Làm Sao Để Giử Chim Yến Non Trong Nhà Yến Của Bạn Yến Sào.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Trong thời gian qua có rất nhiều anh chị đặt câu hỏi cho Lộc Bụt rằng:
- Có cách nào giử chim yến non nở ra trong nhà yến của mình hay không?
- Nhà anh có gần 100 tổ mỗi lứa cũng cho ra lò gần 200 con chim yến non, mà sao nó đi đâu hết tỷ lệ tăng đàn rất chậm.
- Có loại mùi nhà yến nào giúp giử chim yến non không em?
- Hôm trước anh lên nhà yến thấy chim bám tổ yến sào nhiều lắm mà sao hôm nay lên chỉ còn có vài con bám tổ yến.
- Và nhiều câu hỏi liên quan đến giử chim non nữa.

Chim yến non nằm trong tổ yến - Yến đảo, yến sào.
Chim yến non nằm trong tổ yến - Yến đảo, yến sào.
Sau đây chúng ta hãy cùng nhau làm rỏ tất cả mọi thứ về chim yến nuôi trong nhà nhé.

Tại sao vào nhà yến thấy 1 con đã mọc lông còn 1 con thì đỏ hỏn.

Chim yến thường đẻ hai quả trứng trong một tổ yến sào, mỗi quả trứng cách nhau khoảng vài ngày nên mới có hiện tượng khi vào nhà yến thấy một con đỏ hỏn một con đã mọc lông hoặc 1 con bám ngoài thành tổ, 1 con nằm ở trong tổ.

Anh chị nào quan tâm đến chủ đề làm sao phân biệt được chim yến đực chim yến cái có thể xem thêm bài viết "Cách phân biệt chim yến đực và chim yến cái".

Khoảng thời gian tập bay của 2 con chim yến cũng khác nhau, khi chúng tập bay thì chúng sẽ bám vào thành tổ và đập cánh liên tục, càng gần thời gian ra ràng thì cường độ tập luyện và đập cánh càng nhiều (chim yến tập bay không có sự hướng dẫn của chim yến bố mẹ nhé các anh chị, nó phải tự lực cánh sinh - thời gian tập bay của chim yến non là vào ban ngày khi chim bố mẹ đã đi kiếm ăn, còn buổi tối thì chật chổ không có chổ để tập bay).

Nói đến đây có nhiều người sẻ thắc mắc, làm sao mày biết hả thằng Lộc Bụt Yến Sào kia. Các bạn khỏi thắc mắc thời gian tới Lộc Bụt sẽ giải thích làm sao tôi biết những điều nay và những gì tôi chia sẻ trên website này là những điều tôi học hỏi, tôi trải nghiệm và tôi quan sát được (thế nhé các bạn đừng thắc mắc làm gì cho mệt).

Video chim yến tập bay trong nhà yến Lộc Bụt.



Sau khi các cánh của chúng đủ cứng cáp, thì vào một ngày đẹp trời nào đó chúng sẽ mạnh mẽ rời khỏi tổ và không bao giờ trở lại (điều này là điều chắc chắn, khi chúng đã rời khỏi tổ là không bao giờ quay về cái tổ đó nữa, còn chúng đi đâu thì không thể lý giải được, chỉ có những nhà nghiên cứu yến sào có đầy đủ thiết bị có lắp định vị gps thì mau ra biết được, nhưng chưa ai làm điều này cả).

Và thêm một điều nữa Lộc Bụt chia sẻ đến các bạn, chim yến non có tính độc lập rất cao, khác hẵn với những con chim non khác là khi tập bay hoặc khi học cách săn mồi luôn được bố mẹ kề bên, còn chim yến non thì không, mọi thứ chúng đều tự học lấy (bản năng) và chúng phải một mình ra đời ngay khi rời khỏi tổ. Lộc Bụt đã quan sát chim yến qua camera rất nhiều lần, chim bố mẹ thường đi kiếm ăn từ rất sớm và để con chim non ở lại một mình, đến một khoảng thời gian nào đó trong ngày, con chim yến non đủ tự tin sẽ tự mình rời khỏi tổ, lúc đầu những bước bay khá khập khiểng, yếu ớt, chúng cần một nơi để bám sau khi rời khỏi tổ yến (vì thế mà các bức tường dưới thanh đà tổ chúng ta không nên làm láng để chim yến non dễ dàng đu bám). Sau đó chúng sẽ theo luồng ánh sáng bay ra ngoài khám phá một vùng trời mới bao la ngoài kia.

Vậy làm cách nào để giử chim non sinh ra trong nhà yến.


Chính điều nay nên Lộc Bụt có thể giám chắc một điều là tỷ lệ chim yến quay về lại chính nơi chúng sinh ra là cực kỳ thấp nên cũng đừng cố giử chim yến non đã sinh ra trong nhà yến của bạn làm gì. Nếu thực sự chim yến mà quay lại nhà yến thì chắc chắn một điều nhà yến mới sẽ không bao giờ có chim và nhà yến cũ cứ tăng đàn mãi. Điều đó là không thể, chúng ta hãy cùng lấy một ví dụ: nhà yến 100 tổ xuất ra 200 chim yến non chỉ cần ở lại 100 con(50%) thì nhà yến của anh chị đã có 300 con (chắc điều đó chỉ có ở trong mơ ước).

Khi bay ra ngoài ngôi nhà yến mà nó sinh ra, chim yến non sẽ tìm một nơi để đu bám mới và chúng cũng phải đi kiếm ăn để sinh tồn.

Chim yến chơi quanh nhà yến.
Chim yến chơi quanh nhà yến.


Chim yến con không đi kiếm ăn cùng chim yến bố mẹ đó là điều lộc bụt quan sát được từ chính ngôi nhà yến của mình (còn anh chị có ý kiến khác là tùy anh chị), nếu chim yến con đi kiếm ăn cùng cha mẹ chúng thì nói thật là 100 con yến ra ràng thì gần như 100 con chim yến sẽ quay lại, vì chúng được dẫn dắt, chăm sóc từ cha mẹ của chúng. Nhưng chim yến con không đi kiếm ăn cùng cha mẹ, tự lực cánh sinh khi rời khỏi tổ nên tỷ lệ chúng quay lại nhà yến là cực kỳ thấp.

Theo suy nghĩ của Lộc Bụt chim yến có thể quay lại nếu nhà yến của anh chị là độc nhất vô nhị trong khu vực, chim yến non ra ngoài kiếm ăn và chỉ có duy nhất nhà yến của anh chị phát tiếng kêu thì nhiều khi chúng sẽ quay lại. Nhưng hiện nay ở đâu mà chẳng có nhà yến đã ra là khỏi về, hehe.

Chính vì tập tính này của chim yến mà những người nuôi chim yến có kinh nghiệm sẽ có xu hướng xây hai nhà yến sát nhau để con chim yến non của nhà yến này, khi rời khỏi tổ có thể bay vào chú ngụ ở nhà yến bên cạnh. Và những chủ nhà yến mới cũng rất thích xây sát một nhà yến đã thành công để đón nhận những con chim yến non của nhà yến bên cạnh.

Vì vậy, theo quan điểm của Lộc Bụt các anh chị đừng cố giử những con chim yến đã sinh ra từ nhà yến của mình (vì điều này cực khó do tập tính của chim yến), nhà yến của anh chị sẽ tăng đàn đón nhận những con chim yến từ nhà khác (đó cũng là một hiện tượng bình thường trong chọn lọc tự nhiên để tránh đồng huyết, cận huyết thống).

Nếu thực sự muốn giử lượng chim yến này thì vẫn có cách nhưng đòi hỏi chuyên môn của các bạn phải cao và phải là chuyên gia trong ngành yến, vốn lớn. Cách ấp nở trứng nhân tạo, nuôi chim yến non và cho chúng ăn như một số nước indonesia, malaysia. Ở Việt Nam thì theo Lộc Bụt biết thì chỉ có công ty yến sào khánh hòa làm việc này (còn hiệu quả thế nào thì Lộc Bụt không biết).







Có thể bạn quan tâm

Đánh giá: 0/5