Evergrande là ai và tại sao nó làm rung chuyển hệ thống bất động sản Trung Quốc và Toàn Cầu.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Evergrande và giá cổ phiếu lao dốc.
Evergrande và giá cổ phiếu lao dốc.

Hôm nay xin chia sẻ đến anh chị một câu chuyện ngoài lề.

Chắc chắn mấy ngày hôm nay nếu anh chị có đọc báo hoặc xem thời sự nói về một tập đoàn bất động sản lớn của Trung Quốc với khoản nợ khổng lồ đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ ảnh hưởng không chỉ đến bất động sản Trung Quốc mà còn đe dọa đến tình hình kinh tế tài chính toàn cầu.

Vậy tập đoàn bất động sản này là ai, hãy cùng Lộc Bụt tìm hiểu nhé:

Lịch sử phát triển của Evergrande 

Evergrande thành lập từ năm 1997, là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc. 

Evergrande chuyên phát triển các khu chung cư quy mô lớn tại các thành phố lớn. Hiện Evergrande đang sở hữu 1,300 dự án bất động sản, với 45 triệu m2 đất tại 280 thành phố trên khắp Trung Quốc (Trung Quốc có tổng cộng 664 thành phố). 

Trong giai đoạn bùng nổ, Evergrande cũng mở rộng sang những mảng khác như thực phẩm, thể thao, xe ô tô điện,... Cùng với xu hướng thị trường bất động sản tại Trung Quốc, Evergrande đã bùng nổ trong giai đoạn 2017-2018, cổ phiếu Evergrande rất hot lúc đó với mức tăng trưởng +500% (500%/năm trong thị trường chứng khoán là rất lớn).

Evergrande rất lớn, nhưng đây là kết quả của một sự tăng trưởng nóng. Tỷ lệ “nợ/vốn chủ sở hữu” của Evergrande lên tới 6. Trong khi chỉ số này ở các công ty khác chỉ ở mức 1 - 1.5. 

Trong giai đoạn phát triển của Evergrande, ông Hui Ka Yan – chủ tịch của Evergrande Group đã trở thành người giàu thứ 3 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, tài sản của ông cũng đang giảm dần sau sự cố lần này. 

Nguyên nhân của sụp đổ 

Để mở rộng với quy mô rất nhanh trong vài năm, Evergrande đã vay rất nhiều dẫn đến khoảng nợ $300 Tỷ USD hiện nay. Hiện Evergrande là công ty phát hành trái phiếu lợi suất cao (high-yield bond) lớn nhất tại Trung Quốc.

Evergrande làn chấn động cả nền tài chính toàn cầu.
Evergrande làn chấn động cả nền tài chính toàn cầu.

 

Việc vay vốn để mở rộng của các công ty BĐS là điều khá bình thường. Những công ty BĐS như Evergrande được xem là “quá lớn để thất bại” (too big to fail). Tuy nhiên, Evergrande lại có sự tăng trưởng quá nóng, tỉ lệ “nợ/ vốn chủ sở hữu” của Evergrande là 6 (khá cao trong mặt bằng trung tỷ lệ này trên các công ty bất động sản lớn toàn cầu.

Tăng trưởng nóng, nhưng gặp thị trường khó khăn thì phải chấp nhận rủi ro và trả giá. Những vấn đề của Evergrande thực chất đã bắt đầu trong năm 2020 khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì đại dịch Covid 19.

Đến năm 2021, khi những khoản nợ đã tới thời kỳ đáo hạn và trả lại, thì nguồn thu của Evergrande đã không có, bởi hoạt động bán BĐS đã đi xuống, nhà nước Trung Quốc thì ban hành nhiều chính sách trong lĩnh vực BĐS khiến nguồn vay hạn chế, các nhà cho vay ủy thác khác thì ngại cho vay bởi bối cảnh chung của thị trường.

Hệ quả của sự sụp đổ 

Khoản nợ 300 tỷ USD của Evergrande (nếu bạn muốn biết 300 tỷ USD nhiều như thế nào thì có thể xem qua con số sau 300 tỷ usd sấp sĩ khoảng 6.827.100.000.000.000 vnđ), một ví dụ khác là GDP việt nam năm 2020 khoảng 425 tỷ $, 300 tỷ nợ của Evergrande bằng 70% GDP của Việt Nam (tổng sản lượng hàng hóa dịch vụ việt nam làm ra trong 1 năm).

Nếu Evergrande vỡ nợ, bất kỳ công ty hay định chế tài chính nào đã cho Evergrande vay đều phải chịu thiệt hại cực kỳ nặng nề. Điều đó tất nhiên sẽ kéo theo 1 chuỗi Domino.

Ngoài ra những người bị thiệt hại nặng nề nhất là các cá nhân bỏ hết tiền dành dụm tiết kiệm của mình mua bất động sản của Evergrande họ có nguy cơ mất trắng số tiền đó, mắc nợ và phải bắt đầu lại từ đầu.

Sự kiện của Evergrande đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới, Nikkei giảm 2%, Dow Jones giảm -600 điểm (-1.8%), chỉ số S&P500 (.SPX) giảm 1,7% - mức giảm kỷ lục trong 4 tháng. Chỉ số Nasdaq Golden Dragon China (.HXC) của cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ giảm 5,4%,.... Tại thị trường Việt Nam, VNIndex cũng đã giảm -12 điểm (-0.8%) trong ngày 21/9/2021.

Trên đây là một vài thông tin về tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc có nguy cơ vỡ nợ và hệ lụy của nó đối với nền kinh tế truong quốc và toàn cầu.

Việt Nam trong năm 2019, 2020 và đầu năm 2021 cũng có  những thời điểm phát triển nóng, giá đất được đẩy lên rất cao có nơi lên cả 10 đến 15 lần (đặc biệt là những khu vực điểm nóng về xây dựng cơ sở hạ tầng như sân bay long thành, đất nghĩ dưỡng tại Bảo Lộc...).



 



Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5