Chia sẽ thật lòng về những thiết bị cần có cho một nhà yến thành công.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào mọi người, một tuần đã trôi qua và hôm nay là ngày cuối tuần. Có thời gian nên tiếp tục viết bài chia sẻ đến các anh chị trong ngành dẫn dụ chim yến. Mong rằng đây là những thông tin tham khảo tốt cho mọi người.

Chim yến trong nhà yến.
Chim yến trong nhà yến.
Chắc chắn với những anh chị đang tìm hiểu về nghề nuôi chim yến có rất nhiều thắc mắc và đặc biệt là những thiết bị nào cần có trong nhà yến và vận hành nó ra sao. Thì bài viết này sẽ giải đáp phần nào về vấn đề đó.

Lộc Bụt chia sẻ thông tin dưới gốc độ cá nhân, rất mong anh chị ủng hộ (nếu anh chị thấy hay xin cho lộc một đăng ký trên kênh youtube ủng hộ tinh thần. Link youtube Lộc Bụt: https://www.youtube.com/channel/UCe7WebNHf7hEjXQIOJjWmVQ )

Một hệ thống nhà yến bao gồm 3 hệ thống chính:
1. Hệ thống âm thanh nhà yến.
2. Hệ thống tạo độ ẩm cho nhà yến.
3. Hệ thống điện dự phòng cho nhà yến.
(ngoài ra để tiện quan sát và kiểm tra nhà yến chúng ta còn có thêm hệ thống camera hồng ngoài).

Sau đây chúng ta cùng đi vào chi tiết từng hệ thống (Lộc Bụt xin phép không đi theo thứ tự từng hệ thống mà nhớ gì nói đó vì các hệ thống này có liên quan đến nhau).

Đầu tiên xin nói về hệ thống timer trong nhà yến (timer là thiết bị điều khiển các thiết bị như amply, máy phun sương,... theo thời gian thực một cách tự động).

Trung bình trong một nhà yến có khoảng 5 timer chính:
Timer điều khiển hệ thống amply nhà yến bao gồm hệ thống điều khiển amply bên trong, amply bên ngoài và amply phát tiếng dẫn nhà yến (vì vậy có ít nhất 2 cái timer cài đặt thời gian như sau, timer điều khiển amply bên ngoài nhà yến phát tiếng từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối, timer điều khiển amply phát tiến dẫn nhà yến từ 5 giờ sáng đến 10 giờ tối, Amply phát tiếng chim yến trong nhà hoạt động 24/24 (để nâng cao tuổi thọ amply này, chúng ta thường sử dụng 2 amply, mỗi amply chạy 12 tiếng và điều khiển tự dộng qua timer).

Tiếp theo là hệ thống timer điều khiển hệ thống phun sương bên ngoài nhà yến (hoạt động 15 phút một giờ, riêng khung thời gian chim về từ 16h đến 18 h thì phun liên tục).

Kế đó là hệ thống timer điều khiển hệ thống phun sương bên trong nhà yến (cái này vẫn đang có nhiều tranh luận là nên phun sương 24/24 thông qua hệ thống cảm biến độ ẩm hoặc là chỉ phun sương thông qua hệ thống cảm biến từ 6 giờ sáng đến 18 giờ tối, còn khi chim về thì không phun sương nữa vì máy phun sương đặc biệt là phun sương gà có gây tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến chim yến).

Cuối cùng là timer điều khiển đèn chống cú từ 6  giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau.

Nói tới đây thì coi như là đầy đủ về hệ thống những thiết bị cần có trong 1 nhà yến và cách vận hàng nó.

Hệ thống loa nhà yến tương ứng với 3 hệ thống amply ngoài, dẫn, trong.

Hệ thống tạo độ ẩm để duy chì mức ẩm từ 75% đến 85% (dùng cảm biến).

Hệ thống điện dự phòng thì bao gồm acquy và inverter chuyển nguồn khi cúp điện.

Hệ thống camera quan sát nhà yến là những chiếc camera hồng ngoại có khả năng quan sát trong môi trường tối vừa giúp giám sát nhà yến, vừa ghi hình hoạt động của nhà yến.

Trên đây là chia sẻ về cách hệ thống cần có cho một nhà yến, không biết còn thiết gì không. Rất mong anh chị góp ý cho bài viết được hoàn thiện.

Lộc Bụt và yến sào việt nam.

Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý khi vào nhà yến mà chủ nhà nuôi yến nên biết.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Chủ nhà yến luôn có một tâm lý chung là nóng vội và rất mong muốn được vào nhà yến quan sát xem chim đã ở chưa, quẹt tổ chưa.... Lộc Bụt có một bài đánh giá tâm lý của người nuôi yến anh chị tham khảo "Diễn biến tâm lý của chủ đầu tư nhà yến".

Những con chim yến đầu tiên.
Hôm nay, Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị những lưu ý khi muốn vào nhà yến (đặc biết những anh chị mới bắt đầu vào nghề dẫn dụ chim yến).

  1. Đối với những nhà yến mới, đặc biết là 3 tháng đầu tiên khi đi vào hoạt động không nên đi vào nhà yến, trừ những tình huống lớn cần được xử lý ngay lập tức. Vì 3 tháng đầu tiên là vô cùng quan trọng nhà yến đang dần vào ổn định, chim yến bắt đầu tham quan và đáng giá nhà yến, nếu đi ra đi vào quá nhiều sẽ làm cho chim yến sợ và có thể là không ở. (vì vậy để quan sát chim yến tốt nhất và không vào nhà yến là anh chị nên lắp đặt camera quan sát).
  2. Khung thời gian anh chị có thể vào nhà yến tốt nhất là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều vì khung giờ này đa số chim yến trong nhà đã đi kiếm ăn (lưu ý vào những ngày có mưa, bão hoặc âm u chim yến thường kiếm ăn ở gần hoặc ở lại trong nhà yến vì vậy không nên vào nhà yến vào những ngày này).
  3. Trong nhà yến thường tối, khi vào nhà yến nên đi 2 người, có đèn pin và một cây gậy phòng khi gặp thiên địch chim yến như rắn, gián, thằn lằn ....
  4. Hạn chế vào nhà yến trong giai đoạn chim yến tập bay, vì khi đi vào nhà yến đối với những con chim yến đã có đôi cánh mạnh khi thấy người hoảng sợ sẽ bay đi mất, còn đối với những con chim yến cánh yếu có thể rớt khỏi tổ, hoặc bay một đoạn không tìm được tổ.

Lưu ý: với những anh chủ nhà yến có hút thuốc hay sử dụng rượi bia thì không nên vào nhà yến, không hút thuốc trong nhà yến.

Có thể bạn quan tâm

Cách xác định vị trí xây dựng nhà yến tránh thất bại khi đầu tư.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Trong bất kỳ một hoạt động kinh tế nào việc nghiên cứu, khảo sát ban đầu là vô cùng quan trọng. Nó sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất trước khi quyết định đầu tư. Khảo sát càng kỷ thì sẽ giảm thiểu được khá nhiều rủi ro.

Khung thời ian chim yến kiếm ăn
Thời gian chim yến kiếm ăn.

Trong ngành nuôi chim yến trong nhà cũng vậy, khảo sát chim yến là những bước đầu tiên. Đầu tư nhà yến không phải 1 đồng hai đồng mà là một số tiền lớn và chu kỳ đầu tư lâu dài. Làm khảo sát tốt thì sẽ gia tăng mức độ thành công.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thấu đáo về việc này, vì vậy hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ những quan điểm cá nhân về việc này (Lộc Bụt nói lại đây là quan điểm cá nhân được đúc kết lại chia sẻ cho anh chị).

Một câu nói mà chắc ai cũng biết là nhà yến phải được xây dựng trên đường chim yến bay hoặc những nơi gần ao, hồ, đầm, lầy, những nơi chim yến kiếm ăn.

Có nhiều anh chị có inbox hỏi Lộc Bụt là chim yến như thế nào và chim én như thế nào và cách phân biệt chúng (điều này khá đơn giản đối với những anh chị đã có kinh nghiệm hoặc quan sát chim yến nhiều, còn những anh chị mới thì việc này khá khó khăn).

Cách phân biệt đơn giản nhất mà Lộc Bụt có thể nói là chim én đậu dây điện còn chim yến thì không, đuôi chim én thì chẽ nhiều, còn duôi chim yến chẽ ít.

Vậy việc kiểm tra trữ lượng chim yến để làm gì?

1. Sử dụng bộ test chim yến để kiểm tra lượng chim yến trong vùng, một câu nói thường dùng là càng nhiều càng tốt, nhưng ít nhất cũng trên 50 con chim quần tụ (điều này không phải khi nào cũng đúng đối với những vùng như tây nguyên khi khảo sát chim khá ít nhưng khi xây dựng nhà yến vẫn thành công).
2. Khi đã test và đạt trữ lượng chim yến như mong muốn, việc tiếp theo là xác định hướng bay của chim yến. Hai khung thời gian để xác định hướng bay của chim yến là buổi sáng sớm và chiều muộn. Việc quan sát hướng bay của chim yến vào buổi sáng khá khó vì vậy Lộc Bụt thường quan sát hướng bay của chim yến vào lúc chiều muộn, vì khi này chim yến chủ yếu bay một mạch từ nơi kiếm ăn về nơi ở của chúng, việc xác định hướng khá tốt. Khi đã nhìn thấy được hướng bay của chim yến (quan sát khoảng vài ngày) cũng là căn cứ để xác định hướng miệng lỗ khi xây dựng chuồng cu. Cách quan sát ở trên là quan sát ở hướng rộng, sau đó thu hẹp khoảng cách để xác định số lượng chim bay về có bay ngang qua mãnh đất mà bạn định xây dựng nhà yến, lượng chim bay qua càng nhiều thì cơ hội đầu tư thành công của bạn càng cao.

Sau đây là một video về cách dùng bộ phát test trữ lượng chim yến.


Cảm ơn anh chị đã tham khảo bài viết nay, chia sẻ dựa trên hiểu biết cá nhân. Rất mong nhận thêm nhiều đóng góp chân thành từ phía anh chị.








Có thể bạn quan tâm

Đây là phải là hiện tượng lý giải cho việc tăng đàn chim yến nhanh chóng vào mùa sinh sản

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào mọi người, em là Lộc Bụt đây. Hôm qua tình cờ quay được một hiện tượng khá kỳ lạ, có 4 con chim yến bay vào nhà (nhà ở không phải nhà nuôi chim yến nhé anh chị).

Chim yến non.
Trong 4 con chim thì có 1 con chim bám một chổ, còn 3 con chim còn lại thì bay lung tung và cùng đu bám vào con chim kia. Trước khi chúng bay vào nhà, những con chim yến đã rượt đuổi nhau, 1 con chim bay trước và 3 con chim kia bay theo. Khi vào nhà thì chúng nối đuôi nhau bay vào.

Chắc hiện tượng này lý giải cho hiện tượng chim tăng đàn nhanh chóng khi vào mùa chim non, mùa chim bắt cặp.

Trên đây là ý kiến cá nhân, anh chị hãy cùng bàn luận nhé.

Sau đây là video chim bắt cặp (1 rủ 3 thành 4 con).



Có thể bạn quan tâm

Cách làm loa phóng nhà yến bằng ống nhựa PVC

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Xin chào mọi người, cũng vài tháng từ khi website Lộc Bụt ra đời, không biết nó có giúp ích gì cho anh chị trong nghề "dẫn dụ chim yến" không?

Loa phóng bazoca nhà yến.
Loa phóng bazoca nhà yến.


Nhưng website là những chia sẻ cá nhân của Lộc Bụt và thật sự cảm ơn anh chị đã luôn ủng hộ và theo dõi thông tin trên website và kênh youtube Lộc Bụt.

Hôm nay, xin chia sẻ đến anh chị cách làm loa phóng cho nhà yến (cái này lấy ý tưởng từ chiếc loa bazoca của indonesia). Nếu đem so sánh chiếc loa chế này với các loại loa bán trên thị trường là quá khập khiểng.

Cách thực hiện loa này khá đơn giản và cực kỳ rẻ tiền (chủ yếu là tốn tiền loa củ loa).

Thành phần gồm những gì?

1. Ống nhựa PVC 60 ( khoảng 50 cm).
2. Nắp bít ống 60.
3. Nối giảm 90 x 60.
4. Và một củ loa công suất lớn.

Sau đây là cách làm anh chị tham khảo.




Có thể bạn quan tâm