Chim yến chỉ bu loa dù, loa phóng mà không bay vào miệng lỗ.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Thêm một hiện tượng mà rất nhiều chủ nhà yến hay quan tâm là "Sao chim yến chỉ bay đu loa dù hoặc loa phóng mà không quan tâm đến loa miệng lỗ".

Chim yến bu loa dù.
Chim yến bu loa dù.


Để nói đến nguyên nhân của hiện tượng này thì cũng khó, nhưng dựa trên những hiểu biết của mình Lộc Bụt xin chia sẻ một vài nguyên nhân thế này.

1. Do cách chỉnh âm và phối âm chưa phù hợp: chim yến chỉ nhận biết được nguồn âm thanh phát ra từ những chiếc loa phóng loa dù mà không biết nghe được nguồn âm từ loa miệng lộ.

2. Loa miệng lỗ bị hư hoặc có vấn đề phần cứng.

3. Dùng âm miệng lỗ khác với âm loa phóng, loa dụ. Âm loa phóng, loa dụ phát âm thanh hay hơn nên thu hút chim yến.

4. Loa sử dụng không đồng nhất, gây ra hiện tượng âm phát ra không đồng nhất.

Trên đây chỉ là những nguyên nhân, Lộc Bụt biết được anh chị nào có những nguyên nhân mới có thể bổ sung dưới comment.

Lưu ý: Âm lượng loa miệng lỗ nên to nhất để chim yến xác định tốt nguồn âm thanh phát ra, loa miệng lỗ rất quan trọng vì nó là cửa thông giửa không gian bên ngoài và không gian bên trong nhà yến. Nói to nhưng cũng vừa phải, nếu to quá sẽ làm chim sợ.

Chúc mọi người thành công.

Có thể bạn quan tâm

Chim yến có sợ camera hồng ngoài không?

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Câu hỏi này có rất nhiều anh chị hỏi nhất vì đa phần nhà yến bây giờ đều phải lắp camera quan sát. Mục đích là quan sát sự tăng trưởng và phát triển của chim yến tốt hơn, giám sát nhà yến nhanh chóng mà không cần phải vào nhà yến ảnh hưởng đến chim đang ở.



Tuy nhiên, môi trường nhà yến thường tối những loại camera thường (không có hồng ngoại) không dùng được cho nhà yến. Vì vậy, bắt buộc phải dùng camera hồng ngoài. Camera hồng ngoài có thể giúp quan sát chim yến trong bóng tối nhưng nó lại có đèn hồng ngoài. Chính vì thế mà rất nhiều chủ nhà yến khá phân vân là không biết chim yến có sợ hay không?

Sau một khoảng thời gian tìm hiểu và đã sử dụng qua, Lộc Bụt xin nêu lên ý kiến cá nhân của mình là chim yến không sợ ánh sáng hồng ngoài (có những thời điểm nhiều khi chim yến còn bay và đậu trên camera hồng ngoại).

Có thể bạn quan tâm

Lý do chim yến khựng lại khi bay vào miệng lỗ.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Hiện tượng chim yến khựng lại khi bay vào miệng lỗ bắt gặp rất nhiều ở các nhà yến mới, hoặc nhà yến tự làm. Việc chim yến ngập ngừng khi bay vào miệng lỗ (hay hiện tượng bay gần đến miệng lỗ thì dội ra). Hiện tượng này có rất nhiều nguyên nhân, nhưng trong hiểu biết của mình Lộc Bụt xin chia sẻ một vài nguyên nhân thế này:

Chim yến không bay vào miệng lỗ.
Chim yến không bay vào miệng lỗ.


1. Bật âm thanh quá to (đây là lỗi rất nhiều nhà yến mắc phải, nhất là những vùng chim yến cạnh tranh. Chủ nhà yến này bật to một tí là chủ nhà yến khác bật to hơn một tí với mong muốn là chim yến sẽ nghe thấy và bay đến nhà yến của mình). Điều nay cũng có cái đúng nhưng nó chỉ ở một mức vừa phải, vừa hợp tai người không ảnh hưởng đến hàng xóm và hợp với tai chim yến nghe được.

Thông thường âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đến 90 đề xi ben. Âm thanh quá lớn sẽ khiến chim yến hoảng sợ. Khi thấy hiện tượng chim yến khựng lại khi tới miệng lỗ và không tiếp tục bay vào trong phòng lượn thì có hai nguyên nhân chính là âm thanh quá to cần điều chỉnh lại hoặc loa miệng lỗ có vấn đề cần xem xét và khắc phục.

Cách quan sát và chỉnh âm thanh miệng lỗ tốt nhất là quan sát, ở khoảng cách vừa phải. Nếu chim yến bay đến và lao vào miệng lỗ thì quá ok rồi, nếu nhiều chim yến khựng lại không bay vào là do âm thanh quá to, còn nếu chim yến không bay đến thì đo bật âm thanh quá nhỏ hoặc tiếng không thu hút chim.

Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết này.

Có thể bạn quan tâm

Âm thanh nào là quan trọng nhất cho nhà yến thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Âm thanh vấn đề muôn thuở của nhà yến, hiểu được âm thanh của chim yến sẽ mang lại hiệu quả dẫn dụ chim yến.

Âm thanh quan trọng dành cho nhà yến.
Âm thanh quan trọng dành cho nhà yến.


Trước đây khi mức độ cạnh tranh nhà yến chưa cao, mỗi vùng chỉ có vài nhà yến nằm cách xa nhau. Việc dẫn dụ chim yến rất dễ dàng và đơn giản hơn bay giờ.

Nhà yến chỉ cần dùng 2 âm ngoài và âm trong là đã có thể dận dụ được chim yến vào nhà ở, tuy nhiên hiện nay do tính cạnh tranh cao và kỹ thuật nhà yến càng phát triển các nhà yến mới hiện nay có thêm 1 âm mới là âm dẫn. Dàn âm thanh nhà yến gồm 3 âm ngoài, dẫn và ru (kết hợp thêm âm bầy đàn thì quá tuyệt vời).

Âm ngoài là âm cho loa phía ngoài nhà nuôi chim yến như loa phóng, loa chùm và loa miệng lỗ.

Âm dẫn dùng cho các loa phóng lượn (chuồng cu).

Ân ru là âm dùng trong nhà yến nơi chim yến ở lại và sinh sản.

Lưu ý: cần quan tâm đến cường độ âm thanh của từng loại âm để có hiệu quả dẫn dụ chim yến, âm thanh có cường độ lớn dần từ trong ra ngoài, có nghĩa âm trong nhà to hơn âm dẫn, âm dẫn to hơn âm ngoài....

Vậy âm thanh nào là quan trọng nhất dành cho nhà yến, đó chính là âm ru vì âm này có chức năng giử chim và kích thích sinh sản.

Để biết thêm cách chỉnh âm thanh dành cho nhà yến có thể xem thêm bài viết: "Cách chỉnh âm thanh cho nhà yến thành công".

Có thể bạn quan tâm

Cách phân biệt các loại gỗ dùng trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Tiếp tục với chuỗi bài viết " những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi yến trong nhà".

Hôm nay, Lộc Bụt chia sẻ đến anh chị cách phân biết các loại gỗ dùng trong nhà yến.

Cách phân biệt các loại gỗ dùng trong nhà yến.
Cách phân biệt các loại gỗ dùng trong nhà yến.
Gỗ dùng trong nhà yến có nhiều họ khác nhau nhưng đa phần hiện nay có hai họ chính là họ bạch tùng và họ meranti.

Trong mỗi họ gỗ người ta lại chia ra nhiều loại gỗ khác nhau tương ứng với mỗi phần của cây gỗ.

Gỗ loại B là loại gỗ chủ yếu nằm ở phần ngoài thân cây gần với lớp vỏ, phần gỗ này mềm và sớ dày.

Gỗ loại B thường có tỷ lệ phần sát thân lên đến 30% - 50%. Do vậy loại gỗ này thường được cưa xẻ từ những cây có tuồi thọ từ 3 đến 5 năm.

Hàng loại AB, có tỷ lệ phần sát vỏ ít hơn chỉ khoảng 3%, phần thịt gỗ cứng, nặng hơn và sớ gỗ nhỏ hơn. Loại gỗ này thường được cưa từ những cây gỗ có tuổi thọ từ 5 đến 7 năm.

Loại A là gỗ tốt nhất, gỗ bên trong ruột. Gỗ 100% không có phần gỗ sát vỏ, những thớ gỗ rất nhỏ, cứng, nặng (loại gỗ này tỷ lệ hút nước rất thấp), nên rất bền. Tuổi thọ cây gỗ phải từ 7 đến 15 năm.

Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết này và đừng quên xem tiếp các bài viết "những câu hỏi thường gặp trong nghề dẫn dụ chim yến".

Có thể bạn quan tâm

Tính thời vụ trong ngành nuôi chim yến lấy tổ.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào mọi người, em là Lộc Bụt đây. Hôm nay tiếp tục ra một chuyên mục hoàn toàn mới là "Những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến lấy tổ". Hy vọng những bài viết trong chuỗi video này sẽ giúp anh chị giả đáp được một số thắc mắc của mình.

Tính thời vụ trong nghề nuôi chim yến.
Tính thời vụ trong nghề nuôi chim yến.


Bài viết đầu tiên hôm nay sẽ nói về tính thời vụ trong nghề nuôi chim yến trong nhà.

Chắc chắn trong chúng ta sẽ có lúc đặt ra những câu hỏi hoặc phàn nàn với người khác rằng "Nhà yến mình đã mở máy 2 đến 3 tháng mà không có chim nào ở hoặc chỉ ở lác đác có vài con, trong khi những nhà khác mở máy có hơn tháng đã có vài chục chim..." Một câu trả lời chung nhất khi loại trừ các yếu tố kỹ thuật là dẫn dụ chim yến có tính thời điểm.

Trong một năm 12 tháng có những thời điểm thời tiết vô cùng thuận lợi chim yến chơi quang nhà rất nhiều, bất kể thời gian sáng trưa chiều tối, nhà nhà có chim chơi và khả năng dẫn dụ chim yến rất cao. Nhưng cũng có lúc ngồi chờ hoài chờ mãi không thấy bóng dáng con chim nào hoặc lác đác vài con, đây là thời điểm tâm lý các chủ nhà yến hoang mang nhất và bất đầu nghi ngờ, lo lắng...

Vì vậy, một lời khuyên cho các chủ nhà yến sắp có ý định xây nhà hoặc sắp đi vào hoạt động nhà yến nên xây dựng và hoạt động trước thời vụ chim khoảng 1 tháng để nhà yến dẫn dụ được nhiều chim yến.

Ai quan tâm có thể xem bảng phong thần các vụ mùa dẫn dụ chim yến trong năm tại đây.

Còn với các chủ nhà yến đã có nhà yến đi vào hoạt động thì tốt nhất là chờ đừng làm gì cả. Vì mùa này có chim đâu là dẫn dụ.

Nuôi chim yến trong nhà là đầu tư dài hạn nó không phải là ngày 1 ngày 2. Thời gian dẫn dụ chim yến tính bằng tháng, bằng mùa, bằng năm. Trong một năm có thể có từ 3 đến 4 mùa chim dẫn dụ tốt, nhưng chỉ có 2 mùa dẫn dụ chim yến tốt nhất là vào tháng 7 - 8  và 10 - 11 âm lịch. Các thời điểm chim có thể tăng chậm hoặc không tăng. Đây chỉ là những thông tin chung nhất, vì Việt Nam có địa hình kéo dài từ bắc vào nam, khí hậu thời tiết mỗi vùng mỗi khác vì vậy mùa chim có thể chênh lệch một ít nhưng không đáng kể.

Chúc các anh chị thành công và đừng quên xem thêm các bài viết "Những câu hỏi thường gặp trong nghề nuôi chim yến lấy tổ".


Có thể bạn quan tâm