ kho trước khi lắp đặt trong nhà yến là khâu phòng ngừa hữu hiệu nhất.

+ Nhà yến cần làm sạch và khử trùng, kiểm tra ẩm mốc trước khi lắp gỗ và thiết bị.

+ Còn không may trong quá trình vận hành thì bị nấm gỗ thì vẫn có cách xử lý là dùng giấm gỗ sinh học (giấm này có mùi khói nhé), nhưng diệt nấm mốc ok lắm.

Lộc Bụt đã thử và thấy ok, chim vẫn ở bình thường mà giá thì rẻ quá rẻ.

Xin lưu ý Lộc Bụt không bán sản phẩm này chỉ là chia sẻ cho anh chị biết (vì đã dùng qua cho những ai cần).

Sản phẩm mua trên shopee giá 90K một lít dùng thả ga: Giấm gỗ sinh học xem ở đây.

Vậy cách dùng nó diệt nấm mốc như thế nào?

1. Lên kiểm tra tình trạng mốc, mốc nhiều thì dùng khò khò cho bớt lông mốc đi (Còn không thì dùng chà sắt chà cho bay lông mốc đi), sau đó xịt dấm gỗ lên nơi bị mốc (lúc trước Lộc Bụt nhúng dẽ lau khổ quá khổ, giờ xịt cho nhanh).

2. Nếu gỗ mốc ít thì xịt dấm gỗ lên luôn 

(tỉ lệ pha thì có trong hướng dẫn của người sản xuất).

3. Sau tuần lên kiểm tra lại nếu mốc nấm gỗ khô đi là ok, còn vẫn còn thì xịt thêm lần nữa.

*** Lưu ý: ***

- Nên xử lý mốc khi chim yến đã đi kiếm ăn nhé, không nên diệt gỗ trong mùa chim non đang nằm tổ và sắp ra ràng.

- Khi xử lý nấm gỗ thì nên mở hết thông gió nhà yến ra cho thông thoáng và phát tán bốt mùi khói của dấm gỗ.

*** Chúc các chủ nhà yến thành công *** (Nói lại đây là chia sẻ trải nghiệm của cá nhân, không đôi co đúng sai).


Có thể bạn quan tâm

Cấu tạo của tổ yến và loại bỏ tạp chất có trong tổ yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Cấu tạo của tổ yến.

Theo Lộc Bụt được biết thì tổ yến gồm 3 phần chính là:

Chân yến (được xem là nền móng của tổ yến), phần chân yến khá dày, sợi yến dai.

Sợi yến là phần đan nên lớp ngoài của tổ yến (gồm những sợi yến dài đan từ chân đến bên này qua bên kia).

Hai phần chân yến và tổ yến có ít tạp chất và dễ loại bỏ tạp chất (lông yến và vỏ trứng).

Sơ mướp là những sợi yến nhỏ mãnh làm lớp đệm bên trong lòng tổ yến (phần này là phần khó nhất để loại bỏ tạp chất vì lông tơ và vỏ chứng khá nhiều.

 


Có thể bạn quan tâm

Mùa dẫn dụ chim yến nhiều nhất trong năm đã đến rồi.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Mùa dẫn dụ chim yến nhiều nhất trong năm đã đến rồi.
Mùa dẫn dụ chim yến nhiều nhất trong năm đã đến rồi.

Xin chào mọi người, vậy là một mùa dẫn dụ chim yến mới đã bắt đầu rồi nhé.

Có rất nhiều anh chị thắc mắc khá nhiều về mùa dẫn dụ nuôi chim yến, nên hôm nay Lộc Bụt viết bài viết này để chia sẻ đến mọi người chủ đề này (những chia sẻ này mang tính chất cá nhân và kiến thức của Lộc Bụt).

1. Dẫn dụ chim yến có mùa (không phải cứ bất máy lên bất kỳ khi nào là dẫn dụ được chim yến). Nhà yến nên bật máy hoạt động vào tháng 3, tháng 4 là thời điểm tốt nhất để dẫn dụ được nhiều chim yến.

2. Mùa chim yến thường rộ nhất vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng năm khi mùa mưa bắt đầu đến, lượng thức ăn dồi dào, lượng chim yến ra ràng cực lớn và những con chim yến ra ràng trước đó cũng đã đủ khả năng bắt cặp và sinh sản.

3. Nhà yến nên xây dựng vào cuối năm hoặc đầu năm, sau đó tiến hành dọn dẹp, rửa nhà yến loại bỏ mùi xi măng, mùi nhà yến mới. Sau đó đi vào hoạt động hiệu chỉnh vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 là hợp lý nhất.


Có thể bạn quan tâm

Vật liệu làm tổ yêu thích của chim yến gỗ, tre, nhôm, đá hay bê tông.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

 

Chim yến thích làm tổ ở lam tre hơn là gỗ.
Chim yến thích làm tổ ở lam tre hơn là gỗ.

Chim yến một loài chim vô cùng đặc biệt khi làm tổ bằng nước miếng của chính mình vào mùa sinh sản tuyến nước bọt của chim yến phình to ra giúp chúng dễ dàng làm tổ.

Từ trước đến nay trong cộng đồng chim yến Việt Nam luôn tranh cải nhau về việc nên làm thanh làm tổ cho chim yến bằng vật liệu gì, người bán gỗ thì nói gỗ tốt, người bán đá thì nói đá tốt, người làm lam bê tông thì nói lam bê tông tốt. 

Hôm nay hãy cùng Lộc Bụt đi tìm câu trả lời mang tính chất khoa học và có nghiên cứu nhé.

Lộc Bụt tình cờ đọc được một nghiên cứu khoa học về vật liệu mà chim yến thích làm tổ, nghiên cứu này được thực hiện trong vòng khoảng 8 tháng tại Indonesia.

Họ sử dụng các vật liệu là gỗ, tre, nhôm và bê tông để làm thanh lam làm tổ trong nhà yến.

Kết quả của thí nghiệm vô cùng bất ngờ khi tỷ lệ chim yến làm tổ trên lam tre lại nhiều hơn nhiều lần so với gỗ, thanh lam nhôm và bê tông.

Cụ thể kết quả nghiên cứu như sau:

Có 25% tổ chim yến làm tổ trên lam gỗ, 46,66% làm trên thanh lam tre, 29,66 làm trên thanh lam nhôm và chỉ có 4.16% làm trên thanh lam bê tông.

Thông qua nghiên cứu này chúng ta thấy được rằng chim yến có thể làm tổ trên bất kỳ vật liệu gì mà chúng có thể đu bám được, nơi nào chim yến càng dễ đu bám thì chim yến càng thích. Tre là một lựa chọn số 1 khi làm thanh lam nhà yến, tre có ở khắp mọi nơi nếu được xử lý tốt sẽ mang đến hiệu quả trong dẫn dụ chim yến và rất nhiều nhà yến thử nghiệm thành công. Tiếp đến là gỗ, thanh nhôm và lam bê tông.

Chim yến rất thích sinh sống ở những nhà yến có nhiệt độ ổn định từ 25 đến 28 độ C và độ ẩm luôn được duy trì ở 70 đến 95%. Độ ẩm nhà yến thấp sẽ khiến cho chim yến khó nhả nước bọt làm tổ, tổ nhanh kho và dòn (vì vậy những nhà yến có độ ẩm thấp sẽ cho ra tổ yến nhỏ, sợi yến không dày hay bị nứt vỡ. Còn độ ẩm cao thì khiến cho nấm mốc dễ phát triển, tổ yến lâu khô hơn khiến cho tổ yến nhiều lông hơn.

Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo mang tính chất khoa học, chúc các chủ nhà yến thành công.

Có thể bạn quan tâm

Dẫn dụ chim yến khó hay dễ làm chơi ăn thiệt.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nhà yến siêu mini nhưng chim yến lại ở nhiều (làm chơi ăn thiệt).

Xin chào mọi người, lại là em Lộc Bụt đây. Cũng rất lâu rồi em mới quay lại viết bài trên website locbut.com.

Hôm nay tình cờ xem lại về ngành yến thấy một bạn trẻ ở Gia Nghĩa tên là Quyền Võ có mô hình nhà yến theo cách nói là "Làm chơi ăn thiệt". Bạn này lúc trước thì Lộc Bụt cũng biết nhưng lúc đó với mô hình nhà yến siêu mini của bạn này thì đa số mọi người vào nói những lời không hay là nhiều, nhưng đến hôm nay thì đã có rất nhiều người xem lại những câu nói đó.

Đây là hình ảnh nhà yến của bạn Quyền Võ.

Nhà yến siêu mini nhỏ nhất Việt Nam.
Nhà yến siêu mini nhỏ nhất Việt Nam.
 

Nhà yến này chắc ngang có hơn 1,5m dài khoảng 4m (bạn ấy tận dụng cái bức vách nhà đang ở để làm nhà yến). Lúc đầu không ai nghĩ là nhà này sẽ có yến nhưng đến bay giờ thì nhà này cũng đã có kha khá chim yến ở (kinh doanh thương mại thì chưa biết nhưng cũng có yến để ăn).

Thông qua những cách làm chơi ăn thiệt này mà chúng ta hiểu rỏ hơn về con chim yến (chim yến không cần nơi cao sang để ở mà chúng chỉ cần một nơi mà chúng cảm giác an toàn).

Trong ngành nuôi chim yến này có những chìa khóa để thành công mà từ trước giờ Lộc Bụt vẫn hay chia sẻ, yếu tố quan trọng đầu tiên và số 1 là vùng chim (nuôi chim yến thì phải biết vùng chim đó có chim hay không, nói chung trên lãnh thổ Việt Nam này hầu như chổ nào cũng có chim yến, nhưng có chim thì chưa đủ mà phải xem nó nhiều hay không nữa, một vùng chim nhiều sẽ là một lựa chọn hàng đầu để xây dựng nhà yến). Giống như nhà yến mini của bạn này chắc chắn phải ở vùng chim tốt, ít cạnh tranh về bầy đàn (hình như nhà yến của Bạn này ở Gia Nghĩa Daknong).

Vì vậy nếu bạn có ý định tham gia vào cái nghề dẫn dụ chim yến này (cái nghề mà báo chí hay gọi là 5 ăn 5 thua) thì việc chọn địa điểm xây dựng nhà yến là rất quan trọng, bạn đừng cố gắng xây cái nhà yến cho to cho rộng cho đẹp cho hiện đại mà vùng đó không có hoặc ít chim yến, thất bại là điều tất nhiên.

Trong vị trí xây dựng nhà yến chúng ta không phải chỉ quan tâm đến lượng chim không, mà chúng ta phải quan tấm đến cả điều kiện tự nhiên, vùng thức ăn của chim yến, có gần ao hồ sông suối hay không? vùng có có cạnh tranh về bầy đàn hay không? điều kiện thời tiết hàng năm thế nào?.....

Lộc Bụt không khuyến khích các bạn làm những mô hình nhỏ như thế này vì về hiệu quả kinh tế là không có nhưng về mặt học hỏi kinh nghiệm thì rất tốt (làm chơi ăn thiệt có yến ăn).

Áp lực tài chính và tinh thần của người đầu tư nhà yến lớn khác hoàn toàn với người làm nhà yến nhỏ. 

Kiến thức kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, độ ẩm, vận hành nhà yến... trong nhà yến lớn cũng phức tạp hơn nhiều với nhà yến nhỏ.

Sau đây là video bên trong nhà yến của bạn Quyền Võ.



Có thể bạn quan tâm

Con sâu ăn tổ yến trong nhà yến như thế nào

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Sâu ăn yến (nguồn hình ảnh facebook).
Sâu ăn yến (nguồn hình ảnh facebook).

Sâu hay ấu trùng ăn yến không còn quá xa lạ đối với các chủ nhà yến lâu năm. 

Loài sâu này trong nhà yến nào cũng có, đặc biệt là những nhà yến lâu năm phân nhiều, ít phun thuốc diệt địch hại định kỳ.

Những con sâu này chủ yếu sẽ ăn những tổ yến lâu không khai thác (tổ yến từ hai mùa trở lên), chúng thường ăn phần sơ mướp của tổ yến và ị ra những hạt phân đen trên tổ yến.

Những tổ mà nhiều mùa chưa khai thác thường có rất nhiều con sâu này, chúng sẽ ăn những tầng dưới của tổ yến.

Làm sao để loại bỏ sâu ăn yến?

Để diệt chúng 100% là không thể, chúng ta nên phun thuốc diệt địch hại trong nhà yến định kỳ.

Dọn dẹp phân nhà yến để nhà yến thông thoáng, sạch sẽ (đối với nhà yến bầy đàn lớn).

Tổ yến nên khai thác sau mỗi mùa để hạn chết sự phát triển của sâu ăn yến.

 

Có thể bạn quan tâm