Thử nghiệm thành công tổ giả bằng hộp cơm trong nhà yến mới.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Thử nghiệm thành công tổ giả cho chim yến bằng hộp cơm.
Thử nghiệm thành công tổ giả cho chim yến bằng hộp cơm.
Tác dụng của tổ giả là không còn bản cải (cho dù ai thích nói gì thì nói). Anh chị nào quan tâm là tác dụng của tổ giả có thể xem bài viết "Tác dụng của tổ giả cho nhà yến".

Trước đây thì Lộc Bụt chỉ thử nghiệm 2 loại tổ giả là một loại tổ giả bằng nhựa và một loại tổ giả bằng xốp, thì qua thực nghiệm thấy rằng tổ giả bằng xốp cho kết quả tốt hơn tổ giả bằng nhựa cả về hiệu quả chi phí và hiệu quả về kinh tế. Anh chị nào quan tâm đến bài so sánh này có thể tham khảo bài viết "Nên sử dụng tổ yến giả bằng nhựa hay bằng xốp trong nhà yến mới".

Thì hôm nay sau hơn 3 tháng đưa một nhà yến mới vào hoạt động vào kiểm tra thì phát hiện thêm hiện tượng chim yến đã làm tổ trên các hộp xốp ăn cơm. Nói chung là thực nghiệm thành công, nói có sách mách có chứng. Hy vọng là nguyền thông tin tham khảo tốt cho các anh chị.


Có thể bạn quan tâm

Thời điểm đưa nhà yến mới vào hoạt động.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Mùa chim yến trong năm.
Mùa chim yến trong năm.
Chỉ còn khoảng vài tuần nữa là bước sang năm mới, rất nhiều các chủ nhà yến đang gấp rút hoàn thành nhà yến mới của mình và cũng đã có những nhà yến đã hoàn thành và sắp đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, rất nhiều chủ nhà yến mới phân vân không biết:
  1. Nhà yến xây xong đưa vào hoạt động ngay luôn không?
  2. Nhà yến xong rồi có cần chờ đến mùa chim rồi mới mở máy?
  3. ....
Anh chị nào quan tâm đến loa kiểm tra trữ lượng chim yến có thể xem "Loa test trữ lượng chim yến LB 4000".
Hôm nay, có thời gian Lộc Bụt xin chia sẻ ý kiến cá nhân về chủ đề "Thời điểm đưa nhà yến mới vào hoạt động".

Trước khi đi vào chủ đề này chúng ta hãy cùng đi vào xem xét các mùa chim yến trong năm và mùa nào có lượng chim yến mới nhiều nhất.

Anh chị nào quan tâm đến bảng phong thần các mùa chim yến trong năm có thể tham khảo bài viết "Các mùa chim yến trong năm".

Đầu tiên như anh chị đã biết chim yến rất trung thủy, có nghĩa là chúng đã sống ở đâu sẽ chỉ ở đó trừ khi gặp những bất lợi như ngôi nhà yến bị cháy, bị phá hủy, bị địch hại tấn công .... vì vậy việc dẫn dụ chim yến già là vô cùng khó khăn và coi như xác suất gần bằng 0.

Nuôi chim yến không cần con giống nhưng cần đầu tư nhà yến giả lập điều kiện hang động, âm thanh dẫn dụ chim yến, mùi mè trong nhà yến.

Những nhà yến mới dẫn dụ được chim yến, đa số là chim yến non, chim yến mới ra ràng hoặc chim yến sinh sản lần đầu tiên.

Lộc Bụt tin chắc rằng dẫn dụ chim yến là có mùa, còn mùa dẫn dụ chim yến sẽ có sự sai khác về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, nguồn thức ăn....

Tuy nhiên, tựu chung lại một năm sẽ có hai mùa chim yến nhiều nhất (mùa có thể dẫn dụ được nhiều chim yến nhất). Mùa sinh sản của chim yến thường bắt đầu vào đầu mùa mưa và kéo dài đến hết mùa mưa, thời gian còn lại chỉ có một số cá thể sinh sản do bị biến đổi sinh lý. Trong mùa sinh sản có hai lần chim yến làm tổ đạt đỉnh điểm cao nhất là vào tháng 3 và tháng 10 âm lịch, chu kỳ kéo dài hai tháng.

Anh chị có thể tham khảo bài viết "Những điều không nên thường xuyên làm trong nhà yến".

Vậy nhà yến nên hoàn thành xong khi nào trong năm.

Nhà yến mới cần được hoàn thành ít nhất hai tháng trước tháng 3 hoặc trước tháng 10 âm lịch vì đây là thời gian có nhiều con chim non trẻ thế hệ mới tìm kiếm bạn tình kết đôi và tìm nơi ở mới để làm tổ. Nơi ở mới của chim yến non trẻ không phải nơi sinh ra chúng mà là nhà yến khác, không phân biệt là yến cũ hay mới xây. Các nhà yến cũ có hấp lực mạnh hơn các nhà yến mới vì môi trường trong nhà yến đã được vận hành ổn định phù hợp với sinh lý của chim yến.

Vậy nếu nhà yến đã hoàn thành rồi mà chưa đến mùa chim yến non thì có nên đưa vào hoạt động luôn không?

Đây là một câu hỏi rất hay và rất nhiều chủ nhà yến quan tâm. Lộc Bụt xin chia sẻ đứng trên góc độ cá nhân mong rằng sẽ giúp ích gì đó cho anh chị đang phân vân vấn đề này.

Một điều quan trọng trước khi đưa nhà yến vào hoạt động là hãy khử hết được mùi nhà yến mới và có mùi sinh cảnh nhà yến. Vì vậy trước khi đưa nhà yến vào hoạt động cần có các phương pháp khử mùi và tại mùi. Anh chị nào quan tâm 2 chủ đề này có thể tham khảo bài viết:
Cách khử mùi nhà yến mới bằng khóm.
Cách khử mùi nhà yến nhanh, rẻ và hiệu quả.
Cách tạo mùi sinh cảnh nhà yến.

Khi nhà yến đã hoàn thành công tác dọn dẹp và khử mùi xong, bạn có thể đưa nhà yến mới xây vào hoạt động không cần phải chờ đến mùa chim yến non. Tại sao.
  1. Thứ nhất đó là tâm lý nôn nóng của chủ nhà yến, thay vì thấp thỏm lo âu chờ từng ngày để đưa nhà yến vào hoạt động thì bạn hãy đưa nhà yến vào hoạt động trước mùa chim yến non để tâm trạng bớt thấp thỏm lo lắng (anh chị nào quan tâm đến tâm lý của chủ nhà yến mới có thể xem bài viết: "Chia sẻ thật lòng về các giai đoạn tâm lý trong dẫn dụ chim yến").
  2. Thứ hai, là đưa nhà yến mới vào hoạt động trước mùa rộ chim sẽ giúp bạn thử nghiệm và phát hiện những sai xót để khắc phục trước khi mùa chim bắt đầu.
  3. Thứ ba, mùa chim non là mùa có một lượng chim mới ra ràng nhiều. Tuy nhiên, rải rác các mùa trong năm vẫn có một lượng chim ít được sinh ra do chim bố mẹ biến đổi sinh lý. Biết đâu mở sớm anh chị lại dẫn dụ thêm được vài chim thì sao.
  4. Thứ tư, hiện nay hiện tượng biến đổi khí hậu, đô thị hóa và những hành lang pháp lý. Phần nào ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chim yến nuôi trong nhà. Nhiều khi mở máy sớm bạn lại đón được những con chim yến di đàn hoặc bị ảnh hưởng bất lợi từ môi trường và con người.




Có thể bạn quan tâm

Thứ tự độ lớn âm thanh trong nhà yến thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Mô hình nhà yến (swiflet farm) (nguồn hình ảnh internet).
Hôm nay có thời gian chia sẻ đến anh chị thứ tự độ lớn âm thanh cho nhà yến để mang lại hiệu quả dẫn dụ chim yến tốt.

Những quan điểm dưới đây là quan điểm cá nhân (chia sẻ đến anh chị như một thông tin tham khảo). Anh chị thấy hay thì có thể áp dụng, còn thấy không phù hợp có thể bỏ qua. Cảm ơn.

Trong hệ thống âm thanh nhà yến bao gồm hệ thống amply, loa, dây dẫn và âm thanh.

Lộc Bụt đã quan sát khá nhiều mô hình nuôi chim yến (khi có điều kiện) thì một nhà yến có người thiết kế 2 amply, 3 amply hoặc nhiều amply. Nhưng tựu chung lại một nhà yến có ít nhất là 2 âm (ngoài và ru), 3 âm (ngoài + Dẫn + Ru) và nhiều âm (đa âm ngoài, đa âm dẫn và đa âm ru). Hiệu quả của từng cách sử dụng âm thanh sẽ không trình bày đến trong bài viết này.

Hiện nay, đa số các kỹ thuật thiết kế tối thiểu một hệ thống âm thanh gồm 3 âm: Ngoài - Dẫn -Ru.

Anh chị nào quan tâm đến các chỉnh âm thanh, độ lớn âm thanh cho loa miệng lỗ, dù và phóng có thể tham khảo bài viết: Chim yến chỉ bu loa chùm và loa phóng không bay vào miệng lỗ.

Hoặc bài viết "Cách chỉnh âm thanh nhà yến bằng phần mềm và mức cường độ âm thanh cho nhà yến mới".

Bài viết hôm nay sẽ trình bày về thứ tự độ lớn âm thanh từng loại âm cho từng vị trí.

Thứ tự độ lớn âm thanh nhà yến sẽ như thế này: Miệng Lỗ - Dẫn - Phóng - Dù - Loa Ru.

Âm thanh miệng lỗ như những bài viết trước Lộc Bụt đã chia sẻ, âm thanh miệng lỗ là quan trọng nhất. Nó là vị trí chuyển tiếp giữa không gian bên ngoài và bên trong nhà yến (từ môi trường bao la bên ngoài vào môi trường tối bên trong nhà yến). Có những nhà yến chim chơi nhiều nhưng không bay qua miệng lỗ cũng không phải là hiệu quả. Vì nếu tỷ lệ chim yến bay qua miệng lỗ nhiều sẽ gia tăng xác suất bạn dẫn dụ được nhiều chim yến ở lại.

Không biết trong những anh chị đọc bài viết này có bao giờ gặp trường hợp chim, có những ngày chim yến chơi rất nhiều bên ngoài nhà yến tràn chề hy vọng hôm nay sẽ dụ được nhiều chim, tuy nhiên đến tối đếm lại thì lượng chim yến trong nhà không tăng mà nhiều khi còn giảm (Lộc Bụt hay nói vui là chơi ít nhưng ở nhiều còn hơn là chơi nhiều mà lại mất chim).

Nói đi thì cũng nói lại có những thời điểm không thấy chim chơi nhưng tối đến chim lại tăng.

Dụ chim yến theo Lộc Bụt là có mùa, anh chị nào quan tâm đến mùa chim yến có thể xem bài viết "Bảng phong thần các mùa chim yến trong năm". Khi Lộc Bụt nói là chim yến có mùa trong năm, có nhiều người phản pháo lại ngay "nhà mình khi nào cũng thấy chim yến, khi nào vào cũng có chim non". Điều anh chị nói có thể đúng vì anh chị vào nhà yến bao nhiêu lần trong 1 năm (định kỳ các chủ nhà yến thường là 3 tháng một lần, khi chim nhiều lượng tổ lớn thì tần số vào sẽ nhiều hơn để thu tỉa và kiểm tra nhà yến). Mùa chim yến là mùa mà lượng chim mới được tạo ra nhiều còn bình thường vẫn có những con chim yến đẻ trái quy luật nhưng tỷ lệ không nhiều.

Thôi miên man chủ đề này nhiều rồi, đi vào chủ đề chính độ lớn âm thanh trong nhà yến âm thanh miệng lỗ nên hay nhất và to nhất, tiếp đến là âm dẫn (âm dẫn có cường độ bằng với âm miệng lỗ) để chim yến có thể thích nghi và không bị bất ngờ khi nghe âm miệng lỗ quá to mà vào âm dẫn quá nhỏ hoặc quá lớn.

Tiếp theo là đến âm loa chùm, loa chùm cũng khá quan trọng giúp chim yến chơi nhiều quanh nhà yến. Lúc đầu chim yến có thể chơi vài con nhưng nếu chúng chơi lâu thì sẽ rủ những con chim yến khác (tích tiểu thành đại). Còn nếu không có âm chùm chim yến có thể chơi rất nhanh và đi làm giảm khả năng dẫn dụ chim yến.

Tiếp đến là âm phóng: loa phóng đa số là dùng những có cuộn dây công suất lớn, tần số cao, họng loa dài để giúp phát âm thanh đi xa. Do đó âm thanh loa phóng chỉ cần mở vừa phải nhưng đi rất xa. Tránh hiện tượng loa phóng át tiếng loa chùm và miệng hang.

Loa ru là âm thanh cuối cùng và không kém phần quan trọng. Ví như âm thanh phóng kéo chim từ xa đến, âm chùm kéo chim ở  gần và chơi quanh nhà yến, âm miệng lỗ kéo chim từ không gian bênngoài vào bên trong, âm dẫn kéo chim vào sâu trong nhà yến thì âm ru là âm giử chim yến ở lại.

Anh chị nào quan tâm đến âm có thể xem bài viết "chia sẻ âm thanh nhà yến".

Âm ru bên trong nhà yến không nên để quá to hoặc quá nhỏ, vừa nghe là đủ. Chim yến phát âm thanh tần số trong ngưỡng nghe của con người, vậy mà ngày nào anh chị cũng tran tấn nó bằng những âm ru quá to (như nghe nhạc trong vũ trường) thì quả thật là không hay chút nào.

Trên đây là quan điểm các nhân của Lộc Bụt về thứ tự độ lớn âm thanh trong nhà yến. Nếu thấy hay thì đừng quên cho Lộc Bụt một like để ủng hộ tinh thần.

Anh chị nào có nhu cầu về loa kiểm tra trữ lượng chim yến có thể tham khảo và mua ủng hộ Lộc Bụt: Loa test chim yến LB 4000.




Có thể bạn quan tâm

4 điều không nên vi phạm đối với nhà yến mới.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Mô hình nhà yến đơn giản nhưng hiệu quả của người indonesia.
Mô hình nhà yến đơn giản nhưng hiệu quả của người indonesia.

Nghề dẫn dụ chim yến là một nghề đặc biệt, khi mới bắt đầu nhà yến không cần đến con giống mà phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng nhà yến, âm thanh, mùi... để dẫn dụ chim yến đến ở trong nhà yến. Không ít các chủ nhà yến khi mới đưa nhà yến của mình vào hoạt động cảm thấy khó chịu, nôn nóng với tình trạng nhà yến mới của mình.

Nếu bạn đang gặp tâm lý ấy thì nên đọc bài viết "tâm lý chung của những chủ nhà yến mới đưa nhà yến vào hoạt động".

Bạn cần biết rằng dẫn dụ nuôi chim yến không phải là phép màu mà là kỷ thuật. Bạn không thể có lợi nhuận tức thì và ngay lập tức. Nếu bạn muốn có lợi nhuận tức thì thì không nên đầu tư nhà yến vì đầu tư là cần có thời gian có thể 1 năm, 2 năm, 3 năm... còn bạn muốn có lợi nhuận tức thì thì nên đầu cơ một cái gì đó như đất, chứng khoán...

Việc đầu tư nhà yến thành công sẽ đem đến cho bạn một nguồn thu tài chính không hề nhỏ. Tuy nhiên nó cần thời gian và quá trình. Bạn cần trải qua từng giai đoạn và kiên nhẫn, đi kèm với đó là kiến thức, kiến thức phù hợp. Và Lộc Bụt tin chắc rằng website https://www.locbut.com sẽ mang đến cho anh chị nhiều kiến thức bổ ích về nghề dẫn dụ nuôi chim yến.

Sau đây, Lộc Bụt xin đưa ra 4 điều kiêng kỵ không nên làm cho nhà yến đặc biệt là nhà yến mới.

1. Thường xuyên vào nhà yến:

Nếu nhà yến của bạn vừa mới đi vào hoạt động, thì đừng có thường xuyên mà đi vào nhà yến. Chỉ khi nào thật sự cần thiết như cải tại lại hoặc có thiết bị hư hòng, địch hai. Hãy để những con chim yến mới đến tham quan và từ từ thích nghi với nhà yến của bạn mà không có bóng giáng can thiệp của con người. Nếu bạn thức sự muốn giám sát nhà yến từ xa thì nên lắp đặt hệ thống camera quan sát mà không cần phải vào nhà yến. Kiểm tra nhà yến định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần.
Hiện nay giá camera quan sát nhà yến khá rẻ, chỉ vài trăm ngàn là bạn đã có bộ camera quan sát nhà yến từ xa thông qua wifi và internet (dễ lắp đặt không cồng kềnh camera, đầu thu, dây trùng chằng như trước đây).
Anh chị nào quan tâm có thể xem các mẫu camera wifi quan sát trong nhà yến vào ban đêm (rất dễ dàng mua trên các trang thương mại điện tử như:
  1. Camera quan sat ban đêm tiki.
  2. Camera quan sát ban đêm shopee.
  3. Camera quan sát ban đếm lazada.

2. Thay đổi âm thanh nhà yến.

  • Vấn đề âm thanh nhà yến luôn được rất nhiều chủ nhà yến quan tâm và đi đâu chủ đề này cũng rất hot.
  • Trước khi đưa nhà yến vào hoạt động hãy chọn cho mình một bộ âm thanh tốt. Và bạn không còn quá lo lắng về vấn để âm thanh nữa. Đến khoảng 3 tháng sau khi lên kiểm tra định kỳ bạn sẽ đáng giá được kết quả và có các hướng đi tiếp theo về âm thanh, mùi mè... Việc đổi âm thanh thường xuyên sẽ tác động đến những con chim mới chúng có thể cảm thấy căng thẳng, còn chim yến đã ở trong nhà yến của bạn thì rất ít bị ảnh hưởng.

3. Điều chỉnh âm lượng quá lớn.

  • Một số người nghĩ rằng âm thanh mở càng lớn thì càng thu hút chim, âm thanh phát đi càng xa. Vì vậy họ cố gắng phát âm thanh to để mong muốn kéo càng nhiều chim về nhà yến càng tốt, rồi còn cố gắng chọn những amply có công suất lớn, công suất khủng để dùng cho nhà yến đó là một điều lãng phí (hãy cọn công suất amply phù hợp với công suất loa và số lượng loa, đừng chọn công suất amply vì công suất lớn thì phát âm thanh lớn). Bật âm thanh lớn đầu tiên tác động đến chính bản thân người đầu tư nhà yến, ngày nào cũng nghe âm thanh cường độ cao ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, sau là ảnh hưởng đến hàng xóm, lục đục cải vã... Đợt trước Lộc Bụt thấy có người đăng video hàng xóm bắt loa phát tiếng chim cú hướng thẳng đến nhà yến bên cạnh, làm thế thì có chim yến nào giám đến.
  • Mở âm thanh nhà yến lớn để thu hút chim yến là sai. Âm thanh lớn sẽ khiến chim yến không muốn đến gần nhà yến của bạn (lúc đầu mở lớn có thể chúng sẽ quan tâm, nhưng ngày này qua ngày khác âm thanh vẫn to thì chúng sẽ tránh xa nhà yến của bạn. Lấy ví dụ con người cho dễ hiểu, có ai đi xem nhạc điện tử (nhạc DJ) hàng đêm không, chắc chắn là không. Mà lâu lâu thưởng thức giải trí thì được, chứ ngày nào cũng nghe nhạc cường độ cao sẽ khiến sức khỏe và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng).
  • Vì vậy hãy nên để âm thanh nhà yến ở mức dễ nghe (không quá to mà cũng không quá nhỏ).
  • Bạn nào quan tấm đến chỉnh âm thanh cho nhà yến có thể tham khảo bài viết "Cách chỉnh âm thanh nhà yến tham khảo". "Cách dùng phần mềm điều chỉnh cường độ âm thanh nhà yến".

4. Thiếu kiến thức và áp dụng không nhất quán.

Có rất nhiều bạn gặp vấn đề này, không nhất quán các phương pháp trong dẫn dụ và nuôi chim yến. Như hôm nay thấy người khác đăng lên thanh làm tổ bằng gỗ thế là lắp gỗ, hôm sau thấy người khác nói đó tốt thế là lắp thêm ít đá xem sao... Hôm nay người này nói dùng mùi này chim bu ở nhiều đem xịt, ngày mai người khác nói mùi này tốt tiếp tục đem xịt... Cuối cùng là một mớ hỗn độn trong nhà yến...
Hãy xác định ngay từ đầu và trung thành với nó (kiểm tra kết quả theo lộ trình đạt hay không đạt mới thay đổi).
Lộc Bụt vẫn trung thành với tạo mùi bằng phân chim yếntạo côn trùng cho nhà yến.(cho dù ai có nói thế nào?).

Mong rằng những thông tin trên đây hữu ích cho các bạn (Có Lộc Là Có Yến).

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả của việt tạo ruồi dấm trong dẫn dụ nuôi chim yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Tạo ruồi dấm làm thức ăn cho chim yến nuôi trong nhà.
Tạo ruồi dấm làm thức ăn cho chim yến nuôi trong nhà.
Nguồn thức ăn dành cho chim yến ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa và canh tác nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chim yến ngày càng phải đi xa hơn để tìm kiếm thức ăn cho bản thân và gia đình.

Việt Nam vẫn còn được thiên nhiên ưu đãi, lượng côn trùng vẫn còn nhiều nên thức ăn dành cho chim yến vẫn có. Tuy nhiên, một số nước như indonesia họ đã tìm hiểu và nghiên cứu đến việc tạo thức ăn cho chim yến trong đó có ruồi dấm. Và theo quan sát của Lộc Bụt, chủ nhà yến người indonesia rất hay tạo ruồi dấm và bỏ vào phòng lượn của nhà yến. Điều nay sẽ cung cấp một lượng côn trùng và thu hút những con chim yến tìm kiếm thức ăn vào nhà yến của bạn.

Anh chị nào quan tâm đến "Loa kiểm tra trữ lượng chim yến" có thể xem tại đây.

Nhà yến mọc ra ngày càng nhiều, trữ lượng chim yến ngày càng tăng. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó trữ lượng chim yến sẽ trựng lại hoặc giảm do thiếu nguồn thức ăn ngoài tự nhiên.

Ngay từ bây giờ hãy tìm hiểu về cách tạo côn trùng cho chim yến là được rồi. Cách tạo ruồi dấm có nhiều phương pháp và có nhiều cách khác nhau. Lộc Bụt đã từng chia sẻ chủ đề này hơn 1 năm trước, nhưng nhiều người còn lo lắng và nói là không hiệu quả hay như thế nào đó.

Tuy nhiên, với quan điểm cá nhân của Lộc Bụt cái gì hay mình sẽ học hỏi. Còn đối với anh chị việc tạo côn trùng trong nhà yến không hiệu quả thì là quyền của anh chị.

Việc tạo ruồi dấm không phải là làm nguyên liệu rồi đem vào nhà yến để đó và nó tự sinh ra ruồi. Có nhiều người đã làm nhưng đem vào nhà yến thì không có con nào và nó bị hư. Cái đó là do anh chị làm sai cách (làm gì cũng phải có con giống, không có con giống thì đem vào nhà yến làm sao có ruồi).

Còn có anh chị nói rằng tại ruồi dấm gây mốc gỗ, chưa có một nghiên cứu nào nói nuôi ruồi dấm trong nhà yến gây ra mốc gỗ.

Nói thật nếu có mốc gỗ nhà yến thì đã có dấm gỗ giá bèo lo. Anh chị nào quan tâm đến cách diệt mốc gỗ nhà yến có thể xem bài viết "Cách diệt mốc gỗ nhà yến an toàn, giá bèo".

Vậy tạo ruồi dấm nên đặt ở đâu. Đó là đặt trong phòng lượn, gần miệng hang. Nơi những con ruồi có thể sinh sản, bay ra và lượn trong phòng lượn và miệng hang. Từ đó thu hút những con chim yến bay vào miệng hang săn mồi, gia tăng thu hút chim yến chơi trong nhà yến từ đó gia tăng khả năng dẫn dụ chim yến.

Sau đây là một video người indonesia đã tạo ra ruồi dấm với số lượng như thế nào (Lộc Bụt đưa ra chỉ để tham khảo, nhưng Lộc Bụt tin chắc rằng nếu nghề nuôi chim yến trong nhà càng phát triển thì vấn đề nghiên cứu thức ăn cho chim yến sẽ phải được bàn đến, chứ không phải nuôi chim yến chỉ dựa vào tự nhiên).



Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu đặc tính sinh học của chim yến thông qua các báo cáo khoa học.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến thường làm tổ ở các hang động đá vôi.
Chim yến thường làm tổ ở các hang động đá vôi.
Hôm nay, hãy cùng Lộc Bụt nghiên cứu về đặc tính sinh học của chim yến thông qua các báo cáo nghiên cứu khoa học về loài chim yến. Càng hiểu về loài chim yến chúng ta càng khám phá ra được nhiều điều, từ đó áp dụng vào nhà yến nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất cho chúng sinh sống, sinh sản.

Tổng quan về loài chim yến làm tổ trong nhà yến.

Trước khi bắt đầu vào đầu tư một căn nhà yến thì chúng ta cần phải hiểu được phần nào về loài chim yến, một loài chim khá đặc biệt và mang lại cho nền kinh tế hàng tỷ USD. Chim yến tổ trắng là loài chim yến mang đến giá trị kinh tế cao nhất và hầu như chỉ tập trung ở khu vực Đông Nam Á.

Loa test chim yến LB 4000.

Chim yến là loài có kích thước nhỏ khoảng 12 cm, cơ thể chúng có màu nâu đen. Chim yến có đôi cánh rất khỏe bay nhanh và xa. Chim yến làm tổ từ chất lỏng màu trắng phía dưới lưỡi (nước bọt) chứa các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Điểm nổi bật của loài chim yến là làm tổ trong các hang động hoặc các vách tường, trần nhà trong không gian gần như tối.

Chim yến ăn gì?

Chim yến chủ yếu ăn côn trùng bay ngoài tự nhiên, chúng dõi và bắt mồi trong không khí. Con mồi của chim yến là các loài côn trùng chân đốt có trọng lượng từ 0.01 đến 0.69 g. Trong một nghiên cứu về khẩu phần ăn của chim yến, các nhà khoa học phát hiện ra 2 loài côn trùng trong khẩu phần ăn của chim yến là kiến và ong. Chim yến trưởng thành không cho chim non ăn thường xuyên như các loài chim khác, trong ngày chỉ có rất ít các con chim non được cho ăn, chim non chủ yếu được cho ăn khi chim bố mẹ đã đi kiếm ăn sau một ngày. Hiện tượng chim non chết thời gian gần đây chủ yếu là do thiếu thức ăn, chim yến bố mẹ kiếm không đủ lượng thức ăn cho bản thân và cho chim yến non. Vì vậy, chim yến hiện nay sẽ sinh sống ở những nơi có nguồn thức ăn phong phú, dồi dào. Trước đây, đa số chim yến sinh sống ở các vùng đồng bằng nhưng do nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm nên chúng đã di chuyển sinh sống ở các vùng cao nguyên, nơi có các cánh rừng, đồng cỏ, đồn điền nhiều thức ăn. Một trong những địa phương ở tây nguyên có nguồn chim yến dồi dào là Daklak, gia lai...

Khả năng sinh sản của chim yến nuôi trong nhà.

Chim yến sinh sản có chu kỳ (vì vậy tạo ra các mùa chim trong năm), thay đổi theo vị trí địa lý và điều kiện khí hậu. Cũng có những con chim yến sinh sản rải rác khác mùa chim trong năm nhưng số lượng khá ít. Chim yến làm tổ trung bình khoảng 30 ngày (có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn). Sau 7 đến 10 ngày sau sẽ bắt đầu đẻ trứng, mỗi trứng cách nhau 3 đến 4 ngày. Nếu các tổ được lấy đi trước khi đẻ trứng thì chúng sẽ nhanh chóng tạo một chiếc tổ mới, trung bình khoảng 10 đến 15 ngày (sau thời gian này tuyến nươc bọt bị thu hẹp và chim không thể tiết nước bọt để làm tổ nữa). Những con chim yến thường làm tổ vào ban đêm sau một ngày kiếm ăn và tích trữ đủ năng lượng. Sau khi kết thúc một chu kỳ sinh sản chim yến cần một khoảng thời gian để tích trữ năng lượng và tiếp tục sinh sản. Tại Việt Nam, chim yến thường bắt đầu xây tổ vào cuối mùa khô, sinh sản và chăm sóc con vào đúng mùa mưa đầu tiên khi lượng côn trùng nhiều và phong phú nhất. Theo quan sát của Lộc Bụt mùa chim nhiều nhất trong năm là tháng 4 và tháng 5.

Định vị bằng tiếng vang trong bóng tối.

Chim yến là loài kiếm ăn vào ban ngày, nhưng có khả năng định vị bằng tiếng vang trong bóng tối. Vì chúng thường làm tổ ở những nơi hang động hoặc nhà yến gần như tối. Anh chị nào có nhà yến chắc chắn sẽ nghe được tiếng định vị của chim yến khi vào nhà yến. Tiếng này là tiếng tạch tạch trong ngưỡng nghe của con người không phải là sóng siêu âm của loài dơi.
Anh chị nào quan tâm đến khả năng định vị bằng tiếng vang của chim yến có thể xem bài viết "Chim yến định vị bằng tiếng vang có tần số bao nhiêu và có phải bằng tần số siêu âm hay không?".
Chim yến phát ra âm thanh định vị đôi, cách nhau bằng một khoảng lặng rất ngắn, tiếng định vị thứ hai thường to hơn tiếng thứ nhất và có tần số từ 2KHZ đến 8 KHZ.

Những loài địch hại của chim yến.

  • Con người là địch hại nguy hiểm nhất. Tiếp đến là các loài động vật có xương sống như chim cú, chim cắt, điều hâu, rắn, dơi, mèo, chuột và động vật không có xương sống như kiến, gián, nhện, mạt...
  • Chim yến làm cách nào để tránh xa những loài địch hại: Cách được lựa chọn hàng đầu là chọn những nơi an toàn đặc biệt là không gian tối. Chính vì thế mà chim yến thường chọn những nơi tối để làm tổ tránh xa các kẻ săn mồi và phát triển hệ thống định vị bằng tiếng vang trong bóng tối.

Môi trường sống phù hợp của loài chim yến.

  • Môi trường nhà yến phù hợp là một trong những điều quan trọng ảnh hướng đến thành công của một nhà yến. Chim yến trước đây sinh sống tại các hang động đá vôi, để khuyến khích chim yến làm tổ trong nhà yến thì cần mô phỏng bầu không khí giống hang động (yên tỉnh, ít sáng, mát mẽ, ẩm).
  • Lựa chọn vị trí xây dựng nhà yến là rất quan trọng khi xây dựng nhà yến (ai có nhu cầu mua loa khảo sát trữ lượng chim yến có thể xem Loa test chim yến LB 4000) xây dựng nhà yến ở những nơi không phù hợp có thể dẫn đến thất bại còn những vùng chim tốt thì chỉ là vấn đề thời gian.
  • Chọn vị trí xây dựng nhà yến cần quan tâm đến dân số chim yến (một vị trí xây dựng nhà yến có nhiều chim sẽ mang đến xác suất có nhiều chim yến vào nhà sinh sản và sinh sống). Lưu ý vùng chim yến có nhiều chim hàng năm sẽ sản sinh ra một lượng lớn chim mới, đó là lượng chim bạn dẫn dụ. Chứ không phải những con chim lớn đã có nhà ở.
  • Nhà yến nên xây dựng ở những nơi tiệm cận nguồn thức ăn ao hồ sông suối, đồn điền, rừng cây...
  • Việc xác định vị trí tốt quyết định đến hơn 40% sự thành công của một ngôi nhà yến (theo Nasir Salekat, 2009).
  • Các yếu tố môi trường bên trong nhà yến bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ luân chuyển không khí, cường độ anh sáng, mùi và âm thanh. Phạm vi nhiệt độ được đề suất là 26 đến 35 độ C, hướng vào của chim yến nên tránh ánh nắng trực tiếp (thông thường là xây nhà yến là Đông Tây để cho mắt tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp là ít nhất từ đó giảm được nhiệt độ và ánh sáng trong nhà yến).
  • Độ ẩm trong khoảng 80 đến 90% là tốt nhất.
  • Thông gió trong nhà yến cũng rất quan trọng (anh chị nào quan tâm có thể xem bài viết: Các bố trí lỗ thông gió nhà yến).




Có thể bạn quan tâm

Kích thước các cửa bên trong nhà yến tham khảo.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Kích thước các cửa bay vào phòng của chim yến.
Kích thước các cửa bay vào phòng của chim yến.
Thiết kế nhà yến không phải là một việc đơn giản và có rất nhiều anh chị quan tâm đến chủ đề kích thước các cửa trong nhà yến để chim yến có thể bay vào nhà yến.

Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị một số thông số, kích thước cửa bên trong nhà yến (chỉ mong đây là một thông tin tham khảo hữu ích cho các anh chị trong thiết kế nhà yến).

Kích thước các cửa trong nhà yến:

1. Cửa miệng hang:

  • Đây là không gian nối giữa môi trường bên ngoài và bên trong nhà yến. 
  • Cửa mang hang không nên quá rộng để ánh sáng lọt, nhiều thiên dịch và cũng không quá nhỏ để chim yến khó bay vào nhà yến.
  • Nhà yến của em thì có kích thước miệng hang (miệng lỗ là 47 cm và 81 cm).

2. Lỗ thông tầng:

  • Là không gian trong phòng lượn để chim dễ dàng bay lượn và di chuyển giữa các tầng với nhau.
  • Kích thước lỗ này bằng với kích thước của phòng lượn.
  • Phòng lượn có thể có kích thước 4x4m hoặc 5x5m.

3. Cửa hành lanh.

  • Cửa nối giữa phòng ở của chim yếnphòng lượn.
  • Cửa này trong nhà yến của em là 1m x 2,5 m.

4. Cửa phòng yến.

  • Đây là các cửa bên trong phòng ở của chim yến, lúc chúng ta ngăn phòng.
  • Kích thước này trong nhà yến của em là 0.8m x 2,5 m.

Kích thước trên đây chỉ là thông tin tham khảo, nếu nhà yến sáng quá có thể bịt lại một phần để giảm ánh sáng nhưng vẫn đảm bảo cho chim yến dễ dàng bay lượn.

Có thể bạn quan tâm

Nhà Yến Có Chuột Và Cách Diệt Hiệu Quả An Toàn.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Thuốc diệt chuột storm dùng trong nhà yến.
Thuốc diệt chuột storm dùng trong nhà yến.
Xin chào mọi người, hôm nay có thời gian chia sẻ đến các anh chị về cách diệt chuột trong nhà yến.

Có hai cách diệt chuột trong nhà yến chính là dùng bẩy chuột và dùng thuốc.

Nếu nhà yến mà chim không quen bẩy thì có thể đặt bẩy, móc mồi để bẩy chuột.

Tuy nhiên, chuột rất khôn, có nhiều con đã quen bẩy chúng ta không dùng cách đó được nữa thì chúng ta dùng thuốc.

Nhà yến của Lộc Bụt chuột lờn bẩy, nên mua thuốc storm về diệt rất hiệu quả và cực nhanh.

Anh chị nào quan tâm đến thuốc hoặc giá thì có thể xem "Thuốc diệt chuột dành cho nhà yến".

Video diệt chuột trong nhà yến:



Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu yến sào vào Trung Quốc sẽ ngày càng khó khăn hơn.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xuất khẩu yến sào vào trung quốc ngày càng khó khăn hơn.
Xuất khẩu yến sào vào trung quốc ngày càng khó khăn hơn.
Theo thông tin Lộc Bụt tìm hiểu được (18/12/2019), giá yến sào thô đang được các chủ nhà yến bán ra với mức giá dưới 20 triệu đồng. Không còn cái thời 1 kg yến sào bán được với giá vài chục triệu như trước đây. Một trong những ảnh hưởng lớn nhất đến từ Trung Quốc.

Hãy cùng Lộc Bụt bàn luận về vấn đề "Xuất khẩu yến sào vào trung quốc sẽ ngày càng khó khăn hơn".

Ai trong ngành nghề nuôi chim yến cũng biết, Trung Quốc là thị trường có tiêu thị tổ yến hàng đầu trên thế giới. Thị trường này chỉ có một động thái nào đó sẽ kéo theo giá yến sào thế giới thay đổi.

Người dân Trung Quốc rất thích ăn tổ yến vì giá trị mà nó đem lại cho sức khỏe con người. Nhưng Trung Quốc lại không thể nuôi được chim yến vì thế bắt buộc họ phải nhập khẩu từ các nước đông nam á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam...

Nhu cầu tiêu thụ yến sào của người Trung Quốc sẽ ngày càng tăng cao do người Trung Quốc ngày càng giàu họ càng ngày càng quan tâm đến sức khỏe  đi đôi với đó là chính phủ Trung Quốc hạn chế nhập khẩu và gia tăng các quy định. Chính điều này khiến cho giá yến sào tại Trung Quốc tăng cao. Theo thông tin từ hiệp hội yến sào Indonesia đối với tổ yến chất lượng tốt giá đã tăng hơn 6 lần (lên tới 3000$) trong những năm gần đây.

Nhu cầu tiêu thụ tổ yến của người dân Trung Quốc đang tăng lên, họ có nhiều tiền hơn và chi tiêu tiền cho sức khỏe của họ.

Nhưng mặc dù giá cả yến sào tại Trung Quốc tăng, nhưng với những hàng rào quy định của Trung Quốc sẽ khiến nhiều nhà xuất khẩu yến sào lao đao. Các quy tắc nhập khẩu yến sào ngày càng hoàn thiện nhằm cải thiện an toàn thực phẩm sẽ khiến cho chi phí sản xuất yến sào xuất khẩu tăng cao, cùng với áp lực giảm giá để cạnh tranh.

Trong thời kỳ trước, việc xuất khẩu yến sào vào Trung Quốc hầu như không bị kiểm soát gắt gao. Nhưng từ năm 201, sau vụ bê bối liên quan đến việc bán tổ yến có nồng độ nitrat cao, cùng với chì và asen đã khiến chính phủ Trung Quốc cấm nhập khẩu và gia tăng các hàng rào quy định chất lượng.

Lệnh cấm nhập khẩu trong giai đoạn này chủ yếu đáng vào Indonesia, chính vì thế những nhà nhập khẩu Trung Quốc đã chuyển hướng sang các nước lân cận trong đó có Việt Nam. Chính nhờ những bất lợi từ Indonesia đã mang đến lợi thế cho Việt Nam khi xuất khẩu được yến sào qua Trung Quốc, đa số là thông qua con đường bộ. Giai đoạn này một kg yến thô mua tại các nhà yến có giá khá cao.

Năm 2015, sau 4 năm bê bối yến sào xảy ra. Trung Quốc đã dở bỏ lệnh cấm nhập khẩu yến sào từ Indonesia, nhưng thay vào đó là các quy định về chất lượng yến sào và truy xuất nguồn gốc.

Càng ngày các quy tắc chất lượng yến sào càng được nâng lên và áp dụng cho tất cả các nước có xuất khẩu yến sào vào Trung Quốc. Con đường xuất khẩu yến sào tiểu ngạch của Việt Nam ngày càng bị bóp lại. Nếu muốn xuất khẩu yến sào chính ngạch vào Trung Quốc phải có giấy chứng nhận khá phức tạp.

Trung Quốc ngày càng yêu cầu cao về chất lượng, trong khi việc dẫn dụ nuôi chim yến ngày càng khó khăn. Khi nhiều người đầu tư xây dựng nhà yến, nguồn thức ăn của chim yến cạn kiệt (một phần sẽ làm giảm chất lượng của tổ yến).

Trên đây là một số thông tin chia sẻ đến anh chị về thực trạng xuất khẩu yến sào sang Trung Quốc và những khó khăn mà thời gian tới không chỉ ngành yến của Việt Nam mà các nước khác sẽ gặp phải.

Có thể bạn quan tâm

Một năm nhìn lại về website lộc bụt và kênh yotube lộc bụt.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Một năm nhìn lại kênh youtube lộc bụt.
Một năm nhìn lại kênh youtube lộc bụt.
Hôm nay được facebook nhắc nhở về một năm thành lập kênh youtube Lộc Bụt và website: Lộc Bụt và chia sẻ kiến thức cá nhân về nghề nuôi chim yến.

Trước hết là cũng cảm ơn những con chim yến, nó là nguồn đam mê và thu hút Lộc Bụt đến với dẫn dụ chim yến. Một năm không phải là một thời gian quá dài, nhưng nhờ tinh thần ham học hỏi, chịu khó tìm tòi và nghiên cứu về chim yến thì sau một năm Lộc Bụt cũng đã thu nhặt được rất nhiều kiến thức và tự tin với dẫn dụ chim yến.

Tiếp theo, xin cảm ơn các anh chị đã luôn ủng hộ và xem những chia sẻ và video của Lộc Bụt chia sẻ. Lộc Bụt không biết là nó có hữu ích cho các anh chị hay không. Nhưng đó là tâm huyết và những chia sẻ thật lòng của Lộc Bụt về nghề nuôi chim yến. Nếu anh chị đã xem hết những gì em chia sẻ thì em tin chắc là anh chị đã có một kiến thức nhất định và đã trở thành "một chuyên gia trong chính ngôi nhà yến của mình".

Còn khoảng nữa tháng nữa là quan năm 2020, rất mong rằng các anh chị sẽ vẫn tiếp tục ủng hộ kênh youtube Lộc Bụt và website Lộc Bụt. Xin chúc anh chị năm 2020 sức khỏe và dẫn dụ được nhiều chim yến.

Có thể bạn quan tâm

So sánh hai loại tổ yến giả dùng cho nhà yến ưu nhược điểm.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị sau một khoảng thời gian sử dụng hai loại tổ giả để gia tăng khả năng chim ở lại, làm tổ nhanh trong nhà yến thì đã có kết quả nên chia sẻ đến anh chị chúng ta cùng học hỏi.

Tổ giả bằng nhựa
Tổ giả bằng nhựa
Tổ giả bằng xốp.
Tổ giả bằng xốp.
Bài viết này viết lên với mục đích chia sẻ chúng ta cùng học hỏi trong nghề dẫn dụ và nuôi chim yến trong nhà nhé.

Anh chị nào quan tâm đến cách làm tổ yến giả cho nhà yến có thể tham khảo "kích thước và cách làm tổ giả cho chim yến bằng xốp nhanh, rẻ, hiệu quả".

Sau một khoảng thời gian sử dụng tổ giả Lộc Bụt đã có đủ cơ sở kết luận về việc dùng tổ giả nhé anh chị.

Vậy ưu điểm của việc sử dụng tổ yến giả là gì?
Giúp chim nhanh ở lại nhà yến.
Chim làm tổ nhanh và mau sinh sản.
Giúp chim bắt cặp nhanh.
Chim dễ đu bám và gia tăng khả năng ở lại.
Đặc biệt chim non rất thích đu bám ở những vị trí có tổ giả, sát loa.
Tổ giả giúp cho chim yến làm tổ ở thanh thẳng thay vì ở góc.

Trên đây là những ưu điểm của việc sử dụng tổ giả trong nhà yến. Tuy nhiên, trong ngành yến hiện nay có hai loại tổ giả là một loại tự làm bằng xốp và một loại làm bằng nhựa phải mua. Thì Lộc Bụt đã dùng hai loại này và đã có đủ cơ sở kết luận cho anh chị tham khảo.

1. Tổ yến nhựa mua ở các nơi cung cấp thiết bị nhà yến: Tổ yến giả được làm bằng nhựa mô phỏng tổ yến ngoài tự nhiên có lớp mút mềm trong lòng tổ. Vậy ưu nhược điểm của loại tổ này.

  • Ưu điểm chim làm tổ cực nhanh chỉ cần quẹt vài dòng nước miếng là có thể đẻ ngay.
  • Nhược điểm tốn chi phí, thu hoạch tổ yến trên tổ giả hầu như không được bao nhiêu yến, tổ bẩn, nhiều lông và phân. Ưu điểm của loại tổ giả này có thể là nhược điểm của nó luôn, khiến chim lười làm tổ hoặc làm cho kỷ năng làm tổ của chim kém đi khi loại bỏ tổ giả.

2. Tổ làm bằng xốp (tự làm): Cách xốp theo kích thước và bắt trên thanh làm tổ.

  • Ưu điểm: chim làm tổ nhanh, làm tổ to đẹp hơn khi làm tổ trong tổ nhựa. (chúng dùng nhiều nước bọt để làm tổ nên khi khai thác tổ yến có chất lượng hơn làm trên tổ nhựa). (không làm suy giảm khả năng làm tổ của chim khi tháo lớp xốp). Loại tổ yến giả này chi phí không đáng kể.
  • Nhược điểm: chim đu bám nhiều có thể bị mòn lớp xốp.

Từ những nhận định trên Lộc Bụt có đưa ra kết luận thế này, nên sử dụng tổ giả cho nhà yến (đặc biệt là nhà yến mới). Nên tự làm tổ giả bằng xốp tự làm để giúp chim nhanh làm tổ bắt cặp, chim làm tổ to và dày hơn khi dùng tổ nhựa, khi thu hoạch trên tổ giả bằng xốp này có năng suất hơn trên tổ giả bằng nhựa.

















Có thể bạn quan tâm

Cách tạo máy phun mùi tự động cho nhà yến thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Trước đây Lộc Bụt có một video hướng dẫn về cách sử dụng bột khai trong nhà yến để tạo mùi và có nói sẻ chia sẻ cách tạo máy phun mùi tự động cho nhà yến hiểu quả và an toàn (Do lộc Bụt nghỉ ra).

Anh chị nào quan tâm đến cách tạo mùi sinh cảnh cho nhà yến bằng bột khai có thể tham khảo bài viết "Cách tạo mùi sinh cảnh nhà yến bằng bột khai".

Tạo máy phun mùi tự động cho nhà yến.
Tạo máy phun mùi tự động cho nhà yến.
Máy phun mùi này làm khá đơn giản, rẻ tiền nhưng hiệu quả thì khá tốt.

Chúng ta chỉ cần lắp đặt trong phòng kỷ thuật nhà yến và nối ống phun mùi vào các phòng ở, phòng lượn của chim yến.

Vật dụng để tạo máy phun mùi tự động trong nhà yến khá rẻ tiền và rất dễ mua.

1. Cần một chiếc xô lớn có nắp đậy kín, có thể là thùng phuy nhựa 50 lít, 100 lít hoặc xô nhựa 50 lít.
(Có thể sử dụng các loại thùng nhựa có sẵn trong nhà).
(Cách loại phuy nhựa này rất dễ mua ở các cửa hàng hoặc có thể mua trực tuyến).
2.  Máy sủi khí tạo mùi (nhà càng lớn thì đòi hỏi máy xục khí càng mạnh).
3. Quạt thổi mùi trong thùng lên các phòng (nó tương tự như quạt máy phun sương siêu âm).
Xem quạy thổi mùi tại đây.
4. Timer hẹn giờ phun mùi giá bèo (xem thêm giá sản phẩm tại đây).
5. Ống nước, khoan, đục....

Sơ đồ máy tạo mùi nhà yến.
Sơ đồ máy tạo mùi nhà yến.

Cách thực hiện tạo máy tạo mùi tự động cực dễ dàng.


  • Đục các lỗ để lắp ống dẫn mùi vào các phóng.
  • Đục lổ để lắp quạy thổi mùi và máy sủi khí.
  • Cài đặt timer hẹn giờ bật thổi mùi.
  • Cho dung dịch mùi hoặc nước ủ phân chim yến
  • Bật máy và phun mùi tự động trong nhà yến.

Video cách làm thùng tạo mùi nhà yến tự động.


Vậy là Lộc Bụt đã hướng dẫn xong anh chị cách tạo máy phun mùi nhà yến hiệu quả, an toàn và tự động. Chúc anh chị thành công.

Có thể bạn quan tâm

Khám phá đặc tính sinh học của chim yến qua video.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Đặc tính sinh học của chim yến, càng hiểu được nhiều càng ứng dụng được nhiều trong dẫn dụ chim yến. Video tuy đã cũ nhưng sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về loài chim yến.

Nuôi chim yến trong nhà và tập tính sinh học của chim yến.
Nuôi chim yến trong nhà và tập tính sinh học của chim yến.

Có thể bạn quan tâm

Ngưỡng nhiệt độ chết của chim yến và bài học rút ra.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Đợt lạnh kéo dài hơn 10 ngày nay đúng vào thời điểm chim yến non đang mọc lông hoặc sắp ra ràng. Nhiệt độ ở nhiều địa phương nhất là khu vực miền bắc đèo hải vân và tây nguyên xuống thấp, có khi xuống dưới 22 độ C và đã xảy ra hiện tượng chim yến non bị chết.

Chim yến non chết trong nhà yến vào mùa lạnh.
Chim yến non chết trong nhà yến vào mùa lạnh.

Có thể bạn quan tâm

Vấn Đề Nuôi Chim Yến Đã Được Đưa Lên Quốc Hội.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Nuôi chim yến trong nhà hay dẫn dụ nuôi chim yến đang rất phát triển ở nhiều địa phương và đang hoạt động theo tính tự phát khó quản lý. Nuôi chim yến trong nhà mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng tiền ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường.

Vì vậy tại nghị trường quốc hội lần này đã đưa vấn đề nuôi chim yến ra bàn thảo.


Gây nuôi và khai thác tổ yến cần đảm bảo yếu tố môi trường

Đóng góp ý kiến về việc nuôi chim yến được quy định tại Điều 64 của dự thảo Luật, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Đoàn Bạc Liêu) cho rằng quy định của dự thảo còn chung chung, thiếu cụ thể, không chặt chẽ. Đại biểu đề nghị quy định rõ: "Không được nuôi chim yến trong trung tâm thành phố, thị xã và các khu dân cư đông người dân sinh sống vì lý do bảo vệ môi trường và văn minh đô thị". Trong trường hợp đã có cơ sở nuôi chim yến trước khi Luật Chăn nuôi có hiệu lực thì đề nghị duy trì từ 5-7 năm phải di dời nhằm bảo vệ quyền lợi cho người chăn nuôi.


Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu Trần Thị Hoa Ry phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
 

Có thể bạn quan tâm

Chim yến có phải là loài chim di cư hay không?

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Bắt đầu vào những tháng cuối năm, không khí lạnh đang tràn về. Các khu vực phía bắc từ bắc hải vân trở ra có rét lạnh, rét hại. Khu vực miền trung, tây nguyên, nam bộ cũng ảnh hưởng bởi không khí lạnh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đàn chim yến và khả năng dẫn dụ chim yến.

Chim yến tạm trú ở miệng hang.
Chim yến tạm trú ở miệng hang. (nguồn hình ảnh internet)
Mấy ngày hôm nay rất nhiều khu vực xuất hiện hiện tượng chim tạm trú ở phòng lượn hoặc gần miệng hang và có những nơi chim có sự giảm sút về lượng chim yến. Đặc biệt đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng chim yến non chết bất thường (lý do chính là không khí lạnh đang bao trùm cả nước, chim yến non thiếu thức ăn hoặc do không được được ủ ấm chết lạnh).

Anh chị nào quan tâm cách rút chim yến từ miệng hang hoặc tắt âm miệng lỗ chim bay đi có thể tham khảo bài viết "Khắc phục hiện tượng chim chỉ ở miệng lỗ không vào bên trong nhà yến".

Có thể bạn quan tâm

Địch hại nguy hiểm nhất của loài chim yến lấy tổ bỏ lại chim non.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Hôm nay, cộng đồng nuôi chim yến trong nhà xôn xao về một vụ trộm yến khá nhẫn tâm, đó là con người trộm yến, họ chỉ lấy đi những chiếc tổ và để lại chim non rớt đầy sàn nhà yến. Một sự việc khá thương tâm, thứ nhất là công sức chăm sóc, đầu tư đã bị lấy đi sau 1 đêm, thứ 2 tôi nghiệp những chú chim yến non rơi trên sàn.

Thiên địch số 1 của chim yến - Trộm yến.
Địch hại số 1 của chim yến - Trộm yến.

Có thể bạn quan tâm

Thanh làm tổ cho chim yến bằng tre có thể thay cho thanh bằng gỗ đá không

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Càng ngày càng xuất hiện nhiều loại thanh làm tổ cho nhà yến khác nhau. Từ những loại mắc tiền nhập khẩu như gỗ meranti, đến gỗ trong nước như gỗ bạch tùng, rồi còn đến thanh làm tổ bằng đá, bằng bê tông,.... Ôi thôi nhiều loại quá chẳng biết chọn loại nào cho phù hợp với chim yến và giá cả phải chăng.

Chim yến làm trên thanh đan nong mốt bằng tre.
Chim yến làm trên thanh đan nong mốt bằng tre.

Có thể bạn quan tâm

Khám Phá Tổ Yến Huyết Cùng Lộc Bụt.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Bạn đã từng nghe nói đến tổ yến huyết chưa và bạn biết nó được định giá bao nhiêu tiền không?

Tổ yến huyết.
Tổ yến huyết.
Hôm nay không phải là những chia sẽ về chim yến kỹ thuật xây dựng nhà yến mà là câu chuyện về tổ yến huyết và giá trị của tổ yến huyết nhé.

Tổ yến huyết (hay tổ yến đỏ) xuất phát từ chính màu sắc của loại tổ yến này. Trước đây tổ yến huyết được xem là cực phẩm trong các loại tổ yến và được định giá cao hơn gấp nhiều lần yến trắng.

Chúng ta hãy cùng Lộc Bụt quay lại lịch sử để xem tổ yến huyết xuất hiện như thế nào nhé:


Yến huyết được làm từ màu (được xem là truyền thuyết của yến sào màu đỏ):

  • Loài chim yến khi đến mùa sinh sản sẽ tiết ra các chất lòng, dẻo về tuyết dưới lưởi và đan thành tổ yến (chim yến hoàn thành chiếc tổ trong khoảng 30 ngày để làm việc này).
  • Cách đây hàng trăm năm trước yến sào được xem là sản phẩm tiến vua, việc khai thác yến sào là vô cùng khó khăn. Việc phát hiện ra những tổ yến huyết lại vô cùng khó khăn hơn vì thế cái gì hiếm thì quý và giá trị chắc chắn phải cao. Trước đây làm gì có khoa học phát triển như bây giờ, cứ thấy tổ yến màu đỏ là nói huyết của chim yến. 
  • Trước đây mọi người cứ nghĩ đơn giản thế này, chim yến tiết chất lỏng dẻo trong cơ thể mình để làm ra chiếc tổ (không phải làm tổ bằng rơm rạ), trong quá trình cực nhọc ấy nhiều khi chim yến thổ huyết hòa lẫn với dòng chất lỏng đẻo để tạo ra hỗn hợp màu đỏ làm nên chiếc tổ yến huyết.

Tổ yến huyết được hình thành từ nguồn thức ăn của chim yến: 

  • Lý giải thứ hai cho việc tổ yến có màu đỏ là do chim yến ăn những sinh vật nhỏ bay trong không khí chúng thường có lớp vỏ bọc bên ngoài màu ngã đỏ nên khi chất lỏng dẻo tiết ra để làm tổ yến sẽ có màu đỏ.

Giải thích có tính khoa học và khả thi nhất: Tổ yến huyết có thể được hình thành từ các phản hứng hóa học.

  • Những lý giải ở trên đã được xem là truyền thuyết vì chỉ là suy nghĩ cảm tính, lý giải không có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, hiện nay với khoa học kỹ thuật phát triển, nghề nuôi chim yến và mua bán tổ yến đã có giá trị hàng tỷ đô la đã khiến người ta quan tâm hơn, đặc biệt là các nhà khoa học về hàm lượng dinh dưỡng của tổ yến cũng như màu sắc của yến sào.
  • Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chế độ ăn của chim yến không có liên quan gì đến tổ yến có màu đỏ. Nghiên cứu chứng minh rằng tổ có màu sắc từ các phản ứng hóa học phổ biến diễn ra trong môi trường sống của chim.
  • Đối với tổ yến huyết để đảo, hang động (yến tự nhiên): 
  • Các tổ yến được làm trong hang động sẽ hấp thụ các khoáng chất từ ​​các bức tường đá vôi mà chúng bám vào. Các tổ yến trong các hang động theo thời gian sẽ có xu hướng bão hòa với độ ẩm, nước và oxy trong không khí trộn lẫn với các khoáng chất từ ​​đá và tạo thành một loại rỉ sét rỉ sét mang lại cho tổ yến màu sắc rực rỡ.
  • Các nghiên cứu khác đã khám phá ra rằng màu sắc của tổ yến đỏ có liên quan đến natri nitrat có nguồn gốc từ hỗn hợp phân chim, nước tiểu và các vật liệu môi trường khác. Lý thuyết này giải thích tại sao yến đỏ có thể được thu hoạch từ các trang trại làm tổ nơi không có đá vôi.


Có thể bạn quan tâm

Khai thác tổ yến mới làm chưa đẻ trứng chim yến có đi không?

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Lộc Bụt nhận được câu hỏi từ một chị trên group "Lộc Bụt và chia sẻ về nghề nuôi chim yến" có nội dung như sau "nếu khai thác tổ yến vừa làm xong, chim chưa đẻ trứng thì chim yến có đi không".

Trứng chim yến và tổ yến trắng.
Trứng chim yến và tổ yến trắng.
Thì theo cá nhân của Lộc Bụt nhé, chắc chắn trong khai thác tổ yến sẽ có thể lấy nhầm tổ yến mới làm nếu người khai thác không quan sát kỹ hoặc cố tình khai thác tổ yến của chim yến mới làm. Nếu cố tình khai thác tổ yến mới làm chẳng khác nào các bạn phá một ngôi nhà người ta mới xây, chim yến không nói được nhưng chắc chắn nó sẽ ấm ức, bị căng thẳng, bị ức chế và nếu điều này diễn ra liên tục chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ và khả năng sinh sản của chim yến.

Còn việc lấy tổ mới làm khi chim yến chưa đẻ thì chim yến có đi không? theo ý kiến cá nhân của Lộc Bụt là vẫn có xác suất chim yến bỏ đi tìm nơi khác để ở. Nhưng tỷ lệ chim yến làm lại tổ mới là rất cao (vì chim yến được xem là chung tình, sống ở đâu thì ở mãi ở đó).

Nếu tổ yến mới bị khai thác cặp chim yến sẽ làm lại tổ mới với tốc độ nhanh hơn, sơ sài hơn và tổ sẽ nhỏ hơn tổ đã khai thác trước đo. Chúng phải tốn nhiều sức lực hơn khi làm tổ thứ 2 trong 1 mùa.

Nếu chim yến cái đã sắp đẻ trứng mà bị khai thác tổ thì rất có thể chúng sẽ tìm đến một tổ giả để đẻ trứng hoặc một ngôi nhà yến khác thuận lợi cho việc đẻ trứng.

Trên đây là ý kiến cá nhân của Lộc Bụt, mong rằng đã giải quyết thỏa đáng câu hỏi của chị.

Có thể bạn quan tâm

Tần suất cho chim yến non ăn vào mùa sinh sản.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Trước khi đọc bài này anh chị có thể xem thêm bài viết "chu kỳ sinh sản của chim yến".

Chim yến non trên tổ yến trắng - white bird's nest.
Chim yến non trên tổ yến trắng - white bird's nest.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về tập tính sinh học của chim yến sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc hiểu và vận hành nhà yến của mình một cách tốt nhất. Lộc Bụt luôn có câu "Hãy là chuyên gia trong chính ngôi nhà của bạn" Và nếu bạn "Có lộc thì sẽ có yến".

Mấy hôm nay có anh hỏi Lộc Bụt cũng vài lần về vấn đề "Là chim yến non cho ăn như thế nào, tần suất ra vô nhà yến của chim yến bố mẹ". Thì hôm nay có thời gian viết bài trả lời cho anh và cũng chia sẻ cho cộng đồng "Lộc Bụt và nghề nuôi chim yến trong nhà" cùng tham khảo.

Chim yến 8 tháng tuổi đã sẵn sàng đi tìm bạn tình, tìm một ngôi nhà yến mới an toàn để làm tổ và sinh sản.

Chim yến mái thông thường đẻ 2 trứng trong 1 mùa sinh sản (có thể nhiều hoặc ít hơn), 2 trứng không đẻ cùng một ngày mà cách nhau khoảng vài ngày.

Chim yến mất khoảng 30 ngày để ấp trứng, nhiều tài liệu nói rằng chin yến đựcchim yến mái thay nhau ấp trứng, trong thời kỳ ấp trứng chim yến ở lại trong tổ hầu như là 24/24. Một con chim đi kiếm ăn từ sáng sớm đến chiều muộn (có những trường hợp nó có thể về nhà yến vào lúc giữa trưa), Lộc Bụt đã quan sát được hiện tượng là vào buổi tối khi một con đi kiếm ăn về sẽ mớm một ít mồi cho con đang ấp trứng (có hiện tượng thay phiên ấp trứng). Con chim ấp trứng vẫn có thời gian bay ra ngoài nhưng khoảng một thời gian ngắn sau là quay lại.

Sau khi chim yến con nở, chim yến bố mẹ sẽ thay nhau cho chim yến con ăn. Tuy nhiên, tần suất cho ăn của chim yến không nhiều như các loài chim khác.

Cụ thể chia làm 3 giai đoạn (theo quan sát và ý kiến cá nhân của Lộc Bụt).
  • Giai đoạn chim yến non: Chưa có lông chim yến mẹ thường ủ ấm thêm vài ngày sau khi trứng nở. Sau thời gian này thì tần suất cho ăn của chim yến non thường là 1 bữa vào ban ngày và 1 bữa vào ban đêm. (tần suất cho ăn phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn và quảng đường kiếm ăn của chim bố mẹ).
  • Giai đoạn chim yến trung bình: Đã có lông cánh gần như đầy đủ, tần suất cho ăn thông thường là chỉ một bữa vào buổi tối sau khi chim yến bố mẹ kiếm ăn về (có thể thêm một bữa vào buổi trưa nhưng khá ít).
  • Giai đoạn chim yến trưởng thành: Chim yến đã rời khỏi tổ, không cho ăn và chim yến phải tự đi kiếm ăn.
Hiện nay dẫn dụ chim yến làm tổ yến trắng đang rất phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Xem video để hiểu hơn về chim yến sống trong hang động.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chim yến trước đây chủ yếu sinh sống ngoài các đảo và hang động (cách xa con người và các mối đe dọa). Vì thế tổ yến được xem là báu vật tiến vua vì độ quý hiếm và chất dinh dưỡng tuyệt vời của nó.

Nghề khai thác yến trong hang động.
Nghề khai thác yến trong hang động.
Nghề khai thác tổ yến đảo, yến trong hang động rất nguy hiểm vì phải đu dây, trèo lên các vách đá để thu hoạch tổ.

Sau đây hãy cùng Lộc Bụt xem một đoạn video về nghề khai thác tổ yến trong hang động, cách chim yến làm tổ nuôi con và môi trường sinh sống của chim yến nhé.

Đặc biệt nếu anh chị để ý và chịu khó tìm tòi sẽ phát hiện nhiều âm thanh thú vị của chim yến (từ đó có thể nhận biết được từng loại âm thanh phát ra của chim yến).

Công việc khai thác tổ yến hang động khá nguy hiểm.


Có thể bạn quan tâm

Những nguyên tắc khi khai thác tổ yến trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Khai thác tổ yến đúng các và khoa học sẽ giúp phát triển bền vững nhà yến của bạn.

Chim yến trong nhà yến.
Chim yến trong nhà yến.
Khi đọc bài viết này có nhiều anh chị sẽ nghĩ ngay đến việc, nhà yến được có vài tổ đang lo tìm cách gia tăng bầy đàn, số lượng chim. Lấy đâu thời gian mà đọc cách khai thác chim yến đúng cách. Đó là tâm lý chung của những chủ nhà yến mới, điều này hoàn toàn đúng và Lộc Bụt cũng chia sẻ nhiều về những vấn đề đó (tuy là chưa hoàn hảo nhưng cũng là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho mọi người, anh chị nào quan tâm có thể xem những chuỗi bài viết về "Những câu hỏi thường gặp trong xây dựng và vận hành nhà yến". Nhưng việc khai thác tổ đúng cách cũng góp phần gia tăng bầy đàn, đảm bảo nguồn yến trong nhà yến, bảo vệ chim yến và biết đâu mai này nhà yến mình đầy chim thì đã có kiến thức.

Như các bạn đã biết chim yến một năm có thể sinh sản đến 3 mùa (nếu tổ yến bị khai thác chúng có thể làm 3 chiếc tổ yến mới).

Các bạn quan tâm đến các mùa chim yến trong năm có thể tham khảo bài viết "chu kỳ sinh sản của chim yến trong một năm".

1. Nguyên tắc 1: Chỉ nên khai thác 2 tổ để lại 1 tổ trong 1 năm.


Trên phương diện lý thuyết chúng ta có thể khai thác 3 tổ yến 1 năm (1 cặp chim). Tuy nhiên, nếu khai thác như vậy rất ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ, vì chúng phải tốn nhiều thời gian công sức để xây dựng tổ mới. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tuổi thọ của chim yến bố mẹ. Vì vậy nguyên tắc đầu tiên khi khai thác nhà tốt nhất chỉ nên khai thác 2 tổ trong 1 năm còn 1 tổ để dưỡng chim bố mẹ.

2. Nguyên tắc 2: Không khai thác những tổ yến có chim non hoặc trứng.


Cái này là điều kiện tiên quyết của người khai thác tổ yến (không vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua sự phát triển bền vững) và nó cũng được xem là đạo đức của nghề nuôi chim yến.

3. Nguyên tắc 3: Chỉ khai thác tổ yến trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều.


Vì khoảng thời gian này chim yến đã đi kiếm ăn gần hết, chị còn rất ít chim trong nhà yến. Khai thác khung giờ này sẽ ít ảnh hưởng đến chim yến nhất.

4. Nguyên tắc 4: Thu hoạch tổ yến sẽ được lặp lại sau 45 ngày (đối với nhà yến nhiều tổ).


Có nghĩa mỗi đợt khai thác tổ có thể cách nhau 45 ngày.

Trên đây là những chia sẻ mang tính chất cá nhân, chúc anh chị thành công trong nghề nuôi chim yến.

Có thể bạn quan tâm