Nên lắp đặt đầu cảm biến độ ẩm trong nhà yến như thế nào là hiệu quả nhất.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Trong dẫn dụ chim yến yếu tố độ ẩm cũng là một trong những thành tố cấu thành nên một nhà yến thàng công. Chim yến rất thích những ngôi nhà yến thoáng, mát và độ ẩm cao. Độ ẩm trong nhà yến luôn giử ở mức 75% đến 90% là tốt nhất.

Độ ẩm cao sẽ cho ra những tổ yến đều, đẹp không bị cong vanh và nứt vở.

Tuy nhiên độ ẩm trong nhà yến quá cao trên 90% trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng mốc gỗ, mốc gỗ cũng là một thiên địch của chim yến.

Vì vậy, điều chỉnh ẩm độ trong nhà yến là rất quan trọng.

Độ ẩm trong nhà yến.
Độ ẩm trong nhà yến.
Vậy đặt đầu dò cảm biến trong nhà yến thế nào là tốt nhất?

Hiện nay đa số các nhà yến thường sử dụng 1 cảm biến cho mỗi tầng (ví dụ nhà 1 trệt 2 lầu thì sử dụng 3 cảm biến cho 3 tầng).

Vậy trong mỗi tầng thì có nhiều phòng ở, mỗi phòng có độ ẩm khác nhau. Vì dụ những phòng gần miệng hang có độ ẩm luôn thấp hơn những phòng ở cuối. Vậy đặt ở đâu mới chính xác nhất đây, một lời khuyên là nên đặt cảm biến độ ẩm ngay giửa phòng, dưới thanh làm tổ và đặt ở phòng có độ ẩm cao nhất.

Tại sao lại như vậy? 

1. Độ ẩm nhà yến để phù hợp với chim yến, đặt cảm biến độ ẩm mép dưới thanh làm tổ là tốt nhất, nếu đặt quá thấp, nhiều khi không đủ độ ẩm nơi chim yến làm tổ.
2. Tại sao phải đặt cảm biến ở phòng có độ ẩm cao nhất (thường là phòng cuối cùng), độ ẩm nhà yến thiếu còn hơn thừa (thừa nhiều gây mốc gỗ là một tai họa), nếu đặt cảm biến ở phòng có độ ẩm thấp nhất, khi độ ẩm phòng đó đạt chuẩn thì chắc có lẻ phòng cuối cùng vượt ngưỡng độ ẩm lâu dài thì những phòng này sẽ bị mốc gỗ, mà chim yến lại thích làm tổ ở những phòng cuối vì an toàn và ít ánh sáng.



Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết, chúc các anh chị thành công.


Có thể bạn quan tâm

Cách chỉnh âm bass, mid, treble cho amply nhà yến làm sao hiệu quả.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tiếp nối bài viết ngày hôm qua về "Hiểu về 4 núm vặn bass, mid, treble và volume tổng trong amply nhà yến", anh chị nào chưa xem thì hãy xem lại rồi mới đọc tiếp bài viết này nhé.

Như anh chị đã biết âm bass là âm trầm phát tần số thấp, âm mid là âm trung phát tần số trung và âm treble phát tần số cao.

Âm thanh phát ra của chim yến rất đa dạng và phong phú, nó có cách giao tiếp riêng mà chúng ta rất khó hiểu hết được. Chim yến sẽ phát ra những âm như âm gọi bầy, âm gọi bạn tình, âm mẹ con, âm định vị .... Lộc Bụt cũng chỉ dựa vào những công trình nghiên cứu trước đây đã được công bố để viết nên bài viết này mong rằng sẽ là nguồn thông tin tham khảo tuyệt vời và giúp anh chị điều chỉnh amply nhà yến làm sao có hiệu quả.

Thường thì loài chim yến trưởng thành đều phát ra khoảng mười hai tiếng kêu khác nhau với tần số giao động từ 1,000Hz đến 16,000Hz (nằm trong giải trung và treble của amply), phổ biến ở 2,000Hz đến 10,000Hz.

Vào mỗi buổi sáng hoặc chiều muộn chim yến thường lượn vòng quang nhà yến và phát ra những tiếng kêu ồn áo với tần số giao động từ 2,000 Hz đến 10,000 Hz vì vậy điều chỉnh âm thanh ngoài nhà yến trong giải tầng này là tốt nhất.

Trong nhà, chim Yến đinh vị bằng những bước sóng phản hồi ngắn và rất nhanh, âm thanh ta thu được là tiếng “tạch tạch” có dải tần số từ 2,000Hz đến 8,000Hz, những sóng âm ngắn này khi gặp vật thể rắn sẽ phản hồi lại để chim Yến biết chính xác bố cục trong nhà yến hoặc tìm được vị trí tổ nhanh chóng mà không cần dùng mắt. Vì vậy điều chỉnh âm thanh dẫn và âm trong nhà yến trong khoảng này.

Sau khi đã nắm được tần số âm thanh của chim yến phát ra, chúng ta tiếp tục bàn luận về cách chỉnh amply nhà yến sao cho hiệu quả. Như chúng ta thấy tần số âm thanh ngoài hay âm thanh trong nhà yến tập trung chủ yếu trong 2 dãi mid và streble của amply nhà yến. Vì vậy âm bass của amply có thể để ở mức thấp hoặc không có. Điều chỉnh 2 giải mid và treble cho phù hợp.

Trên đây chỉ là lý thuyết thực tế âm thanh mix cho nhà yến rất đa dạng và mỗi âm có tần số âm khác nhau vì vậy cách chỉnh 2 núm mid và streble cũng khác nhau (không có khuôn mẫu chung nên Lộc Bụt không giám nói 1 cách chỉnh chung cho mọi amply).

Giờ chúng ta đã biết là chỉ cần điều chỉnh 2 núm mod và treble của amply, tuy nhiên thế nào là hiệu quả (nút volume tổng đã có một bài viết chia sẻ nhưng nôm na là chỉnh volume tổng làm sao cho chim yến bay vào thoải mái không bị giật lại khi gần đến miệng lỗ là được). Cái này chúng ta cần quan sát thực tế và điều chỉnh sao cho chim yến phản ứng với âm thanh là coi như đạt yêu cầu.

Với kiến thức hạn hẹp của mình, Lộc Bụt chỉ chia sẻ đến đây. Anh chị nào có cách hay có thể comment bên dưới chúng ta cùng học hỏi.







Có thể bạn quan tâm

Hiểu về 4 núm vận trong amply nhà yến bass, mid, treble.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Dẫn dụ chim yến vào nhà là dùng âm thanh, một âm thanh hay đòi hỏi có một dàn âm thanh hay (amply, loa, dây dẫn) cái đó là phần cứng, còn phần mềm là những file âm thanh có chất lượng. Nói thật là theo cảm nhận của con người nhé, còn theo con chim thì cũng bó tay vì chúng ta là người chứ đâu phải là chim yến mà biết chúng cảm nhận âm thanh như thế nào.

Bài viết này Lộc Bụt chỉ tập trung nói về các núm vận bass, mid, treble và volume trong một chiếc amply nhà yến để hiểu và cùng bàn luận xem nên chỉnh amply nhà yến thế nào là hiệu quả.

Trên bất kỳ amply nhà yến nào cũng đều có 4 núm vặn chính là núm bass, núm mid, núm treble và núm volume tổng.

  • Núm bass dùng để điều chỉnh những âm thanh có tần số thấp.
  • Núm mid dùng để điều chỉnh những âm thanh có tần số trung.
  • Núm treble dùng để điều chỉnh âm thanh có tần số cao.
(ba núm vặn trên nói nôm na là điều chỉnh âm sắc của âm thanh)
  • Núm còn lại là núm volume tổng dùng để điều chỉnh âm thanh của toàn bộ dàn âm thanh.
(núm này nói nôm na là gia tăng (hay khuếch đại âm thanh).

Trên đây là cách hiểu nôm na về các núm vặn, tiếp theo là đi vào chi tiết nhé.

Dãi bass trung treble trong âm thanh nhà yến.
Dãi bass trung treble trong âm thanh nhà yến.
Nhìn vào hình bên trên chúng ta đã thấy các dãi tần số khác nhau trong âm thanh.

Đa số là các amply nhà yến được thực hiện gần giống với amply mà con người sử dụng có dãi tần số âm thanh từ 20 hz đến 20.000 khz trong ngưỡng nghe của con người (còn chim yến cũng có một nghiên cứu sẽ không chình bày trong bài viết này).

Những âm thanh dưới 20 hz được xem là hạ âm và trên 20 khz được xem là siêu âm (đọc tới đây chắc là anh chị thấy hay ở cái siêu âm rồi vì hiện nay trên các diễn đàn ngành yến cứ cải nhau là có hay không việc phát sóng siêu âm dẫn dụ chim yến - âm thanh tần số cao dẫn dụ chim yến mà không gây tiếng ồn - có cải nhau thì mới ra kết quả (lan mam rồi).

Còn trong khoảng từ  20 hz đến 20.000 khz thì Lộc Bụt và các anh chị đều nghe được âm thanh này, trong dãi âm thanh này chia ra 3 khoảng tần số tương ứng với bass, mid, treble (phù hợp với 3 núm vặn trên bất kỳ amply nào kể cả amply nhà yến).

Tần số âm bass trong khoảng 20 hz dên 500 hz.
Tần số âm trung (mid) trong khoảng từ 500hz đến 6 khz.
Tần số âm thanh cao (treble) trong khoảng từ 6 khz đến 20 khz.

Thì đấy 3 cái núm vặn âm sắc trong amply nhà yến để điều chỉnh 3 dãi tần số này nhé.

Từ những hiểu biế trên thì chúng ta có thể điều chỉnh amply nhà yến sao cho có hiệu quả được rồi đấy (cái quan trọng là phải hiểu được âm thanh con yến phát ra những tần số nào để điều chỉnh cho phù hợp, bạn muốn dụ con chim gì thì chỉnh âm thanh ở tần số đó, âm thanh bên ngoài và âm thanh bên trong khác nhau giải âm như thế nào).

Sẽ có một bài viết chia sẻ tiếp theo về công trình nghiên cứu về tần số âm thanh của chim yến, từ đó hi vọng là sẽ giúp các anh chị điều chỉnh amply nhà yến của mình hiệu quả nhất.

Chia sẻ như này nhiều khi mấy bác đọc xong lại trở thành chuyên gia trong ngành yến ấy chứ (nói đùa thôi, ngành yến không cấp bằng đại học nhưng không có nghĩa là chúng ta không đào sâu nghiên cứu, có lý thuyết mới có thực hành, chứ không phải hành mà không học).

(Nghề yến là nghề trời cho, chưa chắc làm đúng đã thành công, cái mình cho là đúng chưa chắc con chim đã thích - Học học nữa học mãi).

Khi đăng những bài viết trên website này cũng như trên kênh youtube https://www.youtube.com/channel/UCe7WebNHf7hEjXQIOJjWmVQ có rất nhiều phản hồi tích cực có, tiêu cực có nhưng thôi kệ mình thích thì mình làm thôi, ai quan tâm thì nghe ai không quan tâm có thể bỏ qua nhé.

Lộc Bụt không phải là chuyên gia và cũng không giám mùa rìu qua mắt thợ, viết lên đây chủ yếu chia sẻ và học hỏi (người ta nói có câu cho đi để nhận lại và cách học nhanh nhất là chia sẻ).

Nãy giờ nói nhiều rồi, nếu anh chị đọc đến đây là đã ưu ái cho Lộc Bụt lắm rồi. Một lần nữa cảm ơn các anh chị đã xem bài viết này nếu yêu mếm Lộc Bụt thì nhớ đăng ký kênh youtube Lộc Bụt để đón xem những video mới nhất nhé.



Có thể bạn quan tâm

Loại thuốc diệt kiến gián mạt mà các chủ nhà yến thường hay sử dụng.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc dùng để diệt gián, kiến, mạt... như dedona, solfac,... loại nào cũng tốt cũng sử dụng được cho nhà yến. Điều quan trọng là khu vực bạn đang ở dễ mua nhất loại nào thì sài loại đó. Anh chị cứ ra ngoài mấy tiệm thuốc bảo vệ thực vật hỏi họ có loại nào thì mua loại đó mà sử dụng.

Thuốc diệt kiến gián cho nhà yến.
Bài viết này tập trung nói về cách phun xịt thuốc diệt kiến, gián, mạt cho nhà yến (thước fedona các loại khác tương tự - đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng).

Với thuốc fedona các anh chị có thể phun lên nền nhà, góc tường và tường nhà yến (lưu ý phun lên tường từ mặt đất lên khoảng 1m (cách thanh làm tổ ít nhất 1,5m đến 2m là tốt nhất).

Phun fedona để diệt kiến gián chỉ cần phun một lần sau khoảng 10 ngày xịt côn trùng sẽ chết sạch. Con mạt là nỗi lo ghê gớm nhất, chúng ẩn nấp trong tổ yến, thanh làm tổ mà thuốc thì chỉ xịt được ở nền nhà và tường, nhưng đừng lo phun như vậy vẫn có hiệu quả với mạt, nên xịt 2 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần nhé. Mỗi đợt xịt như vậy sẽ có hiệu quả khoảng 3 đến 4 tháng (cùng với 1 vụ chim), lưu ý sau khi phun thuốc ít nhất 15 ngày mới khai thác tổ - để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thuốc này nói là không quá ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng khi phun cũng nhớ bảo vệ đàng hoàng nhé, nó diệt được mấy con đó thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Chúc các anh chị thành công và dẫn dụ chim yến hiệu quả.

Lộc Bụt và yến sào việt nam.

Có thể bạn quan tâm

Cải tạo nhà yến củ chim yến có đi hay không?

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào mọi người, em là Lộc Bụt đây. Hôm nay tình cờ có một anh hỏi về việc "Anh có một nhà yến nhỏ giờ muốn mở rộng và nâng tấm thì không biết làm vậy chim yến cũ có đi hay không?". Nói thật nếu mà chưa trải qua thì Lộc Bụt cũng chẳng biết trả lời thế nào, nhưng tình huống này Lộc Bụt đã trải qua một lần nên cũng chia sẻ cho anh chị cùng tham khảo.

Nhà yến full chim.
Nhà yến full chim.
Trước khi đi vào nói chuyện thực tế thì chúng ta cứ lý thuyết một tí nhé, chắc chắn anh chị đều nghe nói chim yến là loài chung tình, khi làm tổ ở đâu thì sẽ sống chết ở đó trừ khi nhà yến bị phá, bị cháy hoặc bị địch hại tấn công.

Câu nói này đúng chứ không có sai.

Tại sao Lộc Bụt lại khẳng định như vậy thì sau đây là câu truyện mình đã trải qua và đã quan sát.

Một nhà yến khá nhỏ có khoảng mười mấy con đã làm tổ và sinh sản, muốn làm thêm tầng và gia tăng diện tích sau một hồi suy nghĩ đã quyết định cải tạo nhà yến đó (tuy nhiên căn phòng đang có chim yến, lối ra vào không đụng chạm đến. Trong quá trình cải tạo rất lo lắng là những chú chim đã ở trong nhà sẽ bay đi hết vì vậy quan sát camera liên tục, thì phát hiện ra những điều thú vị như sau.

1. Thợ thi công vẫn làm việc bình thường nhưng những con chim yến đang ấp trứng vẫn ấp bình thường (chỉ có điều là lâu lâu ngó nghiêng có vẽ lo lắng).
2. Những chú chim non đã nở không có cách nào thì vẫn ở trong tổ, chim bố mẹ vẫn cho ăn bình thường (tuy nhiên tần số ít lại và chúng bay vào nhà yến rất thận trọng).
3. Những con chim dụ được mới vào ở chưa quẹt tổ có xu hướng sẽ ra đi.
4. Còn những cặp chim đã làm tổ vẫn ở lại nhưng chúng đi kiến ăn cả ngày chiều mới về.
5. Buổi chiều chim yến vẫn về nhưng chúng thường bay và chơi quanh nhà yến rất lâu đến khi mọi người nghĩ làm hoặc không thấy bóng dáng người ở gần miệng lỗ mới bay vào.
6. Sau khi cải tạo xong lượng chim yến vẫn còn như lúc trước.

Qua những quan sát thực tế có thể nói rằng "cải tạo nhà yến củ chim sẽ không đi hết, chỉ những con chim mới, chưa quẹt tổ thì tỷ lệ ra đi sẽ có, còn những con đã làm tổ sẽ không đi.

Tuy nhiên một số lưu ý khi cải tạo nhà yến củ.

1. Tuyệt đối không đụng chạm đến những vị trí chim yến đã làm tổ, vẫn tạo một không gian an toàn cho chim yến, tốt nhất là căn phòng đang có chim ở không nên đụng đến.
2. Mọi người có thể làm việc cả ngày nhưng vào buổi chiều từ 4h nên làm ở vị trí xa miệng lỗ cũ.

Trên đây là những ý kiến cá nhân, anh chị nào có góp ý xin cứ comment bên dưới.

Có thể bạn quan tâm

Cách chỉnh độ ẩm thích hợp trong từng giai đoạn của nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Độ ẩm một trong những vấn đề nhiều người rất quan tâm và mong lung trong dẫn dụ chim yến. Không phải ai cũng hiểu rỏ và cách điều chỉnh nó thế nào là tốt nhất.

Lúc trước khi Lộc Bụt mới tìm hiểu về nghề dẫn dụ chim yến, lướt qua các diễn đàn đều có những câu nói chung chung như độ ẩm nhà yến 80% là tốt nhất, có người nói 90% tốt hơn.... Nói chung là có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, cũng nhờ ham học hỏi và tìm tòi thì hôm nay, Lộc Bụt viết bài viết này để chia sẻ cho các anh chị mong rằng nó là một nguồn thông tin tham khảo bổ ích.

Độ ẩm trong nhà yến.
Độ ẩm trong nhà yến.
Một lưu ý vô cùng quan trọng là độ ẩm càng cao thì càng dễ mốc tổ đối với nhà yến mới, nhà yến càng hoạt động lâu, lượng chim yến nhiều thì tỷ lệ mốc gỗ càng giảm xuống.

Theo lộc bụt tìm hiểu thì nhiệt độ thích hợp để chim yến ở là từ 65% trở lên, còn độ ẩm thích hợp cho chim yến làm tổ là từ 75% trở lên. Tuy nhiên, ai đầu tư nhà nuôi yến mà chẳng mong muốn thu hoạch được những tổ yến to, đẹp, đều đặn vì vậy muốn như thế cần độ ẩm từ 80 đến 85%.

Từ những lý thuyết ở trên có thể đưa ra một lộ trình về độ ẩm nhà yến.

1. Giai đoạn đầu khi mới đi vào hoạt động nhà yến (chim yến rất ít, ván mới sấy khô hút ẩm cao có thể gây mốc gỗ nhà yến) vì vậy nên đặt độ ẩm khoảng 70% đến 75% là ok.
2. Giai đoạn đã có chim ở và làm tổ: Chúng ta có thể nâng dần độ ẩm trong nhà yến lên khoảng 80%.
3. Giai đoạn chim ở nhiều và bắt đầu đi vào khai thác thương phẩm: Tăng độ ẩm lên khoảng 80% đến 85% là ok. vì trong thời gian này, chim yến ở nhiều độ ẩm cao sẽ cho ra những chiếc tổ to đẹp, chim yến đã quẹt tổ, gỗ đã có lớp bảo vệ, chim yến hoạt động liên tục vì thế mốc gỗ sẽ được giảm bớt.

Trên đây là chia sẻ của Lộc Bụt về cách điều chỉnh độ ẩm nhà yến khá chi tiết. Rất cảm ơn anh chị đã đọc qua nếu thấy hay đừng quên đăng ký kênh Lộc Bụt trên youtube để đón xem những video mới nhất.

Cách xem kênh Lộc Bụt trên youtube.
1. Vào youtube.
2. Search "Lộc Bụt".
Thanks

Có thể bạn quan tâm

Cách nhìn phân nhận biết chim yến đã ở lại chưa.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Có những điều thú vị trong nghề dẫn dụ chim yến mà ai cũng phải thích thú.

1. Ngồi đếm chim từng ngày.
2. Soi cứt tìm chim.
3. Thấy cứt không thấy hôi mà thấy mừng.
4. Cứt chim yến có giá trị.
.....

Chim yến trong nhà.
Phân chim yến nhà mới.
Thú vui soi cứt của các chủ nhà yến mới là không thể tránh khỏi vì cho dù bạn có lắp camera quan sát cho nhà yến thì bạn cũng chỉ quan sạt được một phần của nhà yến không thể bao quát được. Thứ 2 bạn quan sát qua camera sẽ không thú vị bằng việc quan sát trực tiếp (đặc biệt là các chủ nhà yến mới).

Vì thế hôm nay Lộc Bụt xin mạn phép chia sẻ đến anh chị cách soi cứt trong nhà yến đoán chim (nghe khôi hài nhưng rất là chính xác nhé anh chị).

Khi đi vào nhà yến, môi trường thường tối chúng ta thường dùng đèn pin, soi trên sàn nhà yến xem có đóng phân chim yến nào không? anh em thường nói vui có phân là có tiền.

Nhưng vào nhà soi được phân chim yến chưa chắc mà yến đã có chim ở lại, những con chim đến tham quan chúng vẫn có thể thải phân trong nhà yến, đặc biệt là các vị trí loa dẫn nhà yến.

Vậy làm cách nào để nhìn phân nhận biết chim yến đã ở lại.

Khi vào nhà yến nhìn thất đóng phân có màu trắng lẫn đen rộng khoảng 20 cm và có lông chim rớt thì có thể nói là đã có chim yến ở lại.

Đống phân chim càng nhiều và phân màu đen nhiều hơn phân màu trắng chứng tỏ chim yến đã quẹt tổ hoặc đã làm tổ. Vì vậy khi thấy những đóng phân này bạn có thể rọi đèn pin lên thanh làm tổ sẽ phát hiện chim đã quẹt nước miếng hoặc đã có hình hài chiếc tổ.

Còn những vi trí phát hiện thêm cả vỏ trứng thì chứng tỏ chim con đã nở.

Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của Lộc Bụt, anh chị nào có ý kiến xin cứ comment bên dưới chúng ta cùng học hỏi.

Có thể bạn quan tâm

Thực khư việc nhà yến mở máy 1 tháng đã có chim làm tổ.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị, mấy ngày hôm nay dậy lên những thông tin nhà yến 1 tháng chim đã làm tổ, đẻ trứng... đăng trên các diễn đàn về nghề nuôi chim yến rất nhiều. Có những ý kiến trái chiều nhau như ông này nổ, bà kia đồng tình. Gây sự tò mò không nhỏ đối với các chủ nhà yến.

Cũng nhân tiện đu theo xu hướng đó, hôm nay Lộc Bụt có bài viết về "thức hư việc nhà yến mở máy 1 tháng đã có chim làm tổ". Bài viết này đứng trên quan điểm cá nhân rất mong anh chị góp ý thêm.

Chim yến làm tổ trong nhà yến mới.
Chim yến làm tổ trong nhà yến mới.
Đầu tiên chúng ta đi qua lý thuyết một tí về chu kỳ sinh sản của chim yến nuôi trong nhà.

Chim yến bắt đầu đi kiếm bạn đời và sinh sản khi được khoảng 8 tháng tuổi và quá trình sinh sản của chúng trải qua các giai đoạn như sau.

1. Chúng mất khoảng 30 đến 32 ngày để hoàn thành xong một chiếc tổ.
2. Cần 8 đến 11 ngày để đẻ những quả trứng đầu tiên, cần thêm 1 đến 2 ngày để đẻ quả trứng thứ 2.
3. Chúng ấp trứng trong khoảng 22 đến 28 ngày.
4. Chăm sóc chim non đến khi chúng rồi đi là từ 48 đến 50 ngày.
5. Sau đó chim bố mẹ cần 1 khoảng thời gian nghĩ ngơi để tiếp tục sinh sản.

Tính chung lại một chu kỳ sinh sản của chim yến cần khoảng 4 tháng. Nếu mọi thứ thuận lợi thì chim yến có thể sinh sản một năm 3 lứa.

Trên đây là lý thuyết về chu kỳ sinh sản của chim yến nuôi trong nhà. Từ đó suy ra là chỉ trong 1 tháng nhà yến mới đã có chim làm tổ là hoàn toàn đúng về mặt lý thuyết, còn có chim non thì chắc là bóc phét rồi. Còn những thông tin đưa ra dùng để tham khảo và nếu là thật thì cũng xin chúc mừng các gia chủ như vậy.

Tuy nhiên, cần có một số điều cần phải bàn ở đây.

+ Nhà yến mới chim yến cần có thời gian tham quan nhà yến và quyết định có ở lại hay không?
+ Chim yến làm tổ mất 30 ngày là khoảng thời gian chúng quẹt từ a đến z chiếc tổ bằng nước bọt, còn nếu làm trên tổ giả thì thời gian nhanh hơn (vì vậy một lời khuyên thật lòng là nhà yến mới nên lắp tổ giả).
+ Chim ngũ qua đêm chưa chắc là chim đã ở lại (chim thực sự ở lại là chim đã bắt đầu quẹt tổ).

Có thể bạn quan tâm

Cách đóng khung làm tổ nhà yến chuẩn và hiệu quả.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tiếp tục chuỗi bài viết chia sẽ kiến thức kinh nghiệm về xay dựng và vận hành nhà nuôi chim yến. Bài viết hôm nay sẽ nói về hệ thống khung làm tổ của chim yến.

Dàn khung làm tổ nhà yến.
Dàn khung làm tổ nhà yến.
Rất nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu về nghề nuôi chim yến rất hay quan tâm đến nên dùng vật liệu gì để cho chim làm tổ. Lượt qua các diễn đàn về nuôi chim yến trong nhà có vô vàn các vật liệu làm khung cho chim làm tổ như bằng gỗ (trong gỗ cũng có nhiều loại), làm bằng đá, thanh làm tổ bằng bê tông và có cả thanh làm tổ bằng nhôm. Đa dạng như thế thì họ cũng cải cọ nhau, ông này nói vật liệu này tốt, ông kia nói vật liệu kia tốt. Ôi trời ơi vô vàn thứ để lựa trọn, món nào giá cũng trên cao, biết chọn gì đây?

Chim yến có thể làm tổ trên rất nhiều vật liệu nơi chúng có thể bám vào và cảm giác an toàn để xây dựng tổ yến. Đến cả chiếc bạt nhựa, lưới inox chúng còn có thể làm tổ được...

Vì vậy một nhận định chung có thể nói đến là chim yến có thể làm tổ được ở những nơi chúng bám được và cảm giác an toàn.

Hiện nay, trên thị trường phổ biến nhất là dùng gỗ (nhanh, gọn, nhẹ).

Nên chỉ nói đến gỗ càng các vật liệu khác chưa tìm hiểu nên không giám nói phét.

Những loại gỗ có thể dùng làm thanh làm tổ thường có đặc tính mềm, chim dễ đu bán, không mùi, ít mấm mốc, mối mọt.

Trên thị trường 2 loại gỗ thường được sử dụng là bạch tùng và merenty (gọi tắt là me không phải là gỗ me ăn trái đâu nhé). 2 loại gỗ này loại nào cũng tốt (túy vào túi tiền mà lựa chọn, khỏi lăn tăn. Ít tiền gỗ bạch tùng, nhiều tiền thì me).

Kích thước khung làm tổ thì có rất nhiều cách đóng, cách nào cũng được: Ví dụ đã có có nhiều công trình nghiêm cứu đối với bản rộng 15 cm, kích thước đóng thanh làm tổ tốt nhất là 30 x 100 cm, cách đóng này tạo nhiều góc, nhiều không gian làm tổ và đáp ứng được góc bay của chim yến.

Đối với gỗ 20 cm thì đóng gỗ khoảng cách 40 x 100 để tạo góc bay tốt cho chim yến.

(Tại sao có cách đóng này thì nó có chuẩn góc bay của chim yến sẽ không đề cập trong bài viết này).

Lưu ý: Nên đóng thanh làm tổ cắt ngang đường bay của chim yến là tốt nhất và đóng thanh làm tổ sát trần không có khoảng hở, tránh đóng lỏng lẻo lung lay.

Trên đây là ý kiến cá nhân, mong là thông tin tốt cho anh chị tham khảo và thi công nhà yến của mình.

Có thể bạn quan tâm

Tác dụng của loa chùm trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tiếp tục với chủ đề dẫn dụ chim yến nhé cả nhà, hôm nay nói về một chủ để mà khá nhiều anh chị hỏi và quan tâm.

Loa chùm nhà yến.
Loa chùm nhà yến.


1. Loa chùm trong nhà yến có tác dụng gì?
2. Có nên lắp loa chùm trong nhà yến không?
3. Loa chùm nên lắp mấy loa? 4 loa, 6 loa hay 8 loa....
4. Loa chùm nên phát âm thanh nào?
5. Loa chùm nên sử dụng loa nào là tốt nhất.

Tất cả sẽ được lý giải trong bài viết này, dựa trên góc độ cá nhân (đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là một nguồn thông tin tham khảo).

Chúng ta dẫn dụ chim yến vào nhà yến bằng âm thanh, một ngôi nhà yến cần có điểm nhấn về âm thanh. Theo lý thuyết các loa cần quay về cùng một phía, hướng miệng hang (đó là những loa đơn lẻ) để tạo bầy đàn trong nhà yến.

Loa chùm được đặt ở giữa và dọc theo nhà yến, tác dụng của loa chùm là phát âm thanh bao quát cho nhà yến ở vị trí nào cũng có thể nghe âm thanh này, loa chùm nên phát tiếng to và chắc hơn các loa vệ tinh khác. Vì dụ như nhà yến của bạn đang sử dụng loa hình chử nhất ax 68 để làm loa ru thì loa chùm nên dùng loa ax 61 để có âm thanh to và chắc hơn. Còn nếu nhà yến của bạn đang dùng loa ru ax 61 thì có thể dùng loa chùm ax 65.

Loa chùm có thể bật âm dẫn, âm ru nhưng tốt nhất nên dùng âm ru có mix thêm âm dẫn.

Anh chị nào có góp ý xin vui lòng góp ý bên dưới, chúng ta cùng học hỏi vì đây chỉ là quan điểm cá nhân của Lộc Bụt.




Có thể bạn quan tâm

Kích thước phòng ở cho chim yến hiệu quả nhất.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào mọi người, tiếp tục những chia sẻ về kỹ thuật xây dựng nhà yến. Hôm nay lộc bụt xin đưa ra một số kích thước phòng cũng như chiều cao phù hợp để chim yến ở lại và làm tổ.

Chim yến làm tổ nơi bóng tối.


Việt Nam có khí hậu thời tiết đa dạng và thay đổi, có nhiều loại địa hình khác nhau.

Vì vậy, hôm nay chỉ đề cập đến vấn đề nhiệt độ trung bình và cách xây dựng phòng ở cho chim yến.

Đối với những vùng đất có nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 26 độ C như Lâm Đồng... thì kích thước tốt nhất để tạo phòng ở cho chim yến 4x4m hoặc 5 x 5m. Chiều cao tối thiểu là 2m và tối đa là 3m (Mục đích tạo phòng này để chim yến dễ dàng bay lượn, phòng nhỏ chim cảm giác an toàn, chiều cao thấp giúp giử ấm tốt hơn cho nhà yến).

Đối với những vùng có nhiệt độ cao trên 27 độ C, phòng ở của chim yến nên xây rộng tối thiểu là 4m x 4m, chiều cao tối thiểu là 3m, tối đa là 4,5 m. Nếu phòng làm quá nhỏ sẽ làm cho phòng ở có nhiệt độ cao, chim yến khó thích nghi, nếu phòng quá rộng quá cao sẽ làm cho chim yến cảm giác không an toàn (nhưng bù lại nhiệt độ sẽ giảm bớt).

Lưu ý: chim yến thích làm tổ ở nơi kín đáo và bóng tối.

Có thể bạn quan tâm

Nhà yến mới chim yến thường làm tổ ở đâu.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Nhà yến mới mọc ra như nấm, chim yến thì có hạn. Vậy nếu nhà yến của bạn có chim yến vào làm tổ thì chúng thường làm tổ ở vị trí nào? Câu hỏi này rất được nhiều chủ nhà yến quan tâm.



Hôm nay, Lộc Bụt mạo muội xin đưa ra đề xuất cá nhân của mình.

Chim yến vào nhà làm tổ khi chúng cảm giác được an toàn, chúng thường làm tổ ở góc gỗ trước.

Chưa có nghiên cứu cụ thể là chim yến sẽ làm tổ ở góc nhà trước hay ở giữa nhà. Tuy nhiên theo quan sát thì túy vào từng căn nhà và vị trí những con chim yến đầu tiên làm tổ sẽ quyết định nơi chim yến làm tổ nhiều nhất trong nhà yến.

Có nhà yến chim làm tổ ở góc nhà trước rồi từ từ ra ngoài, có ngôi nhà thì chim làm tổ ở giữa nhà rồi đến các góc.

Dù vậy thì chim làm tổ ở đâu không quan trọng, quan trọng là có chim chịu ở, làm tổ và cư trú trong nhà yến của bạn là thành công bước đầu rồi.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nhà yến bao nhiêu năm thì thu hồi vốn?

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Xây nhà yến sau bao nhiêu năm sẽ thu hồi được vốn?...

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và đặt ra, và cũng rất khó tìm ra câu trả lời chính xác. Sau đây tôi sẽ cung cấp một số thông tin để các anh chị nào có dự định xây nhà yến tham khảo thêm trước khi quyết định đầu tư xây dựng nhà yến. 



1. Khi đầu bỏ vốn đầu tư vào bất cứ việc gì, mọi người cũng ai cũng đặt mục tiêu về hiệu quả kinh tế mang lại trong tương lai. Hiệu quả đầu tư vào nhà yến được tính như như thế nào?... Là thu nhập từ bán tổ yến - (trừ) chí phí đầu tư, quản lý, vận hành nhà yến chứ sao nữa... Vậy để đi đến quyết định đầu tư bạn phải xác định được "thu nhập" (doanh thu) và "chi phí" của nhà yến. 

2. Trước hết phải khảng định rằng xây nhà yến là một kênh đầu tư dài hạn, thu nhập bao nhiêu năm thì chi phí cũng phải phân bổ cho chừng đó năm mới hợp lý, đúng phỏng các anh chị?... Vậy tại sao mọi người lại cứ phải xoắn lên đòi 5 năm, 7 năm thu hồi vốn?... Vấn đề tôi sắp đề cập dưới đây cũng chỉ là quan điểm, góc nhìn cá nhân, lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế đem lại trên vốn đầu tư để xem xét lựa chọn. 

3. "Đầu tiên"?... nói về chi phí cái đã, giả định bạn có lô đất trị giá 300 triệu, dự định xây nhà yến 300m2 trị giá 1 tỷ đồng, khi nhà yến đi vào hoạt động bạn tốn thêm tiền điện, tiền nước, chi phí thay thế, sửa chữa thường xuyên thiết bị hư hỏng, vv... và mây mây... Vậy chi phí phân bổ bình quân một năm là bao nhiêu?... Giả sử căn nhà yến của bạn được xây dựng bằng bê tông, cốt thép có tuổi thọ 40 năm, thì chi phí khấu hao nhà cửa tính bình quân là 25 triệu/năm; Nguồn vốn 1 tỷ của bạn là tiền đi vay thì bạn phải trả lãi ngân hàng tính bình quân 10%/năm là 100 triệu; nếu là vốn tự có thì bạn cũng phải tính như vậy, nếu ko tính vậy thì mắc gì xây nhà yến, bạn đem tiền đó gửi ngân hàng lấy tiền lời 5-6%/năm cho nó khỏe; tiền điện, nước, sửa chữa thường xuyên tạm tính 25tr/năm... Như vậy tổng chi phí của bạn trung bình là 150tr/năm (đó là tôi chưa tính giá trị sinh lời của đất). 

4.Thu nhập của nhà yến ở mức trung bình là bao nhiêu?... Ở đây tôi lấy thông tin từ nhà yến của một anh bạn tại Bình Phước(vùng này chim khá tốt từ trước 2017) xây dựng cách đây 5 năm (nhà phát triển ở mức trung bình khá) như sau: Năm đầu chưa có thu, Năm thứ hai được khoảng 2kg Năm thứ ba khoảng 7kg Năm thứ tư 15kg Năm thứ năm 36kg Tổng sản lượng thu trong 5 năm đầu 60kg, tính giá bình quân 20tr/kg = 1,2 tỷ. Tổng thu 5 năm: 1,2 tỷ Tổng chi phí phân bổ cho 5 năm: (5x150tr) = 750tr Tổng lời: 450tr. ( b.quân 90tr/năm) Như vậy sau 5 năm hoạt động, xét về mục tiêu thu hồi vốn thì chủ nhà này đã thu hồi xong; xét về lợi nhuận thực thì chủ nhà này lời 90tr/năm (đó là chưa tính tiền lãi 100tr/năm, nếu đầu tư bằng vốn tự có). Từ năm thứ sáu trở đi sản lượng đã tương đối nhiều, các bạn tự tính nhé, hiện tại nhà này thu bình quân 6kg/tháng. 

5. Đó là thông tin về một nhà yến được xây dựng cách nay 5 năm còn hiện tại thì sao?... Với tốc độ tăng trưởng nhà yến chóng mặt như hiện nay thì bạn đừng có mơ sau 5 năm, 7 năm sẽ thu hồi được vốn như anh chủ nhà tôi vừa đề cập ở trên, vì sao?... Bạn hãy tính tốc độ tăng trưởng của đàn chim và tốc độ tăng trưởng của nhà yến là biết liền. 

Theo lý thuyết thì mỗi năm một cặp yến sinh sản 3 lần, mỗi lần đẻ 2 trứng và nở được 6 con, tăng những gấp 3 lần. (Đó là tôi đang kể cua trong lỗ đó bạn, bạn hãy tỉnh lại đi...) Theo tôi một cặp chim bố mẹ đẻ, ấp và nuôi được 3 con chim trưởng thành trong một năm đã là đạt tỷ lệ cao lắm rồi (vì bạn phải loại trừ trứng ung, chim non chết, rồi chim bị bẫy, và đâu phải cặp nào cũng đẻ đều 3 lứa, mỗi lứa được 2 trứng, rồi những nhà full chim chủ nhà lấy trứng tận thu tổ theo mùa vụ). Những con chim non mới ra đời, thì những con chim già yếu cũng phải về với tổ tiên, ông bà nhà nó chớ!... Vậy thì bạn phải trừ bớt đi vài con chết vì già nữa chứ..., tính ra vậy là một cặp chim tăng thêm có 01 con/năm (tăng 50%). Một số tài liệu nói là tốc độ tăng trưởng bầy đàn chim yến khoảng 30%. Vậy tình hình phát triển nhà yến những năm qua ra sao?... 

Trong khoảng thời gian 3 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng của nhà yến tăng phi mã, trong các tỉnh thành cả nước trong phạm vi bán kính chừng 5km đã có vài chục căn nhà yến (trong đó nhà yến cũ khoảng hơn hai chục căn, còn lại là nhà yến mới). Sản lượng tổ yến của tất cả các nhà trong khu vực ước chừng 1.000kg/năm (trong đó có một số nhà hoạt động lâu năm, sản lượng gần 20kg/tháng). Tình hình phát triển của những nhà yến mới xây dựng trong khu vực như sau: những nhà mở máy khoảng khoảng đầu năm 2017 trở về trước cơ bản là thuận lợi (khoảng trên dưới 30 căn), một số nhà sau một năm đã có vài ba trăm tổ, nhà bình thường như nhà tôi năm đầu cũng được 100 tổ, những nhà mở máy sau thời gian này gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều nhà xây vài tỷ mà cả năm mới có 5-10 con về ở. Một số nhà nằm cách nhà full chim khoảng 1-2 km trở lại hàng ngày chim bay về qua rất nhiều nhưng nghe âm chim nó ngó lơ và chả phản ứng gì, sửa tới sửa lui cũng bó tay.com vì ko thể cụ chim đã trưởng thành từ nhà chim của họ. 

Đó là tình hình trong khu vực, còn rộng hơn nữa thì sao?... Theo một số thông tin (chưa được kiểm chứng) tính đến khoảng đầu năm 2019 cả nước đã có khoảng 11.000 căn nhà yến, và hiện tại trào lưu xây dựng nhà yến ở nhiều địa phương vẫn còn đang phát triển mạnh, riêng nhiều khu vực đã có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều người có dự định xây nhà yến nhưng thấy hàng xóm méo mặt nên từ bỏ ý định luôn. Anh bạn tôi lỡ bỏ ra gần 2 tỷ xây nhà (không kể tiền đất), sửa tới, sửa lui đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy bóng chim tăm cá nơi đâu...phải mời các chuyên gia có kinh nghiệm từ HHYS về tư vấn..và có khởi sắc tuy nhiên bạn tôi chấp nhận chờ đợi và gặt hái thành quả sau vài năm. Vậy tại sao một số người có rất nhiều nhà yến (cả năm sáu chục căn) mà vẫn tiếp tục đầu tư xây nhà yến, chả nhẽ họ u mê?... 

Xin trả lời rằng đó là cách chơi của những bậc cao thủ, họ có nhiều tiền và cũng rất thông minh, họ lấy thu nhập từ căn này đầu tư làm căn khác, và họ đầu tư rất bài bản, kỹ lưỡng, kinh nghiệm đầy mình, phía sau lưng họ còn có cao thủ chống lưng nữa, khả năng thất bại của họ rất thấp. Một câu hỏi nữa là tại sao các tài phiệt bản địa như Anh Vượng, Chị Thảo... không đầu tư vào lĩnh vực này?... 

Xin thưa rằng đầu tư vào món này tốc độ xoay vòng vốn rất chậm, và đây là một kiểu kinh doanh thụ động, mà họ thì có nhiều kênh đầu tư khác (giải thích vậy ko biết có ổn ko nhé?...) 

Hy vọng rằng những thông tin ít ỏi này sẽ giúp ích được cho các anh, chị ít nhiều trước khi quyết định đầu tư làm nhà yến.


(Nguồn trích từ bài viết của anh Duy Khiêm).

Có thể bạn quan tâm

Đừng quá ảo tưởng về nghế nuôi chim yến trong nhà.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào các anh chị, đã lâu Lộc Bụt không viết bài chia sẻ đến anh chị về kinh nghiệm nuôi chim yến trong nhà. Hôm nay sẽ không phải là những chia sẻ về cách nuôi chim yến sào làm sao cho hiệu quả mà sẽ tiếp cận ở một góc độ khá "đừng quá ảo tưởng về nghề nuôi chim yến".

Đừng quá ảo tưởng về nghế nuôi chim yến.
Khi tìm hiểu về nghề nuôi chim yến, các anh chị chắc chắn sẽ nghe đến những nhà yến thành công, tháng thu vài kg và nhanh chóng trở thành triệu phú, tỷ phú vnđ. Điều đó có hay không xin nói là có nhưng đó chỉ là số ít trong bao nhiêu nhà yến thất bại hoặc chưa thành công.

Cách đây khoảng vài năm về trước khi phong trào nuôi chim yến chưa rầm rộ, mỗi tỉnh chỉ có vài nhà yến, mức độ cạnh tranh bầy đàn thấp thì tỷ lệ dẫn dụ được chim yến càng cao và có những nhà yến đột biến chỉ sau một năm đi vào hoạt động. Còn bây giờ nhà yến đầy ra đó, lượng chim yến thì có hạn, chúng ta chỉ dụ được chim non thì liệu những điều thành kỳ có còn nhiều nữa không, điều này để anh chị suy nghĩ.

Xây dựng là nuôi chim yến không phải là khoản đầu tư ngắn hạn trong 1 vài tháng là thu hồi được vốn. Nó là một khoản đầu tư lâu dài, việc thu hồi vốn được tính bằng năm hoặc chục năm. Đó là nói khi xuôn sẻ, còn nếu gặp trở ngại, không thành công thì là một câu chuyện khác.

Việc đâu tư nhà yến cần số vốn ban đầu cực lớn, trí ít cũng vài trăm, vài tỷ. Nhưng đâu phải là đầu tư bằng đó là xong, khi nhà yến đi vào hoạt động thì tốn thêm tiền điện, tiền nước, chi phí bảo trì, bảo dưởng nhà yến (con số này cũng không nhỏ).

Vì vậy, đừng quá ảo tưởng về nghề nuôi chim yến (1 vốn 4 lời, hay đầu tư 1 lần và ăn mãi mãi). Thời gian thu hối vốn nhà yến khá dài tính bằng vài năm đến vài chục năm, chứ không phải vài tháng vài năm mà thu hồi vốn. Những năm đầu bạn chỉ mới thu hồi được chi phí bỏ ra cho vận hành nhà yến, nếu chim yến phát triển tốt thì dần dần bạn sẽ thu hồi được vốn đầu tư ban đầu.

Vì vậy hãy đầu tư khôn ngoan, đầu tư luôn có rủi ro và hạn chế vay tiền ngân hàng xây dựng nhà yến nhé.

Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết.

Có thể bạn quan tâm